Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Giáo trình an toàn lao động (nghề kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính trình độ trung cấpcao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.23 KB, 41 trang )

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: AN TỒN LAO ĐỘNG
NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Bình Định, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy
tính ở trình độ Trung cấp và Cao Đẳng, giáo trình An tồn lao động là một trong
những giáo trình mơn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung
chương trình khung. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ
năng chặt chẽ với nhau, logíc.
Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có


liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội
dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất
đồng thời có tính thực tiển cao.
Trong q trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và cơng
nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù
hợp. Trong giáo trình, chúng tơi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học
cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tuy theo điều kiện cơ
sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp.
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề
sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu
đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp
ý kiến của các thầy, cơ giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn.
Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao Đẳng KTCN Quy Nhơn, 172 An Dương
Vương, TP. Quy Nhơn.
Biên soạn
Dư Vĩ Bằng

2


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.................................................................................... 1
LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG HỘ LAO ĐỘNG............................ 5
1.1. Phịng chống nhiễm độc hố chất.................................................................. 5
1.2. Phịng chống cháy nổ...................................................................................... 7
1.3. Thơng gió trong cơng nghiệp..........................................................................8
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TỒN ĐIỆN..................................................14
2.1. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người........................................... 14
2.1.1. Tác dụng nhiệt...................................................................................... 14

2.1.2. Tác dụng lên hệ thần kinh.................................................................... 14
2.1.3. Tác dụng lên hệ cơ................................................................................14
2.2. Các tiêu chuẩn về an tồn điện.................................................................... 15
2.2.1. Tiêu chuẩn về dịng điện.......................................................................15
2.2.2. Tiêu chuẩn về điện áp........................................................................... 15
2.2.3.Tiêu chuẩn về tần số.............................................................................. 15
2.3.2. Điện áp bước, điện áp tiếp xúc............................................................. 17
2.3.3. Hồ quang điện......................................................................................18
2.3.4. Phóng điện............................................................................................ 18
2.4. Các biện pháp cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật..................................... 18
2.4.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện....................................................... 18
2.4.2. Hô hấp nhân tạo....................................................................................19
2.4.3. Xoa bóp tim ngồi lồng ngực............................................................... 21
2.5.2. Nối đất và dây trung tính...................................................................... 22
CHƯƠNG 3: AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH.............24
LẮP RÁP MÁY TÍNH.....................................................................................24
3.1. Bệnh thường gặp trong nghề lắp ráp máy tính.......................................... 24
3.1.1. Bệnh do đứng hoặc ngồi quá lâu.......................................................... 24
3.1.2. Bệnh do làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng............................. 25
3.1.3. Bệnh do hóa chất độc hại từ các linh kiện............................................25
3.2. Bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp...... 27
3.2.1. Bệnh nghề nghiệp là gì?....................................................................... 27
3.2.2. Các biện pháp phịng tránh bệnh nghề nghiệp......................................28
3.3. Những quy định đảm bảo an toàn trong lao động..................................... 28
3.4. Các biện pháp đảm bảo an toàn trong q trình lắp ráp, vận hành máy
tính.........................................................................................................................30
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU NẠN NHÂN.....................................31
BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG..................................................................................... 31
4.1. Sơ cứu người bị tai nạn lao động................................................................. 31
3



4.1.1. Trường hợp bị chảy máu.......................................................................31
4.1.2. Trường hợp bị gãy xương.....................................................................33
4.2. Thực hành sơ cứu nạn nhân trật khớp khi bị tai nạn lao động................ 34
4.3. Thực hành sơ cứu nạn nhân gãy xương khi bị tai nạn lao động...............35
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 37

4


CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: An tồn lao động
Mã mơn học: MH 08
Vị trí, tính chất, vai trị và ý nghĩa của mơn học:
- Vị trí: Mơn học được bố trí dạy trước khi học các mơn học cơ bản chuẩn bị
sang nội dung thực hành.
- Tính chất: Bảo hộ lao động là môn học cơ sở cung cấp cho người học các vấn
đề lý thuyết và thực tiển về vệ sinh lao động, an tồn phịng chống cháy, nguyên nhân
và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các yếu tố độc hại,
các sự cố cháy nổ trong lao động.
Mục tiêu của môn học :
Sau khi học xong môn học này học viên có năng lực:
- Kiến thức:
+ Hiểu biết về cơng tác bảo hộ lao động.
+ Trình bày được những nguyên tắc và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về điện
cho người và thiết bị.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được công tác phòng chống cháy, nổ.
+ Ứng dụng được các biện pháp an toàn điện, điện tử trong hoạt động nghề

nghiệp.
+ Sơ cấp cứu được cho người bị điện giật.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tích cực, tư duy trong giải bài tập tại lớp và tự học.
Nội dung chính của mơn học :
Thời gian (giờ)
Số
Tên các bài trong mơn học
TT
TS
LT
TH
KT
1 Chương 1: Các biện pháp phịng hộ lao động
15
5
10
0
2 Chương 2: Kỹ thuật an toàn điện
3 Chương 3: An toàn vệ sinh lao động trong
ngành lắp ráp máy tính.
4 Chương 4: Phương pháp cấp cứu nạn nhân bị
tai nạn lao động
Cộng

25

10

14


1

15

5

10

0

25

10

14

1

90

30

58

2

CHƯƠNG 1: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG
Mã chương: MH 08-01
Thời gian: 15 giờ (LT: 05, TH: 0, Tự học: 10 KT: 0)


Giới thiệu
- Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta,
nó mang nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội lớn lao.
- Bảo hộ lao động góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản xuất và phát
triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo đến sức khoẻ, tính
mạng, đời sống của người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và
5


gia đình họ mà bảo hộ lao động cịn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
- Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng, thúc đẩy q trình
xây dựng đội ngũ cơng nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.
Mục tiêu:
- Trình bày được những nguyên nhân và biện pháp phịng chống cháy nổ.
- Trình bày được tầm quan trọng và phương pháp thơng gió trong cơng nghiệp.
- Phân biệt được các phương tiện phòng hộ cá nhân ngành điện.
- Rèn luyện cho sinh viên thái độ nghiêm túc trong việc nhìn nhận về phịng hộ
lao động.
1.1. Phịng chống nhiễm độc hố chất.
1.1.1. Khái niệm: Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai
thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau (dễ
nổ, oxi hóa mạnh mịn mạnh, dễ cháy, độc cấp tính, độc mãn tính, gây kích ứng với
con người, gây ung thư hoặc có khả năng gây ung thư, gây biến đổi gen, độc với sinh
sản, tích lũy sinh học, ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại đến mơi trường)
1.1.2. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người.
- Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều đó
là sự ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động.
- Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có

liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và gây ung thư.
Các tác hại chủ yếu của hóa chất đến cơ thể người:
+ Gây kích thích và gây bỏng: các axit đặc, kiềm đặc và loãng
+ Gây dị ứng: nhựa eepoxy, thuốc nhuộm hữu cơ, axit cromic..
+ Gây ngạt thở: khí cabonic, metan, etan, nito, hidro
+ Gây mê và gây tê: etanol, propanol, axeton, hidro cacbua…
+ Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan chức năng: alcohol, cacbondisunfua,
mangan, chì, hecxan..
+ Ung thư: crom, amiang, nken
+ Hư thai: thủy ngân, khí gây mê, các dung mơi hữu cơ có thể cản trở quá trình
phát triển của bào thai nhất là trong 3 tháng đầu
+ Ảnh hưởng tới thế hệ tương lai: gây đột biến gen, tạo những biến đổi
khơng bình thường cho thế hệ tương lai như chất độc dioxin
+ Bệnh bui phổi: bụi silic, berili, amiang.
Ví dụ: Một số hóa chất thường gặp gây ra bệnh nghề nghiệp:
- Chì và hợp chất chì: Dùng nhiều trong cơng nghiệp vật liệu như ắc quy chì, đồ
sành sứ, thủy tinh, sản xuất bột chì màu.

Hình 1.1: Chì và hợp chất chì.
+ Tác hại là làm rối loạn việc tạo máu, rối loạn tiêu hóa, suy hệ thần kinh, viêm
6


thận, đau bụng chì…
+ Khi xuất hiện dưới dạng Pb(C2H5)4 hoặc Pb(CH3)4 với nồng độ >= 0,182
ml/l khơng khí có thể làm cho súc vật thí nghiệm chết sau 18 giờ.
- Thủy ngân và hợp chất của nó: Dùng trong công nghiệp chế tạo muối thủy
ngân, thuốc lợi tiểu, thuốc trừ sâu, thuốc giun.

Hình 1.2: Thủy ngân và hợp chất.

+ Gây nhiễm độc mãn tính, gây viêm lợi, viêm miệng, loét giác mạc, rối loạn
chức năng gan, rối loạn thần kinh thực vật….
- Xianua (CN): Xianua xuất hiện dưới dạng hợp chất với NaCN khi thấm
cácbon và thấm nitơ. Đây là chất rất độc. Nếu hít phải hơi NaCN ở liều lượng 0,06[g]
có thể bị chết ngạt. Nếu ngộ độc xianua thì xuất hiện các chứng rát cổ, chảy nước bọt,
đau đầu tức ngực, đái dắt, ỉa chảy, … Khi bị ngộ độc xianua phải đưa đi cấp cứu ngay.
1.1.3. Phương pháp phịng chống nhiễm độc hóa chất.
- Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng
bằng các chất hoặc các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc khơng cịn nguy hiểm
nữa.
- Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm với người lao động bằng các
khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi
nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.
- Sử dụng hệ thống thơng gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ
độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi…
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc
tiếp xúc trực tiếp với hóa chất: mặt nạ phòng độc, bảo vệ mắt, quần áo, găng tay, giày
ủng.
1.1.4. Cấp cứu nạn nhân nhiễm độc hóa chất.
- Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo, ủ ấm cho nạn
nhân.
- Cho ngay thuốc trợ tim, trợ hô hấp hoặc hô hấp nhân tạo.
- Rửa da bằng nước xà phỏng nơi bị thắm chất độc.
- Đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để có đủ điều kiện
xử lý cho nạn nhân.
1.2. Phòng chống cháy nổ
1.2.1. Các nguyên nhân gây ra cháy nổ
- Do các hiện tượng điện: Tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngồi
thiết kế ban đầu như gắn máy lạnh, tủ lạnh…., đấu nối dây dẫn điện tùy tiện, cứ cần
thêm một ổ cắm là cắt dây ở bất cứ đâu nối vào; đường dây dẫn điện, thiết bị điện lâu

năm đã bị lão hóa khơng kiểm tra, thay thế kịp thời để thay thế … dẫn đến đường dây
quá tải, chập mạch…và gây cháy.
7


- Do các phản ứng hóa học
- Do dùng lửa bất cẩn
- Các yếu tố gây cháy: Chất cháy (nghĩa là chất đốt), chất gây cháy(nghĩa là một
chất mang oxi) và một năng lượng tối thiểu..
- Các nguyên nhân khác như: theo dõi kỹ thuật trong quá trình sản xuất không
đầy đủ; không trông nom các trạm phát điện, máy kéo, các động cơ chạy xăng và các
máy móc khác; tàng trữ bảo quản nhiên liệu khơng đúng.
- Tóm lại trên các công trường, trong sinh hoạt, trong các nhà cơng cộng,
trong sản xuất có thể có nhiều ngun nhân gây ra cháy. Phịng ngừa cháy là có liên
quan nhiều tới việc tuân theo các điều kiện an toàn khi thiết kế, xây dựng và sử dụng
các cơng trình nhà cửa trên cơng trường và trong sản xuất.

Hình 1.3: Cháy kho dầu.
1.2.2. Biện pháp phòng cháy và chữa cháy.
- Phòng cháy: thực hiện nghiệm túc các quy định về phòng cháy do nhà nước,
cơ quan, đơn vị qui định.
- Chữa cháy: Nguyên tắc chung:
+ Cách ly vật cháy ra khỏi đám cháy
+ Làm ngạt: làm mất oxi của đám cháy bằng các khí năng hơn khơng khí như:
CO2, hơi nước, bột khô CO2;
+ Làm lạnh: làm giảm nhiệt độ môi trường.
- Giải pháp thoát hiểm khi kẹt trong đám cháy.
+ Dùng khăn che mặt chạy nhanh qua đám cháy.
+ Dùng chăn phủ lên người chạy nhanh qua đám cháy.
+ Xả nước ướt người

+ Nếu người cháy lăn đều trên mặt đất dập tắt đám cháy.
1.3. Thơng gió trong cơng nghiệp
1.3.1. Tầm quan trọng của thơng gió trong cơng nghiệp.
- Mơi trường khơng khí là một phần của mơi trường sống (sinh hoạt và lao
động) của con người, có tính chất quyết định tạo cảm giác dễ chịu, khơng ngột ngạt,
nóng bức hay giá lạnh.
- Mơi trường khơng khí là mơi sinh của con người, luôn bị ô nhiễm bởi hơi ẩm,
khí thải hơ hấp và bài tiết của con người(CO2,NH3,...).
- Mơi trường khơng khí là mơi trường lao động của con người, luôn bị ô nhiễm
8


bởi các chất thải do quá trình sản xuất sinh ra (như CO, NO2, các hơi axit, bazơ,...).
Do vậy thông gió có hai tầm quan trọng:
- Chống nóng.
- Khử khí độc, đảm bảo môi trường trong sạch.
1.3.2. Phương pháp thông gió cơng nghiệp.
- Thơng gió tự nhiên: Là trường hợp thơng gió mà sự lưu thơng khơng khí từ
bên ngồi vào nhà và từ trong nhà thốt ra ngồi được thực hiện nhờ những yếu tố tự
nhiên như nhiệt dư và gió.
- Sử dụng và bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra.
- Sử dụng các cửa có cấu tạo lá chớp khép mở được (lá hướng dòng và thayđổi
lượng gió), như vậy có thể thay đổi được hướng và hiệu chỉnh được lưu lượng gió.

Hình 1.4: Thơng gió tự nhiên.
- Thơng gió cơ khí: Là thơng gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện
để làm khơng khí chuyển vận. Thường dùng:
+ Hệ thống thơng gió cơ khí thổi vào.
+ Hệ thống thơng gió cơ khí hút ra.


Hình 1.5: Thơng gió cơ khí.
Các loại hệ thống thơng gió
+ Hệ thống thơng gió chung: Là hệ thống thơng gió thổi vào hoặc hút ra (thơng
9


gió tự nhiên hay cơ khí) có phạm vi tác dụng trong tồn bộ khơng gian làm việc. Hệ
thống phải có khả năng khử nhiệt dư và các chất thải độc hại lan toả trong không gian
làm việc.
+ Hệ thống thơng gió cục bộ: Là hệ thống thơng gió có phạm vi tác dụng trong
từng vùng hạn hẹp riêng biệt.
+ Hệ thống thổi cục bộ: Thường gọi là "hoa sen khơng khí", được bố trí để thổi
khơng khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của cơng nhân mà tại đó toả
nhiều khí hơi có hại và nhiệt dư.

Hình 1.5: Hệ thống thơng gió chung.
Hệ thống hút cục bộ: Là hệ thống dùng hút các chất độc hại ngay tại nguồn và
thải ra ngồi, khơng cho lan toả trong các vùng chung quanh nơi làm việc; là biện pháp
thơng gió tích cực và triệt để nhất để khử độc hại.

10


Hình 1.6: Hệ thống hút gió cục bộ.
1.4. Phương tiện phòng hộ cá nhân ngành điện.
Ngành điện là một trong những ngành nghề có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
cao do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với điện áp gây nguy hiểm cho
người lao động. Chính vì vậy các cơng ty, xí nghiệp sản xuất, lắp ráp hay có liên quan
đến điện đều phải trang bị các thiết bị an toàn ngành điện để đảm bảo an toàn cho
người lao động. Các thiết bị an toàn ngành điện bao gồm:

1.4.1. Thảm cách điện.
Thảm cách điện được sử dụng để phủ sàn nhằm bảo vệ người lao động khỏi sự
truyền dẫn điện từ các thiết bị điện. Đặc điểm của thảm cách điện: thảm được làm từ
chất liệu cao su nên có khả năng cách điện tốt. Các công ty hiện nay sử dụng công
nghệ lưu hóa cao su cùng chất tĩnh điện nên rất an toàn và cần thiết để sử dụng rộng
rãi trong mơi trường làm việc có nguy cơ cao. Thảm cách điện được cấu tạo bởi lớp
cao su mềm 2 lớp, mặt trên là lớp chống tĩnh điện dày 0,5mm, mặt dưới cùng là lớp
truyền dẫn điện dày 1,5mm. Thảm cách điện được ưu tiên sử dụng bởi lắp đặt và bảo
dưỡng dễ dàng và có khả năng làm giảm tiếng ồn trong quá trình làm việc, giúp nâng
cao năng suất lao động. Khi sử dụng thảm cách điện cần chú ý để thảm ở nơi khô ráo,
sạch sẽ; nếu thảm bị ướt phải sấy khô ở nhiệt độ 60 độ C trong khoảng 1 giờ. Trong
quá trình sử dụng phải định kỳ thử khả năng cách điện chu kỳ 2 năm 1 lần bằng điện
áp 20kV trong vòng 1 phút. Trong môi trường làm việc, tùy vào nhu cầu sử dụng mà
doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp như thảm cách điện hạ áp, trung áp
hay cao áp để giảm thiểu mức chi phí và đem lại hiệu quả cao nhất.

11


Hình 1.7: Thảm cách điện

1.4.2. Găng tay cách điện
Đây là phương tiện bảo hộ cá nhân giúp phòng ngừa tai nạn điện giật, ánh sáng
hồ quang và luồng hồ quang. Các găng tay cách điện được lưu hành trên thị trường
hiện nay đều phải qua thử nghiệm điện áp bởi cơ quan chức năng vì ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Hầu hết các loại găng tay cách điện
hiện nay đều được làm bằng chất liệu cao su tự nhiên, một vài loại được kết hợp thêm
chất liệu da để tăng thêm độ thoải mái cho người dùng cũng như độ bền của sản phẩm.
Tùy thuộc vào môi trường điện tiếp xúc mà bạn có thể lựa chọn loại găng tay phù hợp,
găng tay cách điện hạ áp, trung áp và cao áp. Tuy nhiên, cả 3 loại đều có khả năng

chống mài mịn hiệu quả. Mặc dù vậy, khi sử dụng cần chú ý khơng sử dụng sai mục
đích của găng tay. Ví dụ, găng tay cách điện hạ áp thì khơng được sử dụng trong môi
trường điện trung áp hay cao áp vì chúng khơng có khả năng bảo vệ an tồn cho người
lao động khi có nguồn điện trung/cao áp.

Hình 1.8: Găng tay cách điện.

1.4.3. Giày cách điện
Trước khi bước vào mơi trường làm việc có nguy cơ cao như nhà máy thủy điện
hay mơi trường có chứa nguồn điện thì người lao động bắt buộc phải trang bị giày
cách điện. Người ta sử dụng chất liệu PU hoặc cao su để sản xuất giày cách điện với
khả năng cách điện tốt, chống trơn trượt giúp người lao động di chuyển dễ dàng và
khơng gây đau nhức.

Hình 1.9: Giày cách điện.
12


1.4.4. Ủng cách điện.
Ủng cách điện được sử dụng rất thích hợp cho kỹ sư, thợ điện hay cơng nhân cơ
khí, giúp bảo vệ hồn tồn đơi chân khi phải làm việc trong mơi trường có nguy cơ cao
về rị rỉ hay truyền tải điện. Ủng cách điện có vỏ ngồi làm bằng cao su tổng hợp, có
khả năng chống trơn trượt tốt, chống đinh, dầu, hóa chất, chống tổn thương ngón chân,
chống sốc và cách điện cao thế.

Hình 1.10: Ủng cách điện.

1.4.5. Sào cách điện.
Sào cách điện là vật dụng không thể thiếu trong ngành điện lực. Sào cách điện
chất lượng tốt phải được làm từ vật liệu nhựa composite cap cấp, có khả năng cách

điện cực tốt, cấu tạo thành 3 đoạn có thể lồng vào nhau nên có thể thu gọn hay tách rời
thành đoạn ngắn.

Hình 1.11: Sào cách điện.
1.4.6. Tiếp địa di động.
Đây là một bộ dụng cụ sử dụng trong trường hợp cần thiết khi người thợ điện phải
leo lên cột điện mà có sự cố đột xuất nào đó xảy ra. Bộ tiếp địa di động phải được sản
xuất từ các vật liệu cao cấp, đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu kỹ thuật và phải có chứng
nhận an tồn ngành điện do trung tâm tiêu chuẩn đo lường Việt Nam cấp. Bộ sản phẩm
này gồm: sào cách điện và dây tiếp địa. Trong đó, dây tiếp địa được làm bằng đồng
trần, bên ngồi bọc nhựa PVC tổng hợp trong suốt. Mỏ kẹp được là từ hợp kim nhôm
và kẹp đất làm bằng đồng vàng. Ngồi ra cịn có túi đựng và cọc tiếp đất.

13


Hình 1.12: Bộ tiếp địa di động

1.4.7. Mũ cách điện.
Bên cạnh tính năng bảo vệ đầu, tránh mưa, nắng thì mũ cách điện cịn có khả
năng cách nhiệt, chống nước, axit, kiềm, chống ăn mịn hóa học,…Các sản phẩm mũ
cách điện thường có trọng lượng nhẹ và chịu được áp lực cao. Như vậy, trong ngành
điện, người lao động phải sử dụng nhiều thiết bị, vật dụng để đảm bảo an tồn cho
chính mình.

Hình 1.13: Mũ cách điện.
1.4.8. Các dụng cụ cầm tay an toàn khác:

14



CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người.
Câu 2: Hãy nêu các nguyên nhân gây ra cháy nổ.
Câu 3: Hãy trình bày tầm quan trọng của thơng gió cơng nghiệp.

15


CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
Mã chương: MH08-02
Thời gian: 25 giờ (LT: 10, TH: 14, Tự học: 0, KT: 01)

Giới thiệu
Hiện nay ở nước ta điện đã được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, cơng
trường, nơng trường, từ thành thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh. Số người tiếp xúc
với điện ngày càng nhiều. Vì vậy vấn đề an toàn điện đang trở thành một trong những
vấn đề quan trọng nhất của công tác bảo hộ lao động.
Thiếu hiểu biết về an tồn điện, khơng tn theo các ngun tắc về kỹ thuật an
tồn điện có thể gây ra tai nạn. Khác với các loại nguy hiểm khác, nguy hiểm về điện
nhiều khi khó phát hiện trước bằng giác quan như nhìn, nghe, mà chỉ có thể biết được
khi tiếp xúc với các phần tử mang điện nhưng khi đó có thể bị chấn thương trầm trọng
thậm chí chết người. Chính vì lẽ đó cần hiểu những khái niệm cơ bản về an toàn điện.
Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lý hoạt động của thiết bị/hệ thống an tồn điện.
- Trình bày được chính xác các thơng số an tồn điện theo tiêu chuẩn cho phép.

dụng.

- Trình bày chính xác các biện pháp đảm bảo an tồn điện cho người.

- Phân tích chính xác các trường hợp gây nên tai nạn điện.
- Lắp đặt thiết bị/hệ thống để bảo vệ an tồn điện trong cơng nghiệp và dân

- Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn điện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
2.1. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người
Khi bị chạm điện sẽ có dịng điện đi qua cơ thể con người (điện giật). Dòng
điện qua cơ thể gây tác động về nhiệt, điện phân, tác động sinh lý và những tác động
nguy hiểm khác. Các tác động này xảy ra rất nhanh và tùy theo mức độ tác động mà có
thể gây ra những nguy hiệm khác nhau
2.1.1. Tác dụng nhiệt.
- Bỏng nhiệt
Làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ quan nội tạng khác gây ra
các rối loạn nghiêm trọng về chức năng. Nó gây chết người khi quá 2/3 diện tích da
của cơ thể bị bỏng. Nguy hiểm hơn cả là bỏng nội tạng cơ thể dẫn đến chết người.
- Dấu vết điện
Là một dạng tác hại riêng biệt trên da người do da bị ép chặt với phần kim loại
dẫn điện đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ cao (khoảng 120oC).
- Kim loại hoá da
Là sự xâm nhập của các mãnh kim loại rất nhỏ vào da do tác động của các tia hồ
quang có bão hồ hơi kim loại (khi làm các cơng việc về hàn điện).
2.1.2. Tác dụng lên hệ thần kinh.
Điện giật dễ gây ngừng tim làm nạn nhân chết đột ngột do shock điện. Thần
kinh trung ương, não, tuỷ sống bị tác động trực tiếp của dòng điện hoặc thứ phát sau
hệ hơ hấp và tuần hồn, gây thiếu máu và thiếu ôxy não, nạn nhân bị co giật kéo dài,
ngừng hơ hấp, ngừng tim, tắc nghẽn mạch máu.
Khi dịng điện chạy qua não thì nạn nhân có thể bị bất tỉnh tạm thời, co giật, lú
lẫn, phù não và xuất huyết não.
2.1.3. Tác dụng lên hệ cơ.
Đau cơ, hoại tử cơ, trật khớp, gãy xương do co cơ mạnh hoặc té ngã.
16



Tác dụng dịng điện đến cơ tim có thể gây ra ngừng tim hoặc rung tim. Rung
tim là hiện tượng co rút nhanh và lộn xộn các sợi cơ tim làm cho các mạch máu trong
cơ thể bị ngừng hoạt động dẫn đến tim ngừng đập hoàn toàn.
Sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống dẫn đến co rút các bắp thịt trong
đó có tim và phổi. Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làm ngừng hẳn hoạt động
hơ hấp và tuần hồn.
2.2. Các tiêu chuẩn về an tồn điện.
2.2.1. Tiêu chuẩn về dịng điện.
Dịng điện
(mA)
0.6 – 1.5

Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người
Dòng điện xoay chiều

Dòng điện một chiều

Bắt đầu thấy ngón tay tê.

Khơng có cảm giác.

2–
3
3–
7

Ngón tay tê rất mạnh.


Khơng có cảm giác.

Bắp thịt co lại và rung.

Đau như kim châm cảm
thấy nóng.

8 – 10

Tay đã khó rời khỏi vật có điện Nóng tăng
nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp
tay, lịng bàn tay thấy đau

lên

rất mạnh.

20 - 25

Tay khơng rời được vât mang điện,
đau tăng lên, khó thở

50 - 80

Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim đập
Cảm giác nóng mạnh. Các bắp
mạnh.
thịt co quắp, khó thở.
Cơ quan hơ hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 Cơ quan hô hấp bị tê liệt
giây hoặc dài hơn tim bị tê liệt đến

ngừng đập.

90 - 100

Nóng tăng lên, thịt co quắp lại.

2.2.2. Tiêu chuẩn về điện áp.
Điện áp tiếp xúc (V)
Thời gian tiếp xúc (s)

50

Dòng điện một chiều
<120V
120

75
90
110
150
220
280

140
160
175
200
250
310


1
0,5
0,2
0,1
0,05
0,03

Dòng điện xoay chiều <50V

5

2.2.3.Tiêu chuẩn về tần số.
17


Dưới góc độ nguy hiểm, thì dịng điện xoay chiều tần số cơng nghiệp 50÷60Hz
có mức độ nguy hiểm cao nhất. Điều này giải thích là do dịng điện tần số công nghiệp
tạo nên sự rối loạn mà con người khó có thể tự giải phóng dưới tác dụng của dịng
điện. Qua nghiên cứu phân tích các tai nạn điện, với tần số 50-60Hz thì giá trị dịng
điện xoay chiều an tồn cho người phải nhỏ hơn 10mA.
Dịng điện tần số càng cao càng ít nguy hiểm. Dịng điện tần số trên 500.000 Hz
khơng giật vì tác động q nhanh hơn thời gian cảm ứng của các cơ (hiệu ứng bì)
nhưng cũng có thể gây bỏng.
Giải tần số
Tên gọi
Ứng dụng
Tác hại
DC-10kHz

Tần số thấp


Mạng điện dân dụng và
công nghiệp

Phát nhiệt, phá huỷ
tế bào cơ thể

100kHz
÷100MHz

Tần số Radio

Đốt điện, nhiệt điện

Phát nhiệt, gia nhiệt
điện mơi tế bào
sống

100MHz
÷100GHz

Sóng
Microwave

Lị viba

Gia nhiệt nước

2.3. Các ngun nhân gây ra tai nạn điện.
2.3.1. Chạm trực tiếp vào nguồn điện.

Chạm đồng thời vào hai pha khác nhau của mạng điện:
Trường hợp người chạm vào 2 pha bất kỳ trong mạng 3 pha hoặc với dây trung hoà
và 1 trong các pha sẽ tạo nên mạch kín trong đó nối tiếp với điện trở của người, khơng
có điện trở phụ thêm nào khác.

Hình 2.1: Người tiếp xúc trực tiếp 2 pha của mạng điện 3 pha trung tính khơng nối
đất.
Chạm vào 2 pha của dòng điện là nguy hiểm nhất vì người bị đặt trực tiếp vào
điện áp dây, ngồi điện trở của người khơng cịn nối tiếp với một vật cách điện nào
khác nên dòng điện đi qua người rất lớn. Khi đó dù có đi giày khơ, ủng cách điện hay
đứng trên ghế gỗ, thảm cách điện vẫn bị giật mạnh.
Đây là trường hợp ít gặp, chỉ xảy ra nhiều ở mạng điện hạ áp do khi sửa chữa
khơng đúng các qui định an tồn.
Chạm vào một pha của dịng điện ba pha có dây trung tính nối đất.

18


Hình 2.2: Người tiếp xúc trực tiếp 1 pha của mạng điện 3 pha trung tính nối đất
Chạm vào một pha của mạng điện với dây trung tính cách điện khơng nối đất

Hình 2.3: Người tiếp xúc trực tiếp 1 pha của mạng điện 3 pha trung tính khơng nối đất
Người chạm vào 1 pha coi như mắc vào mạng điện song song với điện trở cách
điện của pha đó và nối tiếp với các điện trở của 2 pha khác.
2.3.2. Điện áp bước, điện áp tiếp xúc.
Điện áp bước.
Khi một người đứng trong vùng có dịng chạy trong đất, tồn tại điện áp chênh
lệch giữa hai chân gọi là điện áp bước:
Ub = Uk1 – Uk2
Trong đó: Uk1, Uk2 : điện áp tại vị trí hai chân.

Nếu bước càng dài thì Ub càng lớn. Gần chỗ chạm đất nên bước những bước
ngắn. Tỉ lệ giữa điện áp bước và Up gọi là hệ số bước:
Kb = Ub / Up .
Điện áp tiếp xúc.
Điện áp tiếp xúc là điện áp đặt lên cơ thể người khi tiếp xúc với vật có điện áp.
Phụ thuộc tình trạng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, tiếp xúc với một pha hay hai pha
của lưới điện mà ta có các giá trị điện áp tiếp xúc khác nhau.
Ví dụ : Khi người tiếp xúc với hai dây pha, điện áp tiếp xúc là:
Utx = Ud : Điện áp dây.
Xét trường hợp tiếp xúc gián tiếp hay gặp khi phân tích an tồn trong mạng
điện . Một người tiếp xúc với thiết bị có vỏ chạm pha và đứng 2 chân trên đất, khi đó
điện áp tiếp xúc giáng trên thân người:
Utx = Up – Uk
Up: Điện áp trên vỏ thiết bị bằng điện áp cực nối đất.
Uk: Điện áp tại vị trí chân người.
19


Người càng đứng xa vị trí tiếp đất thì có Uk càng giảm, do đó điện áp tiếp xúc
càng lớn. Tại vùng điện thế không , Utx = Up.
Điện áp tiếp xúc cũng có thể lớn hơn UP, khi xét một người tiếp xúc với phần tử
nối đến cực tiếp đất A, vừa tiếp xúc với một vùng ảnh hưởng của cực tiếp đất B:
Utxmax = UpA- UpB = UAB (Điện áp dây ).
Tỉ lệ giữa Utx và Up gọi là hệ số tiếp xúc : Ktx = Utx / Up .
2.3.3. Hồ quang điện.
Là q trình giải phóng năng lượng đột ngột, chớp nhoáng, kèm theo tiếng nổ
lớn, thường do đoản mạch gây ra. Kim loại bị nhiệt độ 5000oC làm cho bốc hơi sẽ tạo
thành một môi trường plasma có nhiệt độ cao. Sóng xung kích được tạo ra có thể
thổi bay những kim loại cịn lại với tốc độ của một viên đạn. Hồ quang điện có thể
diễn ra chỉ trong thời gian 1/1000 giây, bất ngờ, nguy hiểm và có thể gây chết người.

Hiện vẫn tồn tại một quan niệm không đúng là: cường độ của hồ quang chỉ do
độ lớn của điện áp quyết định. Thực tế cho thấy, điện áp thấp vẫn có thể sinh ra hồ
quang với mức năng lượng lớn hơn so với điện áp cao. Năng lượng của hồ quang phát
ra thường phụ thuộc nhiều vào cường độ dòng điện ngắn mạch và thời gian thao tác
của thiết bị quá dòng (máy cắt, cầu chì) để loại bỏ sự cố.
Các sự cố có kèm theo hồ quang với mức năng lượng cao thường phát ra một
lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt lượng này làm nóng chảy, bốc hơi và giãn nở vật liệu dẫn
điện, đồng thời, khơng khí bao quanh vật liệu điện cũng bị bốc cháy và giãn nở theo,
và do đó, nó tạo nên sóng áp lực. Về góc độ điện học, sự bùng phát của sóng áp lực
này là một nguy hiểm ghê gớm, nhưng lại thường không dễ nhận diện. Đến lúc đã có
thể phát hiện được nó và thực hiện cơng tác cứu hộ, dù có khẩn trương di chuyển các
nạn nhân khỏi khu vực có nguồn phát nhiệt của hồ quang điện thì, thường là đã phải
gánh chịu hậu quả đổ vỡ nặng nề, kèm theo các thương vong thể chất như chấn thương
sọ não, ù tai, điếc tai hoặc thương vong do bị va đập vào các vật thể khác. Mảnh kim
loại bay ra từ các bộ phận cơ khí của mạch điện hay những giọt kim loại đã bị nóng
chảy cũng có thể gây thương tích. Những người ở kề sát với vùng đang có áp lực ghê
gớm này cũng rất dễ bị tổn hại nhất thời về thần kinh, thậm chí có khi khơng cịn nhớ
gì về vụ nổ mãnh liệt ngay trước đó từ hồ quang điện đã tác động đến mình như thế
nào.
2.3.4. Phóng điện.
Điện năng là nguồn nguy hiểm cao vì vậy cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với
nguồn điện hạ thế và đảm bảo khoảng cách an toàn phóng điện đối với điện cao thế.
Khi tiếp xúc trực tiếp với điện hạ thế hoặc không đảm bảo khoảng cách an tồn phóng
điện với điện cao thế sẽ bị điện giật, phóng điện dẫn đến tai nạn, tử vong.
2.4. Các biện pháp cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật.
2.4.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
2.4.1.1 Lý thuyết liên quan.
- Điện giật thường rất nguy hiểm đến tính mạng. So với các loại tai nạn do các
nguyên nhân nguy hiểm khác thì tai nạn do điện cũng thuộc loại dạng cao, có thể gây
chết người trong thời gian ngắn và người bị nạn không cảm nhận được mối nguy hiểm

đe dọa mình.
- Tai nạn khi bị điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị
ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và thời
gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Những người xung quanh có vai trị
quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu.
20


2.4.1.2. Trình tự thực hiện.
Bước 1: Cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
- Cắt cầu dao;
- Bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khơ đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân;
Lưu ý: Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng
phải khô ráo;
Bước 2: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
- Ngay lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân cịn thở hay khơng;
- Để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thơng
đường thở;
Lưu ý: Nếu thấy nạn nhân khơng cịn thở, tim khơng đập lập tức sau đó tiến
hành ngay hơ hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.
Bước 3: Sơ cứu nạn nhân phải tiến hành ngay lập tức;
- Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ
chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn
phương tiện thích hợp để vừa chuyển bệnh nhân vừa hơ hấp nhân tạo và ép tim ngồi
lồng ngực.
Bước 4: Sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy xương, trật khớp...
2.4.1.3. Thực hành.
- Chuẩn bị các dụng cụ và đồ dùng thực hành;
- Thực hành theo trình tự các bước;
- Thực hiện cách ly nguồn điện, thực hành theo nhóm 3 người;

- Thời gian thực hiện 60 phút/lượt.
- Nhận xét thao tác, kỹ năng cách ly, kiểm tra;
- Nhận xét tác phong và vệ sinh, an tồn cơng nghiệp.
- Từng học sinh thực hiện thao tác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện trên người
nộm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2.4.2. Hô hấp nhân tạo.
2.4.2.1. Lý thuyết liên quan.
- Trước khi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế, bạn có thể duy trì sự sống cho nạn
nhân hay giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu.
- Khi nạn nhân bị ngưng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại
chỗ cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng
lại.
2.4.2.2. Trình tự thực hiện.
Bước 1: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, trên mặt phẳng ngang cứng, nới
rộng quần áo và dây thắt lưng.

Hình 2.4: Kiểm tra và khai thông đường thở
Bước 2: Đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được
21


thơng thống.

mở ra.

Hình 2.5: Ngửa đầu nạn nhân nhẹ nhàng để hô hấp nhân tạo đúng cách.
Bước 3: Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía má để miệng nạn nhân

Hình 2.6:Dùng gạc và tay lấy ngoại vật ra ngồi.
Bước 4: Dùng ngón tay trỏ cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết ngoại vật, răng giả,

nếu có.
Bước 5: Người cấp cứu quỳ bên trái nạn nhân, tay trái nâng nhẹ cổ để giúp
đường thở thành đường thẳng. đồng thời bạn cũng dùng tay trái để bóp mở miệng nạn
nhân ra. Tay phải dùng để bịt mũi nạn nhân.
Bước 6: Một tay đặt dưới cằm, đẩy cằm ra phía trước, lên trên. Tay kia đặt lên
trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào.

Hình 2.7: Phương pháp thổi ngạt
Bước 7: Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân
và thổi mạnh
- Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên
thổi tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều oxy.
- Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm
tra lại tư thế của đầu và cằm, xem đường hơ hấp có thơng khơng.
Bước 8: Ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân, tiếp tục
thổi 15-20 lần/phút.
- Thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được.
22


đoạn.

- Khi cần thay đổi người khác cần phải duy trì động tác, khơng được để gián
Bước 9: Lấy gối dưới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mái và đắp ấm.
- Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân cho đến khi tình trạng ổn

định.
2.4.2.3. Thực hành.
- Chuẩn bị các dụng cụ và đồ dùng thực hành;
- Thực hành theo trình tự các bước;

- Thực hiện hơ hấp nhân tạo, thực hành theo nhóm 3 người;
- Thời gian thực hiện 60 phút/lượt.
- Nhận xét thao tác, kỹ năng cách ly, kiểm tra;
- Nhận xét tác phong và vệ sinh, an tồn cơng nghiệp.
- Từng học sinh thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo trên người nộm theo sự
hướng dẫn của giáo viên.
2.4.3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
2.4.3.1. Lý thuyết liên quan.
Khi nạn nhân bị ngưng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại
chỗ bằng cách xoa bóp tim ngồi lồng ngực.
2.4.3.2. Trình tự thực hiện.
Bước 1: Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối
bên trái nạn nhân.
- Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm
vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái.
- Từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới
lỏng tay ra.

Hình 2.8: Xoa bóp và ép lịng ngực.
Bước 2: Cấp cứu khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở.
- Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với
trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Hình 2.9: Kết hợp thổi ngạt và ép tim
Bước 3: Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
2.4.3.3. Thực hành.
- Chuẩn bị các dụng cụ và đồ dùng thực hành;
- Thực hành theo trình tự các bước;
- Thực hiện xoa bóp tim ngồi lồng ngực, thực hành theo nhóm 3 người;
23



- Thời gian thực hiện 60 phút/lượt.
- Nhận xét thao tác, kỹ năng cách ly, kiểm tra;
- Nhận xét tác phong và vệ sinh, an tồn cơng nghiệp.
- Từng học sinh thực hiện thao tác xoa bóp tim ngồi lồng ngực trên người nộm
theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2.5. Các biện pháp an toàn cho người và thiết bị.
2.5.1. Trang bị bảo hộ lao động.
- Đồ bảo hộ lao động là những dụng cụ, thiết bị được doanh nghiệp trang bị cho
người lao động của mình, giúp họ đảm bảo an tồn và giảm thiểu những thương tổn có
thể xảy ra nếu chẳng may gặp phải các tai nạn lao động. Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực
sẽ có những thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động khác nhau. Có ngành nghề cần đến vật
dụng này, có ngành nghề cần vật dụng khác,.. cũng có những ngành nghề sử dụng kết
hợp nhiều loại đồ bảo hộ lao động khác nhau để tạo nên giải pháp bảo vệ hoàn thiện
nhất.
- Quần áo bảo hộ lao động: quần áo chính là loại đồ bảo hộ lao động cơ bản
nhất, hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng quần áo bảo hộ lao động cho cơng
nhân của mình có thể bảo vệ thân thể của họ khỏi ảnh hưởng của môi trường nguy
hiểm.
- Kính bảo hộ lao động: đây là loại đồ bảo hộ lao động dùng để bảo vệ cho
vùng mắt của người lao động ở những môi trường làm việc nhiều hóa chất, chất thải
hay bụi bặm, có nhiều vật thể lạ bay trong khơng gian.

Hình 2.10: Quần áo và kính bảo hộ lao động
- Găng tay, khẩu trang: găng tay và khẩu trang sẽ giúp cho người lao động bảo
vệ cho gương mặt và đơi tay của mình một cách tốt nhất khi làm việc ở nhiều môi
trường nguy hiểm.

Hình 2.11: Khẩu trang trong bảo hộ lao động.

2.5.2. Nối đất và dây trung tính
Các bộ phận của vỏ máy, thiết bị bình thường khơng có điện nhưng nếu cách
điện hỏng, bị chạm mát thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó người tiếp
xúc vào có thể bị giật nguy hiểm.
Để đề phịng trường hợp nguy hiểm này, người ta có thể dùng dây dẫn nối vỏ
của thiết bị điện với đất hoặc với dây trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ.
24


×