Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vị thuốc quý từ mơ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.3 KB, 4 trang )

Vị thuốc quý từ mơ
Mơ còn có tên là Ô mai, Hạnh, Khổ hạnh nhân. Tên khoa học: Prunus
armeniaca.


Mơ là một loại cây nhỏ, cao chừng 4 – 5m, lá mọc so le, có cuống, phiến lá hình
bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa nở về cuối mùa đông, hoa có 5
cánh trắng hoặc hồng, rất thơm. Quả chín vào tháng 3 – 4, hình cầu, màu vàng
xanh, có nhiều thịt và một hạt. Còn có loại mơ 2 hạt gọi là Song Mai - loại này rất
quý. Mơ được trồng và mọc hoang ở từ Nghệ Tĩnh trở ra.
Mơ cho ta nhiều vị thuốc quý như:
- Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarae) là hạt khô của quả Mơ.
- Nước cất hạt mơ (Aqua Armeniacae) chế từ hạt Mơ.
- Ô mai (Fructus Armeniacae praeparatus) là qủa Mơ chế biến phơi khô hoặc sấy
khô.
- Dầu hạnh nhân (Olum Armeniacae) dầu ép từ hạt Mơ.
Việc bào chế Mơ để có sản phẩm làm thuốc hoặc dùng làm rượu khai vị là cả một
quá trình kiên trì, với một khoảng thời gian dài 2, 3 tháng, thậm chí phải để hàng
năm như ngâm rượu Mơ. Do đó trong chế biến Mơ có câu: “phải qua 9 lần đồ, 9
lần phơi nắng hay sấy khô”.
Trong thịt Mơ có chừng 2,5% axit chủ yếu gồm axit Citric, axit tactric, khoảng
27% đường chủ yếu là đường sacaroza, một ít đextrin, tinh bột, quexetin,
izoquexetin, caroten, lycopen, vitamin C, tanin, pectin, metylxalixylat, men
peroxydaza và ureaza.
Trong dung dịch mơ có axit pangamic chính là vitamin B15 với tỷ lệ khá cao
(vitamin B15 thường có trong: gan bò, mầm thóc, cám gạo, men bia, trong gan
ngựa…). Vitamin B15 có tác dụng rất tốt trong quá trình chuyển hoá oxy, chống sự
già hoá của tế bào, vitamin B15 còn có tác dụng tốt với nhóm bệnh tim mạch, hô
hấp, như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và viêm, xơ gan trong thời kỳ đầu.
Khi dùng nhân hạt Mơ, nước cất hạt Mơ chữa ho phải rất thận trọng, nhân hạt Mơ
tuy chứa đến 35 – 40% dầu gọi là dầu hạnh nhân và 3% chất amygdalin và men


emunsin nhưng men emunsin gồm có 2 men là men amydalaza và men prunaza.
Amydalaza chịu tác dụng của men emunsin cho axit xyanhydric, andehyt benzoic
hay benzandehyt và glucoza, axit xyanhydric là một axit độc, do đó. Liều dùng từ
0,5 – 2ml/ngày (24 giờ). Ô mai được dùng chữa ho, long đờm, hen suyễn, khó thở,
phù thũng, ngậm hoặc uống từ 3 – 6g. Ô mai Mơ còn có thể chữa giun chui ống
mật, chữa chai chân, trĩ. Dầu hạt Mơ làm thuốc bổ, nhuận trường với lièu 5 – 10ml
và có thể chữa nẻ, bôi tóc trơn, bóng…
Chữa kiết lỵ, khát nước: Ô mai Mơ 2 – 3 quả thêm 300 ml nước đun sôi 15 – 20
phút dùng uống thay nước trong ngày.
Chữa giun chui ống mật: Ô mai Mơ 2 quả thêm 300ml nước đun sôi 20 phút cho ít
đường vừa ngọt uống tối trước khi đi ngủ.
Chữa băng huyết: Ô mai Mơ 7 quả đốt thành than rồi tán nhỏ chia 3 lần uống trong
ngày, hoặc dùng nước cơm sánh đặc chiêu thuốc để uống.
Mùa hè nóng bức mỗi gia đình nên có bình ngâm mơ chín. Cách làm: 1kg mơ tươi
cho 1,2kg đường để sau 1 năm hoặc hơn, uống mỗi lần 1 cốc nhỏ rất tốt cho tiêu
hoá, tăng sức đề kháng, có thể phòng chống các bệnh tim mạch, tiêu hoá, hội
chứng lỵ, hô hấp…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×