Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đề Cương Giám Sát Thi Công Giao Thông 2023.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.49 KB, 77 trang )

I.

CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG ................................................................................................. 5

II. QUY MÔ CƠNG TRÌNH ............................................................................................................... 5
1. LOẠI, CẤP CƠNG TRÌNH.................................................................................................... 5
2. QUY MÔ ............................................................................................................................... 5
III. HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT.................................................................................. 6
1. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................................... 6
2. YÊU CẦU GIÁM SÁT THI CÔNG........................................................................................ 7
3. NHIỆM VỤ TƯ VẤN GIÁM SÁT ......................................................................................... 7
4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN GIÁM SÁT ....................................... 7
a) Nhà thầu giám sát thi cơng có các quyền sau ................................................................... 7
b) Nhà thầu giám sát thi cơng có các nghĩa vụ sau ............................................................... 7
5. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ ......................................................................................... 7
a) Sơ đồ .............................................................................................................................. 7
b) Trách nhiệm và quyền hạn của tổ giám sát hiện trường: .................................................. 8
6. CÔNG TÁC TỔ CHỨC NGHIỆM THU................................................................................. 9
7. ĐỊNH KỲ BÁO CÁO GIÁM SÁT.......................................................................................... 9
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA ................................................................................................................ 9
1. KIỂM TRA HỒ SƠ CHUẨN BỊ THI CƠNG .......................................................................... 9
a) Điều kiện khởi cơng xây dựng cơng trình ........................................................................ 9
b) Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng........... 9
c) Biện pháp thi công, biện pháp an tồn lao động và mơi trường xây dựng của nhà thầu so
với biện pháp thi công đã được phê duyệt .......................................................................... 10
2. KIỂM TRA KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP KIỂM SỐT CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH .... 10
V. CƠNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU .................................................... 10
1. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU VẬT LIỆU, CẤU KIỆN, SẢN PHẨM XÂY DỰNG, THIẾT
BỊ ĐẦU VÀO CƠNG TRÌNH................................................................................................... 10
a) Chọn mẫu vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị.............................................. 10
b) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình.............. 10


c) Thay đổi, điều chỉnh, bổ sung vật tư, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn .............................. 11
2. GIÁM SÁT CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA HIỆN TRƯỜNG ........................................................ 11
3. CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN .................................................................................... 11
4. GIÁM SÁT THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CƠNG TRÌNH ................................................. 12
4.1.GIÁM SÁT THI CƠNG HỆ THỐNG CỐNG THOAT NƯỚC .................................... 13
4.1.1.Giám sát thi cơng biện pháp đóng và nhổ cừ Larsen .................................................. 13
a) Yêu cầu chung .............................................................................................................. 13
b) Cơng tác đóng cừ .......................................................................................................... 13
c) Kiểm tra và nghiệm thu ................................................................................................. 13
4.1.2.Giám sát thi công đào đắp đất phui cống, hố ga ......................................................... 13
1/77


a) Công tác đào đất phui cống ........................................................................................... 13
b) Công tác đắp cát phui đào ............................................................................................. 13
4.1.3.Giám sát thi công cốp pha, đà giáo ............................................................................ 13
a) Yêu cầu chung .............................................................................................................. 14
b) Công tác lắp dựng cốp pha, đà giáo ............................................................................... 14
c) Kiểm tra và nghiệm thu lắp dựng cốp pha, đà giáo ........................................................ 14
d) Công tác tháo dỡ cốp pha .............................................................................................. 15
4.1.4.Giám sát thi công lắp đặt cốt thép ............................................................................. 16
a) Yêu cầu vật liệu ............................................................................................................ 16
b) Cắt và uốn cốt thép ....................................................................................................... 16
c) Nối buộc và hàn cốt thép ............................................................................................... 16
d) Lắp dựng cốt thép ......................................................................................................... 16
e) Kiểm tra và nghiệm thu gia công và lắp đặt cốt thép...................................................... 17
4.1.5.Giám sát thi công bê tông.......................................................................................... 17
a) Yêu cầu chung .............................................................................................................. 17
b) Công tác vận chuyển hỗn hợp bê tông ........................................................................... 18
c) Hỗn hợp bê tông tại công trường ................................................................................... 18

d) Công tác đổ và đầm bê tông .......................................................................................... 18
e) Công tác lấy mẫu bê tông .............................................................................................. 18
f) Công tác hồn thiện bề mặt bê tơng ............................................................................... 19
g) Cơng tác bảo dưỡng bê tông .......................................................................................... 19
h) Công tác kiểm tra và nghiệm thu cấu kiện bê tông......................................................... 19
4.1.6.Giám sát thi công hố ga và lắp đặt ống cống.............................................................. 20
a) Yêu cầu vật liệu ............................................................................................................ 20
b) Công tác lắp đặt cống .................................................................................................... 20
c) Công tác thi công hố ga ................................................................................................. 20
4.1.7.Giám sát thi cơng đóng cừ tràm gia cố móng............................................................. 20
a) u cầu vật liệu ............................................................................................................ 20
b) Cơng tác đóng cừ tràm .................................................................................................. 20
4.2.Giám sát thi công nền đường........................................................................................ 21
a) Yêu cầu về vật liệu........................................................................................................ 21
b) Công tác kiểm tra và nghiệm thu .................................................................................. 21
4.2.1.Công tác thi công nền đào ......................................................................................... 21
4.2.2.Công tác thi công nền đắp ......................................................................................... 21
4.2.3.Công tác kiểm tra và nghiệm thu ............................................................................... 21
4.3.GIAM SAT THI CONG KẾT CẤU AO DƯỜNG, VỈA HE......................................... 23
4.3.1.Giám sát thi công lớp móng cấp phối đá dăm ............................................................ 23
4.3.1.1.Yêu cầu về vật liệu ................................................................................................. 23
2/77


a) Thành phần hạt của cấp phối đá dăm .......................................................................... 24
b) Yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cấp phối đá dăm ............................................. 24
c) Công tác kiểm tra và nghiệm thu .................................................................................. 25
4.3.1.2.Công tác thi công ................................................................................................... 25
4.3.1.2.1.Chuẩn bị thi công ................................................................................................ 25
a) Chuẩn bị vật liệu CPĐD ................................................................................................ 25

b) Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công ............................................................................. 25
c) Công tác chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục vụ thi công ........................ 25
4.3.1.2.2.Công tác tập kết vật liệu vào mặt bằng thi công ................................................... 26
4.3.1.2.3.Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD .................................................................. 26
4.3.1.2.4.Công tác san rải CPĐD ....................................................................................... 26
4.3.1.2.5.Công tác lu lèn .................................................................................................... 27
4.3.1.2.6.Yêu cầu đối với công tác thi cơng thí điểm .......................................................... 27
4.3.1.2.7.Tiến hành thi cơng thí điểm ................................................................................. 28
4.3.1.3.Công tác kiểm tra, nghiệm thu................................................................................ 28
a) Kiểm tra trong q trình thi cơng................................................................................... 28
b) Kiểm tra sau thi công .................................................................................................... 29
4.3.2.Giám sát thi công mặt đường BTNC ......................................................................... 30
4.3.2.1.Yêu cầu về cấp phối cốt liệu của BTNC ................................................................. 30
a) Thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu, chiều dầy: ......................................................... 30
b) Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu đối với hỗn hợp BTNC .................................................... 31
4.3.2.2.Yêu cầu đối với vật liệu dùng cho BTNC ............................................................... 33
a) Cốt liệu lớn ................................................................................................................... 33
b) Cốt liệu nhỏ .................................................................................................................. 34
c) Bột khoáng.................................................................................................................... 35
d) Nhựa đường .................................................................................................................. 36
e) Thiết kế hỗn hợp BTNC ................................................................................................ 37
f) Sản xuất hỗn hợp BTNC tại trạm trộn ........................................................................... 38
g) Cơng tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng hỗn hợp BTNC ở trạm trộn ............................ 39
4.3.2.3.Thi công lớp BTNC ............................................................................................... 40
a) Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa tương ứng với các công đoạn thi công: ................... 40
b) Yêu cầu về điều kiện thi công ....................................................................................... 41
c) Yêu cầu về đoạn thi công thử ........................................................................................ 41
d) Chuẩn bị mặt bằng ........................................................................................................ 41
e) Vận chuyển hỗn hợp BTNC .......................................................................................... 43
f) Rải hỗn hợp BTNC ....................................................................................................... 43

g) Lu lèn lớp BTNC .......................................................................................................... 44
4.3.2.4.Công tác kiểm tra và nghiệm thu ............................................................................ 45
3/77


a) Kiểm tra hiện trường trước khi thi công ........................................................................ 45
b) Kiểm tra chất lượng vật liệu đưa vào công trình ............................................................ 45
c) Kiểm tra vật liệu trong quá trình sản xuất hỗn hợp BTNC ............................................. 46
d) Kiểm tra trong các khâu công nghệ tại trạm trộn ........................................................... 46
e) Kiểm tra trong khi thi công ........................................................................................... 47
f) Kiểm tra khi nghiệm thu lớp BTNC .............................................................................. 48
4.3.3.Giám sát thi công lát gạch vỉa hè ............................................................................... 50
a) Yêu cầu vật liệu ............................................................................................................ 50
b) Công tác lát gạch........................................................................................................... 50
c) Công tác kiểm tra và nghiệm thu ................................................................................... 51
4.4.GIAM SAT THI CONG VẠCH SƠN DƯỜNG, BIẺN BÁO GIAO THONG .............. 51
4.4.1.Giám sát sơn tín hiệu giao thông ............................................................................... 51
a) Yêu cầu vật liệu ............................................................................................................ 51
b) Công tác thi công sơn .................................................................................................... 54
c) Công tác kiểm tra và nghiệm thu ................................................................................... 55
4.4.2.Giám sát thi công lắp trụ biển báo ............................................................................. 55
a) Yêu cầu vật liệu ............................................................................................................ 55
b) Công tác thi công .......................................................................................................... 55
4.5.Giám sát tiến độ thi công xây dựng .............................................................................. 55
4.6.Giám sát khối lượng thi công xây dựng ........................................................................ 56
4.7.Giám sát công tác đảm bảo an tồn trong q trình thi cơng ......................................... 56
a) An tồn giao thơng ........................................................................................................ 56
b) An tồn lao động ........................................................................................................... 56
4.8.Giám sát vệ sinh môi trường ........................................................................................ 56
4.9.Giám sát phòng chống cháy nổ .................................................................................... 57

VI. MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU ............................................................................................... 57
VII.DANH MỤC HỒ SƠ HỒN THÀNH CƠNG TRÌNH ........................................................... 76

4/77


ĐỀ CƯƠNG
GIÁM SÁT THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
I. CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG
Luật xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014 và Luật số 62/2020/QH14,
ngày 17/06/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng;
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về Quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi cơng xây dựng và bảo trì cơng
trình xây dựng;
Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 08 năm 2021 hướng dẫn một số
điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và
Nghị định số 44/2016NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ;
Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 16/06/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Quận 8 về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cơng trình Chống
ngập đường 17, phường 14;
Hợp đồng tư ngày 10 tháng 10 năm 2023 giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng Khu vực Quận 8 và Công ty TNHH tư vấn đầu tư xây dựng Trần Lê C.O;
Căn cứ vào các hồ sơ pháp lý liên quan khác;
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan hiện hành;
II. QUY MƠ CƠNG TRÌNH

1. Loại, cấp cơng trình
- Cơng trình giao thơng, cấp IV, nhóm C.

2. Quy mơ

- Mặt cắt ngang đường nhựa: 4,25 x 2 bên = 8,50m.
- Cao độ tuyến: +2,00m.
- Khối lượng thiết kế:
+ Tổng diện tích làm mặt đường BTN (đã cộng diện tích mở rộng, vuốt nối và trừ
hố ga chiếm chỗ): 1.924,60 m2, trong đó:
· Tổng diện tích mặt đường bê tơng nhựa đường số 17: 1.844,34 m2.
· Diện tích mở rộng: 10,50 m2.
· Diện tích vuốt nối: 100,00 m2.
+ Tổng diện tích vỉa hè gạch terrazzo (đã trừ chiếm chỗ): 390,70 m2.
· Diện tích vỉa hè: 474,54 m2.
· Chiều dài tường chắn sau vỉa hè: 419,20 m2.
· Tổng chiều dài bó vỉa: 449,50 m2.
· Tổng chiều dài bó nền sau vỉa hè: 419,20 m2.
· Tổng diện tích chiếm dụng đất: 2.699,08 m2.
- Kết cấu mặt đường BTN: (tính từ trên xuống ).
+ Bê tông nhựa hạt mịn C12,5 dày 5cm.
5/77


+ Tưới lớp dính bám mặt đường bằng lớp nhũ tương gốc axit tiêu chuẩn
0,5kg/m2.
+ Bê tông nhựa hạt trung C19 dày 7cm.
+ Tưới lớp thám bám mặt đường bằng lớp nhũ tương gốc axit tiêu chuẩn 1kg/m2.
+ Cấp phối đá dăm (0x4) dày 25cm, K≥0,98.
+ Bù vênh nền đường bằng cấp phối đá dăm (0x4), K≥0,98.
+ Nền đường hiện hữu, K≥0,95.
- Kết cấu vỉa hè:
+ Lát gạch Terrazzo (400x400x30)mm.
+ Bê tông đá 1x2 M150 dày 5cm.
+ Cấp phối đá dăm (0x4) dày 10cm, K≥0,95.

+ Bù vỉa hè bằng cấp phối đá dăm (0x4), K≥0,95.
- Kết cấu tường chắn sau vỉa hè:
+ Tường chắn bê tơng đá 1x2, M200.
+ Kích thước tường chắn xem chi tiết bản vẽ.
- Kết cấu bó vỉa:
+ Bê tơng đá 1x2, M300.
+ Lớp lót bê tơng đá 1x2, M150.
+ Bó vỉa bằng bê tơng đá 1x2 M300 đúc sẳn lắp ghép vát xiên để phương tiện lên
xuống vỉa hè dễ dàng. Dưới bó vỉa dùng bê tơng lót đá 1x2 M150 dày 6cm. Bó
vỉa được tạo rảnh rang cưa để thuận lợi cho việc thu nước vào hầm ga.
+ Kích thước bó vỉa xem chi tiết bản vẽ.
- Hệ thống thoát nước
+ Tổng chiều dài cống dọc D600 dưới đường: 194,00m.
+ Tổng chiều dài cống D400 dưới đường: 69,00m.
+ Tổng số hố ga loại (1,4x1.8)m: 11 cái.
+ Tổng số hố ga loại (1,2x1,2)m: 10 cái.
+ Van ngăn mùi, lưới chắn rác làm mới: 21 bộ.
- Đảm bảo giao thơng: Các cơng trình an tồn giao thơng: biển báo, cọc tiêu, sơn
phân làn… được bố trí đầy đủ theo Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ: QCVN 41:
2019/TT-BGTVT do Bộ gia thông vận tải.
+ Sơn kẻ đường và lắp đặt biển báo: Đầu tư hoàn chỉnh theo cấp đường.
+ Biển báo - trụ biển báo:
·

Biển báo chữ nhật (biển báo tên đường): 1 cái.

·

Trụ biển báo: 1 trụ.


III. HOẠT ĐỘNG CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT

1. Mục đích
Đề cương giám sát thi cơng và nghiệm thu được lập nhằm cung cấp công cụ cho
cán bộ giám sát để đảm bảo công tác thi công xây lắp được tuân thủ các quy định của
Nhà nước và đảm bảo chất lượng cơng trình.

6/77


2. Yêu cầu giám sát thi công
- Thực hiện trong suốt q trình thi cơng từ khi khởi cơng xây dựng hoặc bắt đầu
triển khai thi công, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu cơng
việc, cơng trình xây dựng.
- Giám sát thi cơng cơng trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây
dựng.
- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
- Và các quy định khác theo hợp đồng và văn bản pháp luật có liên quan.

3. Nhiệm vụ tư vấn giám sát
- Giám sát chất lượng cơng trình.
- Giám sát tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình.
- Giám sát khối lượng thi cơng xây dựng cơng trình.
- Giám sát đảm bảo an tồn lao động trên cơng trường xây dựng.
- Giám sát vệ sinh môi trường.

4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn giám sát
a) Nhà thầu giám sát thi cơng có các quyền sau
- Tham gia nghiệm thu, xác nhận khối lượng cơng việc, cơng trình thi cơng bảo đảm

đúng thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng.
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng cơng trình thực hiện đúng thiết kế được phê
duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
- Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
- Tạm dừng thi cơng trong trường hợp phát hiện cơng trình có nguy cơ xảy ra mất an
tồn hoặc nhà thầu thi cơng sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan và các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
b) Nhà thầu giám sát thi cơng có các nghĩa vụ sau
- Thực hiện cơng việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết.
- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ
thuật theo yêu cầu của thiết kế cơng trình.
- Từ chối nghiệm thu khi cơng trình khơng đạt yêu cầu chất lượng.
- Đề xuất với Chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế.
- Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên
quan.

5. Sơ đồ tổ chức và nhân sự
a) Sơ đồ

7/77


GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

GIÁM SÁT TRƯỞNG
KS. DƯƠNG QUANG KHÁNH


GIÁM SÁT VIÊN

GIÁM SÁT VIÊN

KS. NGUYỄN MINH NHẬT

KS. BÙI THANH LỰU

b) Trách nhiệm và quyền hạn của tổ giám sát hiện trường:
v Giám sát trưởng:
- Kiểm tra điều kiện khởi công, hồ sơ năng lực nhà thầu thi cơng, phịng thí nghiệm,
hệ thống quản lý chất lượng nhà thầu thi công, biện pháp thi cơng, biện pháp an tồn lao
động và mơi trường.
- Kiểm tra kế hoạch thí nghiệm, kế hoạch nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu công việc
xây dựng.
- Lập báo cáo định kỳ cơng tác giám sát, hồn thành hạng mục cơng trình, cơng trình
xây dựng.
- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong q
trình thi cơng xây dựng cơng trình
- Đề xuất với Chủ đầu tư bằng văn bản tạm dừng thi cơng khi phát hiện cơng trình có
dấu hiệu khơng đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục cơng trình do
nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt;
- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện giám sát thi công các giám sát viên.
- Thường xun tuần tra trên cơng trường, các vị trí thi cơng, đưa ra những cảnh báo
kịp thời hoặc đình chỉ cơng việc ở những vị trí/ máy, thiết bị hoặc biện pháp/ hành vi làm
việc có nguy cơ mất an toàn hoặc chưa đủ điều kiện an toàn làm việc.
- Kiểm tra, đơn đốc tiến độ thi cơng tồn bộ cơng trình.
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi cơng và biện pháp đảm bảo an tồn được
phê duyệt.

- Ký các biên bản nghiệm thu có liên quan.
v Giám sát viên chuyên ngành:
- Chịu sự phân công trực tiếp của giám sát trưởng.
- Giám sát công việc thi công theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, chỉ
dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công được phê duyệt.
- Báo cáo, đề xuất giám sát trưởng các sai sót, bất hợp lý hồ sơ thiết kế, các vi phạm
trong q trình thi cơng để giải quyết.
- Ký biên bản nghiệm thu phần công việc được phân cơng.
- Kiểm tra xác nhận khối lượng và hồn cơng bản vẽ.
- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ nhà thầu thi công trên công trường.
8/77


6. Công tác tổ chức nghiệm thu
Căn cứ vào kế hoạch nghiệm thu công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên
công trường, tư vấn giám sát thi công và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của
nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để
chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc
nhiều công việc xây dựng của một hạng mục cơng trình theo trình tự thi cơng.
Nghiệm thu cơng trình xây dựng được phân thành.
- Nghiệm thu vật tư, thiết bị.
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong q trình thi cơng xây dựng;
- Nghiệm thu giai đoạn thi cơng xây dựng;
- Nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình, cơng trình xây dựng;
- Thành phần tham gia, ký vào biên bản nghiệm thu phù hợp theo chứng chỉ chuyên
ngành và công việc được phân công.

7. Định kỳ báo cáo giám sát
- Báo cáo tiến độ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất theo
yêu cầu của Chủ đầu tư. Mỗi báo cáo bao gồm các nội dung chính: tình trạng tổng thể của

dự án; khối lượng, chất lượng của từng công việc đã thực hiện và so sánh với kế hoạch
đã đặt ra hoặc các hợp đồng đã ký; các vướng mắc và đề xuất biện pháp để xử lý.
- Báo cáo các khiếm khuyết, chậm trễ các công việc, tiến độ thực hiện của nhà thầu
thi công xây lắp và yêu cầu nhà thầu này có biện pháp khắc phục và có biện pháp xác
thực nhằm hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết với Chủ đầu tư. Căn cứ vào các biện
pháp của nhà thầu thi công xây lắp đưa ra, nhà thầu tư vấn giám sát đánh giá và đưa ra
những biện pháp theo ý kiến của chính mình nhằm hoàn thành dự án đúng kế hoạch đã
đề ra.
- Báo cáo hồn thành cơng tác giám sát thi cơng xây dựng, giai đoạn, hạng mục
cơng trình, cơng trình xây dựng.
- Báo cáo sự cố cơng trình (nếu có).
IV. CƠNG TÁC KIỂM TRA

1. Kiểm tra hồ sơ chuẩn bị thi công
a) Điều kiện khởi cơng xây dựng cơng trình
Cơng trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
- Có giấy phép xây dựng;
- Có thiết kế bản vẽ thi cơng của hạng mục cơng trình đã được phê duyệt;
- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên
quan đến cơng trình được khởi cơng theo quy định của phập luật;
- Có biện pháp bảo đảm an tồn, bảo vệ mơi trường trong q trình thi cơng xây
dựng;
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày
làm việc.”.
b) Năng lực của nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng thi
công

9/77



- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình
đưa vào công trường.
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu phải phù hợp với quy mơ cơng
trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với
công tác quản lý chất lượng cơng trình của nhà thầu.
- Kiểm tra phịng thí nghiệm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, trang thiêt bị thí nghiệm (xuất
xứ, giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn còn hiệu lực), số lượng nhân sự, trình độ cán
bộ, nhân viên thí nghiệm.
c) Biện pháp thi cơng, biện pháp an tồn lao động và môi trường xây dựng của nhà thầu
so với biện pháp thi công đã được phê duyệt
- Trước khi triển khai thi công nhà thầu lập biện pháp phù hợp với quy mơ cơng trình,
hồ sơ thiết kế trình Chủ đầu tư và tư vấn giám sát góp ý kiến và chấp thuận.

2. Kiểm tra kế hoạch và biện pháp kiểm sốt chất lượng cơng trình
Trước khi thi cơng xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công phải thống nhất các
nội dung về kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở hồ sơ thiết kế, bao
gồm:
- Sơ đồ tổ chức, danh sách các bộ phận, cá nhân của chủ đầu tư và các nhà thầu
chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong công tác quản lý chất lượng cơng trình.
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thơng
số kỹ thuật của cơng trình theo u cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
- Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được
sử dụng cho cơng trình; thiết kế biện pháp thi cơng, trong đó quy định cụ thể các biện
pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và cơng trình;
- Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi cơng
xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) cơng trình xây dựng, nghiệm thu hồn thành hạng

mục cơng trình, cơng trình xây dựng.
- Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung quy định tại Phụ lục III Nghị định
06/2021/NĐ-CP, ngày 26 tháng 01 năm 2021; các biện pháp đảm bảo an tồn chi tiết đối
với những cơng việc có nguy cơ mất an tồn lao động cao đã được xác định trong kế
hoạch tổng hợp về an toàn.
V. CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

1. Kiểm tra và nghiệm thu vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị đầu vào cơng
trình
a) Chọn mẫu vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị
Đối với các loại vật liệu, thiết bị mà các mô tả trong tài liệu thiết kế chưa đủ căn cứ
để xác định, phải được người có thẩm quyền của Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và tư vấn
giám sát chấp thuận trước khi đưa vào sử dụng.
b) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình
- Kiểm tra các chứng chỉ chất lượng, giấy phép khai thác khoán sản các loại vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng chế tạo sẵn tại công trường do nhà thầu thi công xây dựng
cung cấp, cụ thể: cấp phối đá dăm loại 1, cát, đá 1x2, xi măng, thép hình, thép cốt bê
tơng, phụ gia, bê tơng thương phẩm, bê tơng nhựa nóng, dấy dầu, nhựa nhũ tương axit.
- Kiểm tra năng lực các đơn vị cung ứng hỗn hợp bê tông đá 1x2, bê tơng nhựa
nóng, cống bê tơng, … có hệ thống quản lý chất lượng ISO, có cơng bố hợp chuẩn.
10/77


- Đối với sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy chuẩn kỹ thuật:
Phải có đầy đủ giấy chứng nhận hợp quy của tổ chức đánh giá sự phù hợp được cơ quan
có thẩm quyền chỉ định; công bố hợp quy của nhà sản xuất hoặc nhập khẩu; thông báo
tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành nơi sản xuất hoặc nhập
khẩu đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, dấu hợp quy.
- Tư vấn giám sát và Nhà thầu tiến hành lấy mẫu vật liệu và lập biên bản lấy mẫu tại
hiện trường theo kế hoạch tổ chức thí nghiệm.

- Tiến hành thí nghiệm đối chứng trong các trường hợp sau:
+ Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật của hồ
sơ thiết kế.
+ Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị và chất lượng thi cơng xây dựng có
dấu hiệu khơng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật hoặc
thiết kế.
- Lập biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn khi các kết quả
kiểm tra cho thấy vật liệu, thiết bị đạt chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, hợp đồng và
hồ sơ thiết kế. Với những vật liệu không đảm bảo chất lượng tư vấn giám sát phải lập
biên bản và đề nghị Nhà thầu chuyển ra khỏi cơng trường trong vịng 24 giờ.
c) Thay đổi, điều chỉnh, bổ sung vật tư, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn
Khi muốn thay đổi chủng loại vật tư, thiết bị khác so với hợp đồng và hồ sơ dự thầu.
Nhà thầu thi công phải thông báo tư vấn giám sát, Chủ đầu tư bằng văn bản và phải được
người có thẩm quyền của Chủ đầu tư chấp thuận mới được tiến hành thay đổi.

2. Giám sát công tác trắc địa hiện trường
Trước khi thi công tư vấn thiết kế, chủ đầu tư bàn giao cọc mốc, tim tuyến và cao độ
cơng trình. Sau khi nhận bàn giao mặt bằng cần thiết đóng thêm những cọc phụ cho việc
thi công. Những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi
cơng.
- Kiểm tra các thiết bị trắc đạc cơng trình của nhà thầu còn thời hạn kiểm định.
- Kiểm tra công tác đo đạc định vị cọc mốc, tim tuyến, cao độ đã bàn giao trước khi
thi công và trong suốt q trình thi cơng.
- Đo đạc kiểm tra và đóng thêm cọc phụ ở những chỗ cần thiết để tính tốn khối
lượng được chính xác hơn.
- Tất cả các số liệu theo dõi q trình thi cơng phải được ghi lưu giữ để đối chiếu khi
cần thiết.

3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn
Stt


Tiêu chuẩn, quy chuẩn

Mã hiệu

1

Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7570:2006

2

Xi măng Pooclăng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 2682:2009

3

Xi măng Pooclăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6260:2009

4

Thép cốt bêtông - Phần 1: Thép thanh trịn trơn.

TCVN 1651-1:2018

5


Thép cốt bêtơng - Phần 2: Thép thanh vằn.

TCVN 1651-2:2018

6

Ống bê tông cốt thép thoát nước.

TCVN 9113:2012

11/77


Stt

Tiêu chuẩn, quy chuẩn

Mã hiệu

7

Gạch terazo.

TCVN 7744:2013

8

Bu lơng, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kĩ thuật.


TCVN 1916:1995

9

Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4506:2012

10

Phụ gia hóa học cho bê tơng.

TCVN 8826:2011

11

Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4314:2003

12

Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh
TCVN 9340:2012
giá chất lượng và nghiệm thu.

13

Công tác đất - Thi công và nghiệm thu.


14

Kết cấu bê tơng và bê tơng cốt thép tồn khối –
TCVN 4453:1995
Quy phạm thi cơng và nghiệm thu.

15

Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo
TCVN 8859:2011
đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu

16

Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên
TCVN 8857-2011
nhiên – vật liệu, thi công và nghiệm thu.

17

Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng - Thi
cơng và nghiệm thu - phần 1: bê tông nhựa chặt TCVN 13567-1:2022
sử dụng nhựa đường thơng thường.

18

Sơn tín hiệu giao thơng - Vật liệu kẻ đường phản
quang nhiệt dẻo - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp TCVN 8791:2011
thử, thi công và nghiệm thu.


19

Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu.

20

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - về sản phẩm, hàng
QCVN 16:2019/BXD
hóa vật liệu xây dựng.

TCVN 4447:2012

TCVN 9436:2012

21

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - an toàn trong xây
QCVN 18:2021/BXD
dựng.

22

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê
QCVN 7:2019/BKHCN
tông.

23

Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi của
nền đất và các lớp kết cấu áo đường bằng phương TCVN 8861 : 2011

pháp sử dụng tấm ép cứng.

24

Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi chung
TCVN 8867 : 2011
của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman.

4. Giám sát thi công các hạng mục cơng trình
- Thi cơng hệ thống cống thốt nước.
- Thi cơng nền đường.
12/77


- Thi công kết cấu áo đường, vỉa hè.
- Thi công vạch sơn đường, biển báo giao thông.
4.1. Giám sát thi cơng hệ thống cống thốt nước
4.1.1. Giám sát thi cơng biện pháp đóng và nhổ cừ Larsen
a) u cầu chung
Tập kết máy ép cừ, máy cẩu và vật liệu cừ larsen về vị trí thi cơng trên cơng trình.
- Cần cẩu bánh xích, sức nâng ≥ 25 tấn.
- Máy ép cừ (búa rung).
- Máy phát điện.
- Cừ larsen SP-IV L= 6.0m.
b) Cơng tác đóng cừ
Dùng cừ larsen làm tường vây 2 bên phui đào, sau đó đào đất lắp đặt hệ thống cống,
hố ga. Sau khi thi công xong hệ thống cống, hố ga và đắp cát đầm chặt phui đào, cừ sẽ
được nhổ lên để thi công phần nền đường.
- Kiểm tra định vị vị trí ép cừ tuyến cống dọc và cống ngang.
- Kiểm tra cừ ép xuống nền đất phải thẳng đứng, liên kết với nhau ngàm chặt, cao độ

dừng đầu cừ so với mặt đất theo yêu cầu thiết kế.
c) Kiểm tra và nghiệm thu
- Kích thước, hình dáng phui đào.
- Hệ cừ larsen gia cố phui đào đảm bảo độ ổn định.
4.1.2. Giám sát thi công đào đắp đất phui cống, hố ga
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4447:2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu.
a) Công tác đào đất phui cống
Trước khi đào phui cống, nếu nền đường hiện hữu là bê tông phải cắt phui đào, đảm
bảo việc đào phui cống được gọn, không phá vỡ kết cấu hiện trạng.
- Kiểm tra biện pháp thi công thực tế gia cố phui đào đảm bảo độ ổn định, trước khi
đào móng.
- Kiểm tra chiều sâu cao độ đáy móng gối cống + hố ga, kích thước hình học, độ
bằng phẳng, đầm chặt nền đất đáy móng (nếu có).
- Kiểm tra và xác nhận khối lượng đất đào vận chuyển đến bãi đổ.
- Kiểm tra biện pháp thu và thoát nước, đảm bảo đáy móng khơ ráo.
- Khi đào hố móng gần vị trí ống cấp nước phải kết hợp đào cơ giới với thủ công và
thỏa thuận cụ thể công tác bảo vệ đường ống với đơn vị quản lý trong q trình thi cơng.
b) Cơng tác đắp cát phui đào
- Kiểm tra các kết cấu ngầm đã nghiệm thu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi lấp
cát.
- Kiểm tra chiều dày đắp từng lớp (đắp đối xứng hai bên cống), mỗi lớp đắp dày
20cm (dùng đầm cốc đầm chặt), tiếp tục đắp lớp đất tiếp theo khi lớp đắp trước đạt độ
chặt K theo yêu cầu thiết kế.
- Kiểm tra thí nghiệm độ chặt K đắp từng lớp, vị trí, số lượng mẫu theo quy định.
4.1.3. Giám sát thi công cốp pha, đà giáo
13/77


- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tơng và bê tơng cốt thép tồn
khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

a) Yêu cầu chung
- Cốp pha, đà giáo được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp,
khơng gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép và thi công bê tông. Riêng giàn giáo hệ
chống đỡ cốp pha dầm sàn phải có giấy kiểm định đảm bảo an tồn mới đưa vào sử dụng
lắp đặt.
- Cốp pha được ghép kín khít để khơng làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê
tông, đồng thời bảo vệ được bê tông khỏi ảnh hưởng của ngoại cảnh.
- Cốp pha được thi cơng và lắp dựng đảm bảo được hình dạng và kích thước của
kết cấu theo yêu cầu thiết kế.
- Đối với cốp pha định hình khi lắp dựng phải theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
b) Công tác lắp dựng cốp pha, đà giáo
- Bề mặt cốp pha thép được quét dầu chống dính trước khi lắp dựng.
- Lắp dụng cốp pha theo biện pháp thi công đã được duyệt và theo hướng dẫn của
các nhà chế tạo.
- Trước khi lắp dựng cốp pha, dùng máy trắc đạc xác định và vạch kích thước kết
cấu sẽ thi cơng nhằm phục vụ công việc lắp dựng cốp pha cũng như việc kiểm tra được
dễ dàng.
- Đối với kết cấu trình tự phải lắp đặt cốt thép trước thì nghiệm thu cốt thép xong mới
lắp dựng cốp pha.
- Đặt con kê bằng bê tơng để giữ cốt thép ở đúng vị trí thiết kế đồng thời đảm bảo
lớp bảo vệ của bê tông.
c) Kiểm tra và nghiệm thu lắp dựng cốp pha, đà giáo
- Hình dáng và kích thước: kiểm tra bằng thước thép và quả dọi thấy phù hợp với kết
cầu của thiết kế.
- Độ phẳng giữa các tấm ghép nối, bằng thước thép thấy không gồ ghề quá 3mm.
- Độ kín khít giữa các tấm bằng mắt thấy khơng thể mất nước xi măng khi đổ và đầm
bê tông.
- Vật chôn ngầm : Đầy đủ theo thiết kế, đúng vị trí.
- Vệ sinh bên trong cốp pha: khơng cịn các chất bẩn dính bám.
- Cây chống đảm bảo độ chắc chắn, chống trực tiếp trên nền cứng, không bị trượt và

không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong q trình thi cơng.
- Cử người trực tiếp theo dõi sự biến dạng của cốp pha trong thời gian đổ bê tông.
- Sai lệch cho phép đối với cốp pha, đà giáo đã lắp dựng xong:
Mức cho phép,
mm

Tên sai lệch
1. Khoảng cách giữa các cột chống cốp pha, cấu kiện chịu uốn và
khoảng cách giữa các trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so với
khoảng cách thiết kế.
a) Trên mỗi mét dài

25
75

b) Trên toàn bộ khẩu độ
2. Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so
với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết kế
14/77


Mức cho phép,
mm

Tên sai lệch
a) Trên mỗi mét dài

5

b) Trên tồn bộ chiều cao của kết cấu:

- Móng

20

- Tường và cột đỡ tấm sàn tồn khối có chiều cao dưới 5m

10

- Tường và cột đỡ tấm sàn tồn khối có chiều cao trên 5m

15

- Cột khung có liên kết bằng dầm

10

- Dầm và vòm

5

3. Sai lệch trục cốp pha so với thiết kế
a) Móng

15

b) Tường và cột

8

c) Dầm xà và vịm


10

d) Móng dưới các kết cấu thép

Theo quy định
của thiết kế

4. Sai lệch trục cốp pha trượt, cốp pha leo và cốp pha di động so với
trục cơng trình

10

d) Cơng tác tháo dỡ cốp pha
- Cốp pha chỉ được tháo khi bê tông đảm bảo cường độ theo yêu cầu thiết kế và tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu.
- Thời gian tháo cốp pha: Cường độ bê tông tối thiểu để tháo ván khuôn đà giáo
chịu lực (% R28) khi chưa chất tải.

15/77


- Khi tháo dỡ cốp pha không gây chấn động mạnh làm hư hại đến kết cấu bê
tông.
- Vừa tháo dỡ cốp pha vừa theo dõi tình trạng của cốp pha và kết cấu.
- Kiểm tra vị trí bề mặt bê tơng sau khi tháo dỡ cốp pha nếu có khuyết tật, yêu cầu
nhà thầu có biện pháp xử lý, tránh tình trạng tự trát vữa bề mặt bê tơng.
- Kiểm tra chất lượng bề mặt bê tơng, tình trạng chi tiết chôn ngầm.
4.1.4. Giám sát thi công lắp đặt cốt thép
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tơng và bê tơng cốt thép tồn

khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
a) Yêu cầu vật liệu
- Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 1651-1:2018 và
TCVN 1651-2:2018.
- Cốt thép Ø<10mm, dùng loại CB240T và Ø>=10mm, dùng loại CB400V.
- Cốt thép được gia cơng tại cơng trình theo tiến độ và có biện pháp bao che bảo
quản khi để ngồi trời.
- Nhà thầu thi cơng trình mẫu, chủng loại và các hồ sơ hợp quy, hợp chuẩn, chứng
nhận chất lượng lô thép đưa về cơng trình.
- Lấy mẫu thép tại hiện trường để kiểm tra thí nghiệm đối chứng tại phịng thí
nghiệm.
b) Cắt và uốn cốt thép
- Cốt thép được gia công cắt uốn bằng phương pháp nguội, dùng máy cắt và máy
uốn.
- Trước khi cắt thanh, cán bộ kỹ thuật lập sơ đồ cắt thanh, sơ đồ mối nối theo đúng
quy phạm, kích thước thanh theo đúng thiết kế.
- Nắn thẳng và đánh sạch mặt cốt thép trước khi cắt thanh.
- Trước khi uốn thép, cần làm vật gá trên bàn uốn hoặc đánh dấu điểm uốn trên
thanh thép để đảm bảo uốn chính xác.
- Cốt thép sau khi gia cơng, bó thành từng bó có đánh số để phân biệt.
c) Nối buộc và hàn cốt thép
- Phải tuân thủ đúng theo thiết kế đã qui định về vị trí nối buộc, nối hàn. Các mối hàn
phải đảm bảo đủ chiều dài, chiều cao đường hàn, vật liệu hàn theo đúng yêu cầu của thiết
kế và TCVN 4453-1995.
d) Lắp dựng cốt thép
- Các bộ phận cốt thép lắp dựng trước, không làm trở ngại cho các bộ phận lắp
dựng sau.
- Dùng các bộ gá bằng thanh gỗ để ổn định cốt thép chống biến dạng trong quá trình
lắp dựng.
- Con kê cốt thép được đúc sẵn bằng bê tông mác cao. Vị trí đặt con kê cần đặt các

vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ thép nhưng khơng lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có
chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
16/77


- Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với
lớp bê tơng có chiều dày < 15 mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ > 15mm.
- Liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng được thực hiện như sau:
+ Số lượng mối nối buộc hay hàn dính khơng nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau
và được buộc theo thứ tự xen kẽ.
+ Các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hay hàn dính 100% trong
mọi trường hợp.
e) Kiểm tra và nghiệm thu gia công và lắp đặt cốt thép
- Cốt thép: chứng chỉ xuất xưởng, đo đường kính, kết quả thử mẫu.
- Cơng tác gia công cốt thép; phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép
trước khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia cơng:
+ Sai lệch kích thước theo chiều dài ≤ ±20 mm trên tồn bộ thanh.
+ Sai lệch vị trí điểm uốn ≤ ±20mm.
+ Sai lệch góc uốn ≤ 3o.
+ Sai lệch kích thước móc uốn bằng độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Nối buộc cốt thép được đo bằng thước, chiều dài nối chồng đảm bảo theo thiết kế.
- Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế.
- Trị số sai lệch cho phép đối với công tác cốt thép lắp dựng xong:
+ Sai lệch khoảng cách giữa các thanh chịu lực:
·

Cột, dầm: ± 10mm.

·


Bản, tường và móng: ± 20mm.

+ Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép (theo chiều cao) :
·

Dầm và bản có chiều dày lớn hơn 100mm: ± 5mm

·

Bản có chiều dày đến 100mm : ± 3mm

+ Sai số về khoảng cách cốt thép đai :
·

Dầm, cột: ± 10mm

+ Sai lệch cục bộ chiều dày lớp bê tơng bảo vệ:
·

Móng: ± 10mm.

·

Cột, dầm, tường: ± 5mm.

·

Bản sàn: ± 3mm

- Thép chờ và chi tiết đặt sẵn đủ và đúng vị trí.

- Vật liệu làm con kê, mật độ con kê và trị số sai lệch chiều dầy lớp bê tông bảo vệ ở
khoản d mục này.
- Công tác nghiệm thu cốt thép được thực hiện xong trước khi đổ bê tông.
4.1.5. Giám sát thi công bê tông
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép tồn
khối - Quy phạm thi cơng và nghiệm thu.
a) u cầu chung
- Đối với hỗn hợp bê tông thương phẩm khi vận chuyển xuống cơng trình phải cung
cấp phiếu xuất hàng, giấy chứng nhận chất lượng hỗn hợp bê tông theo xe hoặc theo lô
sản xuất.
17/77


- Đối bê tông trộn tại chỗ, vật liệu được lấy mẫu kiểm tra thí nghiệm các chỉ tiêu theo
kế hoạch tổ chức thí nghiệm, vật liệu nghiệm thu đạt chất lượng mới cho phép sử dụng
trộn bê tông.
- Kết quả thiết kế cấp phối bê tông trộn tại chỗ theo mác thiết kế.
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng hỗn hợp bê tông theo TCVN 9340:2012.
b) Công tác vận chuyển hỗn hợp bê tông
- Kiểm tra phương án vận chuyển hỗn hợp bê tông.
- Kiểm tra phương tiện vận chuyển.
c) Hỗn hợp bê tông tại công trường
- Đối với bê tông trộn tại chổ phải thực hiện thiết kế cấp phối do đơn vị thí nghiệm
thực hiện dưới sự chứng kiến của các bên.
- Trình tự đổ vật liệu vào cối trộn tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995, sai số cho
phép khi cân, đong không vượt quá các trị số ghi trong bảng 12 của tiêu chuẩn này và thời
gian trộn bê tông theo bảng 13 của tiêu chuẩn này.
- Không được trộn bê tông bằng tay trừ khi có sự cho phép của Tư vấn giám sát với
một số lượng nhỏ và nhà thầu phải chịu phí tổn để tăng lượng xi măng thêm 15%.
- Đối với bê tông thương phẩm kiểm tra, nghiệm thu trước khi đổ, gồm:

+ Kiểm tra độ sụt.
+ Kiểm tra thời gian vận chuyển bê tông.
+ Kiểm tra mác bê tông theo phiếu xuất hàng.
+ Kiểm tra bằng mắt nếu bê tông có hiện tượng vón cục, đơng kết khơng cho sử
dụng.
d) Công tác đổ và đầm bê tông
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, cơpha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Đảm bảo cho bê tông đặc chắc, không bị rỗ hoặc phân tầng.
- Đảm bảo kết cấu có kích thước và hình dạng đúng theo thiết kế.
- Các mạch ngừng thi công được xử lý tốt.
- Đầm bê tơng đảm bảo độ chặt và tính đồng nhất của bê tông. Việc đầm không được làm chảy nước ximăng hoặc làm hỏng ván khuôn hoặc sai lệch cốt thép.
- Khi đổ bê tơng có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1,5m phải dùng máng nghiêng.
- Bê tơng phải được đổ liên tục cho tới khi hồn thành theo thiết kế.
- Không cho phép đầm dùi rung tiếp xúc với cốt thép hoặc ván khuôn.
e) Công tác lấy mẫu bê tông
- Mỗi cấu kiện bê tông phải lấy mẫu thí theo quy định của TCVN 3105:1993. Mẫu xác
định cường độ bê tông (150x150)mm (1 tổ 3 viên – tuổi mẫu 28 ngày), mẫu xác định
chống thấm hình trụ Ø150mm và chiều cao bằng đường kính (1 tổ 6 viên – tuổi mẫu thử
28 ngày)
- Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:
+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong
một khối đổ lớn hơn 1000m2 và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê
tơng trong một khối đổ ít hơn 1000m3.
+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tơng lấy 01 tổ mẫu nhưng khơng ít hơn
một tổ mẫu cho một khối móng.
18/77


+ Đối với bê tơng móng bệ máy có khối lượng đổ lớn hơn 50m3 thì cứ 50 m3
lấy 01 tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.

+ Đối với kết cấu cấu khung cột, dầm, sàn cứ 20m3 lấy 01 tổ mẫu, nhưng khi
khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.
+ Đối với các kết cấu đơn chiếc khác có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một
tổ mẫu.
+ Đối với bê tông nền, mặt đường… cứ 200 m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối
lượng bê tơng ít hơn 200 m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.
+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê tông, cứ 500m3 lấy một tổ mẫu
nhưng nếu khối lượng bê tơng ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.
- Cường độ bê tông sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày được coi là đạt yêu cầu thiết kế
khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế và khơng có mẫu
nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
- Khi đổ bê tông Nhà thầu phải tiến hành đúc mẫu bê tông để kiểm tra chất lượng
dưới sự chứng kiến của TVGS. Việc lấy mẫu phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có dán tem
điền đầy đủ các nội dung và xác nhận của các thành phần nghiệm thu. Mẫu đúc xong phải
được bảo dưỡng ngay khi se mặt, sau 24 giờ thì có thể tiến hành tháo khuôn một cách
nhẹ nhàng không gây va đập mạnh, sau đó mẫu được Nhà thầu chuyển đến bể chứa
nước ngâm bảo dưỡng mẫu.
- Bê tơng có sử dụng phụ gia đông kết nhanh, mẫu được 7 ngày tuổi các bên bàn
giao mẫu cho đơn vị thí nghiệm để kiểm tra cường độ nén 7 ngày và 28 ngày sau khi lấy
mẫu.
f) Cơng tác hồn thiện bề mặt bê tơng
- Trước khi tiến hành hồn thiện bề mặt, kiểm tra hiện trạng của kết cấu được thi
công phải đảm bảo chất lượng. Các khuyết tật không ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu,
có thể khắc phục bằng cơng tác hồn thiện.
- Trường hợp có khuyết tật ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu, nhà thầu phải có
biện pháp kỹ thuật xử lý, trước khi thực hiện công tác hồn thiện.
g) Cơng tác bảo dưỡng bê tơng
- Bê tơng được bảo dưỡng ngay sau khi bê tông se mặt, có thể phủ bao bố, bạc
nilon lên bề mặt bê tông để giữ ẩm và nước trong giai đoạn đầu của q trình thủy hóa bê
tơng.

- Phun nước tia nhỏ liên tục lên bề mặt phủ bao bố, bạc nilon thường xuyên, liên tục
trong 7 ngày từ khi đổ bê tông.
- Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hư hại khác.
h) Công tác kiểm tra và nghiệm thu cấu kiện bê tông
Cấu kiện bê tông đạt yêu cầu nghiệm thu:
- Kết quả thí nghiệm tuổi mẫu 28 ngày đạt mác thiết kế, độ chống thấm nước (nếu
có).
Sau khi thí nghiệm cấu kiện bê tơng đạt mác thiết kế (cường độ của tổ mẫu không nhỏ
hơn mác thiết kế và cường độ của từng viên trong tổ mẫu không nhỏ hơn 85% mác thiết
kế). Tiến hành thi công tháo cốp pha và kiểm tra bể mặt cấu kiện bê tơng khơng có khuyết
tật và kết cấu đảm bảo chịu lực.
- Nếu cường độ bê tông của bất cứ cấu kiện nào không đạt, tư vấn giám sát có thể
cho ngưng đổ bê tơng phần cơng việc tiếp theo để tiến hành kiểm định lại khả năng làm
việc của kết cấu. Việc ngừng thi công phần việc tiếp theo kéo dài cho đến khi xử lý xong.
19/77


4.1.6. Giám sát thi công hố ga và lắp đặt ống cống
a) Yêu cầu vật liệu
- Ống cống bê tông ly tâm đúc sẵn, tải trọng H30.
- Ống cống, gối cống về cơng trình phải có đầy đủ hồ sơ chứng chỉ xuất xưởng.
- Kiểm tra và nghiệm thu ống cống trước khi lắp đặt:
+ Bề mặt bên ngoài và bên trong của ống cống phẳng đều, khơng được có các
điểm gồ lên hoặc lõm xuống quá 5 mm.
+ Khuyết tật bề mặt của ống cống không được lớn hơn (3x Ddn) mm2. Chỗ tiếp
xúc của miệng cống bị vỡ (mặt trong và mặt ngoài) sẽ bị loại bỏ.
+ Cho phép có các vết nứt bề mặt bê tơng do biến dạng mềm, nhưng chiều rộng
của vết nứt không được lớn hơn 0,1mm. Các vết nứt này có thể được sửa
chữa bằng cách xoa hồ xi măng.

+ Kiểm tra kích thước và độ sai lệch cho phép Ø400mm, Ø600mm:
·

Đường kính trong ống cống: ± 10 mm.

·

Chiều dày thành ống cống: + 6 mm.

·

Sai lệch độ thẳng của ống cống (tức là độ cong của đường sinh ống cống)
cho phép là 1 mm/m chiều dài.

+ Khả năng chịu tải của ống cống đảm bảo đúng theo thiết kế.
b) Công tác lắp đặt cống
Trước khi thi công cống cần xác định tim cống và độ dốc.
- Kiểm tra thi công lớp cát phủ đầu cừ và bê tơng lót móng.
- Kiểm tra gối cống, ống cống lắp đặt đúng tim cống, đầu có gờ đặt đúng hướng,
đúng độ dốc, cao độ.
- Kiểm tra thi cơng bê tơng chèn móng hai bên cống.
c) Công tác thi công hố ga
Hố ga thi công chia làm hai phân đoạn:
- Phần đế móng hố ga đúc sẵn, cường độ tối thiểu để cẩu lắp (tối thiểu 7 ngày hoặc
đạt 80% cường độ bê tông).
- Kiểm tra cẩu lắp đặt phần đế móng hố ga đúng vị trí đã định vị, kiểm tra đoạn ống
cống kê lên thành hố ga đảm bảo đúng cao độ đáy cống theo thiết kế, phân đoạn tiếp theo
thi công ván khuôn, cốt thép, bê tông thành hố ga và cửa thu nước.
- Kiểm tra lắp đặt đà hầm, nắp đan đúng cao độ hồn thiện mặt đường.
4.1.7. Giám sát thi cơng đóng cừ tràm gia cố móng

a) Yêu cầu vật liệu
- Cừ tràm đường kính (8-10)cm, chiều dài 4m.
- Cừ tràm cịn tươi, khơng cong vênh.
b) Cơng tác đóng cừ tràm
- Kiểm tra cao độ đáy hố đào.
- Kiểm tra tim trục, kích thước hình học phạm vi đóng cừ.
- Kiểm tra q trình đóng cừ xuống nền đất đảm bảo cừ thẳng đứng, khơng bị gãy
(nếu q trình đóng bị gãy, đóng chèn bổ sung), cao độ dừng đầu cừ đúng yêu cầu thiết
kế.
20/77


- Kiểm tra mật độ cừ tràm đóng đúng yêu cầu thiết kế.
4.2. Giám sát thi công nền đường
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu.
a) Yêu cầu về vật liệu
- Cấp phối đá dăm dùng làm vật liệu đắp bù nền đường
+ Cấp phối loại Dmax = 19 mm dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên
các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.
b) Công tác kiểm tra và nghiệm thu
- Lấy mẫu bãi chứa tại chân cơng trình để đưa vào sử dụng: cứ 1.000 m3 lấy một
mẫu (mẫu lấy tại 4 vị trí khác nhau trên 1 đống đá CPDD, ở độ sâu 0,2 m so với bề mặt).
Khối lượng lấy mẫu như sau:
+ Loại cấp phối có Dmax = 19 ≥ 100 kg.
- Vật liệu nghiệm thu phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý theo Bảng 1, Bảng 2 tại 4.4.1.
4.2.1. Công tác thi công nền đào
- Trước khi đào đất cần phải xác định chính xác các vị trí cần thiết cần phải thi công.
- Tất cả gốc cây, đất hữu cơ phải được vét sạch sẽ. Đất đào vận chuyển ra khỏi
công trường, không được để đất ảnh hưởng đến dân cư trong khu vực.
- Khi đã đào đến cao độ thiết kế mà nền đất làm nền đường không phù hợp, báo tư

vấn thiết kế và các bên để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Trong q trình đào và vét hữu cơ phải luôn kiểm tra cao độ đáy đào và mái dốc,
bề rộng nền đường.
- Có biện pháp thoát nước (nước mưa, nước mặt, nước ngầm) trong suốt q trình
thi cơng.
- Khơng đào ngay đến cao độ thiết kế mà phải chừa một lớp phòng lún để sau khi
ban gọt lại hoặc lu lèn (nếu có) đạt cao độ theo yêu cầu thiết kế.
4.2.2. Công tác thi công nền đắp
- Xử lý mặt nền tự nhiên trước khi đắp bù nền đường.
- Công tác tác rải và đầm nén
+ Đắp từng lớp từ thấp lên cao dần. Mỗi lớp theo chiều ngang phải đắp bằng
cùng loại vật liệu trên toàn bộ bề rộng tương ứng và tổng chiều dày sau khi lu
lèn của lớp vật liệu cùng loại không nên nhỏ hơn 30 cm, riêng với lớp nền
đường trên cùng chiều dày sau khi lu lèn tối thiểu là 10 cm.
+ Trước khi đầm nén, đá dăm đã rải phải có độ ẩm tốt nhất Wo tương ứng với
kết quả đầm nén tiêu chuẩn. Sai số chấp nhận về độ ẩm là ± 2% so với Wo.
+ Thiết bị đầm nén nền đắp phải được chọn phù hợp với vật liệu đắp.
+ Thiết kế sơ đồ lu, trình tự lu và tốc độ lu.
- Kiểm tra chất lượng nền đắp trong q trình thi cơng
+ Mỗi lớp đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ ít nhất là hai vị trí
trên 1.000 m2.
4.2.3. Công tác kiểm tra và nghiệm thu
- Kiểm tra nền đường thi công xong, sai số cho phép được quy định Bảng 1
Bảng 1: Sai số cho phép về các yếu tố hình học của nền đường sau thi công
21/77


Loại và cấp hạng đường
Yếu tố


1. Bề rộng đỉnh nền
2. Độ dốc ngang và độ
dốc siêu cao (%)

3. Độ dốc ta luy (%)

4. Vị trí trục tim tuyến
(mm)

5. Cao độ trên mặt cắt
dọc (mm)

Đường cao tốc
cấp I, II, III

Đường cấp IV,
V, VI

Cách kiểm tra

Không được nhỏ Không được nhỏ 50 m dài đo kiểm
hơn thiết kế
hơn thiết kế
tra một vị trí.
± 0,3

± 0,5

Cứ 50 m đo một
mặt cắt ngang bằng

máy thủy bình.

Khơng được dốc Khơng được dốc Cứ 20 m đo một vị
hơn thiết kế
hơn thiết kế
trí bằng các loại
máy
đo đạc.
+15 (*)
+10 (*)

50

100

+10; -15

+10; -20

(+10; -20) (**)

(+10; -30) (**)

Cứ 50 m kiểm tra
một điểm và các
điểm TD (***), TC
(****) của đường
cong.
Tại trục tim tuyến.
Cứ 50 m kiểm tra

một điểm.
- Không áp dụng
cho mái ta luy đá.

6. Độ bằng phẳng mặt mái ta
luy đo bằng khe hở lớn nhất
dưới thước 3 m

- Trên cùng một
mặt cắt ngang, đặt
thước 3 m rà liên
tiếp trên mặt mái ta
luy để phát hiện khe
hở lớn nhất

30

50

50

80

+0, -20

+0, -30

- Kích thước mặt cắt

Khơng nhỏ hơn

thiết kế

Khơng nhỏ hơn
thiết kế

Cứ 50 m đo một
mặt cắt ngang

- Độ dốc ta luy rãnh

Không dốc hơn
thiết kế

Không dốc hơn
thiết kế

Cứ 50 m đo một vị
trí.

+ 70

Dùng thước dây 20
m căng và đo
chênh lệch giữa
mép rãnh với
thước. Cứ 50 m đo

- Mái ta luy nền đắp (mm)
- Mái ta luy nền đào (mm)


- Cứ 20 m kiểm tra
một mặt cắt ngang.

7. Các loại rãnh không
xây đá hoặc chưa gia cố:
- Cao độ đáy rãnh (mm)

- Độ gẫy khúc của mép
rãnh (mm)

+ 50

22/77

Cứ 50 m đo cao độ
hai điểm bằng máy
thủy bình


Loại và cấp hạng đường
Yếu tố

Đường cao tốc
cấp I, II, III

Đường cấp IV,
V, VI

Cách kiểm tra
một vị trí.


8. Các rãnh xây

- Cường độ vữa xây

Với mỗi tỷ lệ pha
Đạt yêu cầu thiết Đạt yêu cầu thiết trộn cứ một ca thi
công làm hai tổ
kế
kế
mẫu thử cường độ.
50

100

Đo bằng máy kinh
vĩ, cứ 50 m đo hai
vị trí tim.

± 30

± 50

Cứ 50 m đo một
mặt cắt.

- Bề dày lớp xây

Không nhỏ hơn
thiết kế


Khơng nhỏ hơn
thiết kế

Cứ 50 m đo một vị
trí

- Kích thước lớp đệm
móng

Khơng nhỏ hơn
thiết kế

Khơng nhỏ hơn
thiết kế

Cứ 50 m đo một vị
trí.

- Cao độ đáy rãnh (mm)

± 10

± 15

Cứ 50 m đo một
điểm.

- Độ gãy khúc của mép
rãnh (mm).


+ 50

+ 70

Như với rãnh khơng
xây.

- Vị trí tim rãnh (mm)

- Kích thước mặt cắt (mm)

(*) Áp dụng cho nền đào, đắp đá nhưng không được trên một đoạn đường dài liên
tục quá 30m;
(**) Áp dụng cho nền đào, đắp đá.
(***) TD cọc tiếp đầu trong đường cong.
(****) TC cọc tiếp cuối trong đường cong.
- Kiểm tra đo E nền đường ≥ Eyc nền đường.
- Kiểm tra độ chặt K nền đường ≥ Kyc nền đường.
4.3. Giám sát thi công kết cấu áo đường, vỉa hè
4.3.1. Giám sát thi công lớp móng cấp phối đá dăm
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 8859:2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo
đường ô tô – Vật liệu, thi công và nghiệm thu.
4.3.1.1.

Yêu cầu về vật liệu

- Cấp phối đá dăm phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ
thuật của cơng trình:
+ Cấp phối loại Dmax = 37,5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới.

+ Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên.
+ Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng
cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.
23/77


a) Thành phần hạt của cấp phối đá dăm
Bảng 1 – Thành phần hạt của cấp phối đá dăm
Kích cỡ mắt
sàng vng,
mm

Tỷ lệ lọt sàng, % theo khối lượng
CPĐD có cỡ hạt danh
định Dmax = 37,5 mm

50

100

37,5

95 ÷ 100

CPĐD có cỡ hạt
danh định D max =
19 mm

CPĐD có cỡ hạt danh
định Dmax = 25 mm


100

25

79 ÷ 90

100

19

58 ÷ 78

67 ÷ 83

90 ÷ 100

9,5

39 ÷ 59

49 ÷ 64

58 ÷ 73

4,75

24 ÷ 39

34 ÷ 54


39 ÷ 59

2,36

15 ÷ 30

25 ÷ 40

30 ÷ 45

0,425

7 ÷ 19

12 ÷ 24

13 ÷ 27

0,075

2 ÷ 12

2 ÷ 12

2÷12

b) Yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý của vật liệu cấp phối đá dăm
Bảng 2 – Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD
Cấp phối đá dăm

Chỉ tiêu

Phương pháp thử
Loại I

Loại II

1. Độ hao mòn Los-Angeles của cốt
liệu (LA), %

≤ 35

≤ 40

2. Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt
K98, ngâm nước 96 h, %

≥ 100

3. Giới hạn chảy (W L) 1), %

≤ 25

≤ 35

TCVN 4197:2012

4. Chỉ số dẻo (I P) 1), %

≤ 6


≤ 6

TCVN 4197:2012

≤ 45

≤ 60

≤ 18

≤ 20

TCVN 7572:2006

≥ 98

≥ 98

Phương pháp đầm nén
cải tiến

5. Tích số dẻo PP

TCVN 7572-12:2006
TCVN 8821:2011

2)

(PP = Chỉ số dẻo IP x % lượng lọt

qua sàng 0,075 mm)
6. Hàm lượng hạt thoi dẹt

3)

,%

7. Độ chặt đầm nén (K yc ), %

1) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành
phần hạt lọt qua sàng 0,425 mm.
2) Tích số dẻo PP.
24/77


3) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều
dài; Thí nghiệm được thực hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và
chiếm trên 5 % khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã
xác định cho từng cỡ hạt.
c) Công tác kiểm tra và nghiệm thu
- Lấy mẫu kiểm tra để chấp thuận nguồn cung cấp
+ Lấy mẫu tại nguồn cung cấp: cứ 3.000 m3 lấy một mẫu.
- Lấy mẫu bãi chứa tại chân cơng trình để đưa vào sử dụng: cứ 1.000 m3 lấy một
mẫu (mẫu lấy tại 4 vị trí khác nhau trên 1 đống đá CPDD, ở độ sâu 0,2 m so với bề mặt).
Khối lượng lấy mẫu như sau:
+ Loại cấp phối có Dmax = 37,5 ≥ 200 kg.
+ Loại cấp phối có Dmax = 25 ≥ 150 kg.
+ Loại cấp phối có Dmax = 19 ≥ 100 kg.
- Vật liệu nghiệm thu phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý theo Bảng 1, Bảng 2.

4.3.1.2.

Công tác thi công

4.3.1.2.1. Chuẩn bị thi công
a) Chuẩn bị vật liệu CPĐD
- Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình. Cơng
tác này bao gồm việc khảo sát, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ
thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ cơng trình;
- Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân cơng
trình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lương vật liệu;
- Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi cơng và phải tập kết được khối lượng vật
liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công;
- Bãi chứa vật liệu phải được gia cố để không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của
các phương tiện vận chuyển, thi công và không để bị ngập nước, không để bùn đất hoặc
vật liệu khác lẫn vào;
- Không tập kết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
- Trong mọi cơng đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự
phân tầng của vật liệu CPĐD (phun tưới ẩm trước khi bốc xúc, vận chuyển).
b) Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công
- Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọc định vị tim và mép móng đường.
- Việc thi cơng các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã
được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định
của mặt bằng thi công, đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế.
- Cần phải vệ sinh mặt đường cũ và tạo nhám mặt đường cũ trước khi thi cơng lớp
móng tăng cường và lớp bù vênh.
c) Công tác chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục vụ thi công
- Huy động đầy đủ các trang thiết bị thi công chủ yếu như máy rải hoặc máy san, các
loại lu, ô tô tự đổ chuyên chở vật liệu, thiết bị khống chế độ ẩm, máy đo đạc cao độ, dụng
cụ khống chế chiều dày… các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ chặt, độ ẩm tại hiện trường.

- Tiến hành kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản của thiết bị thi công chủ yếu như hệ
thống điều khiển chiều dày rải của máy rải, hệ thống rung của lu rung, hệ thống điều khiển
25/77


×