Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thanh Chương trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.2 KB, 8 trang )

Thanh Chương trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều tên đất, tên
người đã đi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Thanh Chương là một trong
những địa danh đó.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều tên đất,
tên người đã đi vào lịch sử như những mốc son chói lọi. Thanh Chương là
một trong những địa danh đó.

Rào Cấy - sông Lam chảy qua nhiều huyện, xẻ dọc Thanh Chương tuôn về
biển cả, đôi bờ sông Lam mịn đất phù sa, mướt ngô, dâu, đậu, lạc, tạo cho Thanh
Chương sự trù phú, màu mỡ. Tuy vậy, người dân Thanh Chương phải cật lực mới
nuôi nổi mình. Có lẽ vì thế mà thời vua Lê Thánh Tông đã gọi miền đất này là
vùng trại, một vùng lưu giữ lịch sử bằng tên nước, tên làng và mang sức vóc của
hào khí dân tộc. Thành Lục Niên (xã Thanh Lâm), Khe Hàn, Cồn Kho (xã Ngọc
Sơn) như còn lưu giữ dấu tích đại bản doanh của một vị tướng quan. Ở đó vẫn còn
di tích “Hố ông Hêu, lều ông Vịt”.
Trong kho tàng sách Hán Nôm có nhiều sách nói về xứ Nghệ hiện còn lưu lại
như: Thanh Chương huyện chí, Nghệ An ký, Hoan Châu phong thổ thoại, Đại
Việt sử ký toàn thư đều gián tiếp hoặc trực tiếp nói đến con người, cảnh vật
Thanh Chương. Trong Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch có ghi 2 câu thơ của
Nguyễn Thiếp nói về núi Kim Nhan (Thanh Chương) như sau:
Thu hết khí anh linh
Là núi Thái nhỏ An Nam
Và Bùi Dương Lịch họa lại:
Xương đá nhiều lần cứng
Kim Nhan một khóm xanh
Núi cao mạnh thế đất
Bút thần điểm sách trời
Thiên Nhẫn nắm toàn thể
Tam giang tóm địa hình.
Qua lời bình của tác giả Nghệ An ký, chúng ta thấy toát lên hình thể sông núi


rất đặc biệt của vùng đất này. Ở đây, núi non hiểm trở, đặc biệt là vùng giáp ranh
giữa huyện Thanh Chương và Hương Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn. Do vậy,
Lê Lợi chọn nơi đây làm căn cứ để chiêu mộ nghĩa quân, xây thành, luyện tập binh
sĩ, đến nay, nhiều tên đất, tên làng vẫn còn lưu giữ.
Khi Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, hàng chục người con ưu tú của Thanh
Chương đã tham gia vào phong trào chống Pháp. Năm 1897, khi tiếng súng Cần
Vương ở Nghệ Tĩnh đã bị dập tắt, thì ở Đồn Nụ (nay là xã Thanh Xuân) vẫn còn
diễn ra những trận chiến đấu cuối cùng do nghĩa quân Phan Đình Phùng thực hiện.
Khi Hội Duy tân tiến hành cuộc vận động Đông du, nhiều sĩ phu yêu nước ở
Thanh Chương được lựa chọn đưa sang Nhật học tập. Cụ Phó bảng Đặng Nguyên
Cẩn và Tú tài Đặng Thúc Hứa (xã Thanh Xuân) đã trở thành những người bạn
chiến đấu gần gũi của cụ Phan Bội Châu.
Từ năm 1920 trở đi, nhất là từ sau năm 1925, nhiều người con ưu tú của Thanh
Chương đi theo con đường cách mạng, tham gia phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Khi phong trào mới lên, bọn thực dân và phong kiến chủ trương dùng chính
sách “quan nhà trị dân nhà”, chúng điều một số quan lại Nghệ An làm quan nơi
khác trở về làm quan ở Nghệ An để dẹp cộng sản, như đưa Phan Sĩ Bàng quê
Thanh Chương về làm Tri huyện Thanh Chương, đưa Nguyễn Đức Đôn quê Nghi
Lộc về làm Bang tá huyện Nghi Lộc. Nhưng, tất cả những chính sách ấy không
ngăn cản được phong trào cách mạng, ngọn lửa cách mạng vẫn âm ỷ cháy, lúc gặp
thời cơ đến thì bùng lên và năm 1930 đã đến:
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên.
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
Ở thời điểm lịch sử này, chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá vào Việt
Nam, nhân dân lao động đã giác ngộ và tự làm chủ vận mệnh của mình theo ngọn
cờ của Đảng Cộng sản. Họ phấn khởi, hăng hái thực hiện sứ mệnh lịch sử. Đó
chính là ngày hội thực sự của quần chúng. Những chiến sỹ cách mạng, họ vừa là

người tuyên truyền giác ngộ quần chúng, vừa là chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh
lật đổ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới, không có người bóc lột
người. Đó là cuộc đấu tranh không phải là tự phát mà là tự giác; là bước chuyển rõ
nhất về mặt tư tưởng trong quần chúng và là bước chuyển có ý nghĩa lịch sử của
quần chúng công nông.
Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã trở thành cao trào mà đỉnh cao là ở huyện
Thanh Chương.
Ngày 1-5-1930, ở Thanh Chương đã nổ ra cuộc biểu tình đồng thời với cuộc
biểu tình của công nông Bến Thuỷ. Đó là 100 học sinh tiểu học Pháp - Việt tập
trung mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động rồi tuần hành xung quanh huyện lỵ;
3.000 nông dân ở các làng Hạnh Lâm, Đức Nhuận, La Mạc kéo đến phá đồn điền
Ký Viễn. Một tháng sau, 3.000 nông dân ở các vùng trong huyện, cùng phụ nữ,
học sinh mít tinh biểu tình ở chính sào huyệt chính quyền phong kiến; nêu yêu
sách, buộc Tri huyện Phan Thanh Kỷ phải yết báo lên trên.
Từ tháng 6 đến cuối tháng 8 năm 1930, toàn huyện đã có 30 cuộc đấu tranh,
biểu tình, thị uy đòi chính quyền phong kiến ở huyện phải thả chính trị phạm, xóa
án tử hình, giảm sưu thuế, trợ cấp cho những người bị nạn
Ngày 1-9-1930, tại Thanh Chương đã diễn ra cuộc biểu tình rất lớn. Mọi việc
đã được chuẩn bị từ trước, có tổ chức chặt chẽ và quy mô lớn. Nông dân từ 5 tổng
trong huyện treo khẩu hiệu, băng, cờ, hiệu lệnh, trống mõ nổi lên suốt ngày đêm.
Hai bên bờ sông Lam đò dọc, đò ngang, thuyền nan, nốc thúng được huy động
nhất tề làm phương tiện giao thông cho nhân dân qua lại đúng thời gian và thời
điểm tập kết. Theo tài liệu nhân chứng thì có khoảng 2 vạn người tham gia (chiếm
1/3 số dân trong huyện). Cả Thanh Chương nổi dậy, gióng lên tiếng trống ở đình
Võ Liệt làm kinh hồn bọn đế quốc và tay sai. Chính quyền ở huyện và tổng xã tan
rã nhanh chóng. Tri huyện Phan Sĩ Bàng phải chạy trốn. Như rắn mất đầu, các đồn
Rào Gang, đồn chợ Đàng, đồn Bích Thị, đồn Thanh Quả được thành lập và hoạt
động công khai. Lịch chiến đấu được tính từng ngày, từng tuần và từng tháng. Có
thể nói, đây là hình thức đầu tiên của chính quyền công nông dưới sự lãnh đạo của
chi bộ Đảng. Toàn huyện Thanh Chương lúc đó có 35 chi bộ Đảng gồm 270 đảng

viên lãnh đạo. Ngay sau khi thành lập, chính quyền công nông đã tiến hành thực
hiện ngay những quyền lợi cơ bản của quần chúng như xóa địa tô, bỏ sưu thuế Ở
một số nơi có phong trào thì Chi bộ Đảng họp công khai và động viên nhân dân
hưởng ứng phong trào cách mạng
Ngày 1-9-1930 thật sự là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của chính quyền Xô
viết Thanh Chương; là sự thắng lợi hào hùng của cuộc vận động cách mạng. Tri
huyện chạy trốn, bỏ triện lại cho chính quyền công nông. 35 lý trưởng đem sổ sách
và con dấu nộp cho “Nông hội Đỏ”, 11 tên lý trưởng ngoan cố bị quần chúng xử lý,
1 tên bỏ trốn và 1 số lý trưởng khác giác ngộ quay về với quần chúng, đi theo cách
mạng và được Nông hội giao việc làm
Ban chấp hành “Nông hội Đỏ” đã nắm chính quyền ở 65/76 làng xã, với
10.077 hội viên, bằng 1/4 hội viên toàn tỉnh; Hội Phụ nữ giải phóng có 2.752 hội
viên, bằng 32% hội viên toàn tỉnh; Thanh niên Cộng sản đoàn có 549 hội viên
(đứng thứ 2 toàn tỉnh). Cứu tế Đỏ có 451 hội viên (đứng thứ 3 toàn tỉnh); Tự vệ
Đỏ có 1.667 hội viên (Theo Lịch sử Đảng bộ Thanh Chương và Xô viết Nghệ
Tĩnh).
Trong cuộc chiến đấu khốc liệt ở Thanh Chương, một số cán bộ lãnh đạo đã hy
sinh. Đồng chí Nguyễn Công Thường bị địch bắn tại bến đò Nguyệt Bổng và
nhiều đồng chí khác bị giặc giết, bắt đi tù. Riêng cuộc càn quét của địch ở Ngọc
Lâm ngày 6-10-1930, bọn chúng đã giết hại cả phụ nữ có thai, 27 đồng chí bị địch
thủ tiêu, một số đồng chí bị chúng cắt cổ, bêu đầu ở ngã ba đường, ở chợ, để thị uy.
Năm 1930-1931 có 2.054 người bị bắt, 579 người bị đi tù, 565 người hy sinh, 159
đồng chí bị tra tấn và chết trong nhà tù, 169 đảng viên bị xử bắn Đây là bản cáo
trạng lên án thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Kẻ thù càng đàn áp, ngọn lửa
căm hờn càng bốc cao và tạo nên sức mạnh để quần chúng vùng lên, nổi dậy, tấn
công liên tục.
Xô viết Nghệ Tĩnh là điểm xuất phát của phong trào cách mạng do Đảng lãnh
đạo và Thanh Chương lại là đỉnh cao của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Đó là sự
thực lịch sử được chứng minh bằng sự kiện lịch sử, bằng sự hy sinh oanh liệt,
bằng ý chí kiên cường của lòng dân, ý Đảng.

Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra, ngay từ đầu Trung ương Đảng đã cử đồng chí
Nguyễn Phong Sắc về chỉ đạo phong trào. Vào tới Vinh làm việc, Xứ ủy Trung kỳ
lại cử đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai về Huyện ủy Thanh Chương bắt liên lạc
với đồng chí Tôn Thị Quế để nắm tình hình, đánh giá phong trào và đề xuất
phương hướng tổ chức hành động. Tỉnh ủy Nghệ An cũng đã cử đồng chí Tôn Gia
Chung về bám sát cơ sở để triển khai hành động, hướng dẫn công nông đấu tranh.
Được sự chỉ đạo sát sao của Đảng; với bề dày truyền thống đấu tranh lâu dài
chống đế quốc, phong kiến; với kinh nghiệm, khí phách anh hùng, bản lĩnh chiến
đấu tất cả tạo tiền đề để nhân dân Thanh Chương đạt tới Cao trào Xô viết Nghệ
Tĩnh.
Thanh Chương xứng đáng với sự tôn vinh đó của lịch sử.
Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng toàn quốc năm 1930-
1931, mặc dù bị dìm trong biển máu, nhưng rất đáng khâm phục và tự hào về tinh
thần đấu tranh, hy sinh dũng cảm của các chiến sỹ Xô Viết, là tấm gương sáng cho
các thế hệ noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Xô viết Nghệ An bị thất bại,
nhưng đã có ảnh hưởng lớn. Tinh thần anh dũng của nó luôn luôn nồng nàn trong
tâm hồn quần chúng và nó đã mở đường cho thắng lợi về sau” (1).
Xô viết Nghệ Tĩnh đã được Nguyễn Ái Quốc theo dõi sát sao và tố cáo trước
dư luận quốc tế về sự khủng bố, đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với phong
trào.
Trong thư gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ký tên là
Victo đã viết:
“Ngày 11 tháng 9, nông dân Thanh Chương lại biểu tình. Họ xung đột với lính
và hơn 20 nông dân bị giết” (2).
Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Nông dân ngày 5-11-1930, có đoạn viết:
“Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy. Như ở
Nghệ An chỉ trong một cuộc biểu tình ở phủ Hưng Nguyên, máy bay thả bom giết
chết 171 nông dân. Ở Thanh Chương (một huyện khác ở Nghệ An), 103 người bị
bắn chết trong một lúc. Riêng tỉnh Nghệ An có 393 người bị giết trong 7 cuộc biểu
tình, nhiều làng đỏ bị triệt hạ và đốt. Mặc dầu bị đàn áp dã man, phong trào vẫn

tiếp tục phát triển” (3).
Trong báo cáo gửi Ban phương Đông có đoạn: “Ngày 11 tháng 12 năm 1930,
có các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn. Hơn 10.000 nông dân, nam
nữ và trẻ em đã tổ chức như cuộc biểu tình kỷ niệm Quảng Châu bạo động, họ kéo
cờ đỏ đi biểu tình và rải truyền đơn”.
Trong cuộc chiến đấu đó, nhiều người con của Thanh Chương đã anh dũng ngã
xuống, trở thành những tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ con cháu sau này. Tiêu
biểu là người chiến sĩ cách mạng xuất sắc Nguyễn Sĩ Sách, biệt hiệu Kiếm Phong.
Lúc nhỏ Kiếm Phong học chữ Hán, rồi ra học chữ Pháp ở trường Trung học Vinh.
Năm 1924, ông tốt nghiệp ra làm giáo học ở Hà Tĩnh, vận động học sinh tham gia
hoạt động cứu nước. Được anh em trong hội cử đi Trung Quốc nên ông bỏ chức
giáo học đi ra Hải Phòng tìm đường sang Trung Quốc. Nhưng không tìm được,
việc không thành, ông trở về Hà Nội. Ở Hà Nội, ông nghiên cứu và hiểu rằng chỉ
có giai cấp vô sản mới gánh vác nổi công việc cách mạng. Ông trở về Thanh Hoá
làm thư ký nhà ga để vận động thợ thuyền. Chủ nhà ga là người Pháp ghét ông nên
đuổi ông đi. Ông về làng hoạt động.
Tháng 8-1927, ông sang Trung Quốc nghiên cứu. Ở đây, ông gia nhập Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên. Trở về phụ trách công tác ở Trung kỳ, viết nhiều bài
và dịch sách, in phát cho các đồng chí nghiên cứu. Ông đi từ tỉnh này sang tỉnh kia
để đôn đốc, chỉ đạo và trong một năm đã thành lập được 6 tỉnh bộ, nhiều hội quần
chúng. Việc bại lộ, ông bị bắt ở Vinh vào tháng 11-1928. Một tháng sau, ông bị
giải về Huế nhưng sau đó lại được thả. Tháng 5-1929, ông dự đại hội ở Trung
Quốc. Về nước, ông định đi làm thợ để kêu gọi thợ thuyền vào tổ chức Đảng.
Nhưng tháng 8-1929 ông lại bị bắt và bị kết án tù chung thân khổ sai, bị đày đi
Lao Bảo. Vì đấu tranh chống lại sự tàn bạo trong ngục nên ngày 19-12-1929 ông
bị địch bắn chết ở ngục Lao Bảo.
Phát huy truyền thống Xô Viết, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, con em Thanh Chương, con em Nghệ Tĩnh đã cùng nhân dân cả nước
lập nên những kỳ tích anh hùng, tô thắm thêm truyền thống Xô Viết vẻ vang. Con
cháu Thanh Chương hôm nay rất tự hào được trưởng thành dưới mái trường xã hội

chủ nghĩa mang tên Nguyễn Sĩ Sách, Đặng Thúc Hứa, Đặng Thai Mai; tự hào về
các chiến sĩ cách mạng tiền bối như Nguyễn Côn, Tôn Quang Phiệt, Tôn Thị Quế,
Võ Thúc Đồng, Chúng ta ôn lại lịch sử để một lần nữa thấy rõ hơn ý nghĩa to lớn
của Xô viết Nghệ Tĩnhn

Chú thích:
(1) Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1960, tr.194
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, 1930 - 1935, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995,
tr.51
(3) Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tr.54, 57

×