Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Mác 1 triết học lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.77 KB, 22 trang )

CÂU 1. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trên thế giới
Ví dụ : Q trình cung - cầu trên thị trường
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng
trên thế giới, đồng thời dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng trên thế giới
Ví dụ : “Gieo nhân nào gặp quả ấy”
Tính phức tạp của mối liên hệ được thể hiện ở nhiều mối liên hệ ( mối liên hệ bên trong, bên
ngoài,chủ yếu,..) và được nhận thận thức trong sáu cặp phạm trù triết học
Mối liên hệ phổ biến gồm có ba tính chất, đó là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng phong phú
- Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng, mối liên hệ là bản chất, là tất yếu, là
cái vốn có, tồn tại đối lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người nhận
thức được sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó rồi phát hiện ra những quy luật và nguyên
lý hoạt động của thế giới khách quan. Thế giới này là thế giới vật chất, mọi sự vật hiện tượng đều
thống nhất với nhau ở tính vật chất.
Ví dụ : Một cái cây muốn tồn tại cần có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. Mối
liên hệ bên ngoài là đất, nước, ánh sáng,..., mối liên hệ bên trong là sự chuyển đổi chất nội bộ. Những
mối liên hệ này là cái vốn có của cái cây chứ không phải được tạo ra từ ý muốn của con ngườI, khơng
có những mối liên hệ này nó sẽ chết.
- Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng, mối liên hệ tồn tại ở trong mỗi sự vật
hiện tượng, trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó thể hiện mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng và thể
hiện mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính đặc trưng của sự vật hiện tượng. Khơng có sự
vật hiện tượng nào tồn tại độc lập khơng có mối liên hệ, cũng khơng có sự vật hiện tượng nào khơng
phải một hệ thống.
Ví dụ : Trong một gia đình, bố mẹ dạy dỗ con cái, anh chị em yêu thương đùm bọc lẫn nhau,
khơng có ai tồn tại độc lập riêng rẽ. Nếu một thành viên có vấn đề gì đều sẽ gây ảnh hưởng, tác động
lên thành viên khác . Nên có câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” .
- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng, một sự vật hiện tượng có thể
có nhiều mối liên hệ chứ khơng chỉ có một mối liên hệ. Mối liên hệ được biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau tùy vào trình độ kết cấu vật chất. Sự phân loại mối liên hệ mang tính tương đối và cần


thiến, mối liên hệ giữ vai trị tương ứng với điều kiện hồn cảnh của nó. Mối liên hệ bên trong quy
định, mối liên hệ bên ngồi ảnh hưởng một phần .
Ví dụ : Một mối quan hệ ở khơng gian, thời gian, hồn cảnh khác thì nó cũng sẽ khác. Ví dụ
tình bạn giữa hai người khi còn ở lứa tuổi học sinh và khi trưởng thành, đi làm, lập gia đình sẽ khác
1


nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến gồm quan điểm toàn diện và quan
điểm lịch sử cụ thể
- Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và thực tiễn chúng ta phải biết xác định vai trị,
vị trí, biết được đâu là mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ chủ yếu,...
- Khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó, ta cần phải đặt nó trong mối quan hệ tác động
qua lại giữa các bộ phận và mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác , kể cả các mặt, các yếu
tố, khâu trung gian và gián tiếp,... Đòi hỏi chúng ta phải biết sử dụng nhiều biện pháp, nhìn nhận ở
nhiều phương diện khác nhau, thay đổi các mối liên hệ tương ứng. Mối liên hệ phải được đặt trong
một chỉnh thể thống nhất và thực tiễn để tránh quan điểm phiến diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện
. Quan điểm tồn diện khơng thống nhất với quan điểm dàn trải vì nó địi hỏi phải làm nổi bật cái bản
chất quan trọng nhất của sự vật hiện tượng. Vì thế, chúng ta cần phải kết hợp chính sách dàn đều và
chính sách có trọng điểm .
- Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn khi xem xét một sự vật hiện
tượng ta phải chú ý tới không gian, thời gian, sự ra đời và phát triển cụ thể đã làm này sinh ra vấn đề
ấy để thấy được tính đặc thù của sự vật hiện tượng trong những bối cảnh khác nhau rồi đưa ra tình
huống cần giải quyết . Quan điểm lịch sử - cụ thể giúp ta tránh khỏi thái độ cào bằng, dàn trải, đánh
đồng,..
Vận dụng vào thực tiễn, Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác lênin cũng như vận dụng
đúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để đổi mới đất nước toàn diện trên mọi lĩnh vực mà trọng tâm
là đổi mới kinh tế . Xây dựng nền kinh tế thị trường nhằm tạo động lực phát huy nền kinh tế trong
nhân dân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao trình độ, áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến,...
Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, tạo tiền đề cho việc hội nhập tồn cầu hóa kinh tế thế giới .


CÂU 2. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
* Phát triển theo quan điểm biện chứng là một hình thức vận động, nó khái qt hóa q trình
vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn.
Ví dụ : Sự tiến hóa từ vượn, vượn người sang người
Vận động có nội hàm rộng hơn phát triển, phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động
vì chỉ có vận động tiến lên mới gọi là phát triển. Phát triển quanh co, phức tạp theo đường xoắn ốc,
2


có những lúc thụt lùi nhưng nhìn chung xu hướng của phát triển là đi lên.
Ví dụ : Trong lịch sử kháng chiến, chúng ta có lúc thắng lúc bại, nhưng về cuối cùng vẫn
giành được độc lập tự do .
Ngun lý về sự phát triển gồm có bốn tính chất, đó là tính khách quan, tính phổ biến,
tính đa dạng phong phú và tính kế thừa
- Tính khách quan của sự phát triển chỉ ra rằng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong
sự vật hiện tượng, nó khơng do bất kì ai sáng tạo ra, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người. Sự phát triển mang tính khách quan, chúng phát triển được là do giải thuyết mâu thuẫn bên
trong chính sự vật hiện tượng.
Ví dụ : Một quốc gia muốn phát triển cần giải thuyết vô vàn mâu thuẫn bên trong, như mâu
thuẫn giữa quan hệ sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất lỗi thời, hay mâu thuẫn kinh tế với hàng
loạt vấn đề như cơng ăn việc làm, bình đẳng, ô nhiễm môi trường,...
- Tính phổ biến của sự phát triển chỉ ra rằng, phát triển là khuynh hướng chung của thế giới.
Tính phổ biến phát triển trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và trong tư duy, kết quả cho ra cái mới
xuất hiện
Ví dụ : Khả năng thích nghi trước mơi trường mới của giới động thực vật, sự tiến hóa từ đơn
giản tới phức tạp, từ đơn bào tới đa bào, ngày càng xuất hiện nhiều lồi động thực vật với mức độ tiến
hóa cao hơn.
Khuynh hướng của sự phát triển là đi lên nhưng không có nghĩa mọi sự vật hiện tượng lúc nào
cũng đi lên, đơn cử như việc có những doanh nghiệp thành cơng, có những doanh nghiệp thua lỗ, phá

sản .
- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển chỉ ra rằng, vì mỗi sự vật hiện tượng tồn tại trong
khoảng thời gian khác nhau, chịu sự tác động, phát triển khác nhau. Chính vì vậy mà nó có thể thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự vật phát triển.
Ví dụ : Hai cây ổi cùng một giống nhưng thời gian ra quả , chất lượng quả khác nhau do điều
kiện sống và được chăm sóc của hai cây là chênh lệch nhau. Hay như các bạn sinh viên trong cùng
một khóa, mỗi bạn có năng lực tư duy khác nhau, hình thể khác nhau,... có bạn thi đại học một lần là
đỗ, có bạn quyết tâm thi lại nhiều lần mới đậu.
-Tính kế thừa của sự phát triển chỉ ra rằng, một sự vật hiện tượng không bao giờ ra đời trên
một mảnh đất trống. Phát triển là quá trình đấu tranh giữa các mặt với nhau bên trong sự vật hiện
tượng và hướng tới hình thành cái mới, cái tốt thay thế cái lạc hậu rồi phát triển hơn chứ không phải
là triệt tiêu hồn tồn cái cũ .
Ví dụ : Mác và Lênin không thể sáng tạo ra chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói
riêng nếu khơng có sự kế thừa, bổ sung và phát triển từ ba nguồn gốc lý luận : Triết học cổ điển Đức,
kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội khơng tự phát . Từ đó xây dựng nên ba bộ phận xã hội
3


của chủ nghĩa Mác.
Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển gồm quan điểm phát triển và
quan điểm lịch sử - cụ thể
-Theo quan điểm phát triển, thứ nhất vì phát triển là khuynh hướng chung, phải trải nhiều giai
đoạn khác nhau nên khi xem xét cần đặt đối tượng vào sự vận động và phát triển để thấy nó ở hiện tại
và dự báo được xu hướng phát triển của nó trong tương lai. Sau đó tìm ra phương pháp phù hợp tác
động, có thái độ thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Thứ hai, phải hiểu rằng tính quanh co,
phức tạp xảy trong quá trình phát triển là điều bình thường . Thiếu quan điểm này người ta dễ rơi vào
bi quan, trắc trở khi gặp khó khăn trong cuộc sống . Vì vậy cần sớm phát hiện ra cái mới kế thừa
những yếu tố tích cực thay thế cái cái cũ, chống lại quan điểm trì trệ, bảo thủ định kiến. Thấu đạt cả
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến lẫn nguyên lý về sự phát triển sẽ cho ta khả năng “nhìn xa trơng
rộng”

Ví dụ : Muốn xây dựng chiến lược kinh tế địi hỏi phải dự đốn được xu hướng kinh tế đi
trước hiện tại nhiều năm.
- Theo quan điểm lịch sử - cụ thể, muốn nắm được bản chất sự việc hiện tượng nào đó thì cần
phải xem xét sự hình thành, quá trình tồn tại và phát triển của nó trong từng điều kiện, hồn cảnh, quá
trình lịch sử và các giai đoạn cụ thể của quá trình ấy.
Vận dụng sáng tạo và đúng đắn nguyên lý về sự phát triển vào trong học tập . Trong học
tập cần phải biết phân biệt, chú ý tới những mối liên hệ quan trọng và sự chuyển hóa nhau giữa chúng
trong từng điều kiện xác định để hiểu rõ bản chất sự vật hiện tượng, đưa ra phương pháp tác động
phù hợp nhằm đem lại kết quả cao trong học tập. Cần nắm rõ chương trình mình đang theo
học, yêu cầu xã hội, dự đoán xu hướng phát triển ngành nghề trong tương lai. Từ đó khơng ngừng
hoàn thiện, phát triển năng lực và tư duy của bản thân.
CÂU 3. QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
* Phương thức sản xuất là cách con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai
đoạn lịch sử của xã hội lồi người, theo đó con người có những quy định với tự nhiên và với nhau
trong sản xuất. Phương thức sản xuất vật chất là sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất tương ứng.
*Quan hệ sản xuất Là tổng hợp các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
vật chất . Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ bản, chủ yếu,
quyết định mọi quan hệ xã hội
- Cấu trúc của quan hệ sản xuất gồm quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, sở hữu trong tổ
chức - quản lý sản xuất, trong phân phối sản phẩm lao động . Trong đó, mối quan hệ đối với tư liệu
sản xuất là quan trọng nhất, nó là tiền đề, chi phối những mối quan hệ khác. Ba mặt này thống nhất
với nhau, tạo thành một hiện tượng tương đối ổn định so với sự vận động, phát triển không ngừng của
4


sự vật. Quan hệ sản xuất phù hợp sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất, kinh tế phát triển, ngược lại sẽ gây
kìm hãm lực lượng sản xuất và gây khủng hoảng kinh tế xã hội .
*Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ
chinh phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất.

- Các yếu tố trong lực lượng sản xuất có quan hệ biện chứng lẫn nhau, không tách rời nhau.
Trong đó yếu tố con người giữ vị trí hàng đầu, tư liệu lao động đóng vai trị quan trọng, khoa học kĩ
thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội .
Theo nội dung quy luật thì lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ
sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất :
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất chỉ ra rằng, lực lượng sản xuất ln vận
động biến đổi, phát thơng qua q trình phân công lao động xã hội. Những giai đoạn khác nhau của
sự phân công lao động xã hội cũng là những hình thức khác nhau của sở hữu. Hay nói cách khác, mỗi
giai đoạn mới của của phân công lao động cũng quy định quan hệ giữa cá nhân với nhau, căn cứ vào
quan hệ của họ đối với tư liệu lao động, công cụ lao động, sản phẩm lao động . Trong xã hội có đối
kháng giai cấp thì lực lượng sản xuất cũng vậy, lực lượng sản xuất biến đổi thì sớm muộn cũng kéo
theo biến đổi quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa chúng dẫn đến đấu tranh gay gắt. Cuối cùng là cách
mạng xã hội nổ ra phá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xác lập quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển.
Ví dụ : Cách mạng vơ sản Nga năm 1917 đã lần đầu đưa phương thức sản xuất XHCN áp
dụng vào thực tế.
Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất chỉ ra rằng, quan hệ sản xuất có tính
độc lập tương đối, ổn định về mặt bản chất. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất của lực lượng sản
xuất thì sẽ trở thành động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại gây kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì quan hệ sản xuất cũng vậy, mâu
thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp
được quy định thông qua đấu tranh giai cấp với đỉnh cao là cách mạng xã hội.
Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng là từ không phù hợp đến phù hợp đến phù hợp,
từ cao đến cao hơn. Con người giữ vai trò chủ thể nhận thức quyết định mâu thuẫn, thành lập sự phù
hợp
Ví dụ : Khi phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ cũ mất đi, phương thức sản xuất phong
kiến ra đời thay thế nó, khi phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu thì phương thức sản xuất TBCN
ra đời thay thế. Có thể thấy, lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan
hệ sản xuất từ chỗ phù hợp thành không phù hợp với sự phát triển ấy, từ đó thay thế quan hệ sản xuất
cũ bằng

quan hệ sản xuất mới, đồng nghĩa với việc thay thế cả phương thức sản xuất . Qua những nội
5


dung trên ta ra ý nghĩa phương pháp luận sau, xã hội nếu muốn tiến bộ phải liên tục phát triển của
cải vật chất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ứng dụng công cụ tiên tiến vào sản xuất, ko ngừng
nâng cao trình độ. Phải làm rõ quan hệ sở hữu, cách thức tổ chức quản lý quá trình sản xuất và các
hình thức phân phối phù hợp từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển . Ý nghĩa của vấn đề là phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tiến bộ về các mặt sở hữu, tổ chức sản
xuất, phân phối . Đối với Việt Nam là đang xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển, là nền kinh tế đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế.
Liên hệ vào thực tiễn , ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Đảng và nhân dân ta
muốn có ngay chủ nghĩa xã hội để thực hiện lí tưởng xóa bỏ mọi áp bức, bất cơng trong xã hội.
Chúng ta đã đưa quan hệ sản xuất lên rất cao trong khi trình độ lực lượng sản xuất còn ở mức độ thấp
dẫn tới quan hệ giữa chúng không phù hợp, làm cho kinh tế khủng hoảng trì trệ. Chính trị được đề
cao q mức, nó là thống sối, can thiệp thơ bạo vào kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính. Chúng
ta đã vi phạm các quy luật của kinh tế thị trường vì sản xuất không xuất phát từ nhu cầu và chấp hành
quy luật của thị trường mà dựa vào các mệnh lệnh hành chính. Từ năm 1986 tới nay, Đảng đổi mới
tồn diện mọi mặt đất nước với trọng tâm là đổi mới kinh tế, xóa bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu
bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, sản xuất theo tín hiệu, nhu cầu thị trường và tuân theo các quy
luật của kinh tế thị trường,... nhờ thế mà đất nước có những thành tựu đổi mới như ngày nay .
CÂU 4. BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG
*Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội
nhất định.
- Kết cấu của cơ sở hạ tầng gồm : Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan
hệ sản xuất mầm mống. Quan hệ sản xuất thống trị là đặc trưng của chế độ kinh tế của trong một xã
hội nhất định, nó thống trị, chi phối các loại hình quan hệ sản xuất khác, nó định hướng sự phát triển
của kinh tế và đời sống xã hội . Qua đó thấy được sự phản ánh sự vận động, phát triển liên tục của lực
lượng sản xuất có tính kế thừa và phát triển, dựng lên kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị, hình
thái ý thức xã hội tương ứng cơ sở hiện thực đó.

Ví dụ : cơ sở kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần, điều đó
được xác lập dựa cơ sở hệ thống ba loại hình sở hữu tư liệu sản xuất ( sở hữu toàn dân, tư nhân, tập
thể ) hình thành lên nhiều hình thức kinh doanh đan xen nhau.
*Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế xã hội
tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất
định .
- Kết cấu chung của kiến trúc thượng tầng gồm tồn bộ hệ thống hình thái ý thức xã hội (tư
tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức,...) và thiết chế chính trị - xã hội tương ứng (nhà nước, đảng
6


phái giáo hội,... ). Trong đó nhà nước là bộ phận quyền lực nhất kiến trúc thượng tầng, là công cụ của
giai cấp thống trị, nhờ nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị.
Ví dụ : Kiến trúc thượng tầng của nước ta hiện nay thể hiện ý chí của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động, do Đảng và nhà nước đứng đầu lãnh đạo .
Theo nội dung quy luật thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc kiến trúc thượng tầng và
kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng chỉ ra rằng, Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến
trúc thượng tầng ấy . Giai cấp nào thống trị kinh tế thì cũng chiếm ln địa vị thống trị trong đời sống
tinh thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc hạ tầng chính trị tương ứng. Cơ sở hạ
tầng thay đổi thì căn bản sớm muộn cũng dẫn đến thay đổi trong kiến trúc thượng tầng, sự biến đổi
của kiến trúc thượng tầng diễn ra đặc biệt rõ rệt khi có sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội này
hình thái kinh tế xã hội khác. Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng vậy, khi cơ sở
hạ tầng cũ bị thủ tiêu, cơ sở hạ tầng mới ra đời dẫn đến sự thống trị của giai cấp mới, hình thành bộ
máy nhà nước mới.
Ví dụ : Tương ứng với cơ sở hạ tầng dựa trong chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản
xuất là quyền lực thống trị của giai cấp tư sản. Trong chủ nghĩa tư bản, xung đột chính trị và xung đột
ý thức hệ xã hội giữa giai cấp vô sản và tư sản bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn lợi ích
kinh tế .
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng, chức năng của kiến trúc

thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ
tầng, kiến trúc thượng tầng lỗi thời, đảm bảo sự thống trị chính trị, tư tưởng của giai cấp giữ địa vị
thống trị trong kinh tế. Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng vậy, kiến
trúc thượng tầng phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế, ngược lại kiến trúc thượng tầng không phù hợp, lỗi thời sẽ làm kìm hãm cơ sở hạ tầng phát
triển, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể gây hủy hoại cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên sự kìm
hãm chỉ là nhất thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.
Ví dụ : Nếu sự tác động của pháp luật trực tiếp và mạnh mẽ thì sự tác động của đạo đức, triết
học...thường gián tiếp, mờ nhạt hơn . Nếu chính sách phù hợp với cơ cấu, quy luật kinh tế... thì sẽ
thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.
Qua những nội dung trên ta ra ý nghĩa phương pháp luận sau, muốn hiểu đúng các hiện
tượng chính trị, văn hóa xã hội phải xem xét chúng từ cơ sở kinh tế. Song chính trị, văn hóa, xã hội
lại cũng có khả năng tác động trở lại. Phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động
tiêu cực của các yếu tố văn hóa chính trị tới kinh tế . Không thổi phồng, tuyệt đối hóa vai trị của cơ
sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng mà luôn phải quán triệt, nhận định đúng về mối quan hệ biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng .
7


Rút ra ý nghĩa của vấn đề như sau, muốn xã hội ổn định, phát triển thì phải xây dựng cơ sở hạ
tầng hợp lý, kiến trúc thượng tầng vững mạnh. Xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị,
nâng cao đời sống tinh thần xã hội.
Liên hệ vào công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã gặp khủng hoảng trầm trọng giai
đoạn 1975- 1986. Sau năm 1986, việc xây dựng đất nước đi lại đầu, từ gốc tới ngọn, từ cơ sở hạ tầng
tới kiến trúc thượng tầng dựa vào yêu cầu kinh tế trong từng giai đoạn. Về cơ sở hạ tầng, khẳng định
nhiều cơ sở tồn tại của nhiều phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất trong nền cơ cấu kinh tế quốc
dân theo hướng chủ nghĩa xã hội. Sử dụng các thành phần kinh tế một cách chặt chẽ, liên kết theo
nguyên tắc đảm bảo phát triển sớm nhất, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời dẫn các thành
phần khác đi đúng quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Không nóng vội, khơng làm trái quy luật khách quan
của xã hội, từng bước khai hóa nền kinh tế theo chủ nghĩa xã hội .

Về kiến trúc thượng tầng, lấy chủ nghĩa Mác lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam
trong công cuộc đổi mới. Xây dựng xã hội chủ nghĩa mang giai cấp công nhân, nhân dân lao động, do
dân - vì dân, đứng đầu là Đảng và nhà nước lãnh đạo,...
CÂU 5. QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT
* Chất dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của
những thuộc tính cấu thành nó làm cho sự vật đó là nó chứ khơng phải là cái khác . Chất của sự vật
hiện tượng được xác định bởi các thuộc tính khách quan vốn có và cấu trúc của nó .
Ví dụ : Ớt thì cay, chanh thì chua
* Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng và tổng hợp những thuộc
tính quy định sự vật về mặt số lượng, quy mô, kích thước, trình độ, nhịp điệu, tốc độ vận động và
phát triển của sự vật. Lượng mang tính rộng và khách quan, lượng có nhiều biểu hiện khác nhau
( thơng qua đại lượng, con số,...)
Ví dụ : Việc đi học tích lũy kiến thức của học sinh
Nội dung “ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi chất
và ngược lại ” là quy luật về phương thức cơ bản của mọi sự vận động, phát triển. Chất và lượng tồn
tại trong mối quan hệ biện chứng, cho thấy phương thức của vận động và phát triển. Chất và lượng
của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tương ứng với
một lượng nhất định sẽ có một loại chất tương ứng và ngược lại.
Lượng thay đổi làm chất thay đổi :
- Lượng là yếu tố năng động, luôn thay đổi tăng hoặc giảm. Lượng biến đổi dần dần và tuần
tự, biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy để đạt tới điểm nút. Tại điểm nút diễn ra sự nhảy vọt làm
biến đổi về chất dẫn đến cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay thế cho nó .
* Độ dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó chất và lượng thống nhất với nhau, sự thay đổi
8


về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật .
Ví dụ : Sinh viên năm 3, năm 4 vẫn gọi là sinh viên .
* Điểm nút dùng để chỉ thời điểm mà lại có sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất
của sự vật .

Ví dụ : Thời điểm sinh viên hồn thành hết nghĩa vụ với nhà trường
* Bước nhảy là sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là sự kết thúc
một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới . Bước nhảy
rất đa dạng (bước nhảy nhanh và chậm, lớn và nhỏ,...)
Ví dụ : Bước nhảy từ chất học sinh sang chất sinh viên
Lưu ý “Độ”, “điểm nút”, “bước nhảy” không bất biến mà nó có thể thay đổi tùy vào sự vật,
hiện tượng, điều kiện hoàn cảnh cụ thể ...
Chất thay đổi làm lượng thay đổi
- Chất là yếu tố ổn định, ít thay đổi, khi lượng đổi trong phạm vi độ thì chất chưa có biến đổi.
Chất đổi làm nhảy vọt tại điểm nút, biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng đột ngột, làm cho chất cũ
mất đi hình thành chất mới. Cùng với những tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào cũng có những
tính quy định về lượng. Chất mới ra đời ln địi hỏi một lượng phù hợp cho sự tồn tại của chính chất
đó. Như vậy, sự phát triển của bất cứ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích lũy về lượng trong độ nhất
định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất.
* Ví dụ: Nước nguyên chất ở trạng thái lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng)
từ 0°C đến 100°C (độ). Khi nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn ấy (điểm nút) thì sẽ xảy ra
quá trình biến đổi trạng thái của nước từ lỏng sang rắn hoặc khí (bước nhảy).
Qua những nội dung trên ta ra ý nghĩa phương pháp luận sau, Trong nhận thức và thực
tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng .Vì những thay đổi về lượng
của sự vật mà hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật
hiện tượng và ngược lại, do đó tùy theo mục đích mà cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm
thay đổi về chất ; đồng thời phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự
vật hiện tượng . Tránh rơi vào “tả khuynh” - nhấn mạnh bước nhảy khi chưa đủ sự tích lũy về lượng,
khi ấy rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo hiểm. Tránh cả “hữu khuynh” – sự tuyệt đối hố sự tích lũy về
lượng, khơng dám thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy đủ về lượng, khi ấy dễ rơi vào bảo thủ, trì trệ
ngại khó. Khi tích lũy đủ lượng thì phải thực hiện bước nhảy.
Vì bước nhảy đa dạng, phong phú cho nên cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước
nhảy sao cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể.
Liên hệ thực tiễn về tình yêu , Khi hai người mới biết nhau thì chỉ có một chút mến cảm.
Thơng qua việc hoạt động và giao tiếp cùng nhau mà họ dần hiểu về con người, cá tính và những nét

duyên dáng của nhau, họ bắt đầu yêu đối phương vì thấy đối phương là người tốt ở nhiều khía cạnh
9


và hợp với mình. Việc tích lũy về những hiểu biết, tình cảm, cảm xúc là việc tích lũy về lượng.
Nhưng để chính thức là người u thường phải thơng qua bước tỏ tình và nhận lời yêu. Đây là "bước
nhảy" chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu). Cần xác định xem lượng đã đủ chưa để
thực hiện bước nhảy, vì nếu tích chưa đủ lượng mà thực hiện bước nhảy thì sẽ thất bại, nhưng nếu đã
đủ lượng rồi mà không thực hiện bước nhảy thì sẽ khơng biến đổi được về chất. Đối với tình yêu cũng
vậy, nếu đã đủ tình cảm rồi mà khơng dám tỏ bày thì thật đáng tiếc.

CÂU 6. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
* Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội . Cấu tạo thành tồn tại có nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản đó là : phương thức sản xuất
vật chất, ác yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và hồn cảnh địa lý và dân cư. Trong đó phương thức
sản xuất là yếu tố quyết định nhất.
* Ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã
hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định .
- Phân chia theo chiều dọc thì ý thức xã hội bao gồm các hình thái ý thức xã hội khác nhau
như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức thẩm mỹ,.. - Phân
chia theo chiều ngang thì ý thức xã hội gồm hai cấp độ cơ bản : Ý thức xã hội thông thường và ý thức
lý luận
- Theo hai trình độ, hai phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội có thể chia ý thức xã hội
thành : Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội .
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
- Trong lĩnh vực xã hội thì tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra, quyết định bản chất, nội dung,
xu hướng vận động phát triển của ý thức xã hội, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội. Hay cịn
có thể hiểu là tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy, tồn tại xã hội cịn mang tính giai cấp thì ý
thức xã hội cũng vậy. Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi theo, nhưng thay đổi ý thức xã
hội phải bắt nguồn từ thay đổi tồn tại xã hội .

Tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội chỉ ra
rằng,
- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội : Do tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ
nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, phong tục
tập quán cũng như tính bền vững, tính bảo thủ cao. Ý thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của một
giai cấp nhất định nào đó nên có những lực lượng xã hội ln tìm cách duy trì tính lạc hậu nhằm cai
trị, nơ dịch,...
- Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội : Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng
10


con người đặc biệt có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác
dụng tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng vào việc giải quyết những nhiệm vụ
mới do sự phát triển của đời sống vật chất được xã hội đặt ra.
- Ý thức xã hội có tính kế thừa những tích cực của thế hệ trước và phát triển nó.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội : làm cho mỗi hình thái có những mặt,
những tính chất khơng thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay điều kiện vật
chất. Cụ thể là tùy vào giai đoạn lịch sử thường nổi lên một hình thái ý thức xã hội chủ đạo, chi phối
các hình thái ý thức cịn lại (thời đại trung cổ tôn giáo chi phối xã hội) .
- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội : Ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật
khách quan của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội, tác động này
thuộc về ý thức của giai cấp tiến bộ và cách mạng. Ngược lại ý thức phản ánh sai, xuyên tạc gây kìm
hãm sự phát triển của tồn tại xã hội, tác động này thuộc về ý thức của giai cấp lạc hậu, phản động. Sự
tác động của ý thức xã hội lên tồn tại xã hội phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào trong phong
trào quần chúng nhân dân, cho nên cần phải phổ biến tri thức khoa học, lý luận cách mạng cho tồn
dân, loại bỏ những tàn dư văn hóa, tư tưởng phản động.
Qua những nội dung trên ta ra ý nghĩa phương pháp luận sau, Khi nghiên cứu để giải
quyết các hiện tượng ý thức xã hội, trước hết phải xuất phát từ cơ sở vật chất - kinh tế sản sinh ra nó,
xem xét tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, thấy được vai trò tác động của những ý tưởng khoa
học tiên tiến và ý nghĩa của ý thức xã hội đối với quá trình hình thành nền văn hóa mới và con người

mới, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa – giáo dục . Cơng cuộc cải tạo
xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Liên hệ thực tiễn, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Đảng ta rất coi trọng
chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để xác lập phương thức sản xuất mới ở Việt Nam, coi đó là
nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng hết sức coi trọng cơng
tác tư tưởng, văn hóa. Đó là chủ trương khoa học, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử
về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội .

11


CÂU 7. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1. Khái niệm
* Phủ định là phạm trù triết học, dùng chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong q
trình vận động và phát triển .
Ví dụ : Công nghệ cũ, lạc hậu được thay thế bởi công nghệ hiện đại hơn.
- Có hai quan điểm khác nhau về phủ định, là phủ định siêu hình và phủ định biện chứng : +
Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, khơng
có tính kế thừa, nguồn gốc của phủ định nằm bên ngồi sự vật .
Ví dụ : “khơng ai tắm hai lần trên một dịng sơng” .
+ Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự
vật hiện tượng. Phủ định có tính khách quan, nó chọn lọc và kế thừa những yếu tố thích hợp để
chuyển sang cái mới, gạt bỏ cái tiêu cực lạc hậu, không phù hợp gây cản trở cho sự phát triển . Nguồn
gốc của phủ định nằm bên trong sự vật, cái mới ra đời thay thế cái cũ nằm ngay trong sự vật .
Ví dụ : các giống gạo được nghiên cứu và nâng cấp không ngừng, mầm gạo ra đời từ hạt, sự
ra đời của mầm gạo là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống lồi này tiếp tục q trình
tổn tại và phát triển. Nó vừa thay thế những khuyết điểm, vừa kế thừa ưu điểm của giống gạo cũ.
2. Tính chất của phủ định biện chứng
Tính khách quan :
- Vì nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng nên đó là kết quả của

q trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong của bản thân nó, tạo ra khả năng cái mới ra
đời thay thế cái cũ. Vì thế phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định .
Tính kế thừa :
- Kế thừa những nhân tố phù hợp với quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật, cái mới ra đời
trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ tạo nên tính liên tục của sự phát triển.
Tính phổ biến, đa dạng phong phú :
- Phủ định biện chứng có ở mọi sự vật, hiện tượng, lĩnh vực của thế giới, thể hiện ở nội dung,
hình thức của phủ định.
3. Các đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng
- Tính chu kỳ của sự phát triển từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật
dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn .
- Cơ chế của q trình phủ định của phủ định :
Ví dụ : Hạt lúa -> Cây lúa -> Hạt lúa
12


Phủ định lần 1 : cây lúa phủ định hạt lúa
Phủ định lần 2 : hạt lúa phủ định cây lúa
- Số lần phủ định mỗi chu kỳ có thể khác nhau tùy vào sự vật.
- > Phủ định lần thứ nhất : Làm cho sự vật trở thành cải đối lập với chính nó, tức là chuyển từ
cái khẳng định sang cái phủ định .
-> Phủ định lần thứ hai ( phủ định cái phủ định ) : Sự vật mới ra đời, đối lập với cái đổi lập
nên sự vật dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, đó là đặc điểm cơ bản của quy luật
phủ định của phủ định .
- Khuynh hướng của sự phát triển theo đường "xoáy ốc" :
Vận động phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới nhưng không diễn ra theo đường
thẳng mà diễn ra theo đường "xốy ốc" quanh co, phức tạp .
Ví dụ tính chu kỳ của q trình vận động, tăng trưởng và phát triển của một loài : Một quả
trứng sẽ là sự khẳng định ban đầu ở trong điều kiện được ấp. Qua quá trình phủ định lần 1 sẽ tạo ra gà
mái con, tiếp đó trải qua q trình phủ định lần 2 tức là khi gà mái con lớn lên thì sẽ sinh ra nhiều quả

trứng.
4. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn
- Nguyên lý tính chu kỳ của sự phát triển có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng : nếu nắm
được chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng, tất yếu dự báo được tương lai của nó . - Khi xem xét sự
vận động phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong quan hệ đối lập : cái mới ra đời từ cái cũ, lạc
hậu, cải phủ định ra đời từ cái khẳng định. Có như vậy mới thấy được những nhân tố tích cực ở cái cũ
mà cái mới cần phải kế thừa trong sự phát triển đi lên . - Sự phát triển diễn ra theo đường "xốy ốc",
do vậy phải kiên trì, chờ đợi, khơng được nơn nóng vội vàng nhưng phải theo hướng bảo vệ cái mới,
ủng hộ tin tưởng cái mới, hợp quy luật nhất định sẽ chiến thắng . Cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì
trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới .
Ví dụ : Trong q trình đấu tranh cách mạng, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
cũng trải qua nhiều bước quanh co, thậm chí thụt lùi nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang...
- Quan điểm biện chứng về sự phát triển địi hỏi trong q trình phủ định cái cũ phải theo
nguyên tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái
tiêu cực và trái quy luật nhằm thúc đẩy sự vật hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ .
Liên hệ thực tiễn
Sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước:
Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của
sự vật, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp, đặt
nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai, đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên
13


mỗi mơ hình đều có đặc điểm riêng, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và đã có tác động phù hợp
với sự phát triển thực tiễn,đưa đất nước thốt khỏi khủng hoảng kinh tế, từng bước xóa bỏ đói nghèo
nhưng khơng vì thế mà chúng ta khơng trân trọng cái cũ.
Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc trưng tiến bộ của
nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo định hướng xã
hội chủ nghĩa, chính vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới .


Câu 8 : Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1. Khái niệm
* Vật chất Là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác .
- Hay cịn hiểu, vật chất là tồn bộ thứ tồn tại bên ngoài ý nghĩ, gồm tất cả những thứ thấy
được, cầm được, hữu hình, vơ hình mà chỉ có thể cảm nhận thơng qua cảm giác, não bộ. Vật chất vừa
14


có sẵn trong tự nhiên, vừa do con người tạo ra.
- Vật chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động thể hiện sự tồn tại của mình .
Khơng có vật chất khơng vận động, cũng khơng có vận động nằm ngồi vật chất. Thuộc tính chung
vốn có của các dạng vật chất cụ thể là tồn tại, vận động trong khơng gian và thời gian .
Ví dụ : Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nền kinh tế, nền văn hóa
* Ý thức Là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách qua não người, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan .
- Hay cịn hiểu, ý thức là những gì sinh ra trong não bộ, là tri thức, tình cảm, tư tưởng, niềm
tin của con người. Ý thức ra đời từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc lịch sử - xã hội, nó phản ánh tích
cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội . Ý thức trao đổi thông tin giữa các chủ thể và đối tượng phản
ánh, vận dụng để cải tạo hoạt động thực tiễn, xây dựng các học thuyết khoa học. - Cũng cần hiểu
phản ánh là là sự thay đổi, chuyển hóa chứ khơng chỉ mang nghĩa tái hiện. Ví dụ cục đá dưới nắng
chảy thành nước, đó là phản ánh thụ động. Cịn con người luôn phản ánh chủ động, đơn cử là việc đi
học, lấy kiến thức áp dụng vào thực tiễn.
2. Quan điểm duy vật và duy tân trước Mác về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Chủ
nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau. Ưu điểm là chống chủ nghĩa duy tâm, xác lập
thế giới quan duy vật, dùng tự nhiên và vật chất giải thích chính nó. Hạn chế là chưa thấy được vai trị
sáng tạo, tích cực của ý thức, chưa thấy sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh ra và quyết định vật
chất

3. Mối quan hệ giữa vật chất đối với ý thức
a) Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau và vật chất
quyết định ý thức :
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất thay đổi thì ý thức thay
đổi theo, vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời và phát triển của ý thức, là tiền đề để biến ý thức
thành hiện thực dù hiện thực có năng động, to lớn thế nào.
- Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất.
Ví dụ : Trong thời chiến ( điều kiện vật chất) mọi người đồng cam cộng khổ, nhưng sang thời
bình (điều kiện vật chất thay đổi) thì mọi người hưởng thụ, chăm lo kiếm tiền vun vén cho bản thân.
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Ý thức tác động vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, sự tác động trở lại
thế giới của ý thức chậm hơn sự biến đổi của vật chất. Ý thức tác động vật chất theo hướng tích cực
khi nó trở thành động lực phát triển vật chất, tiêu cực cản trở vật chất phát triển khi nó phản ánh sai,
xuyên tạc quy luật vận động khách quan của vật chất, lạc hậu và không phù hợp .
15


Ví dụ : Sự ra đời của Nho giáo, tư tưởng Không tử vào thời Xuân thu chiến quốc, khi mà thời
loạn cần đề ra một học thuyết để bình trị thiên hạ. Khi Nho giáo ra đời tác động trở lại khi nó trở
thành hệ tư tưởng phong kiến giúp các vua trị vì thiên hạ. Tuy nhiên tới thời hiện đại, Nho giáo vì
khơng cịn phù hợp nên đã bị loại bỏ.
Khác, ví dụ một số dân tộc thiểu số sống trong điều kiện cực khổ, tư duy lạc hậu sẽ có dân trí
thấp, ít hiểu biết về thế giới xung quanh. Ở đây vật chất là nguồn gốc phát triển ý thức . Cịn dân trí
thấp dẫn tới trình độ lao động kém, năng suất kiếm tiền thấp, hệ quả đời sống càng cực khổ hơn, ở
đây ý thức tác động lại vật chất.
c) Sự đối lập giữa vật chất và ý thức vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối - Tính
tuyệt đối thể hiện ở chỗ là vật chất ln có trước và quyết định ý thức. Tính tương đối là vì ý thức có
thể chuyển hóa thành vật chất thơng qua hoạt động con người, trong mối quan hệ này nó là ý thức,
nhưng trong mối quan hệ khách nó lại là vật chất. Trong thực tiễn, tùy vào góc độ nhìn nhận thì

khơng có điều gì hồn tồn là vật chất hay ý thức mà chúng luôn tồn tại song song và hịa quyện trong
một sự vật.
Ví dụ : Các học thuyết các nhà khoa học tìm ra vừa là vật chất vừa là ý thức.
4. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn
- Thế giới tồn tại khách quan, ln vận động và chuyển hóa nên trong cuộc sống, chúng ta cần
phải đảm bảo nguyên tắc “tính khách quan của sự xem xét” – tức xuất phát từ thực tế khách quan, tơn
trọng tính khách quan, có quan điểm vận động, phát triển và tư duy mở, khắc phục bệnh bảo thủ trì
trệ, tiêu cực, khép kín thụ động. Nếu khơng tơn trọng tính khách quan sẽ dẫn tới bệnh chủ quan duy ý
chí. Khi giải thích hiện tượng gì, tìm hiểu ngun nhân nào đó cần đi sâu phân tích xem cái nào đã
sinh ra điều đó, cái nào quyết định nó như vậy, nhận thức và giải quyết được điều đó xem như giải
quyết được gốc rễ vấn đề.
- Khi ý thức phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan sẽ làm con người hoạt động
đúng, ngược lại thì gây thất bại . Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dẫn tới bệnh bi quan . Vì thức
phản ánh sáng tạo, tác động trở lại vật chất nên con người có khả năng nhận thức thế giới và tác động
lại thế giới khách quan nên chúng ta cần phát huy tính chủ quan năng động, sáng tạo, nâng cao ý
thức, vận dụng kiến thức vào đời sống, không ngừng học tập rèn luyện. Điều đó nhấn mạnh rằng khả
năng con người có nhận thức thế giới là vô hạn, làm được tất cả kể cả việc tạo ra thánh thần.
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức liên hệ với thực tiễn :
- Đảng ta đã chỉ rõ “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế và tơn trọng
quy luật khách quan. Chính vì Đảng ngày càng nắm vững và vận dụng đúng đắn phương pháp triết
học tồn diện Mác lênin nên cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam ngày càng đúng đắn, mối quan hệ biện
chứng giữa kinh tế và chính trị ngày một rõ nét, đơn cử từ việc thiếu ăn mà giờ đây Việt Nam đã
đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo. Lòng tin của nhân dân dành cho Đảng ngày một cao, tăng
16


trưởng GPA, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,...

CÂU 9. PHÂN TÍCH QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT
ĐỐI LẬP


1. Khái niệm
* Mặt đối lập dùng chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền để tồn tại của nhau .
Ví dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử
* Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau .
Ví dụ, mối liên hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể
sinh vật *Mâu thuẫn biện chứng chỉ sự liên hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa chuyển hóa lẫn
nhau giữa các mặt đối lập
* Quan niệm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là thứ phi logic chỉ
có trong tư duy, ko thể chuyển hóa
* Thống nhất Là các mặt đối lập nương tựa nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Các mặt đối
lập tác động ngang nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.
17


*Đấu tranh của các mặt đối lập chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau
của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào
tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : Nơng dân đấu tranh chống lại địa chủ, địa chủ tìm cách bóc lột nông dân.
2. Phân loại mâu thuẫn :
Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản :
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả
các giai đoạn phát triển của sự vật, nó quyết định sự nảy sinh của các mâu thuẫn khác .
Ví dụ : Mâu thuẫn của một nước trong việc lựa chọn tiến lên XHCN hoặc là TBCN. - Mâu
thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đỏ của sự vật, nó quy định sự
vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
Ví dụ : Mâu thuẫn về vấn đề ruộng đất giữa nông dân và địa chủ phong kiến.

Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
- Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng,
có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển.
Ví dụ : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn chủ yếu giữa Việt Nam với thực dân
Pháp
- Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của
sự vật, nhưng khơng đóng vai trị chi phối sự vật. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc
giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập bên trong một sự vật hiện
tượng. Nó giữ vai trị quyết định sự vận động, phát triển của sự vật.
Ví dụ : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mâu thuẫn ở từng nước Đông Âu trong việc lựa chọn
phương hướng phát triển của đất nước : XHCN hoặc TBCN.
- Mâu thuẫn bên ngồi (Có vai trị quan trọng trong sự vận động phát triển của sự vật) là sự tác
động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
- Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã
hội,... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khơng thể điều hịa được.
Ví dụ : Sự đối lập của hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ 2 giữa 2 phe TBCN và
XHCN. - Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản khơng
đối lập nhau .
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa các chủ xí nghiệp, chủ nhà máy
-> Mâu thuẫn biện chứng chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau của các
18


mặt đối lập
Quan điểm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là thủ phí logic chỉ trong
tư duy khơng thể chuyển hóa.
3. Nội dung quy luật :

- Các mặt đối lập nương tựa và làm tiền đề cho nhau tồn tại. Các mặt đối lập tác động ngang
nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng
-> Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân, giải quyết mâu
thuẫn đó là vận động lực của sự vận động và phát triển.
-> Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong
của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời
4. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn
- Mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng mang tính phổ biến nên phải tơn trọng mâu thuẫn - Phân
tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp, xem xét vai trò và mối quan hệ
giữa cá mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khn, máy móc. - Nắm vững
ngun tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hịa mâu thuẫn cũng
như nóng vội hay bảo thủ .
Liên hệ thực tiễn :
Hoạt động chính của ngân hàng là nhận gửi và cho vay với mục đích lợi nhuận. Mối quan hệ
mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro là một mâu thuẫn biện chứng. Lãi càng cao thì rủi ro càng lớn và
và ngược lại. Ngân hàng thu hút vốn trong dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm, bán chứng
khoán, mở tài khoản,... Rồi dùng vốn huy động đó để cho vay và hưởng chênh lệch lợi tức. Ngân
hàng sẽ thu được lợi nhuận sau khi đã trừ đi lợi tức, hoặc sẽ gặp phải rủi ro nếu khách hàng mất khả
năng thanh toán. Vậy ngân hàng làm gì để hạn chế rủi ro ? Họ hồn thiện cơng tác đào tạo cán bộ tín
dụng có trình độ chun mơn cao. Trước khi cho vay tiến hành thẩm định dự án một cách cẩn thận,
trong và sau khi cho vay thường xuyên cử cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở giám sát quá trình
sản xuất kinh doanh của khách hàng,... Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng cũng có nghĩa là giải
quyết tốt được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro, điều này phù hợp với quy luật khách quan “mâu
thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển”. Tuy nhiên, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác
lại xuất tiền, nó lại tiếp tục là động lực để cho ngân hàng phát triển.

19


CÂU 10 . THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

1. Khái niệm nhận thức
* Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất , cảm tính có mục đích , mang tính lịch sử - xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Đặc điểm cơ bản của thực tiễn :
+ Là những hoạt động vật chất - cảm tính
+ Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội
+ Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo Tự nhiên và xã
2. Ba hình thức cơ bản của thực tiễn
Sản xuất vật chất: hoạt động đầu tiên và căn bản nhất giúp con người hồn thiện cả bản tính,
sinh học và xã hội. Có vai trị quan trọng nhất, đóng vai trị nền tảng
Ví dụ : Trồng lúa, trồng khoai, dệt vải
Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi, cải tạo xã hội,phát triển
các mối quan hệ mà đỉnh cao nhất làm biến đổi các hình thái kinh tế xã hội
Ví dụ : Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội ; Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
Hoạt động thực nghiệm: là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, là quá trình mơ phỏng
hiện thực khách quan trong phịng thí nghiệm để hình thành chân lý.
3. Vai trị của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức :
- Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người
- Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương thức phát triển của nhận thức, rèn luyện
các giác quan con người ngày càng tinh tế, hồn thiện hơn.
Ví dụ : việc đo được ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại là cơ sở cho
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×