Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÀ RỐT AN TOÀN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.24 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG CÀ
RỐT AN TOÀN

Cà rốt là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được dùng để ăn tươi và chế biến
thành sản phẩm hàng hoá. Ở tỉnh ta, cà rốt được trồng từ lâu với diện tích ổn định
tại xã Đức Chính và Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng). Hiện nay diện tích cà rốt đã
được phát triển mạnh ra các địa phương khác trong tỉnh với diện tích trên 700 ha.
Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ dễ dàng và bán được giá.
Để giúp nông dân sản xuất cà rốt theo hướng hàng hoá, sản phẩm an toàn, nâng cao
giá trị sản xuất và thu nhập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kỹ
thuật trồng cà rốt như sau:

1. Giống:
Trước đây nông dân Hải Dương thường trồng các giống cà rốt của Pháp và có thử
nghiệm một số giống của Mỹ nhưng năng suất và chất lượng không cao. Hiện nay
cà rốt được trồng phổ biến là cà rốt Nhật F1 (TI-103, Super VL-108 do hãng Takii's
quality seeds (Nhật Bản) sản xuất), có thời gian sinh trưởng 95-120 ngày, kích
thước 18-22 cm x 2,5 x 3 cm, màu đỏ tươi, trọng lượng trung bình 1,5 - 2,5 tấn/sào.
Thâm canh tốt, năng suất có thể đạt 3 tấn/sào.

2. Thời vụ:
- Vụ sớm: Gieo tháng 6, 7 (âm lịch), thu hoạch vào tháng 9, 10.
- Chính vụ: Gieo tháng 8, 9 (âm lịch), thu hoạch tháng 11 - tháng giêng năm sau.
- Vụ muộn: Gieo tháng 11 (âm lịch), thu hoạch tháng 3, 4 năm sau.

3. Làm đất, bón phân, gieo hạt:
- Làm đất: Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, lên luống rộng 0,8 - 1,2 m, cao 0,4 m, rãnh
0,3 m. Sau khi lên luống, rải phân đều mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lần đất
mỏng lên trên. Lượng giống dùng là 100 gr/sào.
- Bón phân: Lượng phân bón cho 1 công (1000 m
2


) như sau:

Loại phân


Tổng lượng


Bón lót


Thúc lần 1


Thúc lần 2

Phân chuồng

400-500 kg


400-500 kg


-


-

Greenfield 555


20 kg


20 kg


-


-

Urê

15 kg


6 kg


4,5 kg


4,5 kg

DAP

15 kg



6 kg


4,5 kg


4,5 kg

Kali

35 kg


14 kg


10,5 kg


10,5 kg

(Tuỳ theo mỗi loại đất có thể tăng hoăc giảm lượng phân bón)

Ghi chú:
- Bón thúc lần 1: ngay sau khi tỉa lần đầu.
- Bón thúc lần 2: Khi củ phát triển.
- Gieo hạt: Cà rốt để liền chân, gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng 100 gr/sào
(tương đương 2,8 - 3,2 kg/ha). Do hạt cà rốt khó thấm nước và khó nảy mầm nên
trước khi gieo hạt cần phải ủ thúc. Chà xát nhẹ cho gãy hết lông cứng rồi ủ với
mùn mục, tưới giữ ẩm trong 2 - 3 ngày, sau đó rắc đều hạt trên mặt luống. Rắc một

lớp đật bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm đều
mỗi ngày một lần trước khi cây mọc.Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng ngang
luống với khoảng cách 20 cm, khi cây mọc đều tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun và
nhặt cỏ cho cây.

5. Chăm sóc:

Thời kỳ cây con (chưa hình thành rễ củ) cần luôn giữ ruộng sạch cỏ. Giữ ẩm đều
cho cây (3 ngày tưới một lần), hạn chế tưới rãnh.

6. Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu: Các loại sâu trên cà rốt có sâu xám, sâu khoang và rệp. Nếu mật độ sâu
nhiều có thể dùng SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Tiper 10EC, 25EC phun
theo hướng dẫn trên chai, nếu sâu ít có thể tìm bắt bằng tay. Đối với rệp
dùng Nongia-huy 155SL, Hotray 200SL, Tipho-Sieu 400EC, HCD 2-4%,…
- Bệnh: Hai bệnh hại chủ yếu trên cây cà rốt là bệnh thối đen và thối khô ở trên
thân, lá, củ. Trong các trường hợp này cần áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp là
chủ yếu.

7. Thu hoạch:
Khi các lá dưới vàng, các lá non ngừng sinh trưởng và đủ thời gian sinh trưởng của
giống thì thu hoạch. Nhổ củ rửa sạch bằng nước sạch trước khi bán.

8. Thực hiện nghiêm 5 điều cấm trong sản xuất rau an toàn:
- Cấm sử dụng phân tươi, nước giải tươi.
- Cấm tưới nước bẩn cho rau (nước bị ô nhiễm).
- Cấm lạm dụng phân vô cơ.
- Cấm lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho rau (cấm dùng thuốc cấm, hạn
chế sử dụng, thuốc có độ độc cao).
- Cấm bón phân, phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày.

i

×