Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Xây dựng ứng dụng Thư viện số trên Mobile

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI THỰC HÀNH

Xây dựng ứng dụng Thư viện số trên Mobile
Môn học : Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

GVHD : ThS. Nguyễn Thị Anh Thư
SVTH : Nhóm 6


TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2023


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...........................................................................................................1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...............................................................................................................2

2. HIỆN TRẠNG THƯ VIỆN SỐ CỦA UTE..........................................................................2
3. CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA APP MOBILE THƯ VIỆN..........................................8
3.1.

MỘT SỐ THƠNG TIN KHÁI QT VỀ OPAC.........................................................................8


3.2.

QUY TRÌNH ĐĂNG NHẬP APP THƯ VIỆN..............................................................................9

3.3.

CÁC TÍNH NĂNG:.................................................................................................................9

3.3.1.

Tính năng hiển thị thông tin sách.............................................................................10

3.3.2.

Tính năng tìm kiếm sách theo danh mục..................................................................11

3.3.3.

Tính năng mượn sách...............................................................................................12

3.3.4.

Tính năng theo dõi và quản lý sách mượn................................................................14

3.3.5.

Tính năng quyên góp sách........................................................................................15

4. TRIỂN KHAI DỰ ÁN.........................................................................................................19
4.1.


QUẢN LÝ DỰ ÁN - PHƯƠNG PHÁP AGILE.........................................................................19

4.2.

FRAMEWORK ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG......................................................................................21

4.2.1.

React-native.............................................................................................................21

4.2.2.

Flutter...................................................................................................................... 22

4.3.

PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN.................................................................................22

5. KẾT QUẢ DỰ KIẾN...........................................................................................................27


1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUTE - Ho Chi Minh City
University of Technology and Education) là một trường đại học đa ngành tại Việt Nam, với thế
mạnh về đào tạo kỹ thuật, được đánh giá là trường hàng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật
tại miền Nam. Trường là một trong 06 Đại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước – đào tạo kỹ thuật
lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ
thuật. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của miền

Nam Việt Nam.
Hiện nay trường có 14 khoa và viện, đào tạo các ngành Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Mỹ
thuật công nghiệp, Kinh tế, Giáo dục gồm: Khoa Chính trị và Luật, Khoa Khoa học ứng dụng,
Khoa Cơ khí Chế tạo máy, Khoa Điện - Điện tử, Khoa Cơ khí Động Lực, Khoa Kinh tế, Khoa
Cơng nghệ thơng tin, Khoa In và Truyền thông, Khoa Thời trang và Du lịch, Khoa Công nghệ
Hóa học và Thực phẩm, Khoa Xây dựng, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Đào tạo quốc tế, Viện Sư phạm
Kỹ thuật.
Trường luôn giữ vững mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ hàng đầu Việt Nam. Phương châm của nhà trường là liên tục đổi mới sáng tạo
trong dạy và học, nhằm cung cấp nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học chất lượng cao trong
các lĩnh vực: giáo dục nghề nghiệp, khoa học, công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội của đất nước và khu vực trong thời đại hội nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa thần tốc như
hiện nay. Vì vậy, Trường hết sức quan tâm đến đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị học
tập nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác dạy và học tiên tiến.
Bên cạnh việc đầu tư cho phòng học, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giảng viên, ký túc xá
cho sinh viên,… thì việc đầu tư cho Thư viện cũng được Trường hết sức quan tâm. Thư viện
Trường rộng lớn, được trang bị hàng ngàn đầu sách khác nhau phục vụ nhu cầu học và tìm kiếm
thơng tin. Đặc biệt hơn là từ năm 2004 đến nay, tồn bộ sinh viên khơng phải tốn tiền mua giáo
trình mà có thể mượn trực tiếp từ thư viện trường. Trong quá trình học, sinh viên được làm thẻ
thư viện đa năng, tích hợp thẻ mã vạch mượn sách, thẻ ngân hàng để thuận tiện hơn trong việc sử
dụng hay mượn các loại sách tham khảo. Hàng năm, thư viện Trường tiến hành cập nhật tài
nguyên thư viện để đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu của sinh viên và giảng viên toàn trường.

1


Qua quá trình khảo sát tình trạng hiện tại của thư viện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.
HCM, nhóm nhận thấy còn tồn đọng một số bất cập trong quy trình mượn trả và quản lý sách
như thời gian chờ đợi mượn sách còn mất thời gian, hệ thống phần mềm quản lý thư viện không
được cập nhật hoặc không linh hoạt, không có thông báo nhắc nhở sinh viên trả sách đúng hạn

(đến khi trả sách thì đã quá hạn mượn, phải nộp phạt trễ hạn),… Do đó, nhóm đề xuất đề tài
“Xây dựng App Mobile Thư viện ứng dụng trên điện thoại” với những tính năng chính là Hiển
thị thơng tin sách, Tìm kiếm sách theo danh mục, Mượn sách, Theo dõi và quản lý sách mượn,
Quyên góp sách nhằm mục đích khắc phục những bất cập trên.
1.2. Mục tiêu đề tài
Từ những hiện trạng còn bất cập tại Thư viện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, xây
dựng một App Mobile Thư viện trên điện thoại có đầy đủ các tính năng đã đề ra, chạy ổn định và
có hiệu quả.Đề tài có tính khả thi cao, có lộ trình xây dựng rõ ràng, chi tiết, đảm bảo hoàn thành
theo đúng tiến độ thời gian đã đề ra và nhận được sự quan tâm đầu tư của Trường ĐH Sư phạm
Kỹ thuật Tp. HCM.
2. HIỆN TRẠNG THƯ VIỆN SỐ CỦA UTE
Song song với thư viện của nhà trường, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật còn xây dựng hệ thống thư viện riêng để phục
vụ sinh viên và giảng viên trong Khoa (HCMUTE LIB). Đây là nơi mà sinh viên và giảng viên trong Khoa có thể
tra cứu miễn phí các tài liệu học tập, luận án và tài liệu điện tử để phục vụ tốt việc dạy và học.

2


Hình 1. Website thư viện trường SPK
Tính đến tháng 09 năm 2014, tài liệu điện tử trong thư viện trường hiện có 123 sách
điện tử các loại. Đặc biệt, sách điện tử về lĩnh vực Điện-Điện tử là 22 loại. Hàng năm, thư
viện trường SPKT tiến hành cập nhật tài nguyên thư viện để đáp ứng nhu cầu sử dụng tài
liệu của sinh viên và giảng viên toàn trường. Các loại hình tài liệu đa dạng hiện thư viện
trường đang có được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.

STT

LOẠI HÌNH TÀI LIỆU

1


SÁCH TIẾNG VIỆT

34574

2

SÁCH TIẾNG ANH

6664

3

SÁCH TIẾNG PHÁP

317

4

SÁCH TIẾNG ĐỨC

93

5

SÁCH TIẾNG HOA

10

6


LUẤN ÁN ĐẠI HỌC

2074

7

LUẬN ÁN CAO HỌC

4019

8

TÀI LIỆU BÁO CÁO

450

9

TIÊU CHUẨN

298

10

GIÁO TRÌNH

310603

11


SÁCH THAM KHẢO

12

LUẬN VĂN – LUẬN ÁN

2945

13

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1420

14

BÀI TRÍCH BÁO TẠP CHÍ

15

BÁO, TẠP CHÍ
Bảng 1. Loại hình tài liệu hiện có tại thư viện

3

SL BẢN

99627


900 BIỂU GHI
253 LOẠI


Ngoài ra, sinh viên có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu kỹ thuật số tạp chí miễn phí
mà thư viện cung cấp. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có tài liệu học tập đầy đủ, thư
viện trường SPKT hỗ trợ bằng cách cho sinh viên toàn trường mượn sách tại thư viện để
sử dụng trong mỗi học kỳ thay vì phải mua sách từ bên ngồi.
Tuy có đề cập đến tình trạng hiện tại của thư viện ĐH Sư phạm Kỹ thuật có vẻ khá
đầy đủ, song vẫn còn tồn đọng khá nhiều bất cập trong quy trình mượn trả và quản lý sách.
Đầu tiên phải kể đến là trang web quản lý không hiệu quả. Nếu trang web quản lý thư
viện không được cập nhật hoặc không linh hoạt, có thể gây khó khăn cho quá trình mượn trả
và tra cứu sách. Hiện nay hệ thống thư viện tại ĐH Sư phạm kỹ thuật
() đang được phát triển bỏi PSC ( />tuy nhiên giao diện thiết kế đã lâu không cập nhật. Ở đây chỉ coi được những loại tài liệu cho
xem online, còn những loại tài liệu phải lên trên thư viện mượn sẽ không hiển thị ở đây. Điều
này dễ gây hiểu lầm rằng, tài liệu của trường khơng phong phú và đa dạng.
Hình 2. Giao diện trang web thư viện số hiện tại

Nhìn chung trang web thư viện số có được một số tính năng cần thiết để hỗ trợ sinh
viên như tìm sách, đề xuất và phân loại sách. Nhưng chưa thể hiện còn bao nhiêu ấn phẩm
còn lại tại thư viện, sách nào bản thân đang mượn hay chức năng mượn sách. Nếu người
dùng muốn dùng những tính năng như trên phải truy cập vào một trang web khác của trường
4


tên là trang web “Thư viện” ( Điều này sẽ gây phân tán nội
dung, tạo cảm giác khó sử dụng cho người dùng vì khơng biết khi nào sử dụng trang web
“thư viện số”, khi nào sử dụng trang web “thư viện”

Hình 3. Giao diện trang web thư viện số hiện tại

Ngoài ra hiện tại trang web thư viện số của trường khi sử dụng trên điện thoại di động
thì cảm giác rất khó sử dụng do kích cỡ chữ và nút bấm quá nhỏ. Điều này sẽ gây khó khăn
cho sinh viên và giảng viên khi muốn sử dụng thư viện điện thử nhưng lại không mang theo
laptop hoặc máy tính.

5


Hình 4. Giao diện trang web thư viện số hiện tại trên iphone SE
Hơn nữa, trang web hiện tại còn có một số điểm khó sử dụng. Ví dự như tính năng tra
cứu tài liệu, dù là tìm kiếm nang cao nhưng chưa có tính năng tìm kiếm theo tác giả, năm
sáng tác,…để hỗ trợ việc tìm kiếm dễ dàng hơn.

6


Hình 5. Chức năng tìm kiếm của thư viện số SPKT
Cuối cùng, trang web thư viện số hiện tại không có tính năng nhắc nhở người dùng trả
sách, cũng như hiển thị thông tin khi nào sách người mượn sẽ đến hạn trả. Điều này gây bất
lợi cho người sử dụng vì có thể sách giáo trình mượn quá lâu thì người dùng sẽ khơng nhớ
phải trả sách, và thư viện cũng không có nhắc nhở hoặc cảnh cáo trước. Khi quá hạn cho
mượn sách, thư viện sẽ thu thêm phí phạt hoặc trừ điểm rèn luyện đối với sinh viên, việc này
có thể làm giảm sự hài lòng của sinh viên và đơi khi tạo ra tình trạng tiêu cực.
Từ những điều này, nhóm đã đề xuất xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên
mà vẫn tận dụng được các nguồn lực có sẵn và chi phí thấp nhất là xây dựng một app mobile
nhằm quản lý và nhắc nhở, hỗ trợ sinh viên trong việc tìm, mượn và đọc sách.
Các ưu điểm của đề xuất trện như sau:
 Vẫn có thể tận dụng nguồn database đã có sẵn từ trang web thư viện số của trường
 Là một app di động, nên rất thân thiên, dễ dùng và có thể truy cập mọi lúc chỉ cần
có điện thoại đối với các bạn sinh viên

 Hỗ trợ sinh viên trong việc tìm sách cũng như biết chính xác được tình hình hiện
tại của loại sách đó mà khơng cần phải lên thư viện tìm hiểu
 Hỗ trợ sinh viên trong việc mượn trả sách, có nhắc hẹn, lên lịch cũng để sinh viên
hoàn toàn có thể chủ động trong việc mượn trả sách
 Là một phương án giải quyết bài toàn nhân lực và nguồn lực cho thư viện
 Có các tính năng đề xuất sách cũng như hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên nhằm phục
vụ học tập
 Đây còn là một biện pháp tốt giúp thư viện có thể nhắc nhở cũng như quản lý tình
trạng các loại sách hiện có nhằm giúp bảo quản chúng tốt nhất.
3. CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA APP MOBILE THƯ VIỆN
7


3.1. Một số thông tin khái quát về OPAC
Hiện nay sinh viên vẫn đang đang sử dụng Dịch vụ tra cứu tài liệu trực tuyến (OPAC) để
tra cứu tài liệu. Các tài liệu được cập nhật và tra cứu bằng CSDL trực tuyến (OPAC), dữ liệu
sẽ được cập nhật hàng ngày, bạn đọc tra cứu qua OPAC tại phòng đọc, phòng mượn hoặc
trực tuyến (; ). Đây là chức năng
tra cứu chung cho các dạng tài liệu khác nhau.
Các bước thực hiện như sau:
 Truy cập vào Internet Explore, xuất hiện giao diện trang web Thư viện.

 Chọn mục Tra cứu
Tìm chi tiết: Thực hiện gõ bằng tiếng Việt có dấu (VNI hoặc Telex): Nhập thuật ngữ tìm
kiếm theo một hoặc kết hợp các điểm truy cập như Nhan đề tài liệu, Chủ đề, Số phân loại,
Tên tác giả,…
Thực hiện tra cứu: Kết quả tìm được là một danh sách các ấn phẩm có trong thư viện. Bạn
đọc muốn biết thơng tin chi tiết về ấn phẩm nào thì nhấn vào phần tên của ấn phẩm đó.
Từ đó, tạo ra app Thư viện bao gồm cả tính năng OPAC trên mobile với đầy đủ các
chức năng giúp tối ưu hóa trải nghiệm của sinh viên trong việc tìm kiếm, chọn lựa và mượn

8


sách từ thư viện. Nó giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và nâng cao sự hài lòng của họ, đồng
thời giúp thư viện quản lý tài liệu một cách hiệu quả và đảm bảo tính sẵn có của sách.
3.2. Quy trình đăng nhập app Thư viện
Bước 1: Thư viện cung cấp cho Sinh viên tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập ứng dụng.
Bước 2: Tải ứng dụng.
Bước 3: Sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu mà Thư viện cung cấp để đăng nhập ứng dụng.

(Hình minh họa)
 Tên và Mật khẩu đăng nhập: Do Thư viện cung cấp
 Hệ thống yêu cầu Sinh viên thay đổi mật khẩu đối với lần đăng nhập đầu tiên
 Nếu Sinh viên quên mật khẩu, chọn “Quên mật khẩu”. Hệ thống sẽ tự động gửi mật
khẩu về email sinh viên
Bước 4: Vào tính năng mà mình mong muốn sử dụng, bao gồm 5 tính năng cơ bản: Hiển thị
thơng tin sách, Tìm kiếm thơng tin sách, Mượn sách, Quản lý mượn sách và Quyên góp sách.
3.3. Các tính năng:
App thư viện bao gồm các tính năng chính như sau:
 Hiển thị thơng tin sách
 Tìm kiếm sách theo danh mục
 Mượn sách
 Quản lý mượn sách
 Quyên góp sách
3.3.1. Tính năng hiển thị thông tin sách

9


Tính năng này cho phép người dùng có cái nhìn toàn diện về cuốn sách trước khi quyết

định mượn. Ứng dụng cung cấp một cơ sở dữ liệu chứa thông tin chi tiết về mỗi cuốn sách
trong thư viện. Thông tin này bao gồm:
 Tiêu đề sách.
 Hình ảnh bìa sách.
 Bộ sưu tập
 Tác giả.
 Vị trí trong thư viện (ví dụ: kệ số, vị trí trên kệ).
 Nơi xuất bản và năm xuất bản.
 Mô tả vật lý
 Chủ đề
 Số kiểm soát
 Kho lưu trữ
Người dùng có thể tìm kiếm sách bằng tiêu đề, tác giả hoặc từ khóa khác. (nếu cần). Tính
năng này giúp người dùng tối ưu hóa thời gian trong việc chọn sách phù hợp với nhu cầu và
sở thích của họ. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra, hiển thị Kho lưu trữ sẽ thể hiện số lượng bản sách như sau:
 Hệ thống lưu trữ thông tin về số lượng bản sách có sẵn trong thư viện cho từng
cuốn sách.
 Khi người dùng mượn một cuốn sách, hệ thống giảm số lượng sách còn lại.
 Nếu số lượng sách còn lại xuống dưới một ngưỡng cụ thể, thư viện có thể cân
nhắc mua thêm để đáp ứng nhu cầu của người đọc.
Đảm bảo người dùng có thơng tin chính xác về tính sẵn có của cuốn sách mình muốn
mượn. Ngăn người dùng gặp tình huống khơng thể mượn được sách vì hết lượt hoặc khơng
cịn sẵn. Điều này cải thiện trải nghiệm mượn sách và giúp thư viện quản lý tài liệu một cách
hiệu quả hơn.
Ví dụ, hiển thị thông của sách “10 điều con muốn bày tỏ cùng cha mẹ” sẽ hiển thị như
sau:

10



(Hình ảnh minh họa)
10 điều con muốn bày tỏ cùng cha mẹ/ Hạ Anh. - H : Phụ nữ, 2007. - 218tr; 21cm.
 Bộ sưu tập: Sách, chuyên khảo, tuyển tập
 Tác giả chính: Hạ Anh
 Ký hiệu xếp giá: 155.4
 155.4 / H111-A596 (Đây là ký hiệu chỉ vị trí tài liệu nằm trong kho. Ký hiệu này được
thể hiện ở gáy tài liệu. Bạn đọc chú ý ký hiệu này và tìm theo sơ đồ hướng dẫn.)
 Nơi xuất bản: H : Phụ nữ, 2007
 Mô tả vật lý: 218tr ; 21cm
 Chủ đề: Tâm lý học trẻ em
 Số kiểm soát: 23457
 Kho lưu trữ :
 KD (còn 1/1 tài liệu) : KD: Sách có tại Phòng đọc.
 KM (còn 2/2 tài liệu) : KM: Sách có tại Phịng mượn
Ngồi ra, nếu tài liệu có thể xem được dạng PDF thì người dùng có thể download bảng
PDF về và xem trực tiếp trên điện thoại.
3.3.2. Tính năng tìm kiếm sách theo danh mục

11


Tài liệu trong Thư viện được phân loại và sắp xếp kho theo khung phân loại DDC
(Dewey Decimal Classification) một hệ thống phân loại được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực
thơng tin thư viện trên tồn thế giới. gồm 10 mục chính như sau:
000 – 099: Tin học, thơng tin và tác phẩm tổng quát
100 – 199: Triết học và Tâm lý học
200 – 299: Tôn giáo
300 – 399: KH xã hội
400 – 499: Ngôn ngữ

500 – 599: KH tự nhiên
600 – 699: Công nghệ
700 – 799: Nghệ thuật
800 – 899: Văn học
900 – 999: Địa lý và lịch sử
Ngoài ra ở thư viện ĐHSPKT TP.HCM T tài liệu còn có các phân loại sau: SKV: Sách
Việt văn, SKN: Sách Ngoại văn, SKC: Đề tài nghiên cứu, Luận văn thạc sỹ, SKL: Đồ án tốt
nghiệp
Với mục tiêu giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sách dựa trên sở thích hoặc mục đích
đọc sách cụ thể. Cung cấp sự thuận tiện và nhanh chóng trong việc tìm kiếm sách theo chủ
đề, giúp người dùng khám phá và khai thác nhiều thể loại sách khác nhau.


Hệ thống cho phép người dùng tìm kiếm sách theo danh mục hoặc thể loại.



Danh mục sách thường gồm những thể loại chung như tiểu thuyết, khoa học,

lịch sử, kỹ thuật, v.v.
Người dùng có thể lọc kết quả tìm kiếm bằng cách chọn danh mục cụ thể.



3.3.3. Tính năng mượn sách
3.3.3.1.

Mơ tả tính năng

 Người dùng dễ dàng quản lý toàn bộ số sách bạn đọc đã mượn, đã trả cho thư viện.

 Quản lý thời gian, ngày giờ cũng như số lượng đầu sách bạn đọc đã mượn.
 Quản lý lượng sách tối đa và tối thiểu được mượn cho mỗi độc giả.
 Cho phép quản lý thông tin độc giả như: họ tên, lớp, số lượng đã mượn, tình trạng,
quản lý độc giả đã mượn, trả sách một cách chi tiết nhất.

12


 Hỗ trợ thống kê số lượng sách còn trong kho, thống kê tình trạng mượn, trả sách của
cả giáo viên và sinh viên.
3.3.3.2.

Quy trình đăng ký mượn sách

Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm: Nhan đề, tác giả, từ khóa... của tài liệu vào ơ tìm kiếm (độc
giả có thể nhập có dấu hoặc không dấu).
Bước 2: Tại danh sách kết quả, chọn vào tên tài liệu muốn đặt mượn,

(Hình minh họa)
Bước 3: Tại mục “Dữ liệu xếp giá”, độc giả chọn “Chi tiết” để xem thông tin xếp giá của tài
liệu.

(Hình minh họa)
Bước 4: Tại danh sách “Đăng ký cá biệt”, độc giả lựa chọn và chọn “Cho phép” vào tài liệu
muốn đặt mượn tại cột “Đăng ký đặt mượn”.

13


(Hình minh họa)

Bước 5: Tại cửa sổ xác nhận, độc giả chọn “OK”, hệ thống đưa ra thông báo “Đăng ký giữ
chỗ thành cơng”.

(Hình minh họa)
Lưu ý: Độc giả được thư viện giữ sách 2 ngày tính từ thời điểm đăng ký. Sau 2 ngày nếu độc
giả không đến mượn sách thì việc đăng ký mượn bị hết hiệu lực.
3.3.4. Tính năng theo dõi và quản lý sách mượn
3.3.4.1.

Mơ tả tính năng

Như đã nêu ở phần Hiện trạng, trang web thư viện số của UTE chỉ có chức năng tìm kiếm
và xem thơng tin sách, chưa có tính năng cho người dùng theo dõi và quản lý các sách đã
mượn. Theo quy định hiện tại của UTE, thời gian mượn sách tối đa có thể lên đến 01 (một)
học kỳ. Quãng thời gian khá dài nên cần thiết có công cụ để sinh viên thuận tiện theo dõi quá
trình mượn cũng như nhắc nhở trả sách đúng hạn.
14


3.3.4.2.

Quy trình theo dõi và quản lý sách mượn

Bước 1: Sau khi đăng nhập sẽ chuyển sang màn hình hiển thị toàn bộ các đầu sách sinh viên
đang mượn.
Bước 2: Xem thông tin đầu sách mượn: Mỗi đầu sách sẽ hiển thị kèm thời hạn trả và số ngày

GIÁO
TRÌNHCƠ
SỞDỮ

LIỆU

Ngày trả: 31/12/2023
Số ngày mượn cịn lại: 44

mượn cịn lại. Thơng tin số ngày cịn lại sẽ cập nhật mỗi ngày. Ví dụ thơng tin hiển thị ngày
17/11/2023.
Khi số ngày cịn lại nhỏ hơn hoặc bằng 30, ứng dụng sẽ đẩy thông báo nhảy trên điện
thoại (push notification) tần suất 1 lần/ngày với nội dung nhắc sinh viên trả sách, ví dụ nội
dung thơng báo:
Giáo trình cơ sở dữ liệu cịn 30 ngày mượn.
Vui lịng trả sách trước 31/12/2023.
Thêm tính năng đẩy thông báo về email sinh viên (sử dụng đăng ký tài khoản thư
viện) mỗi ngày trong vòng 01 tuần (07 ngày) trước ngày đến hạn. Điều này để phòng khả
năng sinh viên tắt thông báo điện thoại dẫn đến không đẩy được thơng báo nhảy.
3.3.5. Tính năng qun góp sách
3.3.5.1.

Mơ tả chức năng

Sinh viên có thể quyên góp các đầu sách/ báo ở nhiều lĩnh vực để mở rộng nguồn sách
cho Thư viện trường. Với mỗi đầu sách quyên góp và được Thư viện đồng ý nhận, Sinh viên
sẽ nhận được điểm cộng vào điểm Rèn luyện và được trở thành thành viên theo từng cấp độ
của Thư viện (Thành viên/ Đồng/Bạc/vàng/Kim cương). Đối với từng cấp độ sẽ tương ứng
với điểm cộng Rèn luyện và đặc quyền mượn sách ở Thư viện khác nhau.
Quyên góp sách là 1 chương trình nhằm mục đích kêu gọi tinh thần sẻ chia của Sinh viên
toàn trường và góp phần xây dựng Thư viện lớn mạnh, cung cấp được nhiều tài nguyên sách
đa dạng và phong phú cho Sinh viên.
3.3.5.2.
15


Quy trình sử dụng tính năng Qun góp sách


Bước 1: Vào tính năng Qun góp sách

QUN GĨP

S
(Hình minh họa)
Bước 2: Điền thông tin sách bao gồm: “Tên sách , Nhà xuất bản, Tên tác giả”

(Hình minh họa)
Bước 3: Ứng dụng yêu cầu upload hình ảnh mặt trước và mặt sau sách

16


(Hình minh họa)
Bước 4: Chọn cách thức gửi sách
+ Gửi sách qua đường bưu điện:
Sinh viên chịu phí vận chuyển. Đối với trường hợp Thư viện từ chối nhận sách chẳng hạn
như chất lượng sách quá kém, loại sách không phù hợp,...Trường sẽ liên hệ lại với Nhân viên
để thống nhất cách thức hoàn trả lại sách.
+ Trực tiếp tới Thư viện (bản thân/người thân/bạn bè của sinh viên,…): Sinh viên lựa chọn
ngày và thời gian gửi sách

(Hình minh họa cách thức qun góp)
Bước 5: Hệ thống thơng báo các quy định Quyên góp sách
Quy định Quyên góp sách như sau:

 Sách đã được quyên góp sẽ không được trả lại
 Thư viện có quyền từ chối nhận sách nếu chất lượng thực tế của sách quá cũ nát, mất
bìa, mất trang, ghi lung tung trong sách, nội dung sách nhạy cảm, không phù hợp,...
17



×