Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài tập Luật thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.66 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: Luật Thương Mại 1
Đề bài: Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh sang
doanh nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể để minh chứng cho các đánh giá trên.

Họ tên: Trần Giang Sơn
Mssv: 451518
Lớp: N08.TL1
Hà Nội,2022


MỤC LỤC
Mở Đầu
Nội Dung
I. Các vấn đề cơ bản .................................................................................................3
1. Hộ kinh doanh ...................................................................................................3
1.1 khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh ...............................................................3
1.2 các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh ................................................4
2. Doanh nghiệp.....................................................................................................4
2.1 khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp ................................................................4
2.2 các loại hình doanh nghiệp được cơng nhận tại Việt Nam............................5
II. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh sang
doanh nghiệp ............................................................................................................6
1. Quy định về chuyển đổi doanh nghiệp ...............................................................6
2. Thực tiễn việc thực hiện chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp ...........7
3. Nguyên nhân khiến các chủ hộ kinh doanh còn “ngại” chuyển đổi thành doanh
nghiệp. .....................................................................................................................8


4. Một số giải pháp để khuyến khích các chủ hộ kinh doanh chuyển đổi lên
doanh nghiệp. ..........................................................................................................9
Kết luận

2


MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh nói chung đóng một vai
trị rất quan trọng trong nền kinh tế của bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Các
quốc gia dẫn đầu về kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nga, ... đều có một số lượng doanh
nghiệp khổng lồ. Hoạt động chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hoạt động
không thể thiếu trong quá trình hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Nhu cầu
chuyển đổi của các chủ thể kinh doanh ngày càng cao nhưng thực tiễn pháp luật về
thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn tồn tại những bất cập. Trong phạm
vi bài tiểu luận, em sẽ đưa ra quan điểm về thực tiễn pháp luật về chuyển đổi hộ kinh
doanh sang doanh nghiệp cùng với ví dụ để củng cố cho quan điểm của mình.
NỘI DUNG
I. Các vấn đề cơ bản
1. Hộ kinh doanh
1.1 khái niệm, đặc điểm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm là các cá nhân là cơng dân Việt
Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ,
chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Về đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của
một chủ là cá nhân và cá nhân chủ hộ kinh doanh có tồn quyền quyết định hoạt
động kinh doanh của hộ kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người

hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Hoạt động
kinh doanh của hộ kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên
3


trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện
cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
- Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ: Hộ kinh doanh có một địa điểm
kinh doanh, sử dụng khơng quá 10 lao động. Khác với doanh nghiệp, doanh nghiệp
ngoài trụ sở chính có thể mở các chi nhánh, văn phịng, địa điểm kinh doanh và nhà
nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
- Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh. Bản chất
của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách
nhiệm vô hạn của chủ DNTN: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh
doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
1.2 các quy định của pháp luật về hộ kinh doanh
Về vấn đề thành lập, đăng ký hộ kinh doanh được quy định trong nghị định
01/2021/NĐ-CP thay thế cho nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
- Điều kiện đối với chủ thể thành lập hộ kinh doanh (điều 80)
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh (điều 89)
- Điều kiện về tài sản, cơ sở vật chất của hộ kinh doanh (khoản 1, điều 81;
điểm d khoản 1 điều 82,...)
- Điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh (Điều 88)
Đối với thủ tục thành lập hộ kinh doanh đã được quy định cụ thể tại điều 87
nghị định 01/2021/NĐ-CP
2. Doanh nghiệp
2.1 khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp
Theo khoản 10 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp được hiểu là
một tổ chức, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh

4


nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Về đặc điểm của doanh nghiệp nói chung:
Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thơng
qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập cơng ty thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan có
thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập.
Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn
đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài. Ví
dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi
nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ
người tiêu dùng.
Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện
qua cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp
thành lập ln có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để quản
lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
2.2 các loại hình doanh nghiệp được cơng nhận tại Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp hiện hành, hiện tại có các năm loại hình doanh nghiệp
được nhà nước cơng nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hoàn
tất hồ sơ thủ tục như sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được viết tắt là Công ty TNHH một
thành viên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được viết tắt là Công ty TNHH
hai thành viên trở lên;
– Công ty cổ phần được viết tắt là Công ty CP
– Công ty hợp danh
5



– Doanh nghiệp tư nhân

II. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi hộ kinh doanh sang
doanh nghiệp
1. Quy định về chuyển đổi doanh nghiệp
Các quy định về chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp được trình bày
trong điều 27 nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Về địa điểm đăng ký chuyển đổi, chủ hộ kinh doanh thực hiện việc đăng ký chuyển
đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Về hồ sơ đăng ký chuyển đổi được quy định tại khoản 2 điều 27 trong đó bao gồm:
- Bản chính GCN đăng ký kinh doanh.
- Bản sao GCN đăng ký thuế.
- Các giấy tờ khác khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp tương
ứng như sau:
+ Chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh
nghiệp và Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
+ Chuyển đổi thành công ty hợp danh (hồ sơ không bao gồm GCN đăng ký đầu tư).
+ Chuyển đổi thành CTCP (hồ sơ không bao gồm GCN đăng ký đầu tư).
+ Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên (hồ sơ không bao gồm GCN đăng ký đầu tư).
Trường hợp hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường
hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo
quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp
thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi,
tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
6



Về thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển đổi được quy định tại khoản 3 điều
27:
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng
Đăng ký kinh doanh sẽ cấp GCN đăng ký doanh nghiệp cho hộ kinh doanh muốn
chuyển đổi.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp GCN đăng ký doanh nghiệp,
Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và
bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh
doanh.
Như vậy, ta có thể thấy các quy định về thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh
sang doanh nghiệp là tương đối cụ thể. Có thể nói thủ tục này chưa tới mức phức tạp
nhưng cũng không hề đơn giản. Chủ hộ kinh doanh muốn chuyển sang doanh nghiệp
để mở rộng quy mô sản xuất phải đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt quy mô, nhân lực,
các loại giấy tờ trong hồ sơ. Mặt khác, khi chuyển đổi lên doanh nghiệp cũng sẽ phải
có hình thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp phức tạp, nghiêm ngặt hơn. Hơn nữa,
hiện nay nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng mặc dù thủ tục chuyển đổi đã có
nhiều cải cách nhưng vẫn rườm rà. Do đó, cần có những giải pháp để khuyến khích
những hộ kinh doanh có đủ điều kiện chuyển đổi sang doanh nghiệp.
2. Thực tiễn việc thực hiện chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
Hiện nay, cả nước có gần 5 triệu hộ sản xuất, kinh doanh, gấp 10 lần số doanh
nghiệp (DN) đang hoạt động, với tổng tài sản ước tính khoảng 655.000 tỷ đồng.
Khơng thể phủ nhận vai trị vơ cùng quan trọng của hộ kinh doanh đối với nền kinh
tế của nước ta. Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đến sự phát triển của
các hộ kinh doanh, luôn khuyến khích các hộ kinh doanh có đủ điều kiện chuyển đổi
sang loại hình doanh nghiệp. Thế nhưng phần lớn các hộ kinh doanh lại chưa thực
hiện việc chuyển đổi khi đủ điều kiện. Theo Cục Thuế tỉnh Trà Vinh, đến tháng
7



6/2020, tồn Tỉnh chỉ có 100 hộ kinh doanh đã chuyển đổi thành công lên doanh
nghiệp chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ (0,46%) trong tổng số 21.681 hộ kinh doanh có đăng
ký giấy phép kinh doanh của Tỉnh. Theo quan điểm cá nhân, em thấy việc chuyển
đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
đó. Thứ nhất, được đặt thêm các trụ sở mới, được mở rộng thêm về số lượng lao
động, từ đó mở rộng quy mơ sản xuất. Thứ hai, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp
sẽ được hưởng nhiều các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, các chính sách miễn giảm thuế,
phí,... Thứ ba, việc chuyển sang doanh nghiệp sẽ tăng mức độ uy tín, tin cậy của
doanh nghiệp lên. Đối với khách hàng đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để tạo niềm
tin giữa hai bên. Đối với doanh nghiệp khi đã chuyển đổi lên sẽ có nhiều cơ hội hơn
trong việc kinh doanh, huy động vốn, ... Vì vậy, các hộ kinh doanh khi đủ điều kiện
nên thực hiện việc chuyển đổi thành doanh nghiệp để được hưởng những lợi ích này.
3. Nguyên nhân khiến các chủ hộ kinh doanh còn “ngại” chuyển đổi thành
doanh nghiệp.
Việc chuyển đổi thành doanh nghiệp tất nhiên phụ thuộc vào quan điểm cá
nhân của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số lý do có thể kể đến khiến cho chủ
hộ kinh doanh còn “ngại lên đời” với hộ kinh doanh của mình.
Đầu tiên, thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp chưa thực sự “gọn
gàng”. Mặc dù Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc cải cách các quy định đối với
thủ tục chuyển đổi và so với trước đây thì việc chuyển đổi cũng đã dễ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, pháp luật liên quan chưa quy định nhất quán về đối tượng thuộc diện
chuyển đổi, chưa quy định cho phép chuyển đổi trực tiếp giữa hộ kinh doanh và các
loại hình doanh nghiệp, làm cho thủ tục chuyển đổi phức tạp, thiếu chế tài thực hiện
chuyển đổi, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự hiệu quả, chưa
đủ khuyến khích hộ kinh doanh đủ điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.

8


Thứ hai, việc chuyển đổi lên doanh nghiệp đồng nghĩa với việc các chính sách tổ

chức hoạt động, quản lý của doanh nghiệp phải chặt chẽ, chính xác hơn. Các khoản
thu, chi phải được thống kê một cách chính xác. Hơn nữa, chắc chắn khi mở rộng
quy mô sản xuất thì việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn
hơn. Tóm lại, khi chuyển đổi lên loại hình doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải đảm
bảo tính chun mơn, chính xác, u cầu cao hơn đối với các vấn đề như sản xuất,
kinh doanh, các hoạt động kế tốn, kiểm tốn, quản lý nhân sự,... Do đó, phần nào
tạo ra hiện tượng “ngại” chuyển đổi lên doanh nghiệp từ hộ kinh doanh.
Thứ ba, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quy mơ sản xuất chưa thực sự lớn do đó phần nào khiến cho các chủ hộ kinh doanh
chưa muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp. Hơn nữa, các hộ kinh doanh thường hoạt
động với quy mơ gia đình, nguồn lao động chính cũng là từ gia đình, khơng có nhu
cầu mở rộng kinh doanh.
Thứ tư, bài tốn về chi phí luôn là một vấn đề được các chủ hộ kinh doanh quan
tâm. Mặc dù các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ là tương đối
nhiều, thế nhưng so với chi phí bỏ ra thì chưa đủ khuyến khích để các chủ hộ kinh
doanh thực hiện việc chuyển đổi. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Kinh tế và
Chính sách (VERP), một trong những lý do khiến các hộ kinh doanh chưa muốn "lên
đời" thành doanh nghiệp ngồi gánh nặng thủ tục, cịn q nhiều các khoản chi chính
thức và khơng chính thức. Kết quả điều tra PCI 2017 cho thấy, 9 - 11% DN được
khảo sát cho rằng chi phí khơng chính thức chiếm tới hơn 10% doanh thu.
4. Một số giải pháp để khuyến khích các chủ hộ kinh doanh chuyển đổi lên
doanh nghiệp.
Nhìn chung, chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN sẽ nâng cao vị thế, điều
kiện, thu nhập,an toàn, phúc lợi và hướng đến sự phát triển bền vững. Đồng thời,
đảm bảo tính chính xác, cơng bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các loại hình
9


kinh doanh và tận dụng được các ưu đãi, hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Theo đó, cần tập trung vào một số giải pháp như sau:

Một là, có lộ trình cho việc chuyển đổi khu vực hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
theo Luật Doanh nghiệp đặc biệt đối với hộ kinh doanh lớn, có quy mơ lao động và
doanh thu đáng kể nhằm đảm bảo sự cơng bằng trong mơi trường kinh doanh. Sẽ
khơng có bất kỳ quy định nào bắt buộc các hộ kinh doanh khác, đặc biệt là các hộ
kinh doanh quy mô nhỏ, hoạt động để kiếm sống, phải chuyển đổi thành doanh
nghiệp trong giai đoạn năm năm này, kể cả là thành hình thức doanh nghiệp cá thể.
Việc khuyến khích các hộ kinh doanh đăng ký lại thành doanh nghiệp, đặc biệt là
theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ hoặc bất kỳ một hình thức
doanh nghiệp khác được thực hiện theo hình thức tự nguyện.
Trong thời gian đầu (có thể là 5 năm), các hộ kinh doanh mới thành lập khi đăng ký
thành lập sẽ có thể tiếp tục được lựa chọn đăng ký là hộ kinh doanh, song sẽ được
tư vấn và khuyến khích đăng ký theo hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp
một chủ và được khuyến cáo là sau 5 năm kể từ ngày quy định mới của Luật Doanh
nghiệp, sẽ chỉ cịn hình thức doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ và khơng
cịn hình thức hộ kinh doanh. Vì vậy, khi cân nhắc giữa hình thức hộ kinh doanh hay
doanh nghiệp cá thể, hình thức kinh doanh cá thể sẽ được coi là một sự lựa chọn hiển
nhiên tốt hơn.
Hai là, cần rà soát và điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo
chi phí tuân thủ các quy định pháp luật và chi phí tuân thủ về thuế, nộp thuế áp dụng
với doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ sẽ ở mức thấp như mức mà các hộ
kinh doanh hiện nay đang phải chi trả để đảm bảo tính hấp dẫn của loại hình doanh
nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ). Một nghiên cứu của
Economica Vietnam thực hiện năm 2019 cho biết đối với một hộ kinh doanh có quy
mơ 10 lao động khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, chi phí tuân thủ tối thiểu lập tức
10


sẽ tăng thêm là 181,2 triệu nếu như áp dụng theo đúng các quy định hiện nay của
Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp tư nhân
(doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ) cũng phải chịu một mức chi phí đúng

như vậy do Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan khơng có quy định riêng về
các nghĩa vụ pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp này, mặc dù quy mơ và bản chất
của loại hình doanh nghiệp này rất gần với hộ kinh doanh và khác xa so với các hình
thức doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên. Quy định áp dụng
khơng tính đến sự khác biệt này khiến cho mức chi phí tuân thủ của các doanh nghiệp
tư nhân trở nên quá cao so với mức chi phí tuân thủ mà các hộ kinh doanh hiện nay
đang phải chịu. Trong thời gian đầu áp dụng (có thể là 5 năm và có thể coi là giai
đoạn chuyển đổi), các doanh nghiệp cá thể/một chủ sẽ được áp dụng mức thuế khoán
giống như các hộ kinh doanh hiện nay. Trong thời gian này, các quy định về thuế sẽ
được điều chỉnh để các doanh nghiệp một chủ sẽ áp dụng hình thức khai thuế đơn
giản, dễ thực hiện và không khiến cho mức nộp thuế của các hộ kinh doanh tăng quá
cao. Tại các quốc gia khác, chủ doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ có thể sẽ
tuân thủ các quy định về thuế theo luật thuế thu nhập cá nhân. Các chủ doanh nghiệp
một chủ cũng có thể thực hiện hình thức khai thuế hàng năm giống như đối với một
cá nhân và do vậy giảm bớt rất nhiều về các quy định về chế độ báo cáo tài chính,
báo cáo thuế, tần suất nộp báo cáo. Các cải cách về thuế đối với doanh nghiệp cá
thể/doanh nghiệp một chủ ở Việt Nam cũng nên cân nhắc các nguyên tắc chung và
thông lệ quốc tế này để có các cải cách hợp lý đối với các doanh nghiệp cá thể/doanh
nghiệp một chủ ở Việt Nam.
Ba là, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong q trình chuyển đổi của các hộ kinh
doanh sang hình thức doanh nghiệp. Trên thực thế, việc đăng ký qua mạng thông
qua Cổng Thông tin Đăng ký Quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, việc phân quyền
này là hết sức cần thiết vì các hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có thể dễ
dàng đến các huyện, quận, thành phố đăng ký. Điều này hết sức quan trọng về
11


phương diện tâm lý vì họ khơng cảm thấy sự khác biệt so với đăng ký hộ kinh doanh
như trước đây. Nay thay vì đăng ký hộ kinh doanh thì họ đăng ký thành doanh nghiệp
cá thể hay doanh doanh nghiệp một chủ. Với sự phân quyền này, người dân có thể

đến cũng một địa điểm, gặp cũng một cán bộ thụ lý hồ sơ, thực hiện cũng một quy
trình, cung cấp cũng một số giấy tờ theo quy định và sẽ được cấp giấy đăng ký kinh
doanh một cách thuận tiện và nhanh gọn.
Bốn là, tiến hành các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức nhằm quảng bá
về những lợi thế của hình thức doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp một chủ (hình
thức doanh nghiệp tư nhân được cải tiến với các quy định pháp lý mới áp dụng đối
với loại hình doanh nghiệp này). Doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp một chủ sẽ
được quảng bá rộng rãi là một hình thức doanh nghiệp thuận tiện, chi phí thấp và
được cơng nhận chính thức và là một sự thay thế tốt cho các hộ kinh doanh. Các hoạt
động quảng bá này phải thực tế và phải được hỗ trợ bằng những cải cách về quy định
pháp luật nhằm đảm bảo các lợi thế thực sự của loại hình doanh nghiệp này như mơ
tả ở trên. Bên cạnh đó, các hạn chế liên quan tới loại hình doanh nghiệp này cũng
cần được cung cấp để các chủ doanh nghiệp, người dân có được thơng tin đầy đủ, đa
chiều, khi quyết định lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp nhất đối với họ.
KẾT LUẬN
Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp là một trong những vấn đề
luôn được nhà nước ta khuyến khích thực hiện. Với mục tiêu phát triển kinh tế nói
chung và mục tiêu số lượng doanh nghiệp nói riêng, Đảng và Nhà nước cần phải có
thêm những chính sách mang tính khuyến khích các chủ hộ kinh doanh thực hiện
chuyển đổi thành doanh nghiệp khi có đủ điều kiện. Ngồi ra, các chủ cá thể cũng
nên có một cái nhìn khách quan, chính xác hơn về vấn đề chuyển đổi để nhận thức
được những lợi ích của hoạt động này. Qua bài tiểu luận, em đã có cơ hội được tìm
hiểu sâu hơn đồng thời đưa ra những quan điểm cá nhân về vấn đề trên. Bài làm của

12


em cịn nhiều thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý từ các thầy cơ để bài làm của
em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn


13


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 1 trường Đại học Luật Hà Nội
2. Luật doanh nghiệp 2020
3. Nghị định 01/2021/NĐ-CP
4. Ths. Nguyễn Thị Yến; Phát triển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp: Thực tiễn và
các vấn đề pháp lý.
5. PGS.TS Đoàn Hương Quỳnh, TS. Phạm Thị Vân Anh; Phát triển hộ kinh doanh
thành doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra.
6. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; khởi nghiệp sáng
tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị / Nguyễn Thị Lệ Quyên
7. Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Còn nhiều trở ngại

14



×