Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ DU LỊCH KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.03 KB, 34 trang )

NỘI DUNG
I. Quá trình tổ chức và thực hiện chuyến đi
Tuyến điểm: Thái Nguyên – Quảng Bình –Quảng trị – Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng –
Nghệ An – Thái Nguyên.
1. Mục đích
- Áp dụng những chương trình đã học vào thực tế.
- Giúp sinh viên định hướng và làm quen với công việc trước khi ra trường.
- Biết thêm thông tin về các điểm đến cũng như các nhà cung cấp tại các điểm đến.
- Tạo cơ hội để các thành viên trong lớp gần gũi nhau, hiểu nhau và đoàn kết.
- Làm quen và học hỏi những kinh nghiệm chuyên ngành.
- Viết báo cáo chuyến đi.
2. Mục tiêu
- Giúp cho sinh viên quản trị khách sạn và du lịch khóa 7 có cái nhìn một cách bao
quát về ngành nghề.
- Trên cơ sở tuyến điểm giúp sinh viên hình thành tour và bán tour. Và đưa ra các
giải pháp marketing cho tour
- Nắm bắt được thông tin điểm đến , số điện thoại cũng như các địa điểm bán dịch
vụ.
- Hình thành thói quen giờ giấc và một số kĩ năng của hướng dẫn viên.
3. Chuẩn bị trước chuyến đi
3.1. Các điểm tham quan và thời gian
- Thời gian: từ 6/1/2013 đến 12/1/2013(7 ngày 6 đêm)
- Các điểm tham quan:
 Phong Nha (Quảng Bình)
 Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn (Quảng Trị)
 Đại Nội Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Khải Định ( Huế )
 Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
 Khu du lịch vui chơi giải trí Bà Nà Hills ( Đà Nẵng )
 Quê Bác (Nghệ An)
3.2. Thành phần tham gia
1


- Dự kiến: 47 sinh viên lớp K7 – QTKD Khách sạn & Du lịch và 02 giảng viên.
- Thực tế: 43 sinh viên lớp K7 – QTKD Khách sạn & Du lịch và 02 giảng viên.
* Danh sách chia phòng
Phòng Thành viên
Phòng 1
- Nguyễn Mạnh Hùng - Trần Tuấn Vũ
- Trịnh Tiến Đạt - Nguyễn Hồng Thắng
Phòng 2
- Triệu Văn Duy - Lê Văn Dũng
- Đinh Văn Hiệp - Phạm Văn Triệu
- Trần Xuân Thương
Phòng 3
- Đỗ Văn Duẩn - Đặng Trung Kiên
- Hoàng Việt Đức - Lê Văn Toản
Phòng 4
- Vi Văn Thái - Chu Luân Thường
- Bế Mạnh Hà - Châu Văn Hùng
Phòng 5
- Nguyễn Anh Tú - Hoàng Việt Anh
- Đặng Hồng Quân - Lý Văn Thiện
Phòng 6
- Phùng Thị Cúc - Lý Thị Thanh Xuân
- Ngô Thị Châm - Hoàng Thị Kiều Anh
Phòng 7
- Phạm Thị Hường - Phan Thị Hồng
- Bùi Thị Vân Anh - Lê Thị Thêm
- Nguyễn Thị Hoàng Anh
Phòng 8
- Lương Thị Luyến - Lê Thị Phương Ngân
- Hà Thị Vân Khánh - Phạm Thị Lộc

- Hoàng Ánh Mai
Phòng 9
- Vương Ngọc Ánh - Nghiêm Thị Huyền Chiên
- Nguyễn Ngọc Dung - Đặng Thị Hiền
Phòng 10
- Sái Thị Bích Việt - Đào Thị Thùy Linh
- Phan Hồng Hạnh - Vũ Thị Vui
- Bên cạnh còn có phòng của 02 Giảng viên và 01 Tài xế.
3.3. Dự trù kinh phí
2
- 43 sinh viên
×
3.000.000đ/người = 129.000.000đ
- 02 Giảng Viên + 01 Lái xe : Tự Chi
3.4. Công việc thực hiện trước chuyến đi
3.4.1. Chuẩn bị của bộ môn KSDL
- Gửi công văn để Ban giám hiệu trường phê duyệt chuyến đi thực tế.
- Phổ biến kế hoạch, gửi thư thông báo về chương trình tới gia đình sinh viên.
- Cử giáo viên đi cùng đoàn.
- Phổ biến yêu cầu và nội dung bài thu hoạch của sinh viên.
- Hỗ trợ sinh viên trong quá trình lên chương trình cho chuyến đi.
3.4.2. Chuẩn bị của lớp K7– QTKD Khách Sạn & Du Lịch
* Phân công công việc
STT Công việc Nội dung Phụ trách
1 Vận chuyển
- Liên hệ, ký hợp đồng - Hoàng Kiều Anh
- Nguyễn Mạnh Hùng
2 Ăn uống, lưu trú
- Liên hệ đặt trước nhà hàng,
khách sạn

- Thỏa thuận giá cả
- Trần Tuấn Vũ
- Đào Thị Thùy Linh
- Trịnh Tiến Đạt
- Hoàng Kiều Anh
- Nguyễn Mạnh Hùng
3 Hướng dẫn, văn nghệ
- Phân chia nhóm phụ trách
hướng dẫn
- Chuẩn bị các tiết mục văn
nghệ, trò chơi…
- Các nhóm trưởng phân
công các thành viên trong
nhóm thực hiện
4 Điểm tham quan
- Liên hệ các điểm tham
quan
- Xin giảm phí tham quan
- Hoàng Kiều Anh
- Nguyễn Mạnh Hùng
* Phân nhóm phụ trách hoạt động hướng dẫn (hướng dẫn điểm tham quan, thành
phố… trên xe, tổ chức hoạt động vui chơi…trong ngày nhóm phụ trách)
Nhóm Điểm tham quan Ngày Thành viên
1 Phong Nha (Quảng Ngày 1 – 6/1/2013 Nhóm 1 : Vũ , Xuân , Cúc ,
3
Bình) Dũng , Hoàng Anh , Duy
2
Nghĩa trang liệt sỹ TS
(Quảng Trị)
Ngày 2 – 7/1/2013 Nhóm 2 : Mai , Khánh ,

Hạnh , Hiệp , Thường , Kiên
3
Đại nội Huế, chùa
Thiên Mụ (Huế)
Ngày 3 – 8/1//2013 Nhóm 3 : Đạt , Duẩn ,
Hường , Thêm , Hồng
4
Lăng tẩm (Huế) Ngày 3 – 8/1/2013 Nhóm 4 : Ngân , Lộc ,
Luyến , Hà , Thái , Thương
5
Hội An (Quảng Nam) Ngày 4 – 9/1/2013 Nhóm 5 : Kiều Anh , Châm ,
Châu Hùng , Triệu , Vui , Đức
, Việt Anh
6
Đà Nẵng Ngày 5 – 10/1/2013 Nhóm 6 : Linh , Ngọc Ánh ,
Vân Anh , Tú , Quân , Toản
7
Quê Bác (Nghệ An) Ngày 6,7 Nhóm 7 : Hùng , Thắng ,
Chiên , Dung , Thiện , Hiền
4. Thực tế chuyến đi
4.1. Lịch trình dự kiến chuyến đi
Thời gian Nội dung
Ngày 1 (6/1/2013) Thái Nguyên – Phong Nha
3h30 Tập trung ở cổng Đại Học Thái Nguyên
7h Nghỉ ăn sáng
12h Ăn trưa ở nhà hàng Hà Thúy – Nghệ An
12h30 Xuất phát đi Phong Nha
18h Checkin tại KS Phương Đông ( SĐT :0977 521 642 )
18h30 Ăn tối tại KS
Tối Tự do

Ngày 2 (7/1/2013) Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế
6h Ăn sáng tại KS
7h Tham quan Phong Nha + động Tiên Sơn
12h40 Ăn trưa tại KS
13h30 Checkout KS và lên đường đi Nghĩa trang Trường Sơn
15h Thăm Nghĩa trang Trường Sơn
16h Khởi hành đi Huế
18h30 Checkin tại KS Như Hiền – Huế (SĐT :0905 858 545 )
19h Ăn tối tại KS
20h Đi du lịch và nghe hò Huế trên sông Hương
21h30 Tự do
4
Ngày 3 (8/1/2013) Tham quan Huế
7h Ăn sáng tại KS
8h Đi tham quan Đại Nội Huế
11h Tham quan chùa Thiên Mụ
12h30 Ăn trưa tại khách sạn
13h30 Lên xe thăm Lăng Khải Định
18h Ăn tối tại KS
20h Tự do
Ngày 4 (9/1/2013) Huế - Mỹ Sơn – Hội An
6h Ăn sáng tại Huế
7h Checkout và lên xe đi Hội An
11h30 Ăn trưa (dọc đường)
13h30 Lên xe đi Hội An
16h Checkin tại KS Đồng Khánh – Hội An
18h30 Ăn tối tại KS
19h Tham quan tự do
Ngày 5 (10/1/2013) Hội An - Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng
6h30 Ăn sáng Hội An – checkout KS

7h30 Xuất phát đi Bà Nà Hills
13h30 Ăn trưa nhà hàng cơm niêu – Nguyễn Tri Phương
14h00 Đi thăm quan Ngũ Hành Sơn
17h00 Về Khách sạn nghỉ ngơi
18h00
Ăn trưa nhà hàng Cội Nguồn .
Tối Tự Do Thăm Quan
Ngày 6 (11/1/2013) Đà Nẵng – Đồng Hới – Vinh
5h50 Ăn sáng
6h30 Checkout KS, lên xe về Đồng Hới
12h Ăn trưa tại Đồng Hới
14h Về Vinh
17h00 Checkin KS Xanh Nghệ An
18h30 Ăn tối tại Khách Sạn
19h00 Tự do
Ngày 7 (12/1/2013) Vinh – Thái Nguyên
6h30 Ăn sáng tại khách sạn
8h Tham quan Làng Sen
12h30 Ăn trưa tại khách sạn
14h30 Lên xe về Thái Nguyên
5
4.2. Lịch trình thực tế chuyến đi
Thời gian Nội dung
Ngày 1
(6/1/2013)
Thái Nguyên– Quảng Bình
3h15
Tập trung tại cổng trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp TN & Cổng trung tâm
Học Liệu
3h30 Xuất phát

7h30 Ăn sáng tại nhà hàng ( Ninh Bình)
8h10 Tiếp tục hành trình
11h00 Ăn trưa tại nhà hàng (Quỳnh Lưu – Nghệ An)
18h00 Tới khách sạn Phương Đông ( Phong Nha Kẻ Bàng)
18h15 Check in khách sạn, sắp xếp đồ vào khách sạn
19h00 Ăn tối tại nhà hàng (PNKB – cách khách sạn 2km)
20h00 Tự do
22h30
Về khách sạn nghỉ đêm
Ngày 2
(7/1/2013)
Quảng Bình – Huế
6h30 Ăn Sáng tại nhà hàng
7h20 Tập trung để chuẩn bị thăm quan PNKB
7h30 Mua vé đi thuyền vào PNKB
7h55
Bắt đầu tham quan khu du lịch PNKB tại bến phà Sông Son, du lịch bằng
thuyền
8h30 Tới động Phong Nha
9h25 Quay ra
9h40 Thăm Động Tiên Sơn
10h20 Ra thuyền đi về
11h00 Ăn trưa tại nhà hàng
11h30 Checkout khỏi khách sạn
12h00 Lên xe đi Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn
15h00 Tới Nghĩa trang Trường Sơn – Quảng Trị
15h15 Tham quan Nghĩa Trang, thắp hương tưởng niệm các liệt sỹ
16h00 Tập trung lên xe đi Huế
18h00 Tới Khách sạn Như Hiền – TP Huế
18h05 Checkin khách sạn

18h10 Ăn tối tại khách sạn
19h00 Nghe hò Huế Trên Sông Hương
20h00
Tự do thăm quan
Ngày 3 Du lịch TP Huế
6
(8/1/2013)
6h00 Dậy, chuẩn bị
6h30 Ăn sáng tại khách sạn Như Hiền
7h30 Lên xe đi tham quan Đại Nội
8h00 Tới Đại Nội
8h15 Thăm Đại Nội
8h20 Nghe hướng dẫn viên thuyết minh và hướng dẫn tham quan
10h15 Tập trung lên xe tới tham quan chùa Thiên Mụ
10h30 Thăm quan chùa Thiên Mụ
11h00 Lên xe về khách sạn
12h00 Ăn trưa tại khách sạn Như Hiền, nghỉ ngơi
13h50 Lên xe đi thăm quan lăng Khải Định
14h35 Thăm lăng Khải Định
18h00 Ăn tối tại khách sạn
19h00 Tự do
23h00
Về khách sạn nghỉ ngơi
Ngày 4
(9/1/2013)
Huế – Hội An
6h00 Dậy chuẩn bị
6h30 Ăn sáng tại khách sạn Như Hiền
7h30 Chechout khỏi khách sạn
7h35 Lên xe đi Hội An

11h30 Ăn cơm tại nhà hàng giỏ cua đồng – Đà Nẵng
14h00 Checkin khách sạn Đồng Khánh – Hội An
14h30 Đi bãi biển Hội An ( ngoài dự kiến , rất thú vị )
18h00 Ăn tối tại khách sạn
19h00
Tự do thăm quan phố cổ Hội An
Ngày 5
(10/1/2013)
Hội An – Đà Nẵng
6h00 Dậy chuẩn bị
6h30 Ăn sáng tự do
7h30 Checkout khách sạn, Khởi hành đi Bà Nà Hills
9h00 Mua vé lên cáp treo Bà Nà
9h30 –
12h00
Tự do vui chơi tại khu vui chơi giải trí cáp treo Bà Nà
13h00 Ăn trưa tại quán cơm niêu – Đà Nẵng
14h30 Lên xe đi thăm làng đá mĩ nghệ ở chân núi Ngũ Hành Sơn
16h00 Thăm Bãi Biển Mĩ Khê
16h30 Thăm quan và mua sắm tại chợ Hàn
17h30 Checkin tại khách sạn Xanh – Đà Nẵng
7
18h00 Ăn cơm tại quán cơm niêu giỏ cua đồng – Đà Nẵng
19h00
Tự do thăm quan đà nẵng ( Con trai đá bóng tại sân nhân tạo . cách khác
sạn 600m )
23h00
Trở về nghỉ ngơi tại khách sạn
Ngày 6
(11/1/2013)

Đà Nẵng – Nghệ An
6h00 Dậy chuẩn bị
6h15 Ăn buffet tại khách sạn
7h00 Checkout khỏi khách sạn
7h15 Tiếp tục hành trình
12h30 Ăn trưa tại Quảng trị
13h30 Tiếp tục hành trình về Nghệ An
18h30 Checkin khách sạn Xanh tại Nghệ An
19h30 Ăn tối tại Nhà hàng Bông Sen
20h00
Tổ chức giao lưu văn nghệ tại khách sạn
Ngày 7
(12/1/2013)
Nghệ An – Thái Nguyên
6h15 Ăn buffet tại nhà hàng Bông Sen
6h50 Checkout khách sạn. khởi hành đi thăm quê Bác
7h30 Tới khu tham quan, mua vé tham quan Quê Ngoại và Quê Nội Bác Hồ
7h45 Tham quan có sự thuyết minh và hướng dẫn của 2 hướng dẫn viên tại điểm
9h40 Lên xe khởi hành về Thái Nguyên
13h00 Ăn trưa tại nhà hàng – Thanh Hóa
20h00 Về tới Đại Học Thái Nguyên
Kết thúc cuộc hành trình đầy thú vị!
Ngoài ra, thời gian trong chuyến đi có thay đổi chút ít nhưng không ảnh hưởng đến
quá trình tham quan cũng như nghỉ ngơi.
II. Dịch vụ vận chuyển, lưu trú và ăn uống
1. Dịch vụ vận chuyển
- Thuê 1 xe ô tô 47 chỗ, chất lượng cao của doanh nghiệp Lễ Trường, biển kiểm
soát 20L – 5848.
- Xe đảm bảo an toàn trong suốt hành trình. Lái xe vui tính, nhiệt tình, lái xe an
toàn và cũng là người cung cấp khá nhiều thông tin lý thú, bổ ích cho đoàn

 Chất lượng dịch vụ vận chuyển tốt
2. Dịch vụ lưu trú
8
Thời gian Khách sạn Địa chỉ
6/1/2013
Khách sạn Phương
Đông
- Cách Khu du lịch PNKB khoảng 120m
- Tel: (052) 3677084 / 0973903902
- Fax: (052) 3677084
- Email:
7 - 8/1/2013
Khách sạn Như Hiền
(**)
- 103 Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ, Huế
- Tel: (054) 3822908/ 3822554
- Fax: (054) 3824180
- Email :
9/1/2013
Khách sạn
Đồng Khánh (**)
- 42 (308 mới) Nguyễn Duy Hiệu, Hội An,
Quảng Nam
- Tel: 0466607481/ 0983686183
- Email :
10/1/2013
Khách sạn Xanh Đà
Nẵng (***)
- 64-66 Hoàng Văn Thái , Đà Nẵng
- Tel: 0511.3842055

- Fax: 0511.3842059
- Email :
11/1/2013
Khách sạn Xanh Nghệ
An (***)
- Số 02 đường Mai Hắc Đế - Tp Vinh
- Tel: 038.3844788
- Fax: 038.3848873
- Email :
3. Dịch vụ ăn uống
Thời gian Bữa Địa điểm Thực đơn
Ngày 1
Sáng Thái Nguyên Tự do
Trưa
Tối
Ngày 2
Sáng
Trưa
Tối
Ngày 3
Sáng
Trưa
Tối
Ngày 4 Sáng
9
Trưa
Tối
Ngày 5
Sáng
Trưa

Tối
Ngày 6
Sáng
Trưa
Tối
Ngày 7
Sáng
Trưa
III. Vấn đề tài chính
* Bảng 1: Chi phí phát sinh
ĐVT: nghìn đồng
ST
T
Chi phí
Số
lượng
Đơn
giá
Tổng Ghi chú
1 Thuê xe 1 Xe 47 chỗ
2 Bo lái xe 1
3
Hương hoa ở Nghĩa trang
Trường Sơn
4 Hoa thăm quê Bác
5
Hướng dẫn viên
- Đại nội Huế Vé: ,Bo:
- Quê Bác Hồ Vé: ,Bo:
- Lăng Khải Định Vé: , Bo:

6
Vé tham quan
- Phong Nha
- Đại nội Huế
- Lăng Khải Định
7 - Nghe hò Huế
8 - Thuyền Phong Nha
9 Giao lưu văn nghệ
10 Chi phí liên hệ
Tổng
* Bảng 2: Chi phí dịch vụ lưu trú, ăn uống theo ngày
ĐVT: nghìn đồng
Ngày Chi phí Số lượng Đơn giá Tổng Ghi chú
10
Ngày 1
(6/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa
Ăn tối
Phòng
Ngày 2
(7/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa
Ăn tối
Phòng
Ngày 3
(8/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa

Ăn tối
Phòng
Ngày 4
(9/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa
Ăn tối
Phòng
Ngày 5
(10/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa
Ăn tối
Phòng
Ngày 6
(11/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa
Ăn tối
Phòng
Ngày 7
(12/1/2013)
Ăn sáng
Ăn trưa
Tổng
* Bảng 3: Tổng hợp chi phí
ĐVT: nghìn đồng
Nội dung Tiền
Tổng thu
Tổng chi

Gồm: - Chi phí phát sinh
- Chi phí dịch vụ lưu trú, ăn uống
Còn lại
IV. Các điểm tham quan trong chuyến đi
1. Phong Nha – Kẻ Bàng
11
Phong Nha - Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho
người dân Quảng Bình, một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Nơi
đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo
nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người. Phong Nha - Kẻ Bàng đã được tổ chức
văn hoá thế giới UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích 85.754 ha chia làm 3 phân
khu chức năng.
Phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia là núi đá vôi và liên kết với vùng núi đá vôi
thuộc khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm Nô của nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào tạo vùng núi đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á. Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng tiềm chứa nhiều giá trị của thiên nhiên, của con người. Đặc trưng của khu
vườn quốc gia mênh mông này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi,
các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt
Nam và thế giới.
Vị trí của Phong Nha rất thuận lợi cho du khách cả nước tham quan vì từ miền Bắc
vào hay từ miền Nam ra đều phải đi qua huyện Bố Trạch. Giấu mình trong núi đá vôi
được che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng bởi
sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động thật lộng
lẫy với con sông ngầm được xác định là dài nhất thế giới.
Tháng 4 - 1997, một cuộc hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha -
Xuân Sơn được tổ chức tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho biết Phong Nha
có 7 cái nhất:
- Hang nước dài nhất (Hang Vòm - 28km)
- Cửa hang cao và rộng nhất

- Bãi cát và đá rộng đẹp nhất
- Hồ ngầm đẹp nhất
- Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
- Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969 m)
- Hang khô rộng và đẹp nhất.
12
Phong Nha không giống như những điểm du lịch khác ở Việt Nam, động nằm trong
khu rừng nguyên sinh Kẻ Bàng dường như còn nguyên sơ và tinh khôi. Trong con mắt
của những vị du khách du lịch, những cư dân bản địa nơi đây mang một phong cách rất
riêng "Họ cư xử thân thiện và tình cảm mang tính cách của người nông dân thuần kiết hơn
là nhìn nhân du khách như là một cơ hội để tìm kiếm nguồn tài chính. Ðiều này càng làm
cho Phong Nha thêm hấp dẫn khách du lịch”
2. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15,
thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 38km về
phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A chừng hơn 20km về phía Tây bắc.
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn
dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nơi tưởng
niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu
của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nghĩa trang
được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng
diện tích 140.000m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000m2, khu tượng đài 7.000m2,
khu trồng cây xanh 60.000m2, khu hồ cảnh 35.000m2 và mạng đường ô tô rải nhựa trong
khuôn viên nghĩa trang 15.000m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh
trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công
trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất, có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng
thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu

xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng
liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Nghĩa
trang liệt sỹ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của
13
Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc
đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn
bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ
nguồn”.
3. Huế
3.1. Đại Nội Huế
Ðại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường
Thuận Thành, thành phố Huế.
Ðại Nội với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo đã được khởi công
xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Hoàng gia nhà Nguyễn bắt đầu bởi vua Gia
Long qua 13 đời vua đã sinh hoạt tại Ðại Nội liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau
tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại trong cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt. Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía
Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các
cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên là Kim Thủy.
Mặt bằng Ðại Nội xây dựng theo hình gần vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một
diện tích rộng tới 37,5ha. Tường thành xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là
hào vây quanh với 10 chiếc cầu đá bắc qua để ra vào. Trong Ðại Nội có hơn 100 công
trình kiến trúc đẹp ở nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau.
Cổng chính ra vào Ðại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành, trước mặt
có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương.
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh”

Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua. Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại.
"Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính. "Chín lầu" chỉ lầu Ngũ
Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao
nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng). "Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly
(men xanh).
14
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là nơi cực kỳ trọng yếu, được
phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): “tả nam hữu
nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả
chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).
Các khu vực đó là: Khu vực phòng vệ; Khu vực cử hành đại lễ; Khu vực miếu thờ;
Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua ; Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như
vườn Cơ Hạ, điện Khâm văn………
Khu vực quan trọng và rộng lớn nhất bên trong Ðại Nội là Tử Cấm Thành cũng có
hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường chung quanh cao 3,50m. Tử Cấm
Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng
tường thành bao quanh khu vực các cung điện như điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ
Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý
phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà
đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình
như Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung)

Ngoài ra còn có Tôn Nhân Phủ là cơ quan trông coi miếu thờ và quản lý nội bộ
Hoàng gia.
Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, hàng trăm công trình kiến trúc ở Đại
Nội chỉ còn lại ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu. Nhưng với tư cách là tài
sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian
dài, khu di tích Đại Nội đang dần được trả lại dáng xưa cùng các di tích khác nằm trong
quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Được sự đầu tư của
nhà nước và sự giúp đỡ của bè bạn gần xa trong cộng đồng quốc tế thông qua các cuộc

vận động nhằm cứu vãn, bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của di sản
văn hóa Huế, nhiều di tích ở hoàng cung Huế đã từng bước được phục hồi, trở lại nguyên
trạng cùng nhiều công trình khác đang được bảo quản, sửa chữa, góp phần gìn giữ khu di
tích lịch sử thuộc triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
.
3.2. Chùa Thiên Mụ
15
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng
của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ- nơi có sự tích
ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.
Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm - di tích được
nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến
năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp
cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ
tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có
thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng
ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc
xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để
phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu
vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa
Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc
cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi
vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương
chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến
Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.
3.3. Lăng Khải Định
Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế,

cách Tp. Huế 10km.
Lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng công
phu, lộng lẫy hơn; kết hợp tinh xảo hai nền kiến trúc, văn hoá Đông - Tây.
Lên ngôi năm 1916, vua Khải Ðịnh chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê)
cách Huế 10km để xây dựng lăng mộ. Lăng khởi công ngày 04/9/1920 và kéo dài 11 năm
mới hoàn thành. Đây là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á - Âu, Việt Nam cổ
16
điển và hiện đại. Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và
được chia ra:
Vào lăng phải vượt qua hệ thống của 37 bậc với thành bậc đắp rồng to lớn nhất cả
nước, trên sân có hai dãy Tả - Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám
mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.
Vượt 29 bậc nữa lên tầng sân bái đình, ở giữa có nhà bia Bát giác xây bê tông cốt
thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng cùng nhìn
vào giữa sân. Ngoài tượng như ở các lăng khác, còn có thêm 6 cặp tượng linh túc vệ, từng
đôi tượng cùng loại ở cạnh nhau được làm đối xứng và cùng đối xứng với đôi tượng phía
đối diện. Các tượng này làm bằng chất liệu đá hiếm trong lăng Khải Ðịnh và đều có khí
sắc. Hai cột trụ biểu cao to.
Qua 3 lớp nền là đến điện thờ. Từ sân lên cửa điện còn phải qua 15 bậc nữa. Ðiện
Khải Thành là phòng chính của cung Thiên Ðịnh, có nhiều phòng liên hoàn. Các điện
tường phẳng được trang trí dày đặc bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên
tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ Cửu long ẩn hiện trong mây. Cả không
gian 6 mặt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật.
Phòng sau của điện Khải Thành là chính tẩm có đặt tượng vua Khải Ðịnh, mộ phần
ở phía dưới. Trong cùng là khán thờ với bài vị của vị vua đã quá cố.
Lăng Khải Ðịnh thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm
phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế.
.
4. Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng

ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía
Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng
quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương
Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích
của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19,
do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái,
nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn
17
không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối
thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội
An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những
điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống
ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là
những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo
những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến
trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn
của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa.
Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố
truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên
cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn
hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn
đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và
lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999, Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là
một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:
Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ
trong một thương cảng quốc tế.

Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một
cách hoàn hảo.
Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường
thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được
một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Bên cạnh những món đặc
sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc Hội An còn có
nhiều món ăn dân dã, hấp dẫn như bánh bèo, hến trộn, bánh xèo, bánh tráng và đặc biệt
là mì Quảng. Không chỉ có những món ăn ngon, phong phú, các hàng quán ở Hội An còn
18
có cách bài trí, phục vụ mang những nét riêng. Những nhà hàng trong khu phố cổ thường
treo một vài bức tranh xưa, xung quanh trang trí chậu hoa, cây cảnh hoặc đồ mỹ nghệ.
Một số hàng quán còn có thêm hồ cá, hòn non bộ tạo sự thư giãn, thoải mái cho thực
khách. Tên những nhà hàng cũng mang tính truyền thống, được kế thừa từ đời này sang
đời khác. Bên cạnh ẩm thực truyền thống, một số món ăn, thói quen xuất phát từ Pháp,
Nhật và phương Tây vẫn được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú nếp ẩm thực
của Hội An, phục vụ nhu cầu đa dạng của những du khách
5. Đà Nẵng
5.1 Cáp Treo Bà Nà Hills
Cáp treo Bà Nà được xây dựng đúng theo công nghệ của Áo, đảm bảo tiêu chuẩn của
Hiệp hội cáp treo châu Âu. Toàn tuyến cáp treo có 22 trụ với 94 cabin, công suất phục vụ
1.500 khách/giờ. Thời gian đi từ ga đi đến ga đến (hoặc ngược lại) là 15,05 phút với vận
tốc 6m/giây.
Theo xác nhận của Hiệp hội cáp treo thế giới, tuyến cáp treo này đã lập hai kỷ lục
Guinness thế giới: -Tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) và có cao độ
chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới (1.291,81m). Tổng kinh phí đầu tư
cho công trình gần 300 tỷ đồng, là cáp treo có kinh phí xây dựng lớn nhất hiện nay ở Việt
Nam.
Cáp treo Bà Nà không chỉ phục vụ vận chuyển hành khách lên xuống “Đà Lạt của miền
Trung” mà còn là một sản phẩm du lịch rất hấp dẫn. Bà Nà nhìn từ cáp treo là bức tranh
hoàn mỹ, đầy màu sắc với bốn bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên carbin cáp treo lơ lửng

giữa lưng chừng mây, nhìn xuống bạt ngàn núi rừng phía dưới du khách sẽ được chiêm
ngưỡng cảnh núi rừng, thác nước… rất hùng vĩ, ngoạn mục.
Vẻ nguyên sơ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm
tung bay, gió thổi vi vu cùng hương thơm thoang thoảng của các loài hoa… sẽ mang đến
cho du khách cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
5.2 Khu vui chơi giải trí trên núi Bà Nà Hills
19
Dựa theo cuốn tiểu thuyết “Hành trình vào trung tâm trái đất” và “Hai vạn dăm dưới
biển” của nhà văn người Pháp Jules Verne, Bà Nà Hills Mountain Resort sẽ cho ra đời
khu vui chơi giải trí trong nhà với diện tích 21.000m2 mang đẳng cấp quốc tế.
Khu vui chơi giả trí du lịch Đà Nẵng này được xem là khu lớn nhất của Thành Phố,
được chia làm 3 tầng, chàng trai trẻ Jules Verne và cô bạn gái xinh đẹp Claudette sẽ mời
các bạn cùng khám phá các loại trò chơi games, các trò cảm giác mạnh và các trò chơi
attractions. Cùng với những người bạn của họ Monkin, Spunky, Skiver và Gubly, các bạn
sẽ được tham gia vào cuộc hành trình không thể nào quên khi đến nơi tuyệt vời này.
Bà Nà Hills Fantasy Park đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của mọi lứa tuổi. Từ các
trò chơi vui nhộn dành cho trẻ em đến các trò chơi cảm giác mạnh dành cho thanh niên và
người lớn.Tại khu vui chơi giải trí đẳng cấp thế giới này, Fantasy Park còn có ba khu vực
nhà hàng và ẩm thực phục vụ các món ăn Âu, Á.
Những cái ‘đỉnh’ nhất, độc đáo nhất chỉ có ở Bà Nà Hills Fantasy Park - Đà Nẵng,
Việt Nam
Bà Nà Hills Fantasy Park là Khu vui chơi giải trí trong nhà duy nhất ở Việt Nam và
trên thế giới có vị trí nằm trên một đỉnh núi (thuộc Bà Nà Hills Mountain Resort - Bà Nà
Núi Chúa).
Rạp chiếu phim 3D 360 độ hiện đại nhất và duy nhất ở Viêt Nam (trên thế giới cũng
còn rất hiếm, chỉ có ở một vài nơi như ở Nhật Bản, …)
Tháp rơi tự do cao nhất ở Việt Nam và khu vực (29m) với tầm nhìn ra quang cảnh
ngoạn mục nhất khi ở trên đỉnh cao nhất của tháp
Tường leo núi trong nhà cao nhất và lớn nhất (21m) và giống như leo núi thật nhất
Khu sân chơi xe đụng rộng nhất Việt Nam và khu vực (600m2)

Trở về kỷ Jura (thế giới khủng long) là khu vui chơi duy nhất ở Việt Nam
Hành trình trở về trung tâm trái đất (dark ride interactive) độc đáo duy nhất trên thế
giới và Việt Nam (với bản quyền thuộc về Sun Group)
Khu vui chơi softplay dành cho trẻ em nhỏ tuổi rộng lớn nhất Việt nam
20
.
6. Làng Hoàng Trù ( làng Chùa) và làng Sen - Quê Bác
Từ Vinh theo quốc lộ 46 chừng 12km rẽ vào làng Sen – Nghệ An. Làng sen là nơi có
nhiều hồ thả sen ở hai bên đường làng. Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh sống 5 năm tuổi
niên thiếu. Ngôi nhà 5 gian khung gỗ, lợp tranh. Trong nhà còn lưu giữ các hiện vật gốc:
bàn thờ, tấm sắc vua ban “Ân tứ Ninh gia” khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, bộ án
thư, bộ phản gỗ, cái chõng tre, cái võng gai, hòm gỗ đựng gạo, tủ đựng bát đĩa, cái mâm
gỗ, cái lu đựng nước
Ngôi nhà này dựng năm 1901 trên phần đất, công sức, tiền của của dân làng Sen
dành tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ Phó
Bảng, sự kiện này là niềm tự hào của cả dân làng.
Cách làng Sen 2km là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê bình dị
như bao làng quê khác của Việt Nam, nhưng lại nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Làng
Chùa là nơi Người cất tiếng khóc chào đời và được ông bà ngoại, cha mẹ nuôi dạy trong
những năm ấu thơ.
Sau cánh cổng tre rộng mở, du khách bước giữa hai bờ hoa dâm bụt vào thăm các di
vật gốc đã gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch.
V. Đánh giá các dịch vụ trong chuyến đi
1. Đánh giá chất lượng dịch vụ tại các khách sạn
STT Khách sạn Đánh giá
1 Khách sạn Phương Đông - Khách sạn có vị trí khá tốt, phòng bình thường
2 Khách sạn Như Hiền
- Khách sạn có vị trí khá tốt, phòng đảm bảo, phục vụ
nhiệt tình, chu đáo
- Chất lượng bữa ăn tốt, đảm bảo cho khách được

thưởng thức những đặc sản của Huế, ngon miệng…
- Nhân viên chu đáo nhiệt tình.
3 Khách sạn Đồng Khánh
- Khách sạn có vị trí khá tốt, không gian đẹp, phòng
đảm bảo, nhân viên nhiệt tình, thân thiện.
- Tuy nhiên, về phục vụ ăn uống chưa được đảm bảo,
chất lượng món ăn khá.
21
4 Khách sạn Xanh Đà Nẵng
- Khách sạn có vị trí đẹp, phòng đảm bảo.
- Khuôn viên đẹp , phòng rộng , đẹp
- Buffet ngon thỏa mái
- Nhân viên phục vụ tốt
5 Khách sạn Xanh Nghệ An
- Khách sạn có vị trí khá tốt
- Phòng rộng , thoáng mát
- Phục vụ ăn uống bình thường
- Thái độ phục vụ của nhân viên tốt
2. Đánh giá chất lượng dịch vụ tại các nhà hàng
STT Nhà hàng Đánh giá
1
2
3
4
5
6
7
3. Đánh giá chất lượng của HDV tại điểm đến
STT Điểm đến Đánh giá
1 Huế

Thuyết minh:
Ngoại hình ưa nhìn, thân thiện; giọng nói truyền cảm,
nhẹ nhàng; cung cấp nhiều thông tin…
4 Lăng Khải Định
Hướng dẫn viên:
Ngoại hình ưa nhìn, hiểu biết chuyên sâu về lịch sử,
kiến trúc , cách truyền đạt bình thường (không để lại ấn
tượng)
5 Làng Sen Hướng dẫn viên:
22
Cung cấp nhiều thông tin nhưng truyền đạt hấp dẫn
người nghe. Tạo được cảm động cho du khách
6 Làng Chùa
Hướng dẫn viên:
Truyền đạt tốt, hấp dẫn người nghe, cung cấp nhiều
thông tin về lịch sử và tuổi thơ gia đình Bác Hồ
VI. Cảm nhận và đề xuất cá nhân
1. Cảm nhận cá nhân
Háo hức – đó chính là tâm trạng của hầu hết các thành viên lớp K7 – QTKD DLKS
chúng tôi khi được biết mình có cơ hội tham gia chuyến hành trình về với miền trung thân
yêu trong 7 ngày 6 đêm. Háo hức chờ đợi ngày đến với những di sản nổi tiếng ở miền
trung. Háo hức chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho chuyến đi… Và đặc biệt là háo hức,
hồi hộp vì sẽ được đồng hành cùng nhau – những giảng viên và sinh viên trẻ trung, năng
động. Chuyến đi này nằm trong chương trình đào tạo của khoa, để giúp cho sinh viên năm
ba có điều kiện được đi thực tế, học hỏi và để thực hành những nghiệp vụ du lịch đã được
học trên giảng đường. Là người luôn mong muốn được đi đến nhiều vùng miền, khám phá
và trải nghiệm những điều thú vị nơi đặt chân đến…có lẽ chính điều ấy đã đưa tôi đến với
chuyên ngành du lịch – khách sạn, một chuyên ngành mà tôi cho rằng khá thực tế và thú
vị. Và cũng chính vì thế tôi đã được tham gia vào chuyến đi đầy ắp những kỉ niệm này,
chuyến hành trình dài nhất mà tôi đã từng trải qua.

Và rồi, ngày mà chúng tôi chờ đợi cũng đã đến…
Đúng 3h30’ sáng ngày 6/1/2013, mọi người đã có mặt đông đủ tại cổng TT Học
Liệu và xe bắt đầu lăn bánh. Mỗi người một tâm trạng. Thế nhưng không ai dấu nổi niềm
vui, niềm háo hức trong từng ánh mắt, nụ cười. Tạm xa gia đình, tạm xa với khu nhà trọ,
với giảng đường, xa với cái giá rét ở Thái Nguyên…chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình
chinh phục những di sản miền trung.
Vì phải xuất phát khá sớm nên hầu như ai cũng thấy mệt, lên xe được một lúc là ngủ
ngay. Nhưng ngay khi trời sáng, mọi người được “nạp năng lượng” ở Ninh Bình thì ai
cũng trở nên sung sức,và thấy vui vẻ hơn.sau giờ nghỉ ăn trưa trên đường tới quảng bình
mọi người thấy thoải mái, hết mệt mỏi. , và kết quả là “dịch vụ karaoke tại chỗ” vô cùng
23
đắt khách. các giọng ca của K7 DLKS thi nhau thể hiện. Khổ nhất là anh Nghĩa lái xe và
hai cô giáo bị tra tấn mấy tiếng đồng hồ liền!!!
Đường vào Quảng Bình thật là xa. Thế nhưng không khí vui vẻ trên xe đã làm chúng
tôi quên đi cái xa xôi, tiếng nói, tiếng cười, tiếng trêu đùa không ngớt. Gần 6h tối, xe
dừng lại ở khách sạn Phương Đông – Phong Nha. Chúng tôi ăn tối và nghỉ ngơi, kết thúc
ngày đầu tiên!
Sáng sớm hôm sau, cả đoàn tập trung ăn sáng và bắt đầu khám phá Phong Nha.
đưa chúng tôi đi là những con thuyền độc mộc đủ mọi màu sắc và rất đẹp.cảnh sông
nước thật thật đẹp và hùng vĩ.
Gần vào đến hang ,điều đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được là khí hậu ấm hơn,làm
cho chúng tôi không còn có cái cảm giác giá buốt,lạnh thấu xương của bên ngoài nữa,thay
vào đó là sự tò mò muốn khám phá.theo thuyền độc mộc bồng bềnh voà sâu trong hang
,bóng tối trong hang làm cho ánh nhũ của các thạch đá ,sáng lấp lánh huyền ảo,đẹp lạ
lùng.xuôi thuyền hơn 600m đường nước trong động chúng tôi được thưởng thức vẻ đẹp
thiên nhiên kỳ vĩ đến choáng ngợp của đệ nhất động .chiều dài thực chất của động là
10km .vào sâu trong hang hẳn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những nhũ đá như
những bức tượng mà hoàn toàn từ tạo hoá ban cho ,không hề có bàn tay con người tác
động .chúng tôi được giới thiệu về tượng phật bà quan âm bằng nhũ kết,tượng mẹ bồng
con ,tượng long phương cầu nguyệt.vào đến gần cuối động (nơi mà chúng tôi được phép

thăm quan),chúng tôi nhìn thấy một tảng núi đá vôi to đã bị sụp xuống do một cuộc chấn
động địa chất tạo thành .
Bên trên đỉnh núi là thảm đá vôi được bao phủ bời rừng nguyên sinh với rất nhiều
cây cỏ và động vật hoang dã được bả vệ ,bảo tồn nguyên vẹn .nơi đây được coi là khu
rừng nguyên sinh lớn nhất việt nam.
Phong nha kể bàng không chỉ là trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu ,mà còn là
một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước.
Chia tay với Động Phong Nha mà ai cũng còn thấy tiếc nuối vì chưa được khám phá
hết vẻ đẹp “thiên phú” của động…
24
Chúng tôi ăn trưa và lên xe tới nghĩa trang trường sơn – coi linh thiêng giữa đại
ngàn.
Sinh ra và lớn lên trong hoà bình,thế hệ chúng tôi không phải trải qua thời “mưa
bom,lửa đạn”,chưa cảm nhận hết những cái mất mát ,hy sinh của các thế hệ cha anh nơi
chiến trường găng go , ác liệt trong các cuộ kháng chiến thần thánh của dân tộc.bởi vậy
câu thơ mộc mạc ,giản dị của nhà thơ Tố Hữu:”trường sơn đông nắng tây mưa,ai chưa
đến đó như chưa hiểu mình” đã khắc sâu trong tâm khảm ,thôi thúc chúng tôi hướng trái
tim ,khát khao được hành trình về trường sơn đại ngàn ,được một lần đến với “cõi linh
thiêng “,thắp nén hương ,tri ân những người con trung hiếu của dân tộc đã mãi mãi nằm
lại giữa đại ngàn trường sơn huyền thoại để giữ vững độc lập ,tự do,hạnh phúc cho thế hệ
hôm nay và mãi mãi mai sau.
Chứng kiến khoảng không gian tĩnh lặng và những đoàn người đi trong trầm mặc, chúng
tôi phần nào hiểu được Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
và giá trị cuộc sống hoà bình hôm nay. Nơi đây - chiến trường vô cùng ác liệt, có đường
Hồ Chí Minh huyền thoại - con đường chiến lược đảm bảo sự chi viện của hậu phương
lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, những chàng trai cô gái đã để lại sau lưng tất cả những gì tốt đẹp nhất của
miền Bắc xã hội chủ nghĩa lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Họ không chỉ là
người lính anh dũng trên chiến trường, trực tiếp chống lại kẻ thù mà còn biết bao người
lính, dân công với trí tuệ, sức trẻ và bản lĩnh Việt Nam đã “không tiếc tuổi thanh xuân”

dốc hết sức lực vì miền Nam thân yêu. Họ như những “con thoi” không sợ “mưa bom,
bão đạn” của kẻ thù, cùng nhau mở tuyến giao liên vận tải quân sự xuyên Trường Sơn,
đáp ứng yêu cầu: “Tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp ứng", "Thóc không thiếu
một cân, quân không thiếu một người", "Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc làm việc bằng
hai”.
Chia tay nghĩa trang trường sơn-cõi linh thiêng.
Chúng tôi tới huế.
Trước khi đến với chuyến đi này, chúng tôi đã được các cô kể cho rất nhiều về con
người xứ Huế, cuộc sống xứ Huế, ẩm thực Huế… Chính vì vậy ai ai cũng háo hức để
được “xác nhận lại thông tin”. Và khi bánh xe lăn trên đất Cố Đô, tất cả chúng tôi như
đứng hết lên để cố thu vào tầm mắt của mình nhiều nhất những hình ảnh về Huế. Khi đi
qua cầu Trường Tiền, qua dòng sông Hương, đứa nào cũng “ồ” lên một tiếng. Đúng là
“trăm nghe không bằng một thấy”.
25

×