Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.24 KB, 2 trang )

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam:
Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện

Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết
với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ
thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết về hoàn thiện một
hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) hoàn chỉnh phù hợp với
thông lệ kế toán quốc tế. Theo lộ trình đó, Bộ Tài chính đã
nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT
Việt Nam (VAS). Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban
hành 5 đ
ợt với 26 chuẩn mực. Hệ thống CMKT Việt Nam ra đời
đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra
môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh hóa các quan hệ
và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công
nhận của quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Một số nét nhìn nhận, đánh giá khái quát hệ thống CMKT
Việt Nam
Về khả năng hài hòa gi
ữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế

Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, từ năm 1996, Việt Nam
đã nghiên cứu toàn bộ hệ thống CMKT quốc tế (IAS) và CMKT
của một số quốc gia trong khu vực nhằm xác định điều kiện và
khả năng áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam. Hệ thống các VAS
được nghiên cứu, xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và chuẩn
mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được cập nhật mới nhất. Với 26
CMKT đã ban hành cho đến nay cho thấy:
a) Sự hài hòa tương đồng:
- Hệ thống CMKT Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức
độ cao so với hệ thống CMKT quốc tế. VAS cơ bản phù h


ợp với
IAS và IFRS không chỉ về nội dung, về cơ s
ở đánh giá, ghi nhận
và trình bày trên BCTC mà còn cả về hình thức trình bày.
- Từng CMKT đã được dịch ra tiếng Anh tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và
trên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống CMKT
Việt Nam . Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp thời
với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường, m
à
quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực.
- Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế
toán phục vụ cho mục đích thu thuế,Việt Nam đã có những nỗ
lực chuyển đổi phát triển một hệ thống kế toán toàn diện hơn,
được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS thừa nhận.
b) Nh
ững điểm khác biệt: Nếu so sánh nội dung giữa các CMKT
Việt Nam đã ban hành với các CM kế toán quốc tế chúng ta sẽ
thấy còn có sự khác biệt nhất định:
- Một số điểm của CM này trình bày cụ thể hơn CM kia và
ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ,
hoặc về các phương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày.
- Hiện nay số lượng các CMKT của Việt Nam so với CMKT
quốc tế cũng chưa tương đương (Quốc tế có 51 CM, Việt Nam
mới ban hành 26 CM)

×