Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Chỉ dẫn kỹ thuật công trình trường tiểu học trung học IGC Bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 142 trang )

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2022

CƠNG TY CỔ PHẦN GAEA FIELD VIỆT NAM
---

CHỈ DẪN KỸ THUẬT
CƠNG TRÌNH

TRƯỜNG TH-THCS- IGC BẾN TRE- GIAI ĐOẠN 2
ĐỊA ĐIỂM: PHƯỜNG PHÚ TÂN, TP BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE

CHỦ ĐẦU TƯ

: CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC THÀNH THÀNH CÔNG

Địa chỉ

: Số 8 Phan Đình Giót, P. 2, Q. Tân Bình, TP. HCM

Điện thoại

: (+84)

28 39 484 865

| Email:

ĐƠN VỊ THIẾT KẾ : CÔNG TY CỔ PHẦN GAEA FIELD VIỆT NAM
Địa chỉ

: 288 K1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị sáu, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh



Điện thoại

: (+84.28) 3848 1125

| Email:

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ

CTY CP GIÁO DỤC THÀNH THÀNH CÔNG

CTY CP GAEA FIELD VIỆT NAM

Trang 1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1- DỌN DẸP MẶT BẰNG
CHƯƠNG 2- KIỂM TRA VÀ BẢO VỆ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
CHƯƠNG 3- CHỈ DẪN CHI TIẾT
PHẦN 1. CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN KẾT CẤU
I.

YÊU CẦU CHUNG

II.

YÊU CẦU KỸ THUẬT


III.

YÊU CẦU VẬT LIỆU

IV.
V.

KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU

QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MƠI TRƯỜNG, PHỊNG CHỐNG
CHÁY NỔ

PHẦN 2. CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN KIẾN TRÚC
I.
II.

CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG

CÔNG TÁC THI CÔNG ỐP LÁT ĐÁ THIÊN NHIÊN - GẠCH-GỖ CƠNG
NGHIỆP-GỖ NHÂN TẠO NGỒI TRỜI

III.

CƠNG TÁC SƠN NƯỚC

IV.

CƠNG TÁC THI CƠNG CỬA VÀ VÁCH KÍNH


V.

CƠNG TÁC LẮP ĐẶT TRẦN THẠCH CAO

VI.

CÔNG TÁC CHỐNG THẤM

VII. CÔNG TÁC SƠN EPOXY SÀN MÁI DỐC

PHẦN 3 - CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN ĐIỆN - PHÒNG CHÁY- CHỐNG SÉT- CAMERA-

TTLL; ĐIỀU HÒA KHƠNG KHÍ VÀ THƠNG GIĨ; CẤP THỐT NƯỚC; HỆ THỐNG
CHỮA CHÁY.
I.

QUY ĐỊNH CHUNG

II.

YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG

Trang 2


CHƯƠNG 1 - DỌN DẸP MẶT BẰNG
I. Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng:
- TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công.
- TCVN 4516:1988 Hoàn thiện mặt bằng xây dựng – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
II. Các yêu cầu kỹ thuật đối với công tác dọn mặt bằng:

* Mặt bằng sau khi dọn dẹp phải đạt được các yêu cầu sau:
- Toàn bộ các cây cối, các kết cấu cũ phải được loại bỏ.
- Các gốc cây phải được đào và nhặt bỏ hết rễ
- Các bụi cây, cỏ phải được phát quang
- Các rác thải (nếu có) phải được thu dọn đưa ra khỏi mặt bằng
- Việc dọn mặt bằng phải được giám sát và nghiệm thu như đối với các cơng tác xây dựng khác.
- Nhà thầu đóng cọc tiêu để định vị các khu vực trên mặt bằng trước và sau khi thu dọn mặt bằng.
III. Thực hiện:
1. Chuẩn bị:
- Quy định trách nhiệm của Tư vấn giám sát trong việc thiết lập giới hạn công tác và chỉ định các loại đối
tượng, vật thể cần dọn dẹp hoặc phải giữ lại được đánh dấu để dễ nhận biết.
- Quy định trách nhiệm của Nhà thầu xây dựng trong việc dọn dẹp và giữ gìn các đối tượng, vật thể đã được
chỉ ra.
- Quy định khu vực đổ đất thải và khu vực đổ phế thải, vật liệu vứt bỏ phù hợp tuân thủ phê duyệt của Tư
vấn giám sát, Ban QLDA, cũng như của các cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương...
- Quy định về việc lập phương án bảo đảm an toàn khi đốt rác thải…
2. Dọn dẹp, phát quang và đào bỏ cây cối:
- Quy định chi tiết về các đối tượng, vật thể, cây cối…ở phạm vi cần dọn dẹp.
- Quy định chi tiết việc xử lý đối với vật liệu khơng phù hợp nằm trong phạm vi nền, móng cơng trình.
- Quy định cách xử lý đối với các hốc lõm, mương rãnh khi đào bỏ và hoàn trả bề mặt trong phạm vi cơng
trình.
3. Dỡ bỏ các cơng trình:
- Tiến hành tháo giỡ các hạng như nền bê tông sân đường cũ, mương thoát nước cũ...
- Tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn khi phá dỡ các hạng mục cũ.
- Bảo quản, tập kết, bàn giao những bộ phận, kết cấu được xác định là tài sản của Chủ đầu tư.
4. Bốc dỡ, vận chuyển và tập kết vật liệu
- Quy định việc tận dụng các vật liệu thu được trong quá trình chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Quy định việc di dời các vật liệu không sử dụng được.
- Quy định việc vận chuyển, tập kết vật liệu thải.
- Quy định trách nhiệm của Nhà thầu xin cấp phép cho các vị trí tập kết vật liệu thải.

5. Di chuyển các kết cấu hạ tầng công cộng ra khỏi phạm vi công trường
- Di chuyển các đường dây điện, cáp thông tin ra khỏi phạm vi công trường để không làm ảnh hưởng tới
sinh hoạt của các cơng trình và các khu vực lân cận.
- Đảm bảo an toàn khi di chuyển đường dây điện, hệ thống điện ngầm...

Trang 3


CHƯƠNG 2 - KIỂM TRA VÀ BẢO VỆ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
I. Tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng:
- TCXD 204:1998 Bảo vệ cơng trình xây dựng – Phịng chống mối cho cơng trình xây dựng mới.
- TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
II. Kiểm tra điều kiện công trường:
- Yêu cầu cần xác minh về điều kiện công trường hiện tại và bề mặt nền có thể chấp nhận để thực hiện các
cơng việc tiếp theo. Bắt đầu xây dựng hạng mục mới có nghĩa là chấp nhận các điều kiện hiện tại.
- Kiểm tra cơng trường hiện tại có khả năng chịu lực cần thiết để chịu được các loại tải trọng phục vụ thi công
như vật tư, thiết bị được tập kết đến công trường.
- Yêu cầu cần đo đạc tại chỗ để thực hiện thiết kế tổ chức công trường cho phù hợp với thực tế để tiếp nhận
các loại vật tư, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn hoặc trước khi bắt đầu chế tạo nhằm giảm thiểu lãng phí do
thừa, thiếu diện tích.
- Cơng việc cần xác định đối với các dịch vụ tiện ích như đường cơng vụ, hệ thống điện, nước phục vụ thi
công… về mức độ sẵn sàng, đúng với các đặc điểm và ở đúng vị trí.
- Kiểm tra các điều kiện hiện tại của khu vực công trường trước khi bắt đầu thi công xây dựng: bao gồm các
cơng trình xây dựng, các loại vật thể dễ gây hư hại hoặc khó khăn trong vận chuyển.
- Các điều kiện ảnh hưởng đến việc thi công khi mới bắt đầu công việc. Sau khi khảo sát khu vực công trường
hiện tại, đánh giá các điều kiện ảnh hưởng đến việc thi công mới bắt đầu công việc và như vậy có nghĩa là
chấp nhận các điều kiện hiện tại.
III. Đệ trình:
- Nhà thầu trước khi thi cơng cần đệ trình để xem xét và phê duyệt các tài liệu cụ thể. Các bản tính tốn và
các bản vẽ thi công phải thể hiện phương pháp đề suất cho mỗi kết cấu và phương pháp bảo vệ các cơng trình

kế cận ở khu vực mặt bằng xây dựng.
- Các tài liệu phải đệ trình và phê duyệt, bao gồm nhưng không hạn chế, tài liệu sau:
+ Danh sách các vật liệu sẽ sử dụng theo thiết kế;
+ Quy trình thi cơng;
+ Biện pháp thi cơng
+ Các chi tiết minh hoạ cho phạm vi công việc;
+ Các vị trí cụ thể cần gia cố khi có u cầu;
+ Quy trình kiểm tra chi tiết;
+ Các bản vẽ thi cơng và các bản tính;
+ Dữ liệu về trình độ chuyên môn: đối với công ty và nhân sự đã được quy định trong hồ sơ dự thầu có nêu
khả năng và kinh nghiệm làm việc bao gồm danh sách các dự án hoàn thành nêu rõ tên dự án, địa chỉ, tên và
các địa chỉ về kiến trúc và Chủ đầu tư và các thông tin khác được quy định;
+ Ảnh hoặc băng video phải có đầy đủ về các điều kiện hiện tại của các công tác thi công kế cận và sự cải
thiện hiện trường thi công mà có thể bị hiểu sai làm thiệt hại do hệ thống bảo vệ công trường và do công tác
chuẩn bị mặt bằng gây ra.
IV. Kiểm tra các chi tiết của mặt bằng:
- Phải kiểm tra và thẩm tra các kích thước và cao độ chính trong khn viên cơng trình.
- Yêu cầu ghi lại bằng ảnh bất kỳ vết lún nào trước đó hoặc vết nứt của các kết cấu, mặt lát và các thiếu sót
khác (nếu có). Lập danh mục các hư hỏng hiện tại qua việc thẩm tra các bức ảnh đã chụp.
- Xác định rõ các điểm chuẩn và ghi chép lại các cao độ hiện tại, định vị cao độ đã đo để so với các cao độ
chuẩn.
V. Kiểm tra các thiết bị đi ngầm trong lòng đất:
- Tiến hành kiểm tra các vật thể trong các khu vực có thể gặp phải khi tiến hành công tác đào.
- Không được làm ảnh hưởng đến các phương tiện, thiết bị đang được sử dụng của khu vực mặt bằng thi cơng
trừ khi có sự cho phép bằng văn bản của bên quản lý.

Trang 4


CHƯƠNG 3 - CHỈ DẪN CHI TIẾT


PHẦN 1. CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN KẾT CẤU:
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Cơ sở lập chỉ dẫn kỹ thuật:
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi cơng
xây dựng và bảo trì cơng trình xây dựng;
Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng:
1.1. Các qui chuẩn kỹ thuật được áp dụng:
+ QCVN 10: 2014/BXD

+ QCVN 01: 2021/BXD

+ QCXDVN 05: 2008/BXD

+ QCVN 02: 2009/BXD

+ QCVN 06: 2021/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng cơng trình đảm
bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng, ban hành theo
Thông tư số 21/2014/TT-BXD ngày 29/12/2014 của Bộ
Xây dựng.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng,
ban hành theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày
19/05/2021 của Bộ Xây dựng.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Nhà ở và cơng trình cơng
cộng. An tồn sinh mạng và sức khoẻ, ban hành theo Quyết
định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 06/06/2008.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên
dùng trong xây dựng, ban hành theo Thông tư số

29/2009/TT-BXD ngày 14/08/2009.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và
cơng trình, ban hành theo Thơng tư số 02/2021/TT-BXD
ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng.

+ QCVN 07: 2016/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị, ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày
01/02/2016 của Bộ Xây dựng.

+ QCVN 09: 2017/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các cơng trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả, ban hành theo Thông tư số
15/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Xây dựng.

+ QCVN 12:2014/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và
nhà công cộng, ban hành theo Thông tư 20/2014/TT-BXD
của Bộ trưởng bộ Xây dựng ngày 29/12/2014;

Trang 5


+ QCVN 16: 2019/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật
liệu xây dựng, ban hành theo Thông tư số 19/2019/TTBXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng.


1.2. Tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng:
+ TCVN 9362- 2012:

Thiết kế nền nhà và cơng trình;

+ TCVN 2737-1995

Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế;

+ TCVN 10304-2014

Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế;

+ TCVN 7888-2014

Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước;

+ TCVN 5574-2018

Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế;

+ TCVN 5575-2012

Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

1.3. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu được áp dụng:
+ TCVN 4516-1988

Hoàn thiện mặt bằng xây dựng - Qui phạm thi công và

nghiệm thu.

+ TCVN 4447-2012

Công tác đất. Thi cơng và nghiệm thu.

+ TCVN 9361-2012

Cơng tác nền móng - Thi cơng và nghiệm thu.

+ TCVN 9394-2012

Đóng và ép cọc. Thi công và nghiệm thu

+ TCVN 4453-1995

Kết cấu bê tông và bê tơng cốt thép tồn khối. Tiêu chuẩn
thi cơng và nghiệm thu;

+ TCVN 9340:2012

Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất
lượng và nghiệm thu.

+ TCVN 4085-2011:

Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi cơng và nghiệm thu.

+ TCVN 4519-1988


Hệ thống cấp thốt nước bên trong và ngồi cơng trình - Quy
phạm thi cơng và nghiệm thu.

+ TCVN 8790:2011

Sơn bảo vệ kết cấu thép- Qui trình thi cơng và nghiệm thu;

+ TCVN 9377-1:2012

Cơng tác hồn thiện trong xây dựng – Thi cơng và nghiệm
thu – Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng.

Trang 6


+ TCVN 9377-2: 2012

Cơng tác hồn thiện trong xây dựng- Thi công và nghiệm
thu-Phần 2: Công tác xây trát trong xây dựng;

+ TCVN 9377-3: 2012

Cơng tác hồn thiện trong xây dựng- Thi công và nghiệm
thu-Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng;

+ TCVN 5674-1992

Cơng tác hồn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu

+ TCVN 5718-1993:


Mái và sàn bê tông cốt thép trong xây dựng - Yêu cầu kỹ
thuật chống thấm nước.

+ TCVN 9366-2:2012

Cửa đi, cửa sổ - Phần 2 – Cửa kim loại.

2. Yêu cầu chung:

- Công tác tổ chức thi công xây dựng bao gồm: chuẩn bị xây dựng, tổ chức cung ứng vật tư, kỹ thuật và

-

-

-

-

-

-

vận tải cơ giới hoá xây dựng, tổ chức lao động, lập kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất và tổ chức kiểm
tra chất lượng xây dựng.
Mọi công tác thi công xây dựng, bao gồm cả những công tác xây dựng đặc biệt và công tác hiệu chỉnh,
thử nghiệm máy móc, thiết bị phải tiến hành theo đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức
kinh tế - kỹ thuật xây dựng và các chế độ, điều lệ hiện hành có liên quan của Nhà nước. Phải đặc biệt
chú ý tới những biện pháp bảo hộ lao động, phịng chống cháy nổ và bảo vệ mơi trường.

Khi thi cơng cơng trình xây dựng, phải dựa trên hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt. Những
thay đổi thiết kế trong q trình thi cơng phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế
và phải theo đúng những quy định của Điều lệ về việc lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế và dự tốn các
cơng trình xây dựng.
Cơng tác thi công xây dựng là công việc cần phải làm liên tục. Đối với từng loại cơng việc, cần tính tốn
bố trí thi cơng trong thời gian thuận lợi nhất tuỳ theo điều kiện tự nhiên và khí hậu của vùng lãnh thổ có
cơng trình xây dựng.
Tải trọng tác dụng lên kết cấu cơng trình (tải trọng phát sinh trong q trình thi cơng xây dựng) phải phù
hợp với quy định trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hoặc trong thiết kế tổ chức thi công và được đề cập
trong biện pháp tổ chức thi công.
Trước khi khởi cơng xây dựng đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng cơng trình (gọi tắt là thiết kế tổ
chức xây dựng) và thiết kế biện pháp thi công các cơng tác xây dựng được duyệt.
Nội dung, trình tự và xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế biện pháp thi công được quy định
trong biên bản hiện hành.
Những giải pháp đề ra trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế biện pháp thi công phải hợp lý.
Tiêu chuẩn để đánh giá giải pháp hợp lý là bảo đảm chất lượng, khối lượng, tiến độ, an tồn lao động và
an tồn mơi trường.
Trong q trình thi cơng phải đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh mơi trường khu vực thi cơng và phịng
chống cháy nổ.
Khi thi cơng trong khu vực có những hệ thống kỹ thuật ngầm đang hoạt động (đường cáp điện, đường
cáp thông tin liên lạc, đường ống dẫn nước ...), đơn vị xây dựng chỉ được phép đào lên trong trường hợp
có giấy phép của những cơ quan quản lý những hệ thống kỹ thuật đó. Ranh giới và trục tim của hệ thống
kỹ thuật bị đào lên phải được đánh dấu thật rõ trên thực địa.
Đơn vị thi công phải lập nhật ký thi cơng chung cho cơng trình và những nhật ký công tác xây dựng đặc
biệt để ghi chép, theo dõi q trình thi cơng.

Trang 7


II. YÊU CẦU KỸ THUẬT:


-

Công tác thi công xây dựng cơng trình phải tn thủ TCVN 4055-2012: Tổ chức thi công và tuân thủ
các qui phạm thi công, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu hiện hành.
Thi công bằng phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới, theo phương pháp cuốn chiếu: đối với phần
khung và phần hoàn thiện từ dưới lên trên, riêng phần sơn nước và lót gạch từ trên xuống dưới.

1. Chuẩn bị mặt bằng:

-

-

-

-

-

Trước khi bắt đầu thi cơng những cơng tác xây dựng chính, phải hồn thành tốt cơng tác chuẩn bị, bao
gồm những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi cơng, những cơng tác chuẩn bị bên trong và bên
ngồi mặt bằng công trường;
Trước khi quyết định những biện pháp chuẩn bị về tổ chức, phối hợp thi công và các công tác chuẩn bị
khác, phải nghiên cứu kỹ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn cơng trình đã được phê duyệt và những
điều kiện xây dựng cụ thể;
Công tác chuẩn bị bao gồm:
 Xác lập hệ thống mốc định vị cơ bản phục vụ thi công;
 Giải phóng mặt bằng: chặt cây, phát bụi trong phạm vi thiết kế quy định, phá dỡ những cơng
trình nằm trong mặt bằng không kết hợp sử dụng được trong q trình thi cơng xây dựng;

 Chuẩn bị mặt bằng: san lấp mặt bằng, bảo đảm thoát nước bề mặt xây dựng những tuyến đường
tạm và đường cố định bên trong mặt bằng công trường, lắp đặt mạng lưới cấp điện và cấp nước
phục vụ thi công, mạng lưới thông tin liên lạc điện thoại và vô tuyến...;
 Xây dựng các nhà tạm phục vụ thi công;
 Đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy và trang bị chữa cháy, những phương tiện liên lạc và
cịi hiệu chữa cháy;
Vị trí cơng trình tạm khơng được nằm trên vị trí cơng trình chính, khơng được gây trở ngại cho việc xây
dựng cơng trình chính và phải tính tốn hiệu quả kinh tế. Trong mọi trường hợp, phải nghiên cứu sử
dụng triệt để các hạng mục cơng trình chính phục vụ cho thi công để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơng
trình tạm và rút ngắn thời gian thi cơng cơng trình chính;
Chỉ được phép khởi cơng xây dựng những khối lượng cơng tác chính của cơng trình sau khi đã làm xong
những công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho thi công những công tác xây dựng chính và bảo
đảm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành.

2. Công tác thi công ép cọc:

-

-

Sản xuất và cung cấp và nghiệm thu cọc BTCT dự ứng lực theo TCVN 7888-2014: Cọc bê tông ly tâm
ứng suất trước hoặc tiêu chuẩn sản xuất do nhà cung cấp chào hàng.
Thi cơng ép cọc theo TCVN 9394-2012: Đóng và ép cọc. Thi công và nghiệm thu.
Thử tĩnh tải cọc: theo Đề cương thử tải cọc bằng phương pháp nén tĩnh do Đơn vị thí nghiệm lập đã được
chủ đầu tư chấp thuận và tuân thủ TCVN 9393-2012: Cọc. Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng
tải trọng tĩnh ép dọc trục.
Để có số liệu đầy đủ cho thi cơng móng cọc, cần tiến hành đóng, ép cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc
bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của Tư vấn Thiết kế đề ra.
Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc
định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngồi cùng của móng khơng ít hơn 10 m.

Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng toạ độ của chúng cũng như
cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị từng cọc trong
q trình thi cơng phải do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi
cơng cọc phía Nhà thầu và trong các cơng trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra. Độ chuẩn
của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển dịch thì cần
được kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm trên 100 m chiều

Trang 8


-

dài tuyến.
Khơng dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định dưới đây:
Đường kính ngồi

Sai lệch kích thước theo
Chiều dài

(mm)
Từ 300 đến 600
Từ 700 đến 1200

Đường kính ngồi
(mm)
+5
-2

Chiều dày thành cọc
(mm)

Khơng xác định

0,3% chiều dài cọc
+7

-1

-4

-

Mức độ sai lệch cho phép khi thi công ép cọc:
TT
1
2
3
4

Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm)

-

10 mm

Độ võng của đoạn cọc

Độ lệch mũi cọc khỏi tâm

1/100 chiều dài đốt cọc
10 mm


Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:

- cọc tiết diện đa giác
- cọc trịn

-

Độ sai lệch cho phép

Kích thước cấu tạo

0,5%
nghiêng 1%
nghiêng 0.5%

5

Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ

± 5 mm

6

Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai

± 10 mm

7


Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ

± 10 mm

Cọc phải được hạ bằng phương pháp ép tĩnh.
Nhà thầu kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc. Trong trường
hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu sẽ báo Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự
cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà.
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mn đồng thời hai điều kiện sau đây:
a) Chiều dài cọc đống vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin , Lmax là chiều
dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu
vực;

b) Lực ép trước khi dừng, (Pep) KT trong khoảng từ (Pep) min đến (Pep)max, trong đó:
+ (Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;

+ (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;

+ (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xun
khơng q 1 cm/s trên chiều sâu khơng ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.

Trong trường hợp khơng đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý.

-

Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong bảng sau
hoặc ghi trong thiết kế:
Loại cọc và cách bố trí chúng

Độ lệch trục cọc cho phép trên mặt bằng


Trang 9


1. Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0.5m
a) khi bố trí cọc một hàng

0,2d

b) Khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3 hàng
- Cọc biên
- Cọc giữa

0,2d

c) khi bố trí qúa 3 hàng trên hình băng hoặc bãi cọc

0,3d

- Cọc biên
- Cọc giữa
d) cọc đơn

0,2d

e) Cọc chống

0,4d

2. Các cọc trịn rỗng đường kính từ 0.5 đến 0.8m


5 cm

a) cọc biên

3 cm

b) Cọc giữa
c) Cọc đơn dưới cột

10 cm
15 cm
8 cm

3. Công tác đất:

-

-

-

Công việc đào đất phải được thực hiện theo yêu cầu về kích thước, độ sâu, độ nghiêng cần thiết theo bản
vẽ thiết kế. Đất đào trong khi chờ vận chuyển có thể tạm đổ thành đống chờ vận chuyển và phải được
đổ xa mép phần nền đào, đổ cao đều không quá 1m, không được đổ tập trung thành đống cao làm mất
ổn định nền đào. Cần bố trí nơi đổ đất hợp lý, tránh đổ đất thành đống trên mặt đường gây cản trở giao
thơng.
Phải thường xun có máy bơm nước túc trực tại các vị trí đào để bơm nước mưa và nước ngầm, đảm
bảo cho đáy nền đào không bị đọng nước, taluy nền đào khơng bị sạt lở. Cần có biện pháp chống thành
vách hố đào.

Thi công và nghiệm thu theo TCVN 4447-2012: Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

4. Công tác ván khuôn giàn giáo và sàn công tác.
a. Kết cấu và gia công ván khuôn:

-

Ván khn cột chống, đà giáo, ván khn định hình đảm bảo các yêu cầu sau:
 Khi chịu lực phải đảm bảo ổn định, độ vững chắc và mức độ biến dạng phải trong phạm vi cho
phép.
 Bảo đảm đúng hình dạng, kích thước theo bản vẽ thiết kế.
 Mặt tiếp xúc giữa các cạnh ván khuôn và nền khối bê tông trước cũng như khe hở giữa các tấm
ván khuôn phải thật kín, tránh hiện tượng mất nước khi đổ bê tông.

Trang 10


Khi dựng lắp ván khuôn ở các bộ phận kết cấu vừa nhỏ, hẹp mà lại cao như cột phải chừa ô cửa
sổ để đổ đầm bê tông. Cửa sổ hay mặt ghép dầm cố gắng bố trí ở phía mặt kết cấu cơng trình
sau này khơng bị lộ ra ngồi.
 Khi đã dựng lắp ván khn giằng chống xong, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải kiểm tra và
nghiệm thu theo các điểm sau:
 Độ chính xác của ván khn so với thiết kế.
 Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn.
Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.
Kiểm tra độ chính xác của ván khn ở những bộ phận chủ yếu phải tiến hành bằng những dụng cụ khác
như: dây, thước đo chiều dài, nivo... Cán bộ kiểm tra phải có phương tiện cần thiết để kết luận được độ
chính xác của ván khn theo hình dáng, kích thước và vị trí.
Trong q trình đổ bê tơng phải thường xun kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí của ván khn,
nếu bị biến dạng do chuyển dịch phải có biện pháp xử lí kịp thời.



-

-

b. Sàn và cầu công tác:

-

Sàn và cầu công tác phải chắc chắn, bằng phẳng, sử dụng các tấm thép định hình. Khi vận chuyển hỗn
hợp bê tơng, cần phải đảm bảo ít rung động.
Sàn và cầu công tác nhất thiết không được nối liền hoặc giằng móc vào ván khn, vào cốt thép, để tránh
làm vị trí ván khn và cốt thép bị xê dịch, tránh làm cho bê tông bị chấn động trong thời gian ninh kết.

5. Gia công, lắp dựng cốt thép:

-

-

Cốt thép trước khi thi công phải thoả mãn các u cầu sau:
 Bề mặt sạch, khơng có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, khơng có vảy sắt, không gỉ (loại gỉ
phấn vàng được phép dùng nếu thiết kế khơng có u cầu gì đặc biệt), khơng được sứt sẹo, cong
queo, biến dạng.
 Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do nguyên nhân khác
gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
 Trước khi gia công cốt thép phải được nắn thẳng, sau khi gia cơng cốt thép khơng được sai lệch
kích thước quá mức cho phép trong bảng 4 điều 4.22 - TCVN 4453 -1995.
 Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tơng. Những đoạn cốt

thép chờ để thừa ra ngồi khối bê tông đổ lần trước phải được làm sạch bề mặt, cạo hết vữa xi
măng bám dính trước khi đổ bê tông lần sau.
 Cốt thép phải được bảo quản riêng theo từng nhóm và phải có biện pháp chống ăn mịn, chống gỉ,
chống bẩn.
Gia cơng cốt thép:
 Uốn cốt thép:
 Tuyệt đối không dùng nhiệt để uốn cốt thép; Phải uốn cốt thép bằng tay hoặc bằng máy.

 Chỗ bắt đầu uốn cong phải hình thành một đoạn cong, phẳng, đều; bán kính cong phải bằng 15
lần đường kính của nó, góc độ và vị trí uốn cong phải phù hợp với qui định của thiết kế.

 Móc cong của 2 đầu cốt thép phải hướng vào phía trong của kết cấu: Khi đường kính của cốt
thép đai từ 6-9mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt thép đai khơng bé hơn 40mm và từ
10-12mm thì khơng bé hơn 60mm.

 Cốt thép phải uốn nguội, tuyệt đối khơng được uốn nóng. Đối với cốt thép có gờ hoặc các lưới
hay khung cốt thép hàn điện thì khơng cần làm móc uốn.

 Cốt thép sau khi uốn cong cần được kiểm tra kỹ sai số cho phép không được quá các trị số qui
định trong bảng sau:

Trang 11


STT

Các loại sai số

1


Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực
trong kết cấu

Trị số sai số lệch
cho phép

5mm

a. Mỗi mét dài
b. Toàn bộ chiều dài

2
3

Sai lệch về vị trí điểm uốn

 20mm
 20mm

Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối
lớn
a. Khi chiều dài nhỏ hơn 10m

+d

b. Khi chiều dài lớn hơn 10m

+(d+0,2a)

4


Sai lệch về góc uốn của cốt thép

30

5

Sai lệch về kích thước móc uốn

+a

Chú thích:
d: Đường kính cốt thép
a: Chiều dày của lớp bảo vệ.
b. Nối cốt thép:
 Nối cốt thép đối với cơng trình dùng hai phương pháp chủ yếu sau đây: mối nối hàn và mối nối
buộc. Tùy theo nhóm và đường kính cốt thép mà sử dụng kiểu hàn cho thích hợp.
 Phương pháp nối hàn:

o Hàn cốt thép phải do người thợ hàn có chứng nhận cấp bậc nghề nghiệp, có kinh nghiệm.
Khi cần thiết phải được kiểm tra bằng thực nghiệm mới cho phép tiến hành.

o Vị trí các mối hàn phải thuân theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
o Chiều dài liên kết hàn, hai mặt chiều dài của đường hàn 10d.

o Chỗ nào cốt thép bố trí rất dày, khoảng cách nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thì khơng được
dùng phương pháp hàn đắp chồng cốt thép lên nhau để đảm bảo bất cứ chỗ nào cũng đủ khe
hở cho bê tơng chèn vào.

o Kiểm tra hình dạng mặt ngồi mối hàn bằng mắt thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:


o Mặt nhẵn, hoặc có vảy nhỏ và đều, khơng phồng bọt, khơng đóng cục, khơng cháy, khơng
đứt qng, không bị thon hẹp cục bộ và phải chuyển tiếp đến cốt thép được hàn (kim loại
gốc).

o Theo suốt dọc chiều dài mối hàn, kim loại phải đông đặc, không có khe nứt, ở mặt nối tiếp
khơng có miệng, kẽ nứt.

o Đường tim của 2 cốt thép nối phải trùng nhau, không lệch, song song với nhau.

o Cốt thép hàn xong phải đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế, lấy
búa gõ phải có tiếng kêu ròn.
 Phương pháp nối buộc:

Trang 12


o Phương pháp nối hàn không được sử dụng tại các vị trí có nội lực lớn, chỗ uốn cong. Trong
mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không được nối quá 25% diện tích tổng cộng của các
thanh chịu kéo đối với thép thuộc nhóm A-II.

o Nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc phải phù hợp với các qui định dưới đây:

o Chiều dài nối buộc theo chỉ dẫn thiết kế và không được nhỏ hơn các chỉ số qui định ở bảng
dưới đây:

Chiều dài nối buộc
Trong khu vực
Trong khu vực
chịu kéo

TT

chịu nén

Loại cốt thép
Dầm hoặc
tường

Kết cấu khác

Đầu cốt thép
có móc câu

Đầu cốt thép
khơng có móc
câu

1

Cốt thép trơn cán nóng

40d

30d

20d

30d

2


Cốt thép có gờ cán nóng

40d

30d

-

20d

Chú thích:
d: - Là đường kính thực tế đối với cốt thép trơn

- Là dường kính tính tốn đối với cốt thép có gờ

- Là dường kính trước khi xử lý nguội đối với thép xử lí nguội.

Cốt thép nằm trong khu vực chịu kéo trước khi nối buộc phải uốn đầu thành móc câu, cốt thép
có gờ khơng cần uốn móc.
o Dây thép buộc phải dùng loại dây thép có số liệu 18-22 hoặc đường kính khoảng 1mm. Mối nối
buộc ít nhất là ở 3 chỗ (giữa và hai đầu).
o Nếu nối buộc các lưới cốt thép hàn thì trên chiều dài gối lên nhau của một đoạn lưới cốt thép bị
nối nằm ở vùng chịu kéo phải đặt ít nhất là thanh cốt ngang và hàn chúng với tất cả các thanh
dọc của lưới. Khi đó chiều dài đoạn chồng lên của các khung và lưới hàn nên lấy theo bảng trên
không nhỏ hơn 250mm đối với thanh chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm với các thanh chịu nén.
- Lắp đặt cốt thép:
 Việc vận chuyển cốt thép đến vị trí lắp dựng phải đảm bảo khung, lồng thép không hư hỏng và biến
dạng (không uốn đôi cây thép trong quá trình vận chuyển; trong trường hợp bắt buộc phải uốn đơi thì
phải cắt bỏ phần bị uốn để dùng vào việc khai thác; tuyệt đối không được dùng để làm cốt thép chịu

lực). Nếu trong quá trình vận chuyển làm cho cốt thép bị biến dạng thì trước khi lắp dựng cần phải sửa
chữa lại.
 Vị trí khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép phải thực hiện theo
sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với qui định của bản thiết kế. Cốt thép đã được lắp dựng cần phải đảm
bảo không được biến dạng và xê dịch vị trí trong quá trình thi cơng. Những chi tiết cố định đặt
trước vào bê tông như bulông, cầu thang v.v... phải đặt đúng vị trí thiết kế qui định, Nếu khơng
chơn sẵn thì phải đặt ống để chừa lỗ, tuyệt đối không được làm gãy cốt chịu lực khi đổ bê tông.
 Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn phải dùng những miếng vữa xi măng cát có
chiều dày bằng lớp bảo hộ, kê vào giữa ván khuôn và cốt thép. Không được dùng đầu mẩu cốt
thép và và mẩu đá để kê. Giữa 2 lớp cốt thép phải dặt các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hoặc cốt
thép đuôi cá để giữ khoảng cách của chúng theo qui định của thiết kế. Trụ bê tông đúc sẵn phải có
cường độ bằng cường độ bê tơng trong bộ phận cơng trình đó, mặt xung quanh phải đánh sờn và
o

Trang 13


hạn chế đặt ở bộ phận cơng trình chịu áp lực nước. Trụ cốt thép đuôi cá do cơ quan thi công qui
định với điều kiện tiết kiệm cốt thép.
 Khi đặt xong cốt thép ở các tấm đan mỏng cần phải làm cầu kê ván làm đường để tránh người đi
lại trên cốt thép làm sai lệch vị trí và biến hình. Cốt thép cịn thừa ra ngồi phạm vi đổ bê tông
phải dùng thanh ngang cố định lại, để tránh rung động làm lệch vị trí cốt thép. Cấm khơng được
bẻ cong với bất kỳ góc độ nào làm phá hoại tính năng của cốt thép và làm rạn nứt phần bê tông ở
chân cột thép.
 Các sai số cho phép khi lắp dựng cốt thép không được quá những trị số qui định ở bảng dưới đây
(Theo TCVN 4453-1995 - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tơng tồn khối):
TT
1

2


Các loại sai số
Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt:
a. Đối với các kết cấu khối lớn

30

b. Đối với cột, dầm và vịm

10

c. Đối với bản, tường và móng dưới kết cấu khung

20

Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo
chiều cao
a. Trong các kết cấu có chiều dày lớn hơn 1m trong các móng đặt dưới
các kết cấu và thiết bị kỹ thuật.

20

b. Trong các dầm, khung và bản có chiều dày lớn hơn 100mm

5

c. Trong các bản có chiều dày đến 100mm và lớp bảo vệ là 10mm

3


3

Sai số các khoảng cách giữa các đai của khung và giàn cốt thép

4

Sai số cục bộ về chiều dày của lớp bảo vệ:

5

Trị số sai số lệch cho
phép (mm)

a. Trong các kết cấu khối lớn (chiều dày hơn 1m)

20

b. Ở móng nằm dưới các kết cấu và các thiết bị kỹ thuật

10

c. Ở cột, dầm và vịm

5

d. Ở tường và bản có chiều dày đến 100mm

3

Sai số về các khoảng cách giữa các thanh phân bổ trong một hàng

a. Đối với các tường

25

b. Đối với những kết cấu khối lớn

40

Trang 14


TT

Các loại sai số

Trị số sai số lệch cho
phép (mm)

6

Sai số về vị trí cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang (không
kể các trường hợp khi các đai đặt nghiêng theo qui định)

10

7

Sai số về vị trí tim của các thanh đặt ở những đầu khung hàn nối, khi
đường kính của thanh:
a. Bằng 40mm và lớn hơn.


10

b. Dưới 40mm

5

Sai số về vị trí mối hàn của các thanh theo chiều dài của bộ phận.
a. ở các khung và các kết cấu tường móng.

b. ở các kết cấu khối lớn

25
50

Sai số của vị trí các bộ phận cốt thép của các kết cấu khối lớn (khung,
khối, dàn) so với thiết kế.
a. Trên bình đồ

 50

b. Trên chiều cao

 30

- Nghiệm thu cốt thép:








Khi nhận vật liệu phải tiến hành nghiệm thu để loại các thanh thép không bảo đảm quy cách và chất
lượng. Khi đặt xong cốt thép và ván khuôn và trước khi đổ bê tông phải tiến hành nghiệm thu bàn giao
cốt thép, chỉ khi nào toàn bộ cốt thép phù hợp với các điều kiện vệ sinh sạch sẽ, kích thước các điểm
uốn, chất lượng các mối nối, vị trí lắp dựng và chiều dày lớp bảo vệ theo đúng thiết kế thì mới được đổ
bê tông.
Công việc nghiệm thu cốt thép phải lập thành biên bản trong đó có ghi số các bản vẽ thi công, các sai
số so với thiết kế, đánh giá chất lượng công tác cốt thép và kết luận khả năng đổ bê tông kèm theo biên
bản nghiệm thu cốt thép và cần có các tài liệu sau đây:
Các bản lý lịch kim loại chính và que hàn của các nhà sản xuất hoặc các bản phân tích của phịng thí
nghiệm.
Các biên bản nghiệm thu cốt thép gia cơng ở xưởng với các kết quả thí nghiệm mối hàn, thí nghiệm cơ
học của cốt thép chịu lực quy định trong thiết kế.
Các bản sao hoặc thống kê các văn bản cho phép thay đổi trong bản vẽ thi công.

6. Công tác bê tông:
a. Thành phần bê tông:

- Bê tông dùng cho các kết cấu chính của cơng trình được trộn trực tiếp tại công trường. Các loại vật liệu
và nước sử dụng để chế tạo hỗn hợp bê tông thi công các kết cấu bê tông phải tuân theo các yêu cầu kỹ
thuật đã trình bày tại phần Vật liệu xây dựng.

-

Tỷ lệ giữa nước và xi măng trong hỗn hợp bê tông phải dựa vào yêu cầu cường độ bê tông, yêu cầu
chống thấm và các yếu tố quy định trong bản vẽ thi công và phải được xác định thơng qua thí nghiệm.

Trang 15



- Độ dẻo của hỗn hợp bê tông (độ sụt hình nón) phải được nhà thầu xác định sao cho phù hợp với điều

kiện chế tạo hỗn hợp bê tông, phương tiện vận chuyển, thiết bị đầm, mức độ bố trí cốt thép trong kết cấu,
kích thước kết cấu, tính chất cơng trình, điều kiện khí hậu.v.v.

b. Đổ bê tơng:

Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra và lập các biên bản:
Công tác chuẩn bị cốt thép, đặt cốt thép các bộ phận chơn ngầm,v.v...
Độ chính xác của cơng tác dựng lắp ván khuôn, cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống và độ vững chắc
của giằng néo chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.
- Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải làm sạch rác, bùn, bụi, cạo gỉ, trước khi đổ hỗn hợp bê
tông. Bề mặt ván khuôn gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông phải tẩm ẩm và bịt kín các kẽ hở. Bề mặt ván
khn bằng kim loại phải quét dầu nhờn.
- Đổ bê tông phải tiến hành đúng các qui tắc dưới đây:
 Trong q trình đổ bê tơng phải tiến hành theo dõi liên tục hiện trạng của ván khuôn, đà giáo giằng
chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép.
 Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông theo chiều cao của ván khn phải quy định phù hợp với sự tính
tốn cường độ và độ cứng của ván khuôn chịu áp lực ngang do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.
 Bê tông được kiểm tra thường xuyên về độ sụt, các mẻ được lấy mẫu thí nghiệm theo quy phạm.
 Bê tơng được đầm bằng máy
 Việc bố trí các điểm dừng theo quy trình, thời gian dừng giữa hai lớp khoảng 20  24 giờ. Vị trí
mạch dừng để tại những nơi có lực cắt nhỏ, những nơi tiết diện thay đổi, ranh giới giữa kết cấu
nằm ngang và thẳng đứng.
 Phải có máy đầm dùi khi đổ bê tơng và ít nhất phải có 2 máy dự phịng.
 Đổ bê tơng trong những ngày nắng phải che bớt ánh nắng mặt trời.
 Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tơng phải được che kín khơng được để nước mưa rơi vào,
trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê tông đạt

25daN/cm³ mới được đổ bê tông, trước khi đổ bê tông phải xử lý bề mặt khe thi công theo đúng
các chỉ dẫn đã nêu trên.
 Ở những chỗ là vị trí của cốt thép và ván khuôn hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùi thì phải
tiến hành đầm tay, với dụng cụ cầm tay thích hợp.
 Trong q trình đổ và khi đổ bê tơng xong cần phải có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tơng dính
mặt với các bu lơng, các bộ phận khác của ván khuôn và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa đổ
bê tông tới.
 Khi phát hiện thấy ván khuôn, đà giáo, cột chống và cốt thép bị biến dạng hoặc thay đổi vị trí phải
ngừng việc đổ bê tông, đưa bộ phận ván khuôn, đà giáo, giằng chống, cột chống đỡ, cốt thép trở
về vị trí cũ và gia cố đến mức cần thiết, đồng thời cần phải xét các ảnh hưởng của biến dạng đến
chất lượng của kết cấu đang được tiến hành đổ bê tơng và có khả năng giữ lại hay phá bỏ phần bê
tông đã đổ.
- Khi đổ bê tông các kết cấu cần theo dõi ghi vào nhật ký các vấn đề dưới đây:
 Ngày giờ bắt đầu và ngày giờ kết thúc công việc đổ bê tông.
 Số hiệu bê tông, độ sụt (hay độ khô cứng) của bê tơng.
 Khối lượng cơng tác bê tơng đã hồn thành theo phân đoạn cơng trình.
 Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tơng, số lượng mẫu, số hiệu (có chỉ rõ vị trí kết cấu mà từ đó
lấy mẫu bê tơng) thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu.
 Nhiệt độ ngồi trời trong thời gian đổ bê tơng.
 Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ (trong các kết cấu khối lớn)
 Loại ván khuôn và biên bản lắp dựng ván khuôn.

-

- Đầm bê tông bằng tay chỉ áp dụng trong những vị trí khó dùng đầm máy phải tuân theo các qui định dưới
đây:

Trang 16



 Đối với khoảng đổ với diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tơng dưới 6cm có thể dùng đầm
ngang từ 8 - 10kg. Khi đầm phải nâng cao 10 - 15cm, đầm liên tục và đều.
 Đối với khoảng đổ có diện tích hẹp, độ sụt của bê tông từ 6cm trở lên hay ở những chỗ bố trí cốt
thép dày phải dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều và khi đổ đến lớp trong cùng, dùng bàn bằng
gỗ nặng 1kg vỗ mặt cho đều.
 Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu phải san bằng và đầm ngang ngay đến đấy, không được đổ thành
đống cao, để tránh hiện tượng các hạt to của vật liệu rơi dồn xuống chân đống. Trong khi đổ và
đầm, nếu thấy cốt liệu to tập trung thành một chỗ thì phải cào ra trộn lại cho đều. Không dùng vữa
lấp phủ lên trên rồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp bê tông chưa được đầm chặt.
 Phải phân chia phạm vi đầm và giao cho tổ phân cơng phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót, đầm
lại. Chỉ được bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ.
c. Bảo dưỡng bê tông và xử lý khuyệt tật của bê tông:

- Nhà thầu phải tiến hành công tác bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bê tông vừa đổ xong. Các biện pháp bảo

dưỡng bê tơng, cơng tác kiểm tra, trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn.v.v. của nh thầu phải được kỹ sư
giám sát xem xét và chấp thuận trước khi thực hiện.

- Trong bất kỳ trường hợp nào, việc bảo dưỡng bê tông cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê tông theo tốc độ đã qui định.
 Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến sự hình thành các khe nứt.
 Tránh các chấn động hay va chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bê tông.

- Biện pháp bảo dưỡng kết cấu bê tông phụ thuộc vào tính chất và bề mặt của kết cấu tuy nhiên trong bất

kỳ trường hợp nào nh thầu cũng phải tiến hành tưới nước cho các kết cấu bê tông. Nước được sử dụng
phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật tại mục Quy định chung: vật liệu xây dựng. Số lần tưới nước bảo
dưỡng mỗi ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nhưng khơng được ít hơn 3 lần.


- Thời gian bảo dưỡng kết cấu bê tơng phải được xác định bằng thí nghiệm để phù hợp với từng loại kết
cấu, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nắng, gió thực tế tại cơng trường vào thời gian bảo dưỡng tuy nhiên
khơng được ít hơn 7 ngày.

- Trong q trình bảo dưỡng kết cấu bê tơng, nhà thầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để
tránh không va chạm đến đà giáo và ván khuôn hoặc di chuyển thiết bị trên kết cấu bê tơng.

- Trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khn phải tn theo đúng các quy định trình bày ở ván khuôn, đà giáo
và sàn công tác.

- Sau khi tháo, dỡ ván khuôn, nh thầu phải thực hiện ngay lập tức các biện pháp xử lý khắc phục các hư
hỏng, khuyết tật trên bề mặt và bên trong các kết cấu bê tông. Trong trường hợp cần thiết, khi cán bộ
giám sát yêu cầu, nhà thầu phải đục bỏ phần bê tông xấu và thi công lại. Tất cả các sự khắc phục trên
phải do kỹ sư giám sát chỉ đạo, nhà thầu không được phép tự xử lý khi chưa có quyết định của kỹ sư
giám sát.
d. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông:

- Nhà thầu phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và chịu hồn tồn trách nhiệm về chất lượng bê tơng

trong q trình thi cơng. Việc kiểm tra phải quan tâm đầy đủ đối tất cả các vấn đề sau đây:
 Việc chuẩn bị và xử lý nền, móng của các bộ phận cơng trình bê tơng.
 Chất lượng vật liệu sử dụng và thành phần hỗn hợp của bê tông, chất lượng ván khuôn và cốt thép,
việc lắp dựng ván khuôn, giàn giáo chống đỡ và cầu công tác, việc lắp đặt cốt thép và các bộ phận
chôn trước trong bê tông.
 Sự làm việc của các thiết bị, dụng cụ cân, đong vật liệu, trộn bê tông, phương tiện vận chuyển và
đổ vào khoảng đổ.

Trang 17



 Việc bảo dưỡng kết cấu bê tông và thời gian tháo dỡ ván khn.
 Thí nghiệm xác định cường độ bê tông và các chỉ tiêu cơ lý khác được yêu cầu.

- Nhà thầu phải tiến hành kiểm tra cường độ bê tơng bằng các thí nghiệm kiểm tra cường độ (nén, kéo) tại
phịng thí nghiệm các mẫu bê tông, tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết cán bộ giám sát có thể kiểm
tra cường độ ngay tại cơng trường bằng các thiết bị thích hợp.

- Nhà thầu phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn quy định hiện hành (mỗi nhóm

mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu, lấy cùng 1 lúc, ở cùng một vị trí, bảo dưỡng trong các điều kiện tương tự
điều kiện thực tế).

- Nhà thầu phải thực hiện các thí nghiệm xác định cường độ bê tông tại các cơ quan thí nghiệm, bảo đảm

chất lượng có năng lực được cán bộ dự án phê chuẩn. Phương pháp tính tốn cường độ bê tơng trung
bình của kết cấu cơng trình do các cơ quan nói trên quyết định.

- Cường độ bê tông chỉ được chấp thuận là đã theo đúng các quy đinh trong bản vẽ thi công khi kết quả
thí nghiệm lấy mẫu cho thấy khơng có nhóm mẫu nào trong các nhóm đã kiểm tra có cường độ trung
bình dưới mức 85% cường độ quy định.

- Trong trường hợp kết quả thí nghiệm xác định bê tơng khơng thỏa mãn các yêu cầu đã quy định thì cán

bộ quản lý dự án sẽ quyết định khả năng sử dụng và biện pháp xử lý kết cấu đã thi công. Nhà thầu phải
thực hiện tất cả các công việc cần thiết liên quan đến quyết định của cán bộ quản lý dự án phải gánh chịu
mọi chi phí nảy sinh do việc thực hiện các cơng việc đó.

- Nhà thầu tiến hành ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ các kết quả kiểm tra chất lượng công tác bê tông (biên

bản, nhật ký thi công, lý lịch khối đổ, kết quả thí nghiệm,v.v.) tại cơng trường để cán bộ giám sát tiện

theo dõi.

7. Công tác xây, trát:

- Tuân thủ hồn tồn theo tiêu chuẩn TCVN 9377-2: 2012 “Cơng tác trát trong xây dựng.
a.

Chuẩn bị các mẫu vật liệu:

- Nhà thầu có trách nhiệm nộp các vật liệu của các phần công tác xây: “ Số mẫu tối thiểu phải có sáu mẫu

(6) đại điện cho các bề mặt và kích thước khác nhau. Ximăng, cát và nước dùng cho công tác xây phải
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

b. Phối hợp với các hạng mục khác:

- Nhà thầu sẽ phải phối hợp với các nhà thầu khác trước và trong khi triển khai thi công công tác xây để

đảm bảo rằng các lỗ chờ rãnh, hố, móc treo, các thép neo, ống bọc… được đặt đúng vị trí theo bản vẽ
thiết kế.

c.

Chất lượng của vật liệu:

- Vữa:

 Xi măng dùng để chế tạo các khối vữa xây đối với công tác xây phải là xi măng Porland theo đúng
tiêu chuẩn Việt Nam.
 Cát phải sạch, cứng, sắc và lát cát hầm mỏ hoặc cát sơng. Cát phải có hạt mịn với hàm lượng đất

sét thấp và không chứa muối và các hợp chất hữu cơ.
 Nước trộn phải là nước sạch, khơng có lẫn dầu, axit, alkalis, các hợp chất hữu cơ và các chất độc
hại khác.
 Nhà thầu bảo quản xi măng và vữa ở khu vực khô ráo, phải che chắn để tránh hư hỏng và xâm
nhập các hợp chất bên ngoài. Các lọai gạch tráng men phải luôn luôn được che phủ. Cốt thép phải
được bảo vệ cẩn thận. Trước khi đặt thép, các cốt thép phải khơng có gỉ sắt hoặc các tạp chất khác
có thể làm giảm lực dính trong thi cơng.

Trang 18


 Vữa xây là vữa xi măng cát, trộn theo tỉ lệ 1:4,5 hoặc theo tỉ lệ do Tư vấn giám sát thông qua. Vữa
trộn với nước theo tỷ lệ đảm bảo khả năng trộn. Các thành phần vữa được đo theo thể tích. Vữa
được trộn ngay trước khi sử dụng. Phương pháp trộn được sử dụng là phương pháp trộn khô. Xi
măng được trộn khô với cát cho tới khi hỗn hợp đồng màu, sau đó theo nước dần dần cho đến khi
đạt độ dẻo cần thiết.
 Các hộp đựng và trộn vữa phải được làm sạch sau mỗi ngày làm việc và các dụng cụ xây trát phải
được giữ sạch. Vữa bắt đầu đóng cụ sẽ khơng được phép sử dụng.
 Vữa chỉ được phép trộn tay khi chất lượng trộn phải tương đương với chất lượng trộn máy và phải
trộn trên nền sạch, cứng và không thấm nước. Kiến trúc sư và Tư vấn giám sát có quyền loại bỏ
vữa trộn bằng tay (Nếu không đạt yêu cầu) và sẽ yêu cầu trộn liên tục bằng máy trong thời gian
lớn hơn1/2 giờ cho đến khi sử dụng.
 Vữa trộn phải có màu đồng nhất và phải được sự thông qua của tư vấn giám sát.

- Gạch xây:
 Gạch xây bằng gạch Block dạng rỗng và có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước theo tiêu chuẩn
Việt Nam. Tường được xây bằng gạch chế đặc và gạch chế rỗng với chiều dày xây được thể hiện
trên bản vẽ.
 Nguồn cung cấp từ các cơ sở nhà máy của địa phương có khả năng sản xuất và cung cấp gạch tuân
theo các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là về cường độ chịu

nén, cường độ chịu cắt, tính chất giãn nở, chịu lửa và cách âm.

d. Lắp đặt:

- Phương pháp:

+ Các khối xây phải được thả dọi, lấy cốt và phải xây thẳng hàng, dạng khối xây sẽ là dạng so le với viên
khố góc. Các mối nối giữa các vật liệu gạch với nhau cũng như mối nối giữa vật liệu gạch với vật liệu khác
phải trát bằng vữa. Các mối nối trước khi trát phải được để thô để tăng độ kết dính với lớp trát.

- Đục và vá khối xây:

Các khối xây phải được đục cẩn thận để lắp đặt các đường ống điện nước và các thiết bị cố định
khác. Việc đắp vá phải đảm bảo độ dính kết tốt và sạch sẽ.
 Tất cả các lỗ chờ, rãnh, đục, nền, khung, ống và các chi tiết cố định phục vụ cho công việc của
công tác khác đều được tính vào cơng tác xây.

- Vữa:

 Vữa lỏng và vữa xi măng dùng để trát các cột thép, tay vịn, các khung trong tường. Trước khi trát
vữa, phải dọn sạch các bề mặt. Vữa phải được trát bằng bay nhọn để lấp đầy các khoảng trống.
Vữa trát xong phải được giữ ẩm trong thời gian 3 ngày và sau khi tháo bỏ hệ thống chống tạm,
cần trát kín các khoảng trống cịn lại.

-

Cơng tác chưa hồn thiện:

 Tại các mối nối với các khối xây cũ, cần cạo bỏ lớp vữa làm ẩm trước khi xây mới.


- Dọn dẹp:

 Vữa rơi vãi dưới chân các tường gạch xây phải luôn được dọn sạch sẽ.

- Chuẩn bị bề mặt để trát:

 Chỉ được thực hiện công tác trát sau khi các bề mặt của tường đã cứng cáp và khô ráo.
 Cần làm nhám bề mặt của bê tông bằng búa hoặc đục và phải dọn sạch các vết dầu mỡ, các loại
vật liệu khác để đảm bảo tốt lực dính của vữa.

Trang 19


 Nhà thầu có thể dùng phụ gia để tăng lực dính giữa vữa và bê tơng sau khi được sự chấp thuận của
kiến trúc sư và tư vấn giám sát.
 Các bề mặt khác phải được trải kỹ bằng bàn chải cứng để tẩy bỏ các chỗ vữa thừa và các vật liệu
dính bám khác.
e.

Cơng tác trát:

- Trước khi trát bề mặt phải sạch và tưới nước cho ẩm. chiều dày lớp vữa trát từ 15-20mm. Mặt tường xây
-

-

-

khi trát phải phẳng, nhẵn và phải bảo dưỡng tránh nứt chân chim. Sai số cho phép là 0.5% theo chiều
đứng và 0.8% theo chiều ngang.

Trong trường hợp trát 2 lớp phải để cho lớp thứ nhất (lớp trát lót), khơ cứng trước khi làm nhám bề mặt.
Bề mặt cần được làm nhám bằng bàn chải sắt hoặc khía nhám chéo bằng tay.
Phải để cho lớp trát lót khơ và co ngót xảy ra hồn tồn mới đươc trát tiếp lớp trát thứ 2, tuy nhiên cần
tránh cho bề mặt khô quá nhanh bằng cách làm ẩm thường xuyên hoặc bằng cách phủ bao tải ẩm trên bề
mặt.
Phải kiểm tra độ hút ẩm của lớp trát lót thường xuyên trước khi trát tiếp lớp phủ ngồi (lớp thứ 2).
Trong q trình trát phải sử dụng bay xoa gỗ và thước gỗ để đảm bảo bề mặt phẳng và thẳng. Phải giữ ẩm
lớp phủ ngồi trong thời gian ít nhất là 7 ngày sau khi trát.
Tỷ lệ xi măng - cát của lớp vữa lót là 1:3 và của lớp trát cuối là 1:6. Tuy nhiên nhà thầu có thể đề xuất
một tỷ lệ hoặc thành phần trộn khác để tư vấn giám sát thông qua. Xi măng, cát phải được trộn khơ trước
sau đó mới thêm nước sau. Vữa phải được sử dụng trong vòng 1h đồng hồ sau khi thêm nước.
Các hỗn hợp vữa đã đóng cục hoặc bị khơ không được phép trộn lại phải được loại bỏ ngay.
Vữa sử dụng để trát các lớp tường ngoài phải được thêm phụ gia và chống thấm, như Sika số1 hoặc các
chất có thuộc tính tương đương khác đã được thơng qua.

8. Cơng tác láng, ốp, lát sàn cơng trình:
a. Cơng tác láng:

- Trước khi láng phải tiến hành làm sạch và tưới ẩm bề mặt, kiểm tra lại cao trình bằng máy thuỷ bình.

- Vữa dùng để láng là vữa xi măng cát vàng được trộn đều bằng máy có độ sụt theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 9377-1-2012.

- Chất lượng mặt láng phải đảm bảo các yêu cầu về độ phẳng, độ dốc và các yêu cầu khác giống như đối
với bề mặt trát.

- Sau khi láng xong tiến hành bảo dưỡng như đối với bảo dưỡng bê tông.

b. Công tác ốp


- Độ dẻo của vữa xi măng cát dùng cho việc ốp gạch men kính có độ sụt từ 5 - 6 cm đạt tiêu chuẩn Việt

Nam TCNV 9377-1-2012. Lau mạch bằng vữa xi măng nguyên chất có độ sụt từ 8 -10 cm
- Trước khi thi công, phải kiểm tra độ phẳng của mặt ốp. Có thể dùng biện pháp trát phẳng bằng VXM để
sửa chữa những lồi lõm với bề dầy > 15mm. Khi tiến hành cần phải bảo quản vữa và độ dính kết của vữa
trong suốt thời gian ốp.
- Vật liệu dùng cho công tác ốp là gạch men kích thước theo chỉ định của thiết kế cho các khu vệ sinh.
Gạch ốp cần phải cung cấp là loại gạch có chất lượng tốt nhất, màu sắc và kích cỡ gạch phải đồng đều,
bề mặt phẳng nhẵn, hạn chế độ cong vênh đến mức tối đa.
9. Công tác chống thấm:

- Thi công và nghiệm thu theo TCVN 5718-1993 : Mái và sàn bê tông cốt thép trong cơng trình xây dựng.
Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.

Trang 20


10. Công tác sơn bảo vệ kết cấu thép:

- Thi công và nghiệm thu theo TCVN 8790-2011 : Sơn bảo vệ kết cấu thép. Quy phạm thi công và nghiệm
thu.
- Đối với công tác sơn các cấu kiện sắt thép: Trước khi sơn bề mặt cấu kiện sắt thép phải được cạo chải rỉ
sắt và lau sạch dầu mỡ, bủi bẩn. Quét hai lớp sơn chống sét theo thứ tự từng lớp, các lớp này cần sơn
mỏng. Khi sơn chống sét thật khô thi quét hai lớp sơn đúng màu quy định. Lớp sơn cuối cùng cấn sơn
loãng và mỏng cần có độ bóng cao.
11. Cơng tác gia cơng, lắp dựng kết cấu thép:

- Nhà thầu kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công trên cơ sở phê duyệt và chỉ dẫn kỹ thuật của Tư vấn thiết kế
trước khi thực hiện gia công kết cấu thép;
- Lập biện pháp thi công, gia công chế tạo.

- Qui định kiểm tra/ nghiệm thu:
 Mọi kết cấu trước khi xuất xưởng phải được đơn vị chế tạo kiểm tra, xác nhận nội bộ theo quy
trình sản xuất;
 Khi nghiệm thu phải tuân thủ mọi thông số của cấu kiện theo các yêu cầu:
 Tiêu chuẩn TCN 170-2007 hoặc do Thiết kế quy định;
 Các tiêu chuẩn hoặc chỉ dẫn kỹ thuật cho các cấu kiện cụ thể;
 Các tài liệu thiết kế.

 Kết quả kiểm tra vật tư đầu vào, gia công chế tạo và kiểm tra nghiệm thu được ghi chép vào
Phiếu kiểm tra, Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng;

 Các thông số kết quả kiểm tra phải được ghi vào các tài liệu nêu trên và phải đáp ứng đúng với
yêu cầu của tài liệu thiết kế cho kết cấu.

- Thi công và nghiệm thu theo TCXD 170-2007 : Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu
kỹ thuật.

III. YÊU CẦU VẬT LIỆU:
1. Vật liệu:

-

-

Thực hiện các cơng tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị trước khi xây dựng và
lắp đặt vào cơng trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp
đồng xây dựng;
Kiểm tra sự phù hợp về nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã của các loại vật liệu với yêu cầu của thiết kế, hồ
sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, hợp đồng xây dựng;
Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng, thử nghiệm, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.


a. Xi măng:

- Dùng xi măng sản xuất trong nước của các nhà máy đã được cấp phép, các chỉ tiêu tính chất cơ lý của

Trang 21


vật liệu phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn TCVN 6260-2009
b. Thép các loại:

-

-

Dùng thép sản xuất trong hoặc ngoài nước của các nhà máy đã được cấp phép các chỉ tiêu cơ lý của thép
phải phù hợp với hồ sơ thiết kế, TCVN 5574- 2018: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn
thiết kế; và phù hợp với yêu cầu TCVN 4453-1995: kết cấu bê tơng và bê tơng cốt thép tồn khối. Tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu.
Thép Ø ≤8:
 Thép trịn trơn, loại CB240-T.
 Cường độ tính tốn Rs = 2286 kG/cm².
- Thép Ø > 8:

 Thép có gờ, loại CB400-V
 Cường độ tính tốn R = 3738 kG/cm².
- Cường độ thép sử dụng cho cơng trình đảm bảo: Ett > Ey/ctk.
- Mỗi lô thép đưa tới công trường phải kèm theo quy chuẩn về số liệu và thành phần hóa học thép và phải
có xuất xứ rõ ràng.
- Thép khơng dính bẩn, khơng dính dầu mỡ, sơn khơng bị hen rỉ ảnh hưởng đến việc dính bám với bê tông.

c. Cốt liệu: Cốt liệu phù hợp với TCVN 7570:2006: Cốt liệu dùng cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
d. Nước:

- Nước sinh hoạt hoặc là nước uống được hoặc nước được lấy từ các nguồn đã qua thử nghiệm cho phép
đưa vào sử dụng.
- Nước sử dụng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải sạch, không lẫn dầu, muối axit, các tạp chất hữu cơ và
các chất có hại khác và thỏa mản các yêu cầu của TCVN 4056-87 với lượng các chỉ tiêu sau:





Lương tạp chất hữu cơ khơng vượt q 15mg/lít (TCVN 2671-78)
Độ PH từ 4 đến 12,5 (TCVN 2655-78)
Lượng muối hòa tan ≤ 5g/lít (TCVN 2655-78)
Lượng SO4 ≤ 3g/lít (TCVN 2659-78)

e. Bê tơng:

-

Sử dụng bê tông đá 1x2, M300 (B22.5) cho kết cấu chính của cơng trình: cột, dầm, sàn, móng, ram dốc,
cầu thang...
Sử dụng bê tông đá 1x2, M200 (B15) cho kết cấu phụ: lanh tô, ô văng, lam...
Sử dụng bê tông đá 1x2, M150 (B10) cho bê tơng lót

h. u cầu gạch xây:

- Gạch block:
Gạch Block sử dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 6477 : 2016. Gạch có các yêu cầu kỹ


Trang 22


thuật cơ bản sau:
 Độ rỗng viên gạch không lớn hơn 65% và khối lượng viên gạch không lớn hơn 20kg.
 Màu sắc gạch trang trí trong cùng một lơ phải đồng đều.
 Khuyết tật ngoại quan cho phép quy định tại Bảng sau:
Mức cho phép
Loại khuyết tật
Gạch thường

Gạch trang trí

3

0

Số vết sứt vỡ các góc cạnh sâu từ 5÷10mm, từ
10÷15mm, khơng lớn hơn

4

2

Số vết sứt có chiều dài khơng quá 20mm,
không lớn hơn

1


1

Độ cong vênh trên bề mặt viên gạch, mm,
không lớn hơn

 Cường độ nén và độ hút nước được quy định ở bảng sau:
Mác gạch

Cường độ nén, Mpa, không
nhỏ hơn

M3,5

3,5

M5,0

5,0

M7,5

7,5

M10,0

10,0

M15,0

15,0


M20,0

20,0

Độ hút nước, %, không lớn
hơn

14

12

 Độ thấm nước của gạch xây tường không trát không lớn hơn 350ml/m²h.

 Kích thước cơ bản và độ sai lệch kích thước cơ bản được quy định ở Bảng sau:

Đơn vị tính bằng milimét

Loại kích thước

Mức

Sai lệch kích thước, khơng lớn hơn

Chiều rộng, không nhỏ hơn

100

±2


Chiều dài, không lớn hơn

400

±2

Chiều cao, không lớn hơn

200

±3

Trang 23


2. Nguồn vật liệu:
Vật liệu phải được dự trữ nhằm đảm bảo vẫn đáp ứng được mục đích sử dụng. Kho vật liệu chất đống được dự
trữ theo phương thức chúng tự thốt nước, khơng bị nhiễm bẩn và hồn toàn tách biệt nhằm ngăn chặn nhiễm
bẩn chéo. Nhà thầu phải bảo đảm rằng tất cả vật liệu luôn sẵn sàng để kiểm tra. Nếu vật liệu bị phát hiện hỏng
hóc do lưu giữ khơng đảm bảo thì sẽ bị loại bỏ.

3. Thí nghiệm: Nhà thầu phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

- Thực hiện các thí nghiệm vật liệu trước khi đưa vào sử dụng và đối chiếu với tiêu chuẩn vật liệu, hồ sơ

thiết kế để nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng;
- Đề xuất Chủ đầu tư lựa chọn các phịng thí nghiệm hợp chuẩn. Các phịng thí nghiệm phải đảm bảo:
 Đáp ứng tiêu chuẩn TCXDVN 297- 2003: Phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng - Tiêu
chuẩn công nhận;
 Đáp ứng Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phịng thí nghiệm chun ngành xây dựng

ban hành theo QĐ số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/07/2008;
 Đáp ứng yêu cầu về nhân sự, thiết bị, thời gian cấp kết quả thí nghiệm.
- Kiểm tra kết quả thí nghiệm của các phịng thí nghiệm hợp chuẩn;
- Kiểm tra tần suất thí nghiệm các loại vật liệu so với yêu cầu của thiết kế và với các quy chuẩn, tiêu chuẩn
xây dựng;
- Tham gia lấy mẫu và xác nhận vào các biên bản lấy mẫu thí nghiệm trên hiện trường;
- Chứng kiến các thí nghiệm trong phịng thí nghiệm đối với những trường hợp cần thiết;
- Kiểm tra chứng chỉ thiết bị thí nghiệm, thiết bị chế tạo bê tông các trạm trộn;
- Kiểm tra thiết kế cấp phối bê tơng, vữa và tiến hành thí nghiệm thử.
IV. Kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà thầu:

- Nhà thầu phải lập và kiểm soát hệ thống đảm bảo chất lượng tồn diện.
- Quy trình tự kiểm tra đảm bảo chất lượng của Nhà thầu phải phù hợp với yêu cầu của hồ sơ thiết kế, các

quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành và với thực tế của gói thầu. Các nội dung sau sẽ được xem xét:
 Đối tượng được kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra chất lượng trong quá trình xây dựng;
 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng trong khi kiểm tra chất lượng;
 Phịng thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm, nhân lực cho cơng tác kiểm tra chất lượng. Hệ thống đảm
bảo chất lượng và kế hoạch chất lượng phải đảm bảo:
 TCVN 5814 : 1994- Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa;
 TCVN 5637 : 1991- Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình xây dựng. Ngun tắc cơ bản;
 TCVN 5951 : 1995- Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng;
 Các tiêu chuẩn về thi công - nghiệm thu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm và an tồn lao
động có liên quan.
- Nhà thầu đề xuất với chủ đầu tư phê duyệt hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng trước khi
bắt đầu thi công.
- Đảm bảo chất lượng này phải bao qt tồn bộ tiến trình xây dựng của Nhà thầu và sẽ được giám sát các
kỹ sư chất lượng đã có tên trong danh sách Nhân viên chính thức;
- Q trình kiểm sốt chất lượng bao gồm các hoạt động dưới đây:
 Quản lý bản vẽ thiết kế và tài liệu liên quan;

 Khảo sát;
 Yêu cầu vật liệu;

Trang 24


-

-

-

-

-

 Kế hoạch đảm bảo chất lượng
 Kiểm soát kế hoạch;
 Kiểm soát vật liệu;
 Phương thức phù hợp và khơng phù hợp;
 Quản lý việc giám sát cơng trình sửa chữa và nghiệm thu của Tư vấn giám sát;
 Quản lý việc giám sát cơng trình sửa chữa và nghiệm thu tiếp theo của Tư vấn giám sát;
Các hoạt động này dự kiến nằm trong hoặc liên quan tới “công việc” hay “giám sát” được cấp cho nhân
viên giám sát kỹ thuật của Nhà thầu trên công trường và cho Tư vấn giám sát, thông báo liên quan được
Nhà thầu đính kèm;
Kỹ sư chất lượng có trách nhiệm đảm bảo nhân viên của Nhà thầu tuân theo quy trình đảm bảo chất
lượng. Kỹ sư chất lượng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ chất lượng trước khi đệ trình cho Tư vấn giám
sát phê duyệt. Việc kiêm tra như thế sẽ bao gồm quy trình hợp chuẩn/ phi hợp chuẩn. Nhà thầu có trách
nhiệm thơng báo đến Tư vấn giám sát nếu có sự bất hợp lý nào được ghi lại;
Trong trường hợp không tương ứng, Nhà thầu phải đưa ra phương pháp hiệu chỉnh cho Tư vấn giám sát

nghiệm thu. Khơng có hạng mục hiệu chỉnh nào tiến hành cho đến khi việc nghiệm thu được thưc hiện.
Nhà thầu cần chú ý đến trách nhiệm của mình là kiểm tra và xem lại chất lượng cơng trình trước khi yêu
cầu Tư vấn giám sát nghiệm thu;
Tư vấn giám sát sẽ xem lại việc nghiệm thu hồ sơ chất lượng của Nhà thầu; không thể tiến hành các việc
thi cơng khác nếu khơng nghiệm thu và hồn thành các hạng mục cơng trình;
Nhà thầu cần chú ý rằng Tư vấn giám sát thực hiện các quy trình của mình nhằm xác định khối lượng
cơng trình song song với đảm bảo chất lượng của Nhà thầu. Trong quá trình bảo đảm chất lượng, nếu Tư
vấn giám sát phát hiện thấy phần nào bất hợp lý chưa được phát hiện hay khơng được Nhà thầu báo cáo
thì thơng báo điều chỉnh sẽ được ban hành. Phần các công việc bị ảnh hưởng sẽ bị hỗn lại cho đến khi
có thời hạn điều chỉnh;
Khơng thực hiện bất kì thanh tốn nào cho các hạng mục khi chất lượng của chúng không được đảm bảo
theo quy trình đảm bảo chât lượng của Nhà thầu.

V. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh mối trường, phịng chống cháy nổ:

- Trước khi khởi cơng xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập, phê duyệt thiết kế biện pháp thi

-

-

-

-

công theo quy định, trong đó phải thể hiện được các biện pháp đảm bảo an tồn cho người lao động, thiết
bị thi cơng, cơng trình chính, cơng trình tạm, cơng trình phụ trợ, cơng trình lân cận, phịng chống cháy
nổ và bảo vệ mơi trường.
Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ và điều chỉnh cho phù hợp với
thực tế của công trường.

Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công
trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên cơng trường phải có cảnh
báo đề phịng tai nạn.
Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các cơng việc có u cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo pháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện
về an tồn lao động và có thẻ an tồn lao động theo quy định.
Máy, thiết bị thi cơng có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi
hoạt động phải tn thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an tồn.
Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên cơng trường phải có đủ sức khỏe, được huấn luyện
về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Khi có sự cố mất an tồn trong thi cơng xây dựng thì việc giải quyết sự cố tuân theo quy định tại Nghị
định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/01/2021

Trang 25


×