Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

2167Miec0111 nhóm 7 đề t c 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN KINH TẾ
KHOA: QUẢN LÝ KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID19 ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
GVHD: NGUYỄN THỊ YẾN HẠNH
LỚP: 231_MIEC0111_03 K59F1-F2
Thành viên tham gia:
1. Nguyễn Thảo Nguyên
2. Nguyễn Trung Nguyên
3. Nguyễn Thị Trang Nhung
4. Nguyễn Thị Nhung
5. Giàng A Nhà
6. Hoàng Minh Nguyệt
7. Nguyễn Thị Phương
8. Nguyễn Minh Phương
9. Nguyễn Thị Minh Phượng
10. Nguyễn Hoàng Quân
11. Kiều Nguyễn Lệ Quyên

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kì
hình thức nào trước đây. Những kết quả số liệu, thông tin phục vụ cho q trình xử lý
và hồn thành bài nghiên cứu đều được thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ nguồn
gốc.


Tơi xin chịu trách nhiệm, kỷ kuật của bộ môn và Nhà trường nếu như có bất cứ
vi phạm nào xảy ra.
Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo phụ trách bộ môn Kinh tế vi
mô -Nguyễn Thị Yến Hạnh. Trong suốt quá trình học tập, cô đã rất tâm huyết dạy và
hướng dẫn cho em nhiều điều bổ ích trong mơn học và kĩ năng để em có kiến thức thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên vì kiến thức bản thân nhóm cịn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa đủ sâu
sắc nên khong tránh khỏi những thiếu sót. Mong cơ sẽ châm chước cho chúng em và
cho chúng em những lời góp ý để bài nghiên cứu của em sẽ hoàn thiện hơn. Em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến cô và chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành cơng trong
sự nghiệp của mình.

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... ......6
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan........................................................6
2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước......................................................................7
2.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước......................................................................7
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................8
3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................8

3



3.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................10
Chương 1: Một số lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu
 Tình hình xuất khẩu trước đại dịch..........................................................................10
 Bối cảnh xuất khẩu của nước ta trong đại dịch........................................................12
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu...................................................14
1.1 Tổng quan về xuất khẩu ….....................................................................................14
1.1.1.Khái niệm xuất khẩu............................................................................................14
1.1.2. Hình thức xuất khẩu............................................................................................14
1.1.3.Vai trị xuất khẩu..................................................................................................17
2. Một số lý thuyết liên quan.........................................................................................18
2.1 Lý thuyết về chi phí …............................................................................................18
2.1.1.Chi phí sản xuất trong ngăn hạn...........................................................................18
2.1.2.Chi phí sản xuất trong dài hạn..............................................................................22
2.1.3. Đường đồng phí...................................................................................................23
2.1.4.Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn.........................................23
2.2 Lý thuyết về doanh thu ….......................................................................................23
2.3 Lý thuyết về lợi nhuận.............................................................................................24
3.Phân tích SWOT về xuất khẩu ..................................................................................25
3.1. Điểm mạnh.............................................................................................................25
3.2. Cơ hội.....................................................................................................................25
3.3. Thách thức..............................................................................................................
4. Tổng quát..................................................................................................................
Chương 2: Thực trạng (xuất khẩu của tập đồn VINAMILK trong thời kì COVID-19

4



(2016-2020))
1. Tổng quan về VINAMILK
1.1. Kim ngạch xuất-nhập khẩu trước và trong đại dịch covid-19 của doanh
nghiệp............................................................................................................................
2.Khó khăn của thị trường xuất khẩu trong đại dịch.......................................................
2.1. khó khăn trong sản xuất..........................................................................................
2.2. khó khăn trong thị trường và nhu cầu tiêu thụ...................................................... .
2.3. khó khăn trong nhân lực.........................................................................................
2.4.khó khăn trong hoạt động vận chuyển....................................................................
3. Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp …...................................................
4. Kết luận về ảnh hưởng của covid-19 trong hoạt động xuất
khẩu...............................................................................................................................
Chương 3: Đề xuất giải pháp …...................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Các đưởng tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi
Hình 2: Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân
Hình 3: Tổng quan về xuất khẩu của VINAMILK
Hình 4: Đánh giá điểm ESG của VINAMILK
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Doanh thu của VIINAMILK từ năm 2017-2022
Biểu đồ 2: Doanh thu xuất khẩu của VINAMILK từ năm 2017-2022
Biểu đồ 3: Lợi nhuận sau thuế của VINAMILK từ 2017-2022
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2015-2020

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đại dịch Covid-19 nổ ra và lan rộng ra toàn cầu đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực vô cùng
nghiêm trọng tới mọi mặt của cuộc sống ở hầu hết các quốc gia, trong đó Việt Nam được
dự báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất. Các
ngành kinh tế của Việt Nam nói chung, hay tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp nói riêng đều chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 với mức độ từ lớn đến nhỏ.
Đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, tác động của đại dịch đến lĩnh
vực xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước là không hề nhỏ. Các doanh
nghiệp, tập đồn có hàng hóa xuất nhập khẩu điêu đứng, khơng ít các doanh nghiệp
ngừng hoạt động, đóng cửa sản xuất do không chịu nổi tác động của đại dịch. Chính vì
những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19 đến xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam” được ra đời với hy vọng đưa ra được thực trạng và vấn
đề khó khăn doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp phải và cần phải tháo gỡ, đồng thời đưa
ra hướng đi cụ thể nhằm khắc phục tình trạng đó, đưa nền xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp tăng trưởng và phát triển trở lại.

2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nghiên cứu liên quan( tài liệu trong
nước, tài liệu ngoài nước)
2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Theo tạp chí Nghiên Cứu Khoa học Cơng Đoàn, bài nghiên cứu “Tác động của
đại dịch Covid đến xuất nhập khẩu của Việt Nam” đã chỉ ra tác động động của đại dịch
đến nhiều kênh, trong đó kênh trực tiếp là tác động của chi phí phịng dịch, khám chữa
bệnh. Kênh gián tiếp là tác động của chính phủ( cách ly, đóng của biên giới…), hành vi
người tiêu dùng ( hạn chế giao tiếp, tụ tập đông người…), hành vi của các doanh nghiệp,
tổ chức ( tự hạn chế hoạt động tổ chức kinh doanh…). Những tác động trên làm cho nền
kinh tế bị suy giảm cả tổng cung và tổng cầu. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam hiện nay
có độ mở lớn trên thế giới ( năm 2019 có tổng kim ngạch xuất khẩu trên GDP cao nhất
trong khu vực Châu Á (200%)), khu vực đối ngoại( xuất nhập khẩu, đầu tư FDI) bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do đại dịch gây nên. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra đại dịch Covid-19
đã tác động nghiêm trọng đến các ngành như dịch vụ, vận tải, nông- lâm- thuỷ sản, công


6


nghiệp- xây dựng, công nghiệp chế biến- chế tạo, làm cho doanh thu, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu trên các lĩnh vực này giảm sút mạnh. Từ những điểu trên, bài nghiên
cứu đã đưa ra một vài giải pháp như mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tái cơ cấu sản
xuất, …
2.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Bài nghiên cứu “Impact of the Covid-19 pandemic on agricultural exports” của
tác giả Lin Ben-xi và Yu Yvette Zhang cho thấy những hiểu biết quan trọng về tác động
của đại dịch Covid-19 đến thị trường xuất khẩu nông sản. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, một số mặt hàng nông sản sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí tăng trưởng mạnh vì
đó là những nhu yếu phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ phải chịu nhiều thách thức
hơn trong đại dịch. Song song với đó, bài nghiên cứu thông qua số liệu cũng ghi rõ rằng,
các DN nhỏ lẻ thì sẽ chịu tác động nghiêm trọng hơn là những doanh nghiệp lớn. Từ bài
nghiên cứu cho thấy, đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến cả chủ thể và mặt hàng
xuất khẩu.
Bài nghiên cứu “ Research on the Impact of Covid-19 on Import and Export
Strategies” của nhóm tác giả Wenguang Tang, Jian Hu, Fatma Mabrouk,….cũng đã cho
thấy những tác động của đại dịch lên nền thương mại quốc tế. Sau khi đại dịch bùng
phát, quy mơ thương mại xuất nhập khẩu tồn cầu sụt giảm mạnh trong bối cảnh có
nhiều biến động. Trong nửa đầu năm 2020, quy mơ thương mại xuất nhập khẩu tồn cầu
giảm so với cùng kỳ năm trước , lần lượt đạt 11,98% và 13,48%. Bài nghiên cứu cũng
lập luận rằng đại dịch Covid-19 này sẽ có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và mơi
trường hơn bất kì đại dịch nào khác kể từ Thế chiến thứ 2, với việc đóng cửa biên giới
và đóng cửa các nhà máy sẽ khiến xuất khẩu của các ngành tương ứng ở các quốc gia bị

7



sụt giảm đáng kể….

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng qt
Vấn đề nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích , đánh giá các tác động của đại dịch Covid19 đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của nước ta, được dựa trên các phương diện
như nhu cầu, thị trường, thực trạng, khó khăn,… Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị
những chính sách thích hợp nhằm giải quyết vấn đề.
3.2. Mục tiêu cụ thể


Tìm hiểu, phân tích về thị trường xuất nhập khẩu của nước ta



Tìm hiểu thực trạng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước, trong và sau đại

dịch Covid-19


Xác định, phân tích đánh giá các tác động của đại dịch đến các doạnh nghiệp xuất

nhập khẩu của nước ta


Đề xuất giải pháp thích hợp, hữu hiệu đến thị trường xuất nhập khẩu đối với các

doanh nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu



Thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp VINAMILK

4.2. Phạm vi nghiên cứu.


Phạm vi nội dung

Tập trung nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu doanh nghiệp VINAMILK trước tác
động của đại dịch Covid-19


Phạm vi không gian

Tập trung nghiên cứu trong phạm vi cả nước


Phạm vi thời gian

Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp VINAMILK qua số liệu thời gian

8


từ năm 2016-2022
5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu được tham khảo từ nhiều nguồn


tài liệu uy tín khác nhau cùng các tạp chí kinh tế, luận văn, tài liệu nghiên cứu trong và
ngoài nước (có chọn lọc)


Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: Thông tin và số liệu về sản lượng xuất

nhập khẩu, kim ngạch được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành chắt lọc thông tin
và xử lý để đánh giá quy mô, bản chất, sự khác nhau của đối tượng nghiên cứu theo thời
gian và không gian.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 Tình hình xuất khẩu trước đại dịch
Theo số liệu của tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
năm 2015 cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014; trong đó, xuất khẩu
hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,95 so với cùng kì năm 2014
Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,5 tỷ USD (tương đương với
2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng
dư 2,37 tỷ USD của năm 2014. Năm 2016, kim ngạch xuất nhập khẩu có ự tăng trưởng
ấn tượng đạt 350,74 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD.
Nhìn chung, giai đoạn từ 2015-2019, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước đạt
mức tăng trưởng cao qua từng năm. Trong giai đoạn này cơ cấu hàng xuất khảu đã đảm
bảo đúng mục tiêu đề ra tại chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kì 2011-2020, định
hương đến 2030. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được khai thác hiệu quả, gắn tăng
trưởng xuất khẩu với kiểm soát hiệu quả nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển
xuất

sang

siêu


BẢNG 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2015-2020 (tỷ
USD)
Năm

Xuất khẩu

Tổng giá trị xuất nhập khẩu

9


2015
162,11
2016
176,63
2017
214,02
2018
243,48
2019
264,19
2020
282,65
(theo tổng cục hải quan)


327,76
350,74
425,12

480,17
512,26
545,36

Bối cảnh xuất khẩu của nước ta trong đại dịch Covid
Dịch Covid-19 bùng phát không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và còn
tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế ở các quốc gia trên tồn thế giới. Các chính sách
đóng cửa biên giới quốc gia cũng như hạn chế lưu thông hàng hóa, dịch vụ đã làm cho
hoạt động thương mại giảm sút
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 từ tháng 03/2020 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng
tại Việt Nam. Các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật
Bản, Pháp… đã sụt giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu. Các đơn hàng lớn cũng được thơng
báo hỗn khi biên giới các quốc gia được thơng báo đóng cửa để hạn chế sự lây lan của
dịch bệnh. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam chịu tác động kép khi vừa cải thiện được
khâu nguyên liệu đầu vào thì lại vướng mắc ngay tại thị trường đầu ra
Đặc biệt, các mắt xích trung tâm chuỗi là các quốc gia lớn có nền kinh tế mang tầm ảnh
hưởng thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… lại bị ảnh hưởng khá
nghiêm trọng bởi sự lan tràn của đại dịch. Đây cũng chính là những đối tác thương mại
lớn, những thị trường xuất khẩu khá tiềm năng của Việt Nam. Chính vì vậy, khi các đối
tác này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì gần như các hoạt động đầu tư, thương
mại và tăng trưởng kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể.
Nguồn cung bị gián đoạn làm cho nguyên vật liệu và lực lượng lao động trở nên khan
hiếm (như các ngành thiết bị điện tử, linh kiện ô tô)... Điều này tác động trực tiếp đến
các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngồi FDI. Trong khi đó, xuất khẩu Việt
Nam cịn phụ thuộc khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI. Một khi lượng
sản phẩm của các DN này được tạo ra khá hạn chế do nguồn cung thì nguồn hàng xuất
khẩu cũng giảm sút đáng kể, điều này gián tiếp tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất

10



khẩu của Việt Nam.
Các DN trong nước cũng gặp khá nhiều khó khăn khi phải duy trì hoạt động sản xuất
trong điều kiện chi phí sản xuất gia tăng nhanh chóng. Các yêu cầu cách ly, giãn cách
xã hội làm cho các DN khó khăn trong tiếp cận khách hàng khiến lượng sản phẩm sản
xuất ra khơng có nguồn tiêu thụ. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu tạo sản phẩm cạnh
tranh đáp ứng nhu cầu cho hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là một thách thức
không nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đối phó với dịch chưa kịp thời làm dịch bệnh
lan nhanh, gây nên tình trạng ứ động hàng hóa thời gian dài. Việc ứng dụng khoa học
công nghệ, đặt biệt là thương mại điện tử vẫn chưa được tận dụng triệt để khiến các mơ
hình kinh doanh xuất khẩu của các DN tiếp cận chậm với thị trường tiêu thụ, q trình
thơng thương hàng hóa chậm, ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. khâu
Những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra nhưng
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh
hưởng khá nghiêm trọng, các nước có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản
phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.
Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa liên
tục thặng dư, với mức xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2016, xuất siêu hàng
hóa của nước ta đạt 1,6 tỷ USD; năm 2017 đạt 1,9 tỷ USD; năm 2018 tăng lên 6,46 tỷ
USD; năm 2019 đạt 10,57 tỷ USD, năm 2020 đạt 19,94 tỷ USD, năm 2021 do ảnh hưởng
nặng nề của dịch Covid-19 nên xuất siêu chỉ đạt 3,32 tỷ USD, vướng mắc ngay tại thị
trường đầu ra.

1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu
1.1.Tổng quan về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài trên cơ sở sử dụng tiền tề làm phương
thức thanh tốn. Theo đó, tiền tệ được sử dụng làm cơ sở than tốn ở đây có thể là đồng
tiền của một trong hai quốc gia (người mua, người bán) hoặc đồng tiền của quốc gia thứ


11


ba
1.1.2.Hình thức xuất khẩu
-Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu được thực hiện trực tiếp giữa bên mua và
bên bán. Bên bán xuất khẩu hang hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra
hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước đến khách hang ngoài nước
Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không tự sản xuất ra sản phẩm (gọi là doanh
nghiệp thương mại) thì việc xuất khẩu phải trải qua công đoạn thu mua nguồn hang từ
các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó đàm phán và ký kết với doanh nghiệp nước ngoài
trước khi xuất khẩu.
Đây là hình thức được thực hiện bởi các doanh nghiệp uy tín và có nghiệp vụ xuất nhập
khẩu vững mạnh. Tuy nhiên hình thức này sẽ khơng phù hợp với các doanh nghiệp mới,
chưa có kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu.
-

Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi thơng
qua đơn vị trung gian, hay gọi là forwarder. Trong đó, đơn vị đảm nhận ủy thác sẽ tiến
hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu mặt
hàng thay cho nhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác. Với hình thức này, hai bên cần ký hợp
đồng xuất khẩu ủy thác nhằm thỏa thuận quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong hợp
đồng.

-

Gia cơng xuất khẩu
Gia cơng xuất khẩu là hình thức sản xuất mà công ty trong nước nhận các tư liệu sản

xuất như các máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu,... từ cơng ty nước ngồi về để sản xuất
hàng dựa theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa sản xuất sẽ được bán ra nước ngoài
theo chỉ định của công ty đặt hàng. Những mặt hàng gia công của nước ta khá đa dạng
như dệt may, da giày, điện tử…

-

Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập vào thị
trường nước ngồi mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu và giao hàng ngay tại lãnh

12


thổ Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu cũng không cần phải tiến hành các thủ tục như
thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hố …Do đó, vấn đề chi phí được tối ưu hóa một
cách đáng kể.Hình thức xuất khẩu tại chỗ thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bao gồm những mặt
hàng sau:
 Sản phẩm gia cơng: máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế
liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định
số 187/2013/NĐ-CP;
 Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan;
 Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngồi khơng
có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng
hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Như vậy hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ sẽ khơng được vận chuyển vượt ra khỏi biên
giới lãnh thổ Việt Nam, mà khách hàng nước ngoài vẫn mua và sử dụng được hàng hóa
của mình,
-


Tạm nhập tái xuất
Là hình thức thương nhân Việt Nam tạm nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh nội địa. Sau đó lại sử dụng chính hàng hóa đó xuất khẩu
sang quốc gia khác ngồi lãnh thổ Việt Nam. Hình thức này cho thấy nó diễn ra cả q
trình nhập và xuất khẩu, nên lượng ngoại tệ doanh thu thu lại sẽ lớn hơn so với số vốn
ban đầu được bỏ ra.
1.1.3. Vai trị xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trị rất to lớn đối với kinh tế của một quốc gia. Mang lại doanh thu lớn
và nguồn ngoại tệ dồi dào qua đó gia tăng mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
– Mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp
Giúp tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa thị trường đầu ra để tạo nguồn thu ổn định,
có thể mở rộng ra thế giới.
Thông qua phương thức này doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu rộng rãi trên thị

13


trường quốc tế.
Có nhiều doanh nghiệp nổi tiếng thế giới giúp cho đất nước được nhớ đến và có uy tín
trên thị trường quốc tế
Ví dụ: khi nhắc đến Apple hay Google mọi người sẽ nhớ ngay đến Hoa Kỳ
– Mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới giúp cho đất nước có một lượng
ngoại tệ ổn định và dồi dào.
– Tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân
Xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế có quy mơ rất lớn. Điều này, mang đến cơ hội
làm việc cho hàng trăm nghìn người Việt giúp nâng cao đời sống người dân.
– Mở rộng và xây dựng mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới
Xuất khẩu hàng hóa giúp Việt Nam có thể xây dựng các mối quan hệ mới với các quốc

gia khác. Ngồi ra, điều này cũng khiến tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước bạn
thêm gắn kết và bền chặt
2. Một số lý thuyết liên quan
2.1. Lý thuyết về chi phí
Chi phí sản xuất là tồn bộ phí tồn để phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh mà
doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kì nhất định.
Ví dụ : chi phí để mua nguyên vật liệu, chi phí để trả lương cho nhân viên, chi phí cho
bộ phận quản lí...
-

Phân loại :
+ Chi phí kế tốn : tồn bộ các khoản chi đươc thực hiện bằng một số tiền cụ thể mà các
doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí kinh tế : tồn bộ các chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được đưa vào
trong sản xuất, bao gồm chi phí ẩn và chi phí hiện tức các chi phí cơ hội của việc sử
dụng nguồn lực nhưng không được thể hiện bằng một khoản chi trực tiếp bằng tiền.
2.1.1. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
Là những phí tồn mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất kinh doanh

14


trong ngắn hạn.
-

Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn
Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (STC, TC) là tồn bộ những phí tồn dùng để tiến hành
sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn
Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn bao gồm :


 Chi phí cố định (FC) là khoản chi phí khơng đổi theo mức sản lượng.
 Chi phí biến đổi (VC) là khoản chi phí biến đổi theo mức sản lượng.
Như vậy, ta có : TC = TVC + TFC

Hình 1:Các đường tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Chi phí bình qn ngắn hạn
Chi phí bình qn cố định (AFC) là mức chi phí cố định tính bình qn cho một đơn vị
sản phẩm.
AFC =

TFC
Q

Chi phí bình qn biến đổi (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình qn cho một đơn
vị sản phẩm.
AVC =

TVC
Q

Với chi phí bình qn ngắn hạn thì đường tổng chi phí bình qn cụ thể nó ở dạng chữ
U có lý do là ở sự giảm dần của chi phí cố định bình qn khi sản lượng tăng và vì ban
đầu mức giảm của nó lớn hơn mức tăng chi phí biến đổi bình qn. Chi phí cố định bình
qn giảm vì tổng chi phí cố định được phân bổ cho mức sản lượng ngày càng lớn hơn.

15


Như vậy từ đó ta thấy với loại chi phí biến đổi bình quân tăng do tác động của quy luật
lợi suất giảm dần và khi sản lượng đạt đến một quy mơ nhất định, mức tăng của chi phí

biến đổi bình qn lớn hơn mức giảm chi phí cố định bình qn và tổng chi phí bình
qn bắt đầu tăng lên.
- Chi phí cận biên trong ngắn hạn
Chi phí cận biên (MC, SMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm.
MC =

ΔTC
ΔQ

= TVC’Q

Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần nên giá trị của MC ban đầu cũng giảm dần và
sau đó tăng lên, làm đường chi phí cận biên cũng có dạng hình chữ U như trên đồ thị
Để hiểu được sự tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần đến hình dáng của
đường MC, ta nghiên cứu một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và
lao động, với yếu tố vốn cố định. Nếu doanh nghiệp thuê thêm AL đơn vị lao động,
doanh nghiệp sẽ tạo thêm được AQ đơn vị sản phẩm và chi phí của doanh nghiệp tăng
thêm một lượng là w AL (trong đó w là mức tiền cơng trả cho mỗi đơn vị lao động). Khi
đó ta có:
MC =

ΔTC
ΔQ

=

w.ΔL
ΔQ


=

w
ΔQ/ΔL

=

w
𝑀𝑃𝐿

Trong sản xuất ngắn hạn, sản phẩm cận biên của lao động (MPL) ban đầu tăng lên sau
đó giảm dần khi bị quy luật sản phẩm cận biên giảm dần chi phối. Tương ứng khi MP,
tăng thì giá trị của MC giảm và ngược lại. Điều này đã giải thích được hình dáng chữ U
của đường chi phí cận biên MC.
- Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình qn
Khi đường chi phí cận biên (MC) ở dưới đường chi phí bình qn, nó sẽ kéo đường chi
phí bình qn đi xuống dưới, ngược lại thì nó sẽ kéo đường chi phí bình qn đi lên; tại
điểm giao nhau giữa đường chi phí bình qn và chi phí cận biên thì chi phí bình quân

16


đạt giá trị nhỏ nhất

Hình 2: Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình qn
 Khi chi phí bình qn giảm vì sản lượng tăng, chi phí cận biên thấp hơn chi phí bình

qn. Khi chi phí bình qn tăng, chi phí cận biên lớn hơn chi phí bình qn. Khi chi
phí bình qn khơng tăng hoặc giảm (ở mức tối thiểu hoặc tối đa), chi phí cận biên bằng
chi phí bình qn.

2.1.2. Chi phí sản xuất trong dài hạn
Là những phí tồn mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất kinh doanh
trong dài hạn. Trong dài hạn khơng cịn yếu tố sản xuất cố định nữa và như vậy khơng
cịn chi phí cố định.
- Tổng chi phí sản xuất trong dài hạn
Tổng chi phí sản xuất ngắn hạn (LTC) là tồn bộ những phí tồn dùng để tiến hành sản
xuất kinh doanh trong dài hạn
- Chi phí bình qn và chi phí cận biên trong dài hạn
Chi phí bình qn trong dài hạn : Là mức chi phí bình qn trên mỗi đơn vị sản phẩm
trong dài hạn.
LAC =

𝐿𝑇𝐶
𝑄

- Chi phí cận biên trong dài hạn : là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi sản xuất

17


thêm một đơn vị sản phẩm.
LMC =

∆𝐿𝑇𝐶
∆𝑄

= LTC’Q

- Hiệu suất kinh tế theo quy mô trong sản xuất dài hạn:
Nếu đường LAC tăng liên tục ( dốc lên ) khi gia tăng sản lượng sản xuất ra thì đó là

trường hợp hiệu suất giảm theo quy mô. Một phần đường LAC dốc lên là do những hạn
chế của quản lí.
Ví dụ : Khai thác dầu mỏ, thủ công mĩ nghệ cao cấp…
Nếu đường LAC giảm tương ứng với sự gia tăng của sản lượng thì đó là trường hợp
hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô. Hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô thường xảy ra
do năng suất lao động tăng, công nghệ tiên tiến, cắt giảm được những chi phí khơng cần
thiết.
Ví dụ : Sản xuất oto…
Nếu đường LAC khơng đổi ở mọi mức sản lượng thì đó là trường hợp hiệu suất không
đổi theo quy mô.

2.1.3. Đường đồng phí
Đường đồng phí cho biết tập hợp tối đa các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp có thể mua
được với cùng một mức chi phí
C = wL + rK
2.1.4. Mối quan hệ giữa các loại chi phí ngắn hạn với chi phí dài hạn
Đường chi phí bình qn trong dài hạn LAC sẽ là đường bao của các đường chi phí
bình qn trong ngắn hạn.

2.2.Lý thuyết về doanh thu
Doanh thu (R) là lợi ích kinh tế thu được làm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại
trừ phần đóng góp thêm của cổ đơng ( nói cách khác là khoản thu từ q trình bn

18


bán, cung cấp sản phẩm..)
Công thức : MR = P.Q
Doanh thu cận biên (MR) là mức doanh thu tăng thêm do bán thêm một đơn vị hàng
hố hay dịch vụ.

Cơng thức tính : MR =

∆𝑇𝑅
∆𝑄

= TR’Q

2.3. Lý thuyết về lợi nhuận
Khái niệm : Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí trong
hoạt động kinh doanh
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng phong phú , hiệu quả
kinh doanh có thể đạt được từ nhiêu hoạt động khác nhau . Bởi vậy lợi nhuận của doanh
nghiệp cũng bao gồm nhiều loại , trong đó chủ yếu là :
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu
thụ sản phẩm và chi phí đã bỏ ra của khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, lao vụ của
các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính mang lại, đó là khoản chênh lệch giữa
các khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong q trình doanh nghiệp thực
hiện việc kinh doanh.
+ Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) là khoản chênh lệch
giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động khác ngồi các hoạt động nêu trên.
-Cơng thức xác định lợi nhuận : Lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí

3.Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp xuất
khẩu nước ta
3.1. Điểm mạnh
Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta được thực hiện trên nhiều lĩnh vực , đa phương
diện và nhiều loại hàng hoá phong phú đa dạng
- Nguồn hàng hố trên thị trường có chất lượng cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh


19


cao
- Thị trường xuất khẩu với quy mô rộng lớn , hợp tác với nhiều thị trường của các quốc
gia và tổ chức rộng lớn thế giới như : EU , ASEAN , Hoa Kỳ , Trung Quốc ,vv…
- Nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ có liên kết với nước ngồi được hình thành trên thị
trường của nước ta góp phần vào việc tăng xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ra
thị trường Thế giới
- Nguồn lao động dồ dào , đông đảo
3.2. Cơ hội
- Việt Nam là một nước đang phát triển trong nền công nghiệp hiện đại của thế giới vì
vậy nước ta có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra bên ngoài , có cơ hội
hợp tác với nhiều tổ chức thương mại trên tồn cầu
- Hàng hố xuất khẩu đa dạng , chất lượng cao góp phần vào việc gia tăng cơ hội cạnh
tranh ra bên ngoài
3.3. Thách thức
Kể từ khi bùng phát đại dịch COVID 19 đến nay hoạt động xuất nhập khẩu của
việt nam tiếp tục có nhiều ảnh hưởng, trong đó có thể chỉ ra một số thách thức sau:
Kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng: tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020
sụt giảm sâu nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1930. Theo báo cáo của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), GDP toàn cầu năm 2020 sụt giảm 4,2 %. Năm
2020, phần lớn các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu đều tăng trưởng âm (ngoại
trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt NAM).
Các nền kinh tế là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt nam đều giảm như: Tăng
trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu suy giảm 7,3%, Mĩ suy giảm 3,5%,
Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 2,3%-mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính tồn cầu 2008
Thương mại tồn cầu thu hẹp: Xu hướng suy yếu của hoạt động thương mại toàn
cầu xuất hiện trong cả hoạt động xuất và nhập khẩu ở phần lớn quốc gia trên thế giới

khi nhu cầu về hàng hóa, nguyên liệu sản xuất giảm mạnh và các chuỗi cung ứng hàng
hóa bị gián đoạn.
Triển vọng thương mại u ám hơn tại các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và hoạt

20


động du lịch. Thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng bới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung,
dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính ngầm có thể trầm trọng hơn
bởi đại dịch kéo dài
Đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và xu hướng dịch chuyển đầu tư, phong
tỏa, đóng cửa biến giới
Nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc
nhiều vào nguồn và giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu của thế giới, quy mô nền kinh
tế khiêm tốn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế
4. Tổng quát
Mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên nhìn nhận một
cách lạc quan, đại dịch Covid-19 cũng tạo nên các cơ hội tốt nếu biết nắm bắt và tận
dụng để có thể vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch. Điểm nổi bật nhất là khả năng ứng dụng
công nghệ chuyển đổi số ở Việt Nam khi đại dịch đến. Các DN bắt đầu chú trọng đến
hình thức marketing trực tuyến, khai thác triệt để thơng tin trên internet để tìm hiểu về
thị trường, đối tác và xây dựng các kênh thương mại trực tuyến hiệu quả; Các quốc gia
bắt đầu nghiên cứu về các chính sách bảo vệ thương mại. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ
quá trình chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ của cuộc Cách mạng lần thứ 4
vào hoạt động thương mại.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG (XUẤT KHẨU CỦA TẬP ĐỒN VINAMILK
TRONG THỜI KÌ COVID-19 (2016-2020))
1. Tổng quan về Vinamilk
Vinamilk giữ phong độ dẫn đầu thị trường ở nhiều ngành hàng chủ lực.Tại Việt Nam,
hệ thống gồm 13 nhà máy lớn, 13 trang trại và đàn bò sữa 160.000 con, tạo cho doanh

nghiệp này một năng lực sản xuất khó có thể bắt kịp. Lãnh đạo doanh nghiệp này từng
chia sẻ, đây cũng chính là yếu tố giúp họ vượt qua giai đoạn giãn cách xã hội để đảm
bảo nguồn cung hàng hóa, cung ứng và phân phối về sản phẩm, Vinamilk có thể nói là
cơng ty hồn thiện nhất về danh mục sản phẩm, với hơn 250 chủng loại mặt hàng thuộc
gần 20 nhóm ngành hàng. Khơng chỉ gồm đầy đủ và đa dạng từ sữa tươi, sữa chua
ăn/uống, sữa hạt, nước giải khát, kem, mà trong những ngành lớn như sữa bột, thương

21


hiệu Vinamilk cũng đã bao phủ đủ các nhu cầu cho trẻ em, mẹ bầu, người lớn, dòng đặc
trị…
Năng lực sản xuất lớn, phân phối mạnh kết hợp với danh mục sản phẩm đa dạng có thể
gọi là “bộ 3” giúp cho Vinamilk nhiều năm vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên “đường
đua” ngày càng nhiều người tham gia của ngành sữa trong nước.
Thước đo thị trường được phản ánh rõ hơn trong báo cáo Kantar Worldpanel, trong
năm 2021, tại khu vực thành thị, tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm Vinamilk đạt đến 99% các
hộ gia đình, cịn tại nơng thơn, con số này xấp xỉ 90%. Có thể hiểu là cứ 10 hộ gia đình
sẽ có 9 gia đình tại Việt Nam sử dụng ít nhất là một sản phẩm của Vinamilk.
Đặc biệt, tỷ lệ này tại khu vực thành thị gần như là tuyệt đối khi lên đến 99%, đây
cũng là khu vực có sự tăng trưởng về tiêu dùng sản phẩm sữa rất mạnh trong những
năm gần đây
Các chính sách phát triển của Vinamilk từ trước đến nay
+Xây dựng uy tín từ chất lượng sản phẩm
+Khơng chỉ tìm “người mua” mà tìm kiếm đối tác
+Uy tín làm nên thương hiệu tỷ đô
1.1.Kim ngạch xuất khẩu trước và trong đại dịch covid-19 của doanh nghiệp
Tính đến nay, các sản phẩm của Vinamilk đã đặt chân đến 57 quốc gia và vùng lãnh thổ
với tổng kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD, số sản phẩm xuất khẩu lên đến 15 mặt
hàng . Từ năm 2019 trở đi, Vinamilk đã thành công đặt chân chân đến 4 thị trường mới.


Ảnh 3: Tổng quan xuất khẩu của VINAMILK
Đằng sau thành công của những hợp đồng kinh doanh quốc tế trị giá hàng triệu USD là

22


sự kết hợp giữa nắm bắt cơ hội tăng trưởng và khẳng định uy tín trong kinh doanh. Hai
yếu tố này cho thấy bản lĩnh kinh doanh của Vinamilk trong suốt 25 năm "chinh chiến"
quốc tế và đặc biệt là giai đoạn "thử lửa" kéo dài gần 2 năm xảy ra biến cố Covid-19.
Với phương châm lấy chất lượng - giá cả - dịch vụ làm yếu tố thành công trong kinh
doanh quốc tế, công ty luôn dành nhiều năm liền để nghiên cứu thị trường, thói quen
tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong từng sản phẩm, duy trì sự tin
tưởng của đối tác, khách hàng.
2. Khó khăn do thị trường xuất khẩu trong đại dịch
Là một trong những mặt hàng chiếm vị thế quan trọng trong tổng số mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam, tuy nhiên, xuất khẩu sữa Vinamilk trước tác động của đại dịch đều
khơng tránh khỏi những khó khăn trước diễn biến phức tạp của đạdịch Covid- 19.
2.1. Khó khăn trong sản xuất
Trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ và Bộ Y tế đã có những quyết sách,
biện pháp chống dịch như giãn cách xã hội, đóng cửa tạm thời,
hạn chế giao thương,... những điều này ít nhiều đã tác động đến các cơng ty, doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu sữa Vinamilk nói riêng.
Dịch bệnh khiến cho doanh nghiệp sữa Vinamilk phải tạm ngừng sản xuất hoặc giảm
sản xuất, nhiều nhân viên của sữa Vinamilk đã phải làm việc từ xa, nhận công tác qua
việc phổ biến trên mạng xã hội khiến việc quản lí cũng như tiếp nhận thơng tin một cách
khó khăn,… Khơng những thế, nhà sản xuất sữa Vinamilk cũng cần tăng cường những
biện pháp phòng chống dịch bệnh đạt chuẩn quốc gia như: phải trang bị cho nhân viên
đầy đủ những vật dụng phòng chống lây bệnh, tăng cường khám sức khỏe, mua những
vật dụng khử khuẩn, virus cho nhân viên. Điều này khiến cho nhà sản xuất gặp khó khăn

trong quá trình sản xuất sữa.
Ngồi ra, Giá sữa và ngun liệu sản xuất bắt đầu tăng mạnh từ đại dịch COVID cho
đến những năm sau đó dẫn đến sự ảnh hưởng của giá bán và lợi nhuận
Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương cũng là yếu tố ít nhiều ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sữa Vinamilk. Bởi khi
muốn sản xuất được sữa, doanh nghiệp cần nhập nguyên liệu, nhưng do đóng cửa biên

23


giới, nguồn hàng bị hạn chế dẫn đến tình trạng “đội giá” của nguyên liệu khi vừa phải
chịu thuế, vừa chịu tác động của đại dịch, tiền phí vận chuyển cũng tang lên trong đại
dịch.
2.2.

Khó

khăn

trong

thị

trường



nhu

cầu


tiêu

thụ

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế thế giới chứ không
chỉ riêng Việt Nam. Điều này đã đánh thẳng vào hai yếu tố chính đó là thị trường và nhu
cầu tiêu thụ sữa Vinamilk của nước ta.
Đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng sữa Vinamilk, từ sản xuất cho tới vận chuyển
và phân phối, hạn chế di chuyển và các biện pháp phong tỏa đã làm giảm khả năng vận
chuyển sữa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Khơng những thế, áp dụng những biện pháp
phịng chống dịch, giãn cách xã hội, nhiều hàng quán, tạp hóa, siêu thị hoặc thậm chí là
trường học đã phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động trong một thời gian dài dẫn đến
giảm nhu cầu tiêu dùng sữa ở những nơi này.
Hay có thể nói đến đó là sau một thời gian dài ở nhà, người tiêu dùng làm việc qua mạng
xã hội hoặc thậm chí là khơng có cơng việc khiến cho chất lượng thu nhập bị giảm sút,
người tiêu dùng cần chi một khoảng lớn tiền vào công tác phòng chống dịch, mua những
vật dụng y và hơn hết đó là mua hàng quá khó khan trong đại dịch covid, người tiêu
dùng phải mua qua online, trực tuyến, khiến người tiêu dung có tâm lý mua những đồ
cần thiết, thiết yếu nhất. Điều đó cũng ảnh hưởng một phần đến nhu cầu tiêu thụ sữa.

2.3. Khó khăn trong nhân lực
Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã gây ra những hậu quả tàn khốc về
kinh tế – xã hội, khiến toàn thế giới chao đảo. Sang tới năm 2022, thế giới đã bước vào
năm thứ ba sống chung với đại dịch. Sự ra đời và phổ biến của các loại vacxin, và những
bài học kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch thời gian qua đã giúp các quốc gia từng
bước thích nghi và khơi phục các hoạt động kinh tế – xã hội. Tăng trưởng kinh tế toàn
cầu vẫn được dự báo sẽ tiếp tục giám sút, từ 5,5% năm 2021 xuống còn 4,1% năm 2022
do nguy cơ về những đợt bùng phát Covid, sự giảm dần các hỗ trợ về tài khoá, dẫn đến


24


sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu .
Về rủi ro khi tác động của hiệp định thương mại EVFTA, CEO Vinamilk nói rằng ngành
sữa đã khơng có nhiều bảo hộ từ nhiều năm nay, thuế nhập khẩu đã rất thấp so với các
ngành khác. Mặt khác xuất khẩu sang châu Âu cũng khơng khả quan vì đây là trung tâm
của ngành sữa thế giới
Vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng là một trong những tác động nghiêm trọng nhất của
đại dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu. Những sự tắc nghẽn trong mạng lưới sản
xuất toàn cầu bắt đầu xảy ra vào cuối năm 2020, là hệ quả của sự mất cân bằng trong
cung và cầu của một số hàng hoá và đang cản trở sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Những
nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng là một hiện tượng đa chiều. Sự suy giảm và phục
hồi của các hoạt động kinh tế trong đại dịch Covid-19 là chưa từng có tiền lệ, thể hiện
những sự dịch chuyển cung – cầu khổng lồ do sự đóng, mở cửa của các nền kinh tế, giữa
những chính sách tài khố và tiền tệ kích thích và mức tiết kiệm cao, đặc biệt tại các nền
kinh tế phát triển. Thêm vào đó, do các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh đã hạn chế đáng
kể các hoạt động tiêu dùng trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là các hoạt động di chuyển,
du lịch, giải trí, xu thế tiêu dùng đang dần nghiêng về hàng hoá. Đối mặt với sự gia tăng
nhanh chóng nhu cầu về hàng hố, các nhà cung cấp trên tồn thế giới gặp khó khăn
trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng. Hơn nữa, những sự đứt gãy đặc
thù của chuỗi cung ứng do các sự kiện như thiên tai, dịch bệnh cũng góp phần hạn chế
các hoạt động thương mại, sản xuất, đẩy giá hàng hoá tăng cao.
Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát
đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phá sản
DN khắp thế giới. Vì sự đứt gãy đột ngột của chuỗi cung ứng toàn cầu mà hiện tượng
khan hiếm hàng hóa đã xảy ra trên tồn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo, sản
xuất ô tô, thiết bị y tế... Trước tình hình này, các nước đã đa dạng hóa đầu tư nước ngồi,
đẩy mạnh nội địa hóa và khu vực hóa nhằm ngăn chặn rủi ro, đảm bảo sự ổn định cho
chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, một số ngành công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh:

Ngành Dệt may do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu giảm mạnh và xuất
khẩu giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là xuất khẩu tới các thị trường chủ lực và truyền

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×