Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 16 trang )

I. Lý do chon đề tài
1. Đặt vấn đề
Trong Trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt là trong sự phát triển
trí tụê, nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ chơi đem lại cho trẻ nhiều niềm vui!. Đồng
thời đồ chơi cũng chính là phương tiện giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động
sâu sắc hơn.
Đồ chơi khiến trẻ nhập vào hành động chơi giống như thực, đáp ứng nhu cầu
bắt chước hành động của người lớn và làm quen thế giới xung quanh.
Hoạt động làm đồ dùng đồ chơi cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
việc giáo dục trẻ. Khi dạy trẻ tôi nhận thấy đồ chơi do tự tay mình làm ra, trẻ sẽ cảm
thấy yêu quý, hứng thú hơn. Đây cũng chính là một hình thức dạy trẻ biết u q
sức lao động ngay từ khi cịn bé.
Trong q trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ lĩnh hội được những kinh
nghiệm, dễ dàng tiếp thu kiến thức, có thể sẽ đưa ra những sáng kiến riêng, dần dần
kỹ năng kỹ xảo tạo hình sẽ ngày một hồn thiện hơn, đôi bàn tay của trẻ sẽ ngày một
linh hoạt và khéo léo hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách chia sẻ trong quá trình lao
động. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực, tự chủ trong hoạt động: “ Mình rất thích làm cái
kèn, làm kèn thổi rất vui”. Đây là một trong những câu nói của trẻ trong quá trình tơi
quan sát và ghi lại được một cách ngẫu nhiên sau khi trẻ mang sản phẩm do tự tay
mình làm lên trưng bày. Quả thực, khi đồ chơi do tự tay mình làm ra trẻ sẽ thấy thích
thú, tự hào và rất trân trọng.
Trên thực tế, ở lớp tôi thấy rằng việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ còn hạn chế, trẻ tiếp thu kiến thức ở hoạt động
này chưa sâu, giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi nên trẻ chưa phát huy hết được tính sáng tạo và tự lập, đây là điều mà tơi ln
lo lắng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5
tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ” tại lớp Chồi 1
Trường Mẫu giáo An Ninh Tây năm học 2020- 2021.
2. Mục đích đề tài
Nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm mầm non này nhằm giúp trẻ học được kỹ


năng làm đồ dùng đồ chơi và tính kiên nhẫn. Qua đó phát triển ngơn ngữ, trí tưởng
tượng, phát triển trí nhớ và giáo dục tinh thần tập thể, hình thành nhân cách, đạo đức
đúng đắn của trẻ với những người thân xung quanh.
3. Lịch sử đề tài
Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của


người với người trong xã hội, dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt
động với đồ chơi vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo
léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hịa, có tác
dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Từ khi áp dụng đề tài này cho trẻ bản thân tôi là giáo viên gần gũi với trẻ nhiều
hơn, thường xuyên tìm hiểu tình hình của lớp, của từng trẻ mà có phương pháp, biện
pháp giáo dục thích hợp hiệu quả cao. Phần lớn tôi áp dụng biện pháp này vào trong
các giờ hoạt động chơi ngồi tiết học cho trẻ, bên cạnh cịn kết hợp vào các hoạt động
học, hoạt động góc, làm quen môi trường xung quanh…Tôi luôn gương mẫu sử dụng
câu, từ chính xác, sắc thái biểu cảm cho trẻ học theo, bắt chước cách làm đồ dùng đồ
chơi và thường kết hợp với các bậc phụ huynh trong môi trường gia đình.
Ở trẻ thơng qua chun đề này trẻ có kiến thức vững vàng về một số kỹ năng
làm đồ dùng đồ chơi, tập tính kiên nhẫn có tinh thần tập thể.
4. Phạm vi đề tài
Đề tài: “Một số biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát
huy tính tích cực sáng tạo của trẻ” tại lớp Chồi 1 trường Mẫu giáo An Ninh Tây Đức Hịa - Long An.
II: Nội dung cơng việc đã làm
1. Thực trạng đề tài
Trong năm học 2020 - 2021, tôi được Ban giám hiệu trường Mẫu Giáo An
Ninh Tây, phân công dạy lớp Chồi 1, các bé chủ yếu là con em công nhân, nông dân
lao động nên sự quan tâm của bố mẹ tới trẻ cịn ít. Các bé ít được sự phối hợp chăm
sóc giữa gia đình và nhà trường dẫn đến việc phát triển khả năng hợp tác, tính kiên
nhẫn trẻ cũng bị hạn chế.

Do trình độ nhận thức khơng đồng đều, 100% trẻ mới đến lớp lần đầu, do đó
lớp cũng gặp khó khăn trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy học cùng một
lớp nhưng một số trẻ không chơi cùng với nhau, ít hợp tác khơng thích tham gia vào
các hoạt động, chỉ ngồi lì một chổ, khơng thích vui chơi cùng các bạn.(Ví dụ: một số
trẻ: Thanh Tú, Thanh Duy, Gia Huy, Khánh Vy ít tham gia cùng bạn, khơng thích
làm đồ dùng đồ chơi cùng bạn, làm khơng được thì xé bỏ hoặc khơng làm nữa).
Vì vậy tơi làm nên đề tài:“Một số biện pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ
chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ”.
Q trình thực hiện ở lớp tơi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:


- Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo,
thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí thuận lợi về giao thông, gần nhà dân, số
lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và mơi trường trong lành. Trường, lớp
học được xây dựng rộng rãi, thoáng mát.
- Nhà trường tạo đầy đủ điều kiện cho giáo viên: tài liệu, máy tính, kết nối
mạng cho giáo viên thực hành.
- Thường xuyên học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và học hỏi đồng
nghiệp.
- Luôn tận dụng những vật liệu, phiếu liệu để có thể biến chúng thành những đồ
dùng dạy học và đồ chơi giúp trẻ được vui chơi học tập được khám phá sâu sắc hơn.
- Trường đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ.
- 100% trẻ 4-5 tuổi được tổ chức ăn bán trú tại trường.
- Trẻ có nề nếp tham gia vào các hoạt động giáo dục.
b. Khó khăn:
- Tơi được phân cơng dạy lớp Chồi 1 gồm 30 trẻ. Tất cả các cháu đều chưa qua
lớp mầm nên nhiều trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không muốn tham gia vào

hoạt động (Huy, Tú, Duy…).
- Phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với ông
bà. Trẻ chưa tiếp xúc nhiều bạn nên chưa có tinh thẩn hợp tác, nhút nhác, tiếp thu bài
chậm.
- Do công việc bận rộn nên tơi chưa có nhiều thời gian để làm nhiều đồ dùng đồ
chơi tự tạo.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc đóng góp nguyên vật liệu để phục vụ cho
việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của con em mình.
Khảo sát đầu năm :
Tổng số trẻ

Mức độ đánh giá

30/9 nữ
Lĩnh vực đánh Tốt
giá
Số trẻ

Khá
Tỷ lệ Số trẻ

Trung bình
Tỷ lệ Số trẻ

Yếu

Tỷ lệ Số trẻ

Tỷ lệ



%

%

%

%

1. Mức độ tích
16
cực của trẻ

53

7

23

6

20

1

4

2. Kỹ năng
quan sát kết
15

hợp vẽ, tô màu,
cắt, xếp dán

50

7

23

5

17

3

10

3. Khả năng
19
sáng tạo cua trẻ

63

8

27

3

10


2. Nội dung cần giải quyết
Từ thực trạng của lớp qua nghiên cứu tìm tịi học hỏi cho thấy để dạy tốt cho
trẻ tơi cần:
- Tham khảo nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn để dạy cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
- Tạo mơi trường thân thiện giúp trẻ thể hiện mình thơng qua hoạt dộng làm đồ
dùng đồ chơi trên lớp và ngoài trời cũng như ở nhà.
- Kết hợp với phụ huynh trong quá trình thực hiện.
- Quan tâm tới từng cá nhân trẻ đặc biệt là trẻ nhút nhác, thiếu tự tin.
- Nêu gương bé ngoan trong ngày, tuần.
3. Biện pháp giải quyết
Để dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo, tơi đã
tìm ra một số biện pháp như sau:
a. Biện pháp 1: Tìm tịi, học hỏi, bồi dưỡng bản thân
Để có thể thực hiện tốt hoạt động “ Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết tôi
không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích u cầu của hoạt động mà tơi cịn cần phải
nắm chắc được các p mhương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức
một cách nhẹ nhàng, khơng bị gị bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những
điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 4-5 tuổi lớp tôi làm
được một số đổ dùng đồ chơi thì tơi đã:
- Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 4- 5
tuổi.
- Tham gia các đợt tổ chức các chuyên đề cụm, học tập các modul bồi dưỡng
thường xuyên.
- Tìm đọc tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo.


- Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các
kênh truyền hình như VTC11( Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” dạy trẻ cách

làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem chương trình “Hướng
dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non”
Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các
phương tiện thông tin hiện đại tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm
được một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
b. Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật
liệu đơn giản dễ tìm.
Đồ chơi là một phương tiện không thể thiếu đối với bất kỳ đứa trẻ nào đặc biệt
là trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách, thể chất cho trẻ. Đồ chơi mang lại cho trẻ
nhiều niềm vui!
Những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng
và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ khơng phát huy được tính tích cực và sáng tạo trong
hoạt động. Trẻ mầm non rất thích được tự mình tìm tịi khám phá, thích tự tay mình
làm ra một cái gì đó, và việc tự tay mình làm ra một đồ chơi là điều mà theo tôi nghĩ
trẻ sẽ rất hứng thú và tích cực, và sẽ thích thú hơn nếu những đồ chơi đó lại được trẻ
làm ra từ chính những ngun vật liệu đơn giản dễ tìm ngay trong gia đình trẻ. Trong
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình thường có rất nhiều những ngun
vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon nước
ngọt, giấy báo, và hộp sữa hút, sữa chua…đó là những nguyên vật liệu rất phong phú
và đa dạng có thể làm được những việc hữu ích, nếu chúng ta có ý thức thu gom chọn
lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm đồ dùng đồ chơi thì có thể biến những
chiếc hộp to nhỏ thành những ô tô, tàu hoả...và một số đồ chơi khác có thể để trang
trí để học và để trong các góc chơi của trẻ trong trường mầm non. Làm như vậy
chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng
tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm vừa dễ sử dụng
trong các giờ học và trong các hoạt động.
Ví dụ: Với chủ đề “ Trường mầm non”
Đề tài: Làm ống đựng bút
Chuẩn bị: Vỏ lon sữa làm sạch mài bỏ 1 đầu nắp đi , keo dán, giấy màu hoặc
giấy hoa, dây

Cách làm:
+ Đầu tiên tôi hướng dẫn trẻ dùng keo phết dính giấy màu mà tơi đã cắt sẵn
theo kích thước của lon sữa dán dính xung quanh lon sữa.
+ Sau đó trẻ có thể trang trí hoa hoặc giấy màu cắt sẵn


+ Sản phẩm của trẻ

Hình ảnh “Ống đựng bút”
Trong quá trình trẻ làm tơi đã bao qt hướng dẫn giúp đỡ trẻ làm, trẻ tỏ ra rất
hứng thú và tham gia rất tích cực.
Như vậy, chỉ với cách làm đơn giản từ những nguyên vật liệu cũng hết sức đơn
giản dễ tìm trẻ đã tạo thành những ống đựng bút cho mình thật đẹp, có thể sử dụng để
trang trí góc chơi của trẻ ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng bút màu ở góc học tập
Ví dụ: Từ lõi giấy vệ sinh kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như:
giấy màu, băng dính hai mặt, bút chì, kéo tơi dạy trẻ làm những chú bạch tuột
thật đáng yêu trong chủ đề “ Thế giới động vật”
+ Đầu tiên tơi cho trẻ lấy băng dính hai mặt quấn xung quanh lõi giấy vệ sinh
sau dó dán giấy màu xung quanh làm thân chú bạch tuột.
+ Tiếp theo tơi cho trẻ dùng bút chì vẽ mặt bạch tuột, sau dó lấy kéo cắt phía
dưới làm xúc tu và trang trí lên chú bạch tuột.
+ Sản phẩm của trẻ:

Hình
“Chú bạch tuột trẻ làm”

ảnh


Chỉ với cách làm đơn giản như vậy trẻ có thể làm được rất nhiều chú bạch tuột

đáng yêu từ những nguyên vật liệu do chính tay trẻ mang từ nhà đến lớp.
Trong quá trình trẻ làm trẻ tỏ ra rất say sưa và hứng thú. Với những chú thỏ
này trẻ có thể sử dụng để chơi hoạt động góc, hoạt động ngồi trời và để trang trí góc
học tập.
Hay với chủ đề ‘ Nghề nghiệp”
Đề tài: Làm thiệp tặng cô
Chuẩn bị: Thiệp giấy vẽ, màu nước, dụng cụ vẽ: cuốn bắp cải, tăm bông
Cách làm: Tôi cho mổi trẻ lấy dụng cụ vẽ mà trẽ thích sau đó chấm vào màu
nước và vẽ lên thiệp tạo thành những bông hoa để trang trí thiệp của trẻ để trẻ có thể
tặng cô giáo, hoặc làm thêm để tặng cho người nhà
+ Sản phẩm của trẻ:

Hình ảnh “ Trẻ làm thiệp hoa”
Như vậy, chỉ với những nguyên vật liệu hết sức đơn giản dễ tìm trẻ có thể làm
được rất nhiều đồ dùng đồ chơi cho mình và trẻ tỏ ra rất tích cực.
c. Biện pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học
Để giúp trẻ mầm non phát huy được tính tích cực sáng tạo nên đan xen giữa
các nội dung hoạt động giáo dục trong một hệ thống thống nhất hài hoà. Với hoạt
động làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học là hình thức học đóng vai trị chủ chốt, ở đó
trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, trẻ tiếp thu các tri thức, kỹ năng kỹ xảo
theo một chương trình có tính hệ thống.


Trên tiết học, tơi với vai trị là người hướng dẫn, củng cố kỹ năng cũ và cung
cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới. Đồ chơi của cơ làm và sự dẫn dắt bằng tình
huống có vấn đề sẽ kích thích trẻ hứng thú tham gia vào quá trình hoạt động.
Với hoạt động này tơi tổ chức như một tiết học bình thường, tơi và trẻ được
học thơng qua việc chơi.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thực vật”
Đề tài: Dạy trẻ làm bông hoa

Chuẩn bị: Lõi giấy vệ sinh, keo, kéo, xốp màu.
Tiến hành:
- Tôi cho trẻ kể về một số lồi hoa quen thuộc.
- Sau đó tơi cho trẻ quan sát một số loài hoa và đàm thoại với trẻ về các bộ phận
của hoa.
- Hướng dẫn trẻ làm bông hoa :
+ Đầu tiên tôi cho trẻ bóp bẹp những lõi giấy vệ sinh rồi dùng kéo cắt ra thành
từng đoạn khoảng 1cm.
+ Tiếp theo tôi cho trẻ xếp những miếng cắt đó sao cho một đầu chụm vào
nhau tạo thành những cánh hoa, sau đó dùng keo dính chúng lại với nhau.
+ Sau đó cho trẻ vẽ một hình trịn nhỏ lên miếng xốp màu rồi dán vào giữa
bông hoa làm nhuỵ hoa.
+ Cuối cùng cho trẻ mang bơng hoa của mình lên bàn trưng bày sản phẩm cho
các bạn nhận xét :
+ Bông hoa này như thế nào? Vì sao đẹp?
+ Bạn cắt cánh hoa có thẳng khơng?
+ Xếp dán có đều khơng?
+ Con thích nhất bài của bạn nào? Vì sao con thích?
- Sau đó tơi nhận xét chung bài của cả lớp.
- Sản phẩm của trẻ:


Hình ảnh :”Bơng hoa từ lõi giấy vệ sinh”
Với hoạt động này trẻ tỏ ra rất hăng say, thích thú với đồ chơi mà chính tay
mình làm ra mặc dù có lúc trẻ gặp khó khăn.
Tuy nhiên trong q trình trẻ thực hiện tôi luôn quan sát giúp đỡ trẻ yếu, kịp
thời khích lệ động viên trẻ khá.
Với những bơng hoa này trẻ có thể dùng để trang trí góc học tập, trang trí lớp
học của trẻ.
Với đề tài: Dạy trẻ làm búp bê

Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, hồ dán, giấy màu, bút màu
Tiến hành:
- Tơi trị chuyện với trẻ về một số đồ chơi mà trẻ thích
- Dạy trẻ làm búp bê:
+ Tôi cho trẻ dùng bút dạ vẽ một hình trịn to và một hình trịn nhỏ lên giấy
bìa cứng sau đó dùng kéo để cắt rời từng hình ra.
+ Gấp đơi hình trịn to để làm phần thân của búp bê, cịn hình trịn nhỏ để làm
phần đầu của búp bê.
+ Lấy hồ dán phần đầu vào phần thân của búp bê.
+ Tiếp theo cho trẻ vẽ tóc, mắt mũi miệng lên phần đầu của búp bê.
+ Cuối cùng vẽ các hình mà các con thích lên giấy màu sau đó dán trang trí
váy cho búp bê.
+ Trong q trình làm tơi quan sát nhắc trẻ những kỹ năng cắt , vẽ, dán để trẻ
hoàn thiện sản phẩm của mình.
+ Trẻ làm xong tơi cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày cho
cả lớp nhận xét. Cho cả lớp nhận xét về kỹ năng cắt xếp dán của trẻ.
+ Sau đó tơi nhận xét chung bài của cả lớp.
+ Sản phẩm của trẻ:


Hình ảnh:”Búp bê”
Với em búp bê này trẻ có thể dùng để trang trí lớp học, dùng để chơi hoạt động
góc.
Với chủ đề “ Thế giới động vật”
Đề tài: Dạy trẻ làm con gà con
Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu
Tiến hành:
- Tôi cho trẻ kể về một số con vật trong gia đình nhà trẻ.
- Sau đó tôi cho trẻ quan sát đồ chơi “ Con gà con” và cho trẻ nhận xét đặc
điểm của gà con gồm 3 bộ phận chính: Đầu, mình, cổ.

- Hướng dẫn trẻ làm:
+ Tôi cho trẻ xé giấy màu thành hai hình trịn và dán làm thân con gà và đầu
gà.
+ Tiếp theo cho trẻ xé hình tam giác thành mỏ gà, chân gà, cánh gà.
+ Dùng hồ dán mỏ gà vào đầu và chân dán vào thân gà.
+ Cho trẻ vẽ hai đường thẳng nối cổ gà vào đầu và mình .
+ Trẻ làm xong cho trẻ mang sản phẩm của mình lên bàn trưng bày cho cả
lớp nhận xét: Trẻ nhận xét về kỹ năng xé dán như thế nào? sau đó tơi nhận xét chung
bài của cả lớp.
+ Sản phẩm của trẻ:

Hình ảnh “ Con gà con”
Với chú gà con này trẻ có thể dùng để trang trí góc học tập, trang trí lớp hoặc
có thể mang về nhà tặng ông, bà, bố, mẹ.


Như vậy, trong quá trình trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học, trẻ sẽ dần hoàn
thiện những kỹ năng tạo hình từ đơn giản đến phức tạp, tư duy, sự tưởng tượng và
nhận thức của trẻ sẽ ngày một nâng cao dần.
d. Biện pháp 4: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ngoài tiết học
Đây là một hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự
nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau trong
ngày một cách hợp lý như: dạo chơi, sinh hoạt chiều. Tổ chức các cuộc thi có thể là
“Bé khéo tay” để cho trẻ có cơ hội được làm đồ chơi dự thi.
Với hoạt động chiều và trong các cuộc thi, tôi thường chuẩn bị cho trẻ những
nguyên vật liệu đơn giản và phổ biến. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của trẻ hầu
hết là nhằm rèn luyện, củng cố những kỹ năng đã học, khuyến khích trẻ vận dụng
những kỹ năng cũ để sáng tạo ra những sản phẩm mới có thể là trẻ tự tưởng tượng
hoặc cơ có thể gợi ý.
Ví dụ: Trong giờ dạo chơi ngồi sân trường tơi cho trẻ nhặt những chiếc lá

rụng và hướng dẫn trẻ từ những chiếc lá đó có thể làm được rất nhiều đồ chơi, các
con cuộn lá lại để làm những chiếc kèn thổi rất hay, hoặc có thể cuộn dọc lá rồi dùng
dây buộc lại sau đó lấy một chiếc dây khác buộc phần cuống lại làm con cào cào, cịn
có thể làm con châu chấu, xếp lá thành các con vật bé thích…

Hình ảnh” Bé nhặt lá chơi thổi kèn và làm quạt”
Làm như vậy trẻ vừa được tham gia vào hoạt động dạo chơi, lao động lại vừa
góp phần làm sạch sân trường và đặc biệt trẻ làm được một đồ chơi do chính tay
mình làm ra, trẻ sẽ rất hứng thú và tham gia một cách rất tích cực.
Việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khơng chỉ có thể tổ chức trên tiết học mà cịn
có thể tổ chức ngồi tiết học. Hoạt động này luôn được trẻ ủng hộ và tham gia khá
nhiệt tình.


Ngồi ra, trong những giờ sinh hoạt chiều, tơi thường tổ chức cho trẻ tự làm
một đồ chơi cho riêng mình từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, tuy đó chỉ là
những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với trẻ,
hơn thế nữa tôi tổ chức một cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và chắc chắn khơng
khí của tiết học sẽ trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn. Sản phẩm của trẻ làm ra vừa
để ngắm vừa là một món quà độc đáo của trẻ nhỏ dành cho người thân bằng chính
sức lao động và khả năng cùa mình, lại vừa thoả mãn chính nhu cầu chơi của trẻ.
e. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ
chơi khi ở nhà.
Để thực hiện tốt hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi là nhờ một phần không
nhỏ của các bậc phụ huynh tham gia đóng góp nguyên vật liệu đó qua sử dụng như :
Lõi giấy vệ sinh, chai dầu gội đầu, dầu rửa bát, đĩa CD...để cho cô giáo và trẻ cùng
làm đồ dựng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. Việc phụ huynh đóng góp nguyên
vật liệu như vậy đó góp phần tăng thêm hứng thú và sự tích cực của trẻ trong việc
tham gia vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi.
Để làm được điều này tôi phải xây dựng một lên kế hoạch cụ thể, hướng dẫn rõ

ràng, dễ hiểu về một bài tập dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi nào đó và phụ huynh có thể
cùng tham gia, phối kết hợp với giáo viên dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi ngay cả khi ở
nhà.
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới động vật” tôi đưa ra một loạt các bài tập dạy trẻ
làm các con vật như làm con thỏ, con gấu, con lợn…kèm theo đó là những hướng dẫn
cách làm cụ thể đưa cho phụ huynh để phụ huynh có thể cùng với trẻ làm đồ chơi khi
ở nhà.
Hay với chủ đề “ Thế giới thực vật” tôi dạy trẻ làm các loại hoa từ những
nguyên vật liệu khác nhau như: Lõi giấy vệ sinh, vỏ kẹo, hộp sữa chua...và những
hướng dẫn cách làm cụ thể để phụ huynh có thể dạy trẻ làm.
Ngồi ra, tơi thường xun mời phụ huynh tham quan góc học tập, xem các đồ
dựng đồ chơi do chính tay trẻ làm để phụ huynh thấy được rằng con em mình hồn
tồn có thể làm được đồ chơi từ những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng.
Bên cạnh đó tơi thường xun trao đổi trực tiếp với phụ huynh một số kiến thức về
việc dạy trẻ làm đồ dựng đồ chơi trong các giờ đón và trả trẻ, từ đó phụ huynh có thể
đóng góp cho cơ giáo những kiến thức mới trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dựng đồ
chơi và đóng góp những nguyên vật liệu thiên nhiên đó qua sử dụng cho nhà trường.
Tơi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc phát huy ở trẻ tính tích cực
sáng tạo trong hoạt động dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi.
4. Kết quả, chuyển biến đối tượng


a. Đối với giáo viên:
- Linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoạt động, yêu nghề mến trẻ, luôn yêu thương
trẻ, không ngừng nâng cao hiểu biết, rèn luyện học hỏi, khắc phục mặt hạn chế, phát
huy thành tích đã có, rèn luyện tác phong sư phạm, nắm vững phương pháp giảng
dạy, giao lưu phối hợp chặt chẽ với phụ huynh với đồng nghiệp để dạy học tốt trong
công tác giáo dục trẻ mầm non.
- Nghiên cứu, tìm tịi, tạo cái hay, tìm cái mới, để đáp ứng nhu cầu nhận thức
của trẻ từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi tham gia mọi hoạt động: đóng

kịch, kể chuyện, đọc thơ, dạo chơi, chơi góc, làm đồ dùng đồ chơi, hoạt động chung.
- Tạo môi trường học tập phong phú ở từng góc, chủ điểm cho trẻ.
b. Đối với trẻ:
- Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tiến bộ, mạnh
dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoà đồng cùng các bạn trong lớp, ngoan, lễ phép
với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích thú khi tham gia hoạt động và
giao tiếp với mọi người xung quanh. Lúc nào cũng yêu thương cô và gọi cô ơi một
cách trìu mến, ln kể cho tơi nghe những chuyện trẻ thấy, trẻ đã được làm, được đi
những đâu.
- Trẻ không chỉ tiến bộ về mặt kỹ năng quan sát, khả năng sáng tạo mà còn
phát triển cả kỹ năng ngơn ngữ, tình cảm xã hội cũng như tư duy, quan hệ tình cảm
xã hội, khả năng nhận thức và kỹ năng sống, làm việc tích cực hơn và đặc biệt trẻ đã
thích đi học hơn.
*Kết quả đạt được như sau:
Tổng số trẻ

Mức độ đánh giá

28/16
Lĩnh vực đánh Tốt
giá
Số trẻ
1. Khả
tích cực.

năng

30

2. Kỹ năng 28

quan sát kết

Khá
Tỷ lệ Số trẻ
%

Trung bình
Tỷ lệ Số trẻ
%

100
93

2

7

Yếu

Tỷ lệ Số trẻ
%

Tỷ lệ
%


hợp vẽ, tô màu,
cắt, xếp dán
3. Khả năng
29

sáng tạo cua trẻ

97

1

3

c. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh đã quan tâm hơn đến cơng tác này và hỗ trợ nhiệt tình các nguyên
vật liệu, phế liệu cho giáo viên ở lớp. Luôn phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ ý
thức ở mọi lúc mọi nơi.
- Giờ đây phụ huynh tin tưởng giao con cho tơi, các bé thích nghi với mơi
trường rất nhanh, ăn giỏi, mạnh dạn, có khả năng tự phục vụ tốt, có tinh thần tập thể,
tích cực sáng tạo.
III. Kết luận
1. Tóm lượt giải pháp
- Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò
trách nhiệm với cái tên người mẹ thứ hai của trẻ, thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và
say mê với cơng việc, có tấm lịng yêu thương trẻ thực sự. Tôi đã không ngừng học
hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo
học tập.
- Luôn tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh
hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng mạnh dạn tự tin, sáng tạo.
- Quan tâm chú ý đến từng cá nhân trẻ, đặc biệt trẻ nhút nhác, thụ động.
- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa gia đình
và nhà trường.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
- Việc áp dụng “Một số giải pháp dạy trẻ 4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ” đã đạt được những kết quả nhất định, nhằm

nâng cao chất lượng giảng dạy của cô và nâng cao chất lượng học tập của trẻ. Đề tài
này được áp dụng cho trẻ lớp Chồi 1 và phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong trường,
huyện. Với đề tài này, giáo viên có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng trẻ trong
trường. Tuy nhiên tùy từng nội dung và đối tượng trẻ mà thực hiện đề tày này một
cách linh hoạt.
3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện: Không


Trên đây là tồn bộ những suy nghĩ của tơi về đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ
4 – 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ”. Với khả
năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn cho nên việc viết sáng
kiến kinh nghiệm khơng thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tơi rất mong được sự góp
ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo giúp cho đề tài mang lại hiệu quả thiết thực
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người Viết

Võ Thị Hồng Đào


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU......……………………………………………….Trang 1
I. Lý do chọn đề tài:..........................................................................Trang 1
II. Mục đích nghiên cứu:…………………… ………………………Trang 1
III. Phạm vi đề tài……………………................................................Trang 1
IV. Phương pháp nghiên cứu:……………….......................................Trang 2
PHẦN II: THỰC TRẠNG...................................................................Trang 2
I. Thuận lợi : ...................................................................................Trang 2
II. Khó khăn: ...................................................................................Trang 3
PHẦN III:GIẢI PHÁP........................................................................Trang 4

I.Giải pháp 1: Tìm tịi, học hỏi, bồi dưỡng bản thân ..........................Trang 4
II. Giải pháp 2: Tổ chức cho trẻ là......................................................Trang 4
III. Giải pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi trên tiết học…………Trang 7
IV.Giải pháp 4: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi ngoài tiết học............Trang 10
V. Giải pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ.…….....Trang 11
PHẦN IV: KẾT LUẬN......................................................................Trang 12
I. Kết quả:.........................................................................................Trang 12
II. Hướng phổ biến áp dụng đề tài………………………................Trang 14
III. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài…………………………………..Trang 14



×