Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cây vòi voi - Không dùng làm thuốc uống! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.43 KB, 4 trang )

Cây vòi voi - Không dùng làm thuốc uống!
Cây Vòi voi có tên là Thiên Gia Thái, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng. Tên khoa học
là Heliotropium indicum L hoặc Heliotripium anisophyllum P de B. Họ Vòi
voi (Borraginaceae).
Cây Vòi voi có tên là Thiên Gia Thái, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng. Tên khoa học là
Heliotropium indicum L hoặc Heliotripium anisophyllum P de B. Họ Vòi voi
(Borraginaceae).



Vừa rồi, trong dịp đi Thái Nguyên thăm lại nơi công tác xưa, tôi tình cờ gặp lại
người quen cũ. Nhà ông ở mặt đường, mở hiệu khám bệnh bốc thuốc Đông Y,
trương biển hiệu có phép hẳn hoi. Ông và cậu con trai đang phơi mấy nong cây vòi
voi băm thành đoạn. Thấy tôi, ông mời vào chơi. Tôi vừa bước vào nhà, vừa hỏi:
“Ông dùng cây vòi voi làm thuốc chữa bệnh gì ?”. Ông nói: “Tiếng là gia truyền
nhưng thực là theo sách cả đấy. Tôi dùng cây Vòi voi làm thuốc sắc chữa phong
thấp theo sách của Bộ và Viện Đông Y đấy”. Tôi nói: “Các sách ấy xuất bản
trước năm 1985. Lúc ấy chúng ta chưa biết cây Vòi voi có chất độc. Năm 1985,
được Tổ chức y tế thế giới cảnh báo: Cây Vòi voi không dùng làm thuốc uống do
có độc tính cao với gan. Nó huỷ hoại tổ chức gan, gây đau bụng, ỉa chảy xuất huyết
lan toả, có thể gây ung thư.
Quá trình gây độc này xuất hiện từ từ nên khó phát hiện. Bộ Y tế nước ta đã có
thông báo cho các Sở y tế tỉnh, thành phố và các đơn vị trong ngành biết để không
dùng cây Vòi voi làm thuốc uống tránh gây tai nạn cho bệnh nhân. Như vậy, cây
Vòi voi chỉ còn dùng làm thuốc đắp ngoài da để chữa: bầm tím do tụ huyết, viêm
tấy, áp xe, mụn nhọt trong giai đoạn chưa có mủ, khi có kết quả tốt phải ngừng
thuốc ngay. Thuốc đắp dùng lá cây Vòi voi tươi giã nát hoặc Vòi voi khô chế cao
rượu”. Ông phân trần: “Bây giờ ông nói tôi mới biết, chuyện này như vậy đã hơn
15 năm rồi, không biết Sở Y tế Bắc Thái ngày ấy có thông báo cho Y tế huyện, xã
không, chứ ở huyện Đồng Hỷ thì chẳng ai biết cả. Vì vậy, các cơ sở y tế vẫn dùng
cây Vòi voi làm thuốc uống chữa phong thấp”. Nói rồi ông đến tủ sách lấy ra mấy


quyển sách nhờ tôi tìm xem chỗ nào có ghi cây Vòi voi hoặc vị Vòi voi để ông
sửa :

- Sách “Thuốc Nam châm cứu” phần dược của Viện Đông Y in năm 1967. Có cây
Vòi voi ở trang 68.

- Sách “Hướng dẫn thuốc Nam châm cứu” của Bộ y tế in năm 1977 có cây Vòi voi
ở trang 125.

- Sách “Hướng dẫn trồng và sử dụng thuốc Nam châm cứu” của Vụ Dược chính in
năm 1983 có cây Vòi voi ở trang 218 và 234.

- Đến quyển “Hướng dẫn sử dụng thuốc Nam theo y lý cổ truyền” của DS Nguyễn
Đức Đoàn in năm 1990 có nói đến vị Vòi voi ở trang 212 thì ông phản ứng ngay.
Ông hỏi tôi “Tại sao cán bộ trung ương mà cũng không biết Vòi voi có độc, không
được uống à ?”. Tôi bào chữa: “Ông không nhớ dân gian ta có câu “Thánh nhân
cũng có khi nhầm à”. Cậu con trai ông đang đọc tờ Sức khoẻ và đời sống số 111
ngày 14/9/2002 cũng mang báo đến hỏi tôi:”Thưa bác, báo cũng có công thức
thuốc chữa phong thấp có vị Vòi voi đây này ?. Tôi nói:”Người viết báo cũng giở
sách ra chép, mà sách thì chưa sửa nên mới ra thế này. Vậy tốt nhất là: người biết
phải bảo người chưa biết, khi biết rồi thì phải sửa ngay các sách báo có trong tay
để tránh sau lại nhầm. Cứ tin là: nói có sách, sách cũng có khi sai, mà đây là cái sai
chết người ấy chứ”

Ghi chú: Cây Vòi voi có tên là Thiên Gia Thái, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng. Tên khoa
học là Heliotropium indicumL hoặc Heliotripium anisophyllum P de B. Họ Vòi voi
(Borraginaceae). Cây mang tên Vòi voi do cụm hoa của nó giống vòi con voi. Hoa
màu trắng hoặc tím nhạt, lá hình trứng dài, đầu nhọn, mép có răng cưa, phiến lá co,
hơi nhăn nheo. Toàn cây có lông (xem ảnh). Cây mọc hoang nơi ẩm thấp khắp mọi
nơi


×