Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Giáo trình lập trình web với php và mysql (nghề ứng dụng phần mềm trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.84 KB, 47 trang )

UDPM-CĐ-MĐ24-LTWPHP
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Yêu cầu có các tài liệu tham khảo cho sinh viên của khoa Công nghệ Thông tin Trường Cao đẳng Nghề ngày càng trở nên cấp thiết. Việc biên soạn tài liệu này nằm
trong kế hoạch xây dựng hệ thống giáo trình các mơn học của Khoa.
Đề cương của giáo trình đã được thơng qua Hội đồng Khoa học của Khoa và
Trường. Mục tiêu của giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên một tài liệu tham khảo
chính về mơn học Thiết kế website, trong đó giới thiệu những khái niệm căn bản nhất
về ngôn ngữ php và hệ quản trị cơ sở dữ liệu mysql, đồng thời trang bị những kiến thức
và một số kỹ năng chủ yếu cho việc kết hợp php và mysql để tạo website. Đây có thể
coi là những kiến thức ban đầu và nền tảng cho các kỹ thuật viên, quản trị viên về hệ
thống mạng.
Mặc dù đã có những cố gắng để hồn thành giáo trình theo kế hoạch, nhưng do
hạn chế về thời gian và kinh nghiệm soạn thảo giáo trình, nên tài liệu chắc chắn cịn
những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong
Khoa cũng như các bạn sinh viên và những ai sử dụng tài liệu này. Các góp ý xin gửi về
Khoa Công nghệ thông tin - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ. Xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên Nguyễn Phát Minh

2



MỤC LỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 2
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 3
TRANG ...................................................................................................................................... 3
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN ........................................................................................ 5
Tên mơn học/mơ đun: Lập trình Web với PHP và MySQL ...................................................... 5
Mã mơn học/mô đun: MĐ 24 ..................................................................................................... 5
BÀI 1: TỔNG QUAN ................................................................................................................ 7
Mã bài: MĐ 24 - 01 .................................................................................................................... 7
1. Web động là gì?: ................................................................................................................. 7
2. Mơi trường phát triển web: ................................................................................................. 8
3. Giới thiệu PHP: ................................................................................................................ 10
4. Giới thiệu MySQL: ........................................................................................................... 10
BÀI 2: MYSQL ........................................................................................................................ 12
Mã bài: MĐ 24 - 02 .................................................................................................................. 12
1. Giới thiệu MySQL: ........................................................................................................... 12
2. Giới thiệu phpmyadmin: ................................................................................................... 13
3. Thao tác cơ bản trên phpmyadmin: .................................................................................. 14
3.1. Tạo CSDL ...................................................................................................................... 14
3.2. Hủy CSDL ..................................................................................................................... 15
3.3. Tạo table .................................................................................................................... 15
3.4. Hiệu chỉnh cấu trúc table ........................................................................................... 16
3.5. Hủy table ................................................................................................................... 16
3.6. Đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu ........................................................................................... 17
3.7. Sao lưu và phục hồi dữ liệu ........................................................................................... 17
3.7.1. Sao lưu dữ liệu ........................................................................................................ 17
3.7.2. Phục hồi dữ liệu ...................................................................................................... 18
BÀI 3: PHP ............................................................................................................................... 20

Mã chương: MĐ 24 - 03 ........................................................................................................... 20
1. Cấu trúc đoạn mã PHP ..................................................................................................... 20
2. Sử dụng các lệnh xuất ....................................................................................................... 20
3. Khai báo và sử dụng biến ................................................................................................. 21
4. Các kiểu dữ liệu trong php: .............................................................................................. 22
4.1. Luận lý ........................................................................................................................... 22
4.2. Số nguyên ...................................................................................................................... 22
4.3. Số thực ........................................................................................................................... 23
4.4. Hàm toán học ................................................................................................................. 23
4.5. Chuỗi, ký tự ................................................................................................................... 23
4.6. Hàm trên chuỗi .............................................................................................................. 23
4.7. Mảng .............................................................................................................................. 24
5. Cấu trúc điều khiển: .......................................................................................................... 26
5.1. if, if … else .................................................................................................................... 26
5.2. switch ............................................................................................................................. 27
5.3. for, foreach..................................................................................................................... 28
5.4. while, do … while ......................................................................................................... 29
5.5. Các lệnh break, continue ............................................................................................... 30
6. Sử dụng include và require: .............................................................................................. 30
6.1. include, include_once .................................................................................................... 30

3


6.2. require, require_once .....................................................................................................31
7. Tạo các lớp đối tượng: ......................................................................................................32
7.2. Tạo lớp đối tượng .......................................................................................................32
7.3. Khai báo thuộc tính ....................................................................................................32
7.4. Xây dựng phương thức (hàm) ....................................................................................33
7.5. Từ khóa static .............................................................................................................34

7.6. Sử dụng lớp đối tượng....................................................................................................34
8. Các đối tượng quản lý trong php .......................................................................................35
BÀI 4: Kết hợp PHP & MYSQL ..............................................................................................40
Mã chương: MĐ 24 - 04 ...........................................................................................................40
1. Giới thiệu PDO .................................................................................................................40
Lý do chọn PDO ...................................................................................................................40
2. Tạo kết nối – Hủy kết nối..................................................................................................41
2.1 Tạo kết nối ..................................................................................................................41
2.2. Hủy kết nối .................................................................................................................42
2.3. Xử lý lỗi kết nối .........................................................................................................42
3. Thực thi lệnh SQL.............................................................................................................43
3.1. Các lệnh Insert, Update, Delete .................................................................................43
3.2. Câu lệnh Select...........................................................................................................43
4. PDO Statement ..................................................................................................................44
4.1. Prepared statement .....................................................................................................44
4.2. Thực thi ......................................................................................................................44
4.3. Duyệt dữ liệu ..............................................................................................................44
4.4. Truyền tham số trong câu truy vấn ............................................................................45
4.5. Đếm số lượng mẫu tin ................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................47

4


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Lập trình Web với PHP và MySQL
Mã môn học/mô đun: MĐ 24
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
 Vị trí: Mơn học được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, các
môn học cơ sở chuyên ngành đào tạo chuyên môn nghề về website như Nhập

mơn lập trình Website
 Tính chất: Là môn học cơ sở chuyên ngành bắt buộc.
 Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: Thiết kế Website là mơn học cơ bản để
sinh viên tìm hiểu về các khái niệm về thiết kế trang web dùng PHP và MYSQL
để tạo website động
Mục tiêu của môn học/mô đun:
 Về kiến thức:
o Hiểu rõ về ngôn ngữ PHP trong việc thiết kế website
o Hiểu rõ hệ quản trị cơ sở dữ liệu mysql
 Về kỹ năng:
o Sử dụng và kết hợp giữa PHP và MySql để tạo website động
o Thiết lập được môi trường phát triển website động dựa trên PHP và
MySQL
 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
o Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an tồn cho người và phương tiện học
tập.
Nội dung của mơn học/mô đun:
Thời gian
Số
TT

Tên chương, mục

I

Tổng quan

Tổng
số



thuyết

Thực
Kiểm tra*
hành Bài (LT
tập
hoặcTH)

4

1

3

0

12

3

9

0

Web động là gì?
Mơi trường phát triển web
Giới thiệu PHP
Giới thiệu MySQL
II


MySQL
Giới thiệu MySQL
Giới thiệu phpmyadmin

5


Thao tác cơ bản trên phpmyadmin
III

PHP

22

6

15

1

22

5

16

1

60


15

43

Cấu trúc đoạn mã PHP
Sử dụng các lệnh xuất
Khai báo và sử dụng biến
Các kiểu dữ liệu trong php
Cấu trúc điều khiển
Sử dụng include và require
Tạo các lớp đối tượng
Các đối tượng quản lý trong php
IV

Kết hợp PHP và MySQL
Giới thiệu PDO
Tạo kết nối – Hủy kết nối
Thực thi lệnh SQL
PDO Statement
Cộng

6

2


BÀI 1: TỔNG QUAN
Mã bài: MĐ 24 - 01
Giới thiệu:

Trong bài này trình bày những nội dung căn bản về khái niệm website động là gì
và giới thiệu ngơn ngữ lập trình web PHP, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL cũng như
môi trường phát triển web động dựa trên PHP và MySQL
Mục tiêu của bài:
 Trình bày được khái niệm website động.
 Hiểu được PHP và MySQL là gì.
 Thiết lập được mơi trường phát triển website động dựa trên PHP và MySQL
 Thực hiện các thao tác an tồn với máy tính.
Nội dung chính:

1. Web động là gì?:
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm website động.
Website động là một thuật ngữ dùng để chỉ những trang web được hỗ trợ bởi một
phần mềm cơ sở web. Có thể xem nó là một tập hợp các dữ liệu số hóa được tổ chức
thành cơ sở dữ liệu và trình diễn trên các trang web dưới dạng văn bản, âm thanh, hình
ảnh. Web động được tích hợp thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu.
Người sở hữu trang web có quyền điều hành, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên
trang web một cách dễ dàng. Khơng cần phải nhờ đến những lập trình viên chuyên
nghiệp nào. Hơn nữa, với các chương trình ứng dụng, khách hàng có được quyền trao
đổi thơng tin với chủ website và những khách hàng khác. Có thể nói web động là một
thành công lớn trong lĩnh vực thiết kế website, hiện nay nó cịn được gọi là ứng dụng
web với nhiều chức năng cao cấp được phát triển không ngừng.

7


2. Môi trường phát triển web:
Mục tiêu: Thiết lập được môi trường phát triển website động dựa trên PHP và MySQL.
Để học ngôn ngữ PHP và phát triển ứng dụng với ngôn ngữ này bạn cần cài đặt
các thành phần cần thiết:

- Chương trình dịch (để sử dụng PHP CLI bản mới nhất)
- Bộ server Apache+PHP+MySQL (cho phát triển và triển khai ứng dụng web PHP)
- Một text editor/IDE phù hợp.
2.1. Chương trình dịch PHP
Bộ chương trình dịch trọn vẹn của PHP cho windows được cung cấp miễn phí tại
địa chỉ Bộ chương trình PHP được cung cấp ở dạng
file chạy nén trong tập tin zip
Cài đặt PHP chỉ đơn giản là giải nén file zip bạn tải về. Để vào thư mục ổ C:\php.
Mục đích là để lấy đường dẫn đến PHP ngắn nhất để tránh gặp lỗi khi thiết lập biến môi
trường.
Thiết lập biến môi trường: System Properties -> tab Advanced – > Evironment
Variables -> Path -> New. Như hình sau:

2.2. Bộ server Apache+PHP+MySQL:
Với cách cài đặt bên trên, chúng ta cần thêm máy chủ webserver (dùng IIS hoặc
Apache) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu để có thể phát triển một trang web dùng PHP đầy

8


đủ nhất. Để đơn giản hóa q trình cài đặt này, chúng ta sẽ sử dụng phần mềm hổ trợ
tạo máy chủ webserver. Có nhiều phần mềm hổ trợ là: XAMPP, WAMPSERVER,
EASYPHP. Trong bài học này sẽ giới thiệu XAMPP, các phần mềm khác cũng tương
tự
Mơ hình Web động:

Như hình trên chúng ta thấy để tạo web động chúng ta cần có máy chủ webserver. Muốn
tạo máy chủ webserver chúng ta cần webserver + php + hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Phần
mềm XAMPP có cả 3 thành phần trên. Chỉ cần cài vào máy vi tính thì chúng ta đã có
máy chủ webserver.

Các bước cài đặt XAMPP:
- Tải phần mềm theo địa chỉ: chọn
phiên bản phù hợp với hệ điều hành
- Cài đặt theo đường dẫn C:/XAMPP
- Mở chương trình
- Mở thư mục C:/XAMPP/htdocs và tạo thư mục mới tên là “webapp”, tạo tập
tin mới đặt tên là index.php, có nội dung như sau:
Hello world from PHP”; ?>
- Kiểm tra bằng cách vào trình duyệt web, gõ đường dẫn sau vào:
localhost/webapp, nếu hiện như hình sau là thành công tạo máy chủ webserver

9


2.3. Editor/IDE:
Phần mềm soạn thảo cho PHP có rất nhiều, thậm chí notepad hay wordpad của
window có sẵn đều được, nhưng để tạo thuận tiện cho người lập trình thì nên dùng các
phần mềm sau:
- Atom: />- PHPDesigner: />- PHPStorm: />
3. Giới thiệu PHP:
Mục tiêu: Hiểu được PHP là gì?.
PHP (viết tắt đệ quy của PHP: Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ script được
tạo cho các giao tiếp phía server. Do đó, nó có thể xử lý các chức năng phía server như
thu thập dữ liệu biểu mẫu, quản lý file trên server, sửa đổi cơ sở dữ liệu và nhiều hơn
nữa.
PHP là ngơn ngữ script phía server đa năng, đa mục đích, nhưng chủ yếu được
sử dụng để tạo nội dung động trên trang web.

4. Giới thiệu MySQL:
Mục tiêu:Hiểu được MySQL là gì?.

MySQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở (Relational Database
Management System, viết tắt là RDBMS) hoạt động theo mơ hình client-server.
RDBMS là một phần mềm hay dịch vụ dùng để tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu
(Database) theo hình thức quản lý các mối liên hệ giữa chúng.
MySQL là một trong số các phần mềm RDBMS. RDBMS và MySQL thường
được cho là một vì độ phổ biến quá lớn của MySQL. Các ứng dụng web lớn nhất như
Facebook, Twitter, YouTube, Google, và Yahoo! đều dùng MySQL cho mục đích lưu
trữ dữ liệu. Kể cả khi ban đầu nó chỉ được dùng rất hạn chế nhưng giờ nó đã tương thích
với nhiều hạ tầng máy tính quan trọng như Linux, macOS, Microsoft Windows, và
Ubuntu.
Bài tập:
Cài đặt phần mềm hổ trợ tạo máy chủ webserver EasyPHP và tạo trang index.php
giống như lúc cài XAMPP để kiểm tra kết quả
Bài tập nâng cao:
Không dùng phần mềm hổ trợ tạo máy chủ webserver. Tiến hành cài đặt riêng lẻ
các thành phần cần có cho 1 máy chủ webserver và tạo trang web index.php như lúc cài
đặt XAMPP để kiểm tra kết quả
Những trọng tâm cần chú ý trong bài:
- Cài đặt phần mềm hổ trợ tạo máy chủ webserver
- Thư mục htdocs của XAMPP là thư mục gốc để chạy Web.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung:

10


+ Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm website động.
- Hiểu được PHP và MySQL là gì.
+ Về kỹ năng: Cài đặt phần mềm hổ trợ tạo máy chủ webserver XAMPP.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong cơng việc.
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng cài đặt môi trường cho máy chủ webserver.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong cơng việc.

11


BÀI 2: MYSQL
Mã bài: MĐ 24 - 02
Giới thiệu:
Trong bài này trình bày những nội dung căn bản về MySQL và cách sử dụng
phpmyadmin để quản trị cơ sở dữ liệu trên MySQL
Mục tiêu của bài:
 Sử dụng thành thạo phpmyadmin để quản trị cơ sở dữ liệu.
 Thêm, sửa, xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu
Nội dung chính:

1. Giới thiệu MySQL:
Như đã trình bài trong bài 1, MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chúng ta có thể
thao tác với cơ sở dữ liệu bao gồm các hành động sau: thêm, sửa, xóa, sao lưu và phục
hồi dữ liệu. Để thao tác chúng ta cần nắm rõ các lệnh trong MySQL.
Để giảm thời gian tìm hiểu MySQL, chúng ta có thể sử dụng phần mềm bên thứ
3 là phpmyadmin để giúp cho người sử dụng MySQL có cái nhìn trực quan hơn về cơ
sở dữ liệu đang xử lý.
Sau đây sẽ trình bày một số lệnh cơ bản thường dùng:
- Tạo CSDL: dùng lệnh CREATE DATABASE <Tên CSDL>;
- Hủy CSDL: dùng lệnh DROP <Tên CSDL>;
- Hiển thị danh sách CSDL đã có bằng lệnh SHOW DATABASES;

- Chọn CSDL cần làm việc bằng lệnh USE <Tên CSDL>;
- Hiển thị danh sách table trong CSDL: SHOW tables;
- Tạo table
CREATE TABLE <TênTable>
(
<TênCột> <KDL> [NOT NULL],
[<TênCột_i> <KDLi> [NOT NULL],]
PRIMARY KEY <PK_name> (<TênCột_j>[,TênCột_k])
[
,FOREIGN KEY <FK_name> (<TênCột_x>[,REFERENCES <TableCha> (<TênCột_xc>[,[ON DELETE ref_option]
[ON UPDATE ref_option]
]

12


);
Các giá trị của ref_option: RESTRICT | CASCADE | SET NULL | NO ACTION
Ví dụ:
Tạo 2 table Lop và HSSV. Mỗi lớp có nhiều hssv, mỗi hssv thuộc 1 lớp.
CREATE TABLE Lop
(
lopID INT NOTNULL AUTO_INCREMENT,
tenlop VARCHAR(50)
PRIMARY KEY PK_lop (lopID)
);
CREATE TABLE HSSV
(

hssvID VARCHAR(5),
lopID INT,
hoten VARCHAR(50),
PRIMARY KEY PK_hssv (hssvID),
FOREIGN KEY PK_hssv_lop (lopID)
REFERENCES Lop (lopID)
ON DELETE RESTRICT
ON UPDATE RESTRICT
);
- Hủy table: DROP TABLE <Tên table>;
- Các lệnh truy vấn SQL như INSERT, UPDATE, DELETE

2. Giới thiệu phpmyadmin:
Một trong những công cụ để quản lý MySQL được sử dụng phổ biến nhất hiện
nay là ứng dụng web phpmyadmin. Với phpmyadmin, chúng ta có thể dễ dàng quản lý
MySQL bằng các thao tác click chuột trên giao diện web mà không cần phải nhớ hết các
cấu trúc lệnh sql
Trong phần mềm XAMPP đã tích hợp sẵn, chúng ta chỉ cần gọi ra để sử dụng.
Đường dẫn truy cập là: localhost/phpmyadmin khi truy cập thành công chúng ta sẽ thấy
giao diện như hình

13


Tài khoản để đăng nhập là: Username (root), Password(). Đây là tài khoản truy
cập MySQL mặc định của XAMPP. Sau khi truy cập thành công hoặc không hiện của
sổ đăng nhập chúng ta sẽ thấy giao diện chính của phpmyadmin như sau:

3. Thao tác cơ bản trên phpmyadmin:
3.1. Tạo CSDL

Bước 1: Trong giao diện phpmyadmin, click chuột lên biểu tượng Home ở khung trái.

14


Bước 2: chọn Databases ở khung phải

Bước 3: Nhập tên CSDL cần tạo, chọn utf8_general_ci trong danh sách Collation rồi
chọn Create

3.2. Hủy CSDL
Bước 1: chọn biểu biểu Home
Bước 2: chọn Databases
Bước 3: Đánh dấu chọn CSDL cần hủy rồi click chọn biểu tượng Drop

3.3. Tạo table
Bước 1: click chuột lên biểu tượng New trong CSDL

15


Bước 2: nhập tên table cần tạo, khai báo danh sách cột và kiểu dữ liệu

Bước 3: click chuột lên nút
3.4. Hiệu chỉnh cấu trúc table
Bước 1: ở khung trái, chọn table cần hiệu chỉnh
Bước 2: chọn Structure ở khung phải







Mỗi dịng là một cột của table.
Muốn xóa cột này thì click chuột lên biểu tượng Drop trên dịng tương ứng.
Muốn thay đổi thơng tin của cột thì click chuột lên Change
Muốn thêm cột thì nhập số cột cần thêm vào ô bên dưới rồi chọn Go

3.5. Hủy table
Bước 1: chọn CSDL trong khung trái

Bước 2: Trong hình trên, mỗi dòng là một table bên trong CSDL. Muốn hủy table nào
thì chọn click chuột lên biểu tượng
trên dịng tương ứng.
Biểu tượng

sẽ xóa tất cả dữ liệu trong table nhưng khơng hủy table.

16


3.6. Đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu
Bước 1: chọn table trong khung trái
Bước 2: chọn Browse trong khung phải để xem dữ liệu

 Click chuột lên biểu tượng
 Clikc chuột lên biểu tượng

để hiện chỉnh dòng dữ liệu tưng ứng
để xóa dịng dữ liệu


Bước 3: muốn thêm dữ liệu thì click chuột lên biểu tượng
Bước 4: nhập thông tin cho dòng dữ liệu cần thêm rồi click chuột lên nút Go.

3.7. Sao lưu và phục hồi dữ liệu
3.7.1. Sao lưu dữ liệu
Bước 1: chọn CSDL ở khung trái.
Bước 2: chọn

17


Bước 3: click chuột lên nút Go.
Bước 4: chọn ổ đĩa, thư mục chứa tập tin sao lưu.
3.7.2. Phục hồi dữ liệu
Bước 1: chọn CSDL
Bước 2: chọn
Bước 3: click chuột lên Browse, chọn đến tập tin đã sao lưu trước đó

Bước 4: click chuột lên núg

bên dưới

Bài tập:
Thiết kế cơ sở dữ liệu sau trên phpmyadmin: CuaHangThoiTrang gồm các table
theo yêu cầu sau:
PhanLoai
PhanLoaiID: int, AUTO_INCREMENT
TenPhanLoai: varchar(100)
BiDanh: varchar(100)

Nhomsp

18


NhomspID: int, AUTO_INCREMENT
PhanLoaiID: int
TenNhomsp: varchar(100),
BiDanh: varchar(100)
SanPham
SanPhamID: int, AUTO_INCREMENT
NhomspID: int
TenSanPham: varchar(100)
MoTa: TEXT
DonGia: int
GiaKM: int
Hinh: varchar(255)
NgayCapNhat: date
NgungBan: bit
BiDanh: varchar(100)
Bài tập nâng cao:
Sử dụng cơ sở dữ liệu ở bài tập trên, tạo bản sao lưu, sau đó phục hồi lại với cơ
sở dữ liệu CuaHangThoiTrang_CN2
Những trọng tâm cần chú ý trong bài:
- Sử dụng thành thạo phpmyadmin để quản trị cơ sở dữ liệu.
- Thêm, sửa, xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung:
+ Về kiến thức:
- Trình bày các lệnh cơ bản trên MySQL.

+ Về kỹ năng: Sửu dụng được phpmyadmin để quản trị cơ sở dữ liệu
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc.
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp
+ Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thao tác trên cơ sở dữ liệu khi dùng phần mềm
phpmyadmin.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong cơng việc.

19


BÀI 3: PHP
Mã chương: MĐ 24 - 03
Giới thiệu:
Trong bài này trình bày những nội dung căn bản về kiến thức của ngôn ngữ PHP,
kết hợp giữa các thẻ HTML và đoạn mã thực thi PHP.
Mục tiêu của bài:
 Trình bày được cấu trúc lệnh php, kiểu dữ liệu, các lệnh điều khiển, các khai báo và
lệnh cơ bản.
 Trình bày được cách đọc dữ liệu từ Form của HTML.
 Thực thi được các hàm của php khi nhúng tập tin php vào tập tin HTML
 Thực hiện các thao tác an tồn với máy tính.
Nội dung chính:

1. Cấu trúc đoạn mã PHP
Đoạn mã PHP được đặt trong các cặp thể sau: <?php các lệnh ?>
Ví dụ:
echo “PHP chào bạn!”;
?>

Chú ý: mỗi lệnh của PHP kết thúc bằng dấu chấm phẩy “;”.

2. Sử dụng các lệnh xuất
- echo string $arg1 [. string $... ]
Ví dụ:
$holot = “Nguyễn Văn”;

$ten = “Thành”;

echo “Họ tên: Nguyễn Văn Thành”;
echo “Họ: $holot”;
echo “Tên: $ten”;

echo “Họ tên: $holot $ten”;

echo “Họ tên: ”. $holot. “ ”. $ten;

?>
- Muốn xuống hàng thì dùng ký tự “\n”.
Ví dụ:

20


$holot = “Nguyễn Văn”;

$ten = “Thành”;


echo “Họ tên:\n$holot $ten”;
?>
- print ( string $arg )
Ví dụ:
print(“Họ tên: $holot $ten”);
?>

3. Khai báo và sử dụng biến
- Khai báo biến: $tên_biến;
- Quy tắc đặt tên biến:

 Bắt đầu bằng ký tự $, theo sau là 1 ký tự hoặc dấu _, tiếp đó là ký tự, hoặc số hoặc
dấu _.
 Nêu khởi tạo giá trị ban đầu ngay khi khai báo biến.
 Không trùng tên biến với tên hàm.
 Không được bắt đầu bằng ký số.
 Lưu ý: phân biệt chữ HOA – chữ thường.

- Gán giá trị cho biến: $tên_biến = <Giá trị>;
- Khai báo biến tồn cục: dùng từ khóa global đặt trước tên biến.
- Sử dụng hằng
 Hằng là một giá trị khơng thay đổi trong q trình thực thi ứng dụng
Ví dụ: PI
 Quy tắc đặt tên hằng: giống tên biến, thường dùng ký tự IN HOA
 Khai báo hằng: define (“TÊN_HẰNG”, <Giá trị>);
Ví dụ: define (“PI”, 3.14);

- Các phương thức kiểm tra giá trị của biến
 isset($tên_biến): kiểm tra biến có tồn tại hay khơng.

 empty($tên_biến): kiểm tra biến có rỗng (null, khơng chứa giá trị) hay khơng.
 is_numeric($tên_biến): kiểm tra biến có phải là kiểu số hay khơng
 is_double($ten_biến): kiểm tra biến có double hay khơng
 gettype($tên_biến): xác định kiểu dữ liệu của biến
Sử dụng các toán tử
Tốn tử

Ý nghĩa

$a=$b

Gán giá trị của $b cho $a

$c=$a+$b

Tính tổng $a và $b rồi gán cho $c

$a++

Tăng $a lên 1 đơn vị

21


$a += $b

Tương đương với $a = $a + $b

$c=$a-$b


Tính hiệu của $a trừ $b rồi gán cho $c

$a--

Giảm $a 1 đơn vị

$a -= $b

Tương đương với $a = $a - $b

$c = $a * $b

Tính tích của $a và $b rồi gán cho $c

$a *= $b

Tương đương với $a = $a * $b

$c = $a / $b

Tính thương $a chia $b rồi gán cho $c

$a /= $b

Tương đương $a = $a / $b

$a==$b

TRUE nếu $a bằng $b


$a === $b

TRUE nếu $a bằng $b và cùng kiểu dữ liệu

$a != $b hoặc $a <> $b

TRUE nếu $a khác $b

$a !== $b

TRUE nếu $a khác $b hoặc khác kiểu dữ liệu

$a < $b

TRUE nếu $a nhỏ hơn $b

$a > $b

TRUE nếu $a lớn hơn $b

$a <= $b

TRUE nếu $a nhỏ hơn hoặc bằng $b

$a >= $b

TRUE nếu $a lớn hơn hoặc bằng $b

$a <=> $b


Nếu $a nhỏ hơn $b thì trả về -1
Nếu $a bằng $b thì trả về 0
Nếu $a lớn hơn $b thì trả về 1

4. Các kiểu dữ liệu trong php:
4.1. Luận lý
Kiểu bool, chỉ có một trong hai giá trị là TRUE hoặc FALSE
4.2. Số nguyên
Giá trị có thể là số trong hệ thập phân, thập lục phân và bát phân.
Ví dụ:
$x = 1234; //hệ thập phân
$y = -123; //số âm hệ thập phân
$z = 0123; //hệ bát phân (bắt đầu bằng số 0)

22


$t = 0x1A; //hệ thập lục phân
4.3. Số thực
Kiểu float hoặc double
4.4. Hàm tốn học
Hàm

Cơng dụng

abs($x)

Trả về giá trị tuyệt đối của $x

ceil($x)


Trả về số nguyên nhỏ nhất lớn hơn $x

floor($x)

Trả về số nguyên lớn nhất nhỏ hơn $x

pi()

Giá trị của PI

min

Tìm giá trị nhỏ nhất

max

Tìm giá trị lớn nhất

round($x, $n)

Trả về số thực từ $x được làm tròn còn $n số thập phân

pow($x, $y)

Tính $x lũy thừa $y

rand($x, $y)

Trả về số nguyên ngẫu nhiên trong đoạn từ $x đến $y


4.5. Chuỗi, ký tự
 Mỗ ký tự chiếm 1 byte.
 Mỗi chuỗi có thể chứa một hay nhiều ký tự.
 Chuỗi khơng có giới hạn về kích thước.
4.6. Hàm trên chuỗi
Hàm

Công dụng

trim($s)

Bỏ các khoảng trắng ở 2 đầu chuỗi s

strlen($s)

Trả về chiều dài của $s

strcmp($s1, $s2)

So sánh hai chuỗi $s1 và $s2

strpos($s_main, $s_sub)

Trả về vị trí đầu tiên tìm thầy $s_sub trong
$s_main. Nếu khơng tìm thấy thì trả về FALSE

str_replace($s1, $s2, $s_main)

Tìm trong $s_main, thay $s1 bằng $s2


substr($s, $pos, [$len])

Từ vị trí $pos trong $s, lấy ra $len ký tự

implode(“;”, array($s1, $s2))

Kết hợp $s1 và $s2 thành một chuỗi cách nhau
bằng dấu chấm phẩy “;”

explode(“;”, $s)

Tách $s thành mảng các chuỗi con dựa vào dấu
chấm phẩm “;”

23


4.7. Mảng
- Khai báo: $tên_mảng = array();
Ví dụ:
$a = array();
- Khai báo và khởi tạo: $tên_mảng = array([khóa=>]giá trị, …);
Ví dụ
$a = array(1, 2, 3, 9, 7);
$b = array(“k1”=>2, “k2”=>5);
- Truy xuất
Cú pháp: $tên_mảng[<khóa>]
Ví dụ:
$x = $a[1]; //$x sẽ có giá trị là 2

$y = $b[“k2”]; //$y sẽ có giá trị là 5
Đếm số phần tử trong mảng: $n = count($tên_mảng)
- Duyệt mảng
o Cách 1: duyệt mảng có khóa tự động
for ($i=0; $i<$n; $i++)
{
//Xử lý trên mỗi phần tử $tên_mảng[$i]
}
Ví dụ:
$mang = array(1, 2, 3, 5, 6, 4);
$n = count($mang);
for ($i=0; $i<$n; $i++)
echo “\t” . $mang[$i];
o Cách 2: duyệt mảng có khóa do người dùng tạo, chỉ quan tâm đến giá trị
foreach ($tên_mảng as $giá_trị)
{
//Xử lý trên $giá_trị
}
Ví dụ:

24


$mang = array(1=> “Một”, 2=> “Hai”, 3=> “Ba”, 4=> “Bốn”);
foreach($mang as $x)
echo

“\t $x”;

o Cách 3: duyệt mảng có khóa do người tạo, lấy cả khóa và giá trị

foreach ($tên_mảng as $khóa=>$giá_trị)
{
//Xử lý trên $khóa và $giá_trị
}
Ví dụ:
$mang = array(“mot”=>1, “hai”=>2, “ba”=>3)
foreach ($mang as $k=>$v)
echo “Khóa [$k] => Giá trị: $v”;
- Hàm trên mảng
Hàm

Cơng dụng

aray_search

Trả về vị trí có giá trị cần tìm trong mảng
Ví dụ:
$k = array_search(<Giá trị cần tìm>, $tên_mảng);

array_merge

Ghép 2 mảng vào 1 mảng
$a = array_merge($tên_mảng_1, $tên_mảng_2);

array_count_values Đếm số lần xuất hiện của từng giá trị trong mảng
Ví dụ:
$mang = array(1, “hello”, 1, “world”, “hello”, 2, “chào”, 1)
$mang_slxh = array_count_values($mang);
//$mang_slxh là Array([1]=>3, “hello”=>2, “world=>3, 2=>1,
“chào”=>1)

array_unique

Tạo mảng chứa mỗi giá trị xuất hiện 1 lần duy nhất
Ví dụ:
$mang1 = array(1, 3, 1, 2, 5, 1, 3, 4);
$mang2 = array_unique($mang1);
//$mang2 là Array(1, 3, 2, 5, 4)

25


×