Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.86 KB, 18 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ngày sinh:
Lớp:
Ngành đào tạo:
Địa điểm học:
Thời gian thực tập:
Mã course học:

Đề tài:
Thực
trạng thủ
Luật kinh tế
Trường Trung cấp Kinh tế Đối ngoại
tục cấp
Từ 12/10/2020 đến 8/11/2020
giấy
EL47.034
chứng
nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi tại Hà
Nội


2


Hà Nội, tháng 11 năm 2020

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời kì cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, mối quan hệ hợp tác giữa các nước
cũng có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài hợp tác trong các dự án đầu tư, kinh doanh; trở thành một yếu tố quan trọng thúc
đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Cũng bởi xu hướng đầu tư nước ngoài hiện nay mà
Nhà nước coi trọng việc đăng ký đầu tư để làm cơ sở quản lý các dự án, hoạt động đầu tư
tại nước ta. Đây là bước đệm cho mỗi cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư vào
các dự án.
Với định hướng nghề nghiệp làm chuyên viên pháp lý về đầu tư, em nhận thức
được rằng việc nghiên cứu, nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư vấn về đầu tư là điều
vô cùng cần thiết. Vì vậy, em đã đăng ký thực tập tại Công ty Luật TNHH Siglaw và lựa
chọn đề tài: “Thực trạng thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư
có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội” để làm báo cáo thực tập.
Để có được kiến thức lý luận tốt và đạt được kết quả cao trong quá trình thực tập,
thì không thể thiếu sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt thành của các luật sư và chuyên viên pháp
lý tại Công ty TNHH Siglaw, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho kì thực tập đạt hiệu
quả tốt nhất.
2.

Mục tiêu thực hiện chuyên đề thực tập


3


Việc thực hiện báo cáo thực tập chuyên môn về thực trạng thủ tục cấp giấy chứng
nhận đầu tư với dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi tại Hà Nội có thể giúp em đạt
được những mục tiêu cơ bản sau:
-

Nắm chắc kiến thức lý luận chung về đầu tư nói chung và cấp giấy chứng

nhận đầu tư nói riêng.
-

Nắm được quy trình, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư và vận

dụng linh hoạt các quy định pháp luật về đăng ký đầu tư vào thực tiễn công việc sau này.
-

Thu thập số liệu thống kê về tình hình đăng ký đầu tư tại địa bàn Hà Nội

trong giai đoạn hiện nay để có cái nhìn tổng quát, thực tế về việc đăng ký đầu tư.
3.

Phương pháp triển khai báo cáo thực tập

Trong quá trình thực hiện, dựa trên nhiều nguồn tài liệu thu thập được từ nghiên
cứu pháp luật, sách báo, internet, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, em có sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp như:
-

Thu thập, tổng hợp các số liệu, thông tin và quy định pháp luật.

-


Thống kê các số liệu bằng bảng biểu.

-

So sánh số liệu, thông tin thu thập được.

-

Phân tích, đánh giá thơng tin thu thập được.

4. Kết cấu của báo cáo thực tập
Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, báo
cáo thực tập được trình bày như sau:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung.
Chương I: Một số vấn đề lý luận về dự án đầu tư nước ngoài và xin cấp giấy
chứng nhận đầu tư.
Chương 2. Thực tiễn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư
có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội.


4

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký giấy chứng nhận đầu tư đối với
các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi tại Hà Nội.
Chương 4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực tập.
Phần 3: Kiến nghị và kết luận.

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VÀ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1.1.

Khái niệm dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực thương mại, kinh doanh,
sản xuất. Với tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã đặt ra cơ chế để quản
lý các dự án đầu tư nước ngồi. Khi nói về các dự án đầu tư thì có nhiều định nghĩa được
đưa ra.
Quan điểm của nhà kinh tế học Adam Smith thì cho rằng: “Đầu tư là một hoạt
động nhằm gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân, công ty và xã hội với mục đích cải thiện
và nâng cao mức sống...”
Khoản 2, Điều 3, Luật Đầu tư 2014 đưa ra định nghĩa: “Dự án đầu tư là tập hợp đề
xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên
địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Theo đó, dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi là tất cả các đề xuất góp vốn trong
đó có tổ chức, cá nhân nước ngồi tham gia góp vốn trong một khoảng thời gian nhất định
để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn cụ thể.
Như vậy, dự án đầu tư có vốn nước ngồi có các đặc điểm chính sau:


5

Thứ nhất, dự án đầu tư phải là hoạt động diễn ra trên thị trường: Ở thị trường đầu
tư, các nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức và phương pháp đầu tư được pháp luật
cho phép.
Thứ hai, dự án đầu tư phải có sự tiêu hao vốn ban đầu: Đầu tư nào cũng phải có
dấu hiệu ban đầu là một sự tiêu tốn vốn để tạo nên một thực thể kinh doanh nhằm mục
đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận lâu dài.

Thứ ba, dự án đầu tư phải diễn ra theo một quá trình: Để đầu tư hiệu quả, nhà đầu
tư phải trải qua một loạt các cơng việc kế tiếp nhau diễn ra liên hồn từ khi bắt đầu hình
thành ý tưởng đầu tư cho đến khi ý tưởng đó được thực thi và đi vào hoạt động hiệu quả.
Thứ tư, hoạt động dự án đầu tư luôn đi kèm với rủi ro và mạo hiểm: Đầu tư là một
quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm kỳ vọng thu được một lợi ích lâu dài trong tương
lai. Tuy nhiên tương lai luôn không chắc chắn, do đó quyết định đầu tư là quyết định mạo
hiểm và nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro.
Thứ năm, mọi quá trình của dự án đầu tư đều phải có mục đích. Tính hướng đích
là đặc trưng rất quan trọng của mọi quá trình đầu tư. Trong kinh doanh, tính hướng đích
này được thể hiện ở tính sinh lợi của vốn đầu tư. Đây là dấu hiệu, là tiêu chuẩn cơ bản
nhất để đánh giá, lựa chọn các quyết định đầu tư.
1.2.

Khái niệm và vai trò của chứng nhận đầu tư

Theo khoản 6, Điều 3, Luật Đầu tư 2014: “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn
bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.”
Để một dự án đầu tư được pháp luật bảo vệ thì nhà đầu tư đó phải thực hiện những
thủ tục pháp lý về đăng ký cấp phép đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bằng
chứng để được Nhà nước cơng nhận dự án đầu tư là giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà
đầu tư hợp pháp. Theo đó, bất cứ hành vi nào xâm phạm quyền đầu tư của nhà đầu tư đã
được cấp giấy chứng nhận đầu tư hợp pháp đều phải chịu chế tài do Nhà nước đưa ra.
Việc đăng ký cấp phép đầu tư có nhiều ý nghĩa lớn, cụ thể:


6

-

Đăng ký đầu tư giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài. Khi


đăng ký đầu tư, Nhà nước sẽ lưu lại dữ liệu về dự án đầu tư đó để có biện pháp kiểm sốt
và xử lý kịp thời.
-

Tạo điều kiện cho pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Bằng việc

đăng ký đầu tư này thì khơng có bất kỳ đối tượng nào có thể xâm phạm quyền của nhà
đầu tư. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm quyền lợi, nhà đầu tư có quyền
khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ. Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để nhà đầu tư
xin các giấy phép con trong kinh doanh, ghi nhận ưu đãi đầu tư, đăng ký khoản vay nước
ngoài,…
-

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình, việc

đăng ký đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng xây dựng được lịng tin về uy tín
đối với đối tác hợp tác đầu tư.
1.3.

Quy định pháp luật về chứng nhận đầu tư

Trên bình diện pháp luật quốc tế, WTO thực hiện hai hiệp định lớn theo đó giải
quyết trực tiếp vấn đề đầu tư: GATS và TRIMs (Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại). Hai hiệp định này đã quy định các khía cạnh cụ thể của mối quan
hệ giữa thương mại và đầu tư, trong đó bao gồm việc các cơng ty nước ngồi cung cấp
dịch vụ. Trong trường hợp thương mại dịch vụ có thể địi hỏi nhà cung cấp dịch vụ nước
ngồi phải có hiện diện thương mại trong lãnh thổ của một quốc gia ký kết khác, thì nhà
cung cấp có thể hưởng một số quyền đầu tư. Trên cơ sở đó, các quốc gia thành viên WTO
phải quy định trong pháp luật quốc gia về đầu tư ít nhất bằng với chuẩn mực tối thiểu của

GATS và TRIMS.
Ở Việt Nam, hoạt động đầu tư được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư 2014 và các văn
bản hướng dẫn thi hành (Nghị định, Thông tư). Đến nay về cơ bản pháp luật đầu tư của
Việt Nam đã phù hợp với các chuẩn mực của Hiệp định GATS và Hiệp định TRIMS.
Liên quan đến việc đăng ký giấp phép đầu tư, Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng
dẫn thi hành quy định cụ thể về điều kiện, căn cứ, thủ tục đăng ký.


7

CHƯƠNG 2. Thực tiễn thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án
đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội
Đăng ký cấp phép đầu tư là thủ tục hành chính do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiến hành;
với mục đích quản lý đầu tư. Dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi được đăng ký trên cơ
sở kết quả xem xét đơn của các tổ chức, cá nhân, căn cứ vào các quy định pháp luật về
hình thức và nội dung đơn. Trong phạm vi của báo cáo thực tập, em chỉ tập trung vào quy
trình, thủ tục đăng ký cấp phép cho dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương
đầu tư là nhóm khách hàng chủ yếu của Cơng ty Luật TNHH Siglaw; cũng như khơng đi
sâu phân tích các vấn đề về điều kiện đăng ký, các trường hợp phải thực hiện đăng ký cấp
phép và trường hợp không phải đăng ký cấp phép.
2.1. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư
2.1.1. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 (khoản 2, Điều 37) cũng như trên thực tế, hồ
sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
-

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

-


Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu

tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác
nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.


8

-

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án,

mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời
hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động,
hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
-

Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của

nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của cơng ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức
tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài
chính của nhà đầu tư.
-

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước

giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận
thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực
hiện dự án đầu tư.

-

Giải trình về sử dụng cơng nghệ (nếu có) gồm các nội dung: tên công nghệ,

xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình cơng nghệ; thơng số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng
của máy móc, thiết bị và dây chuyền cơng nghệ chính.
-

Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

2.1.2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Điều 38, Luật Đầu tư 2014 thì các cơ quan sau đây có thẩm
quyền cấp phép đầu tư:
-

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
-

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối

với các dự án đầu tư ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế.


9

-


Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính

hoặc văn phịng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư đối với dự án đầu tư dưới đây:


Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung



Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

ương;
công nghệ cao và khu kinh tế.
2.1.3. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT được quy định tại Điều 29, Nghị
định số 118/2015/NĐ-CP, gồm ba bước chính sau đây:
Bước 1: Nộp đơn.
Thông thường, các tổ chức, cá nhân (gọi chung là người nộp đơn) trực tiếp hoặc
thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký cấp phép đầu tư, nộp hồ sơ đăng ký tại Cơ
quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ bao gồm những tài liệu, giấy tờ như phần 2.2.1 trình bày.
Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ gồm các thành
phần như trên, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện
dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư.
Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xử lý đơn.
Nếu hồ sơ có giấy tờ đầy đủ, chính xác, cán bộ của Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ
nhận đơn và tiến hành xử lý đơn. Lúc này, hồ sơ đăng ký sẽ được xét các yếu tố: mục tiêu
của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; dự án đầu tư đáp ứng

điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngồi.
Ngược lại, đơn khơng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sẽ bị trả lại và được chuyên
viên tư vấn, hướng dẫn lại thủ tục, hình thức hồ sơ cho người nộp đơn. Lúc này người nộp
đơn phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký cấp phép đầu tư hoặc đăng ký lại từ đầu.


10

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 29, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thực hiện các thủ
tục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2.2.

Thực trạng nộp đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư ở Hà Nội

Cơ quan đăng ký đầu tư có sự sắp xếp và tạo điều kiện cho người nộp đơn đăng ký
một cách thuận lợi nhất. Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cơ quan
đăng ký đầu tư, qua bưu điện hoặc qua trang trực tuyến “Cổng thông tin quốc gia về đầu
tư nước ngoài” với đường link: Thực tế thực tập tại
Công ty Luật TNHH Siglaw và được tham gia đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hà Nội cho thấy, mật độ người nộp đơn trực tiếp tại Hà Nội ln cao. Trung bình mỗi
ngày (từ thứ Hai đến thứ Bảy), Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hơn 100 đơn đăng ký cấp
phép đầu tư. Đây là một số lượng không nhỏ. Song, người nộp đơn trong Sở kế hoạch và
đầu tư Hà Nội vẫn đảm bảo tính trật tự, lấy số thứ tự và làm thủ tục nộp đơn khi đến lượt
nên khơng dẫn đến tình trạng ồ ạt, mất trật tự. Cán bộ, công chức tại đây là những chuyên
viên có chun mơn cao về đầu tư ln có thái độ tập trung cao độ tiếp dân và tiếp nhận
hồ sơ một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp, nhưng số lượng đơn quá lớn nên vẫn xảy ra
tình trạng quá tải.

2.3.

Thực trạng đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư nước

ngồi tại Hà Nội
Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Hà Nội tăng đều trong nhiều năm gần
đây. Một thực trạng phổ biến trong những năm gần đây là sự quá tải đơn đăng ký đầu tư.
Lượng đơn đăng ký lớn dẫn đến việc người nộp đơn khi đến Cơ quan đăng ký đầu tư phải
chờ đợi trong thời gian lâu để đến lượt. Các cán bộ tại Cơ quan đăng ký đầu tư cũng phải
tiếp nhận và xử lý số lượng đơn lớn.


11

Theo số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngồi – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình
hình đăng ký đối với dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội được thể hiện như
sau:

Năm

Số dự án đầu tư

Tổng số vốn đầu tư tại

cấp mới

Hà Nội (tỷ USD)

20171


542

3,4

2018

616

7,5

20192

879

8,3

(Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Số liệu trên cho thấy, số lượt dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp mới giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư tại Hà Nội theo xu hướng tăng đều từ năm 2017 đến năm 2019 (từ
523 đến 879 dự án). Đến năm 2019 số lượng đăng ký dự án đầu tư cấp mới là cao nhất
trong giai đoạn này. Song, không vì thế mà Sở kế hoạch và đầu tư để số đơn bị ứ đọng,
chậm trễ. Các đơn đăng ký luôn được xử lý kịp thời; hoạt động kiểm tra, trả lại đơn với
những hồ sơ không hợp lệ, cấp giấy chứng nhận đầu tư với những hồ sơ hợp lệ luôn được
thực hiện đúng hạn theo pháp luật quy định. Với cơng tác phối hợp nhịp nhàng và có cách
thức tiếp nhận, xử lý đơn khoa học, rút ngắn thời gian, thủ tục giải quyết đơn đăng ký vẫn
thực hiện một cách hiệu quả.
1

Bức tranh thu hút vốn đầu tư nước ngồi năm 2017, truy cập ngày 09/11/2020
/>2

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019, truy cập ngày 09/11/2020
/>

12

Có thể thấy, số lượng các đơn đăng ký tăng qua từng năm. Từ đó, có thể khẳng
định, các doanh nghiệp nước ngồi đăng có xu hướng tăng cường đầu tư vào Việt Nam và
thấy rằng Việt Nam có một thị trường kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng để họ có
thể đem hàng hóa, dịch vụ vào Việt Nam khai thác. Điều này đã chứng minh sự mở rộng
hội nhập kinh tế của Việt Nam với nước ngoài.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG
NHẬN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CĨ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGỒI TẠI HÀ NỘI
Thực trạng hiện nay cho thấy cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư vào Hà Nội ngày
càng nhiều và đã ngày càng chú trọng tới việc đăng ký giấy chứng nhận đầu tư, vì thế mới
dẫn đến sự quá tải đơn tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Cùng với đó, trên thực tế, số
lượng chuyên viên xử lý đơn có chun mơn tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cịn thiếu do
những người có kinh nghiệm nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác giữa bối cảnh các chuyên
viên mới cịn đang trong giai đoạn tập sự, và cơng cụ đăng ký đầu tư qua trang điện tử
còn chậm và thường xuyên phải bảo trì, nâng cấp làm gián đoạn hoạt động, trang thiết bị
chưa đáp ứng nhu cầu công việc và khối lượng đơn. Do đó, tình hình nộp đơn đăng ký
đầu tư vẫn còn mất thời gian của người nộp đơn.


Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký giấy chứng nhận đầu tư:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức Việt Nam về tầm quan trọng
của việc đăng ký cấp phép đầu tư.
Việc đăng ký đầu tư là vô cùng cần thiết và quan trọng, để nhận thức được đúng
đắn vấn đề này, cần phải có sự chủ động và quan tâm rất lớn từ phía cá nhân, tổ chức

tham gia đầu tư. Sự thờ ơ, ỷ lại, trông chờ vào cơ quan quản lý, vào quốc gia sở tại là điều
mà các cá nhân, tổ chức nước ngoài cần tránh và rút kinh nghiệm.


13

Do đó, các cá nhân, tổ chức khi đầu tư cần chủ động trong việc kết nối với cơ quan
chức năng để nâng cao nhận thức về đăng ký đầu tư. Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội thường xuyên kết hợp với các Sở Kế hoạch và đầu tư các địa phương khác tổ chức
các cuộc hội thảo, các khoá học ngắn hạn để tuyên truyền và phổ biến, cập nhật các kiến
thức, hiểu biết về tầm quan trọng của việc đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ
tục cần thiết. Đây là kênh thơng tin chính thống, quan trọng và là sự hỗ trợ đắc lực đến từ
Nhà nước mà các cá nhân, tổ chức cần tận dụng để hoàn thiện kiến thức của mình.
Ngồi ra, hệ thống các cơng ty tư vấn luật trên cả nước hiện nay đã và đang phát
triển mạnh mẽ về cả quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Với kiến thức chuyên môn, các
chuyên gia về pháp luật, các văn phịng luật sư có thể tư vấn, hướng dẫn cá nhân, tổ chức
đầu tư, kinh doanh trong việc thực thi chấp hành pháp luật về đầu tư và giải đáp các thủ
tục đăng ký giấy chứng nhận đầu tư. Trên thực tế, nhiều cơng ty, văn phịng luật còn cung
cấp dịch vụ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu
tư. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức nước ngồi đầu tư vào các dự án có thể nâng cao nhận
thức của mình về đầu tư thơng qua các cơng ty, văn phòng luật sư trên khắp cả nước.
Thứ hai, Nhà nước cần quan tâm và chú trọng đầu tư các trang thiết bị, máy móc
hiện đại, đáp ứng nhu cầu thời đại 4.0 cho Cơ quan đăng ký đầu tư để tạo thuận lợi cho
việc tra cứu chuyên sâu, xử lý đơn để đưa ra quyết định hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất,
tránh tình trạng tồn đọng, kéo dài thời gian xử lý đơn đăng ký đầu tư.
Thứ ba, Nhà nước cần tạo điều kiện tăng cường năng lực chuyên môn của các cán
bộ, chuyên viên của Cơ quan đăng ký đầu tư để có một đội ngũ chuyên viên chuyên
nghiệp nhất, đầy đủ nhất nhằm tăng cường công tác xử lý đơn đăng ký đầu tư một cách
nhanh chóng, hiệu quả, qua đó, tạo thuận lợi cho sự kinh doanh của doanh nghiệp (chủ
đơn) nhiều hơn.



14

Chương 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP
Trong q trình thực tập tại Cơng ty Luật TNHH Siglaw, em đã được các luật sư,
chuyên viên pháp lý của công ty trao đổi, cung cấp những thông tin, kiến thức chuyên
môn về đầu tư, hướng dẫn cho em một số kỹ năng cần thiết liên quan đến đăng ký giấy
chứng nhận đầu tư tại Hà Nội. Song, nhận thấy bản thân còn một số khuyết điểm cần khắc
phục như sau:
Thứ nhất, thiếu kỹ năng vận dụng pháp luật về đầu tư.
Kiến thức học trên trường nếu không áp dụng được vào thực tiễn sẽ không thể hiểu
sâu. Để có thể tham gia đăng ký giấy chứng nhận đầu tư, cần có kiến thức chuyên sâu về
đầu tư và có khả năng soạn bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh, chỉn chu. Song, khả năng vận
dụng của em cịn kém và em tự nhận thấy mình cần trau dồi thêm.
Thứ hai, trình độ ngoại ngữ cịn kém.
Ngoại ngữ hiện nay vô cùng quan trọng không chỉ trong ngành luật mà hầu hết các
ngành nghề đều đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ. Trong ngành luật, việc tư vấn pháp
luật cho người nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến do thị trường mở, thu hút đầu tư
nước ngồi vào Việt Nam đang được thúc đẩy. Theo đó, đòi hỏi về ngoại ngữ là điều thiết
yếu. Bản thân em thấy may mắn khi được thực tập tại Công ty Luật TNHH Siglaw, và
thấy rằng, khi làm việc tại đây, việc sử dụng ngoại ngữ để đọc các văn bản, các thông tin
đăng ký, và soạn thảo công văn bằng Tiếng Anh trong quá trình đăng ký giấy phép đầu tư


15

rất nhiều. Nhận thấy bản thân có trình độ ngoại ngữ còn khá thấp, cần phải trau dồi hơn
nữa để có thể làm việc hiệu quả hơn.

Để khắc phục những khuyết điểm trên, cần có những định hướng hồn thiện bản
thân như sau:
Một là, nắm chắc các kiến thức về quy định pháp luật về đầu tư.
Tâm lý lo sợ thường bắt nguồn từ việc chúng ta không chắc chắn về kiến thức. Khi
kiến thức về đầu tư có sẵn, chúng ta sẽ có một hành trang vững chắc khi làm việc và tư
vấn cho khách hàng. Vì việc tư vấn là trực tiếp nên khơng thế có sự trợ giúp của luật, của
internet. Chính người tư vấn phải hiểu rõ vấn đề mình đang nói là gì. Ngồi kiến thức luật
pháp, người tư vấn còn phải trang bị các kiến thức xã hội khác. Muốn trở thành một
chuyên viên pháp lý tư vấn đầu tư giỏi, điều đầu tiên quan trọng là phải không ngừng trau
dồi kiến thức pháp luật liên quan đến đầu tư và nắm chắc các văn bản pháp luật liên quan
đến đầu tư.
Hai là, tìm cơ hội tiếp tục được thực tập, làm việc tại tổ chức về đầu tư để trau
dồi.
Có kiến thức thơi chưa đủ, để trở thành luật sư tư vấn giỏi trong lĩnh vực đầu tư thì
cần phải biết biến kiến thức của mình thành dịch vụ, biến kiến thức của mình trở thành
những điều hữu ích cho các khách hàng. Do đó, càng tham gia nhiều vụ việc thực tế, các
cử nhân luật mới biết được định hướng công việc của mình sau này, hiểu được bản thân
thực sự cịn thiếu những kiến thức kỹ năng gì để hồn thiện. Tiếp xúc càng nhiều vụ việc
tư vấn đầu tư thực tế chính là cách nhanh nhất và tốt nhất để nâng cao kiến thức về đầu tư.
Ba là, hoàn thiện kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm là kỹ năng bổ trợ quan trọng bậc nhất đối với sinh viên sau này khi
ra trường nhưng đa số sinh viên lại thiếu mất kỹ năng quan trọng này. Để hoàn thiện các


16

kỹ năng thuyết trình, đàm phán, thương lượng địi hỏi nỗ lực của chính bản thân mỗi
người và cần nhiều thời gian. Việc hoàn thành kỹ năng này là một chặng đường khá dài
và đòi hỏi các sinh viên chịu khó rèn luyện. Và cách duy nhất để rèn luyện chính là làm
việc. Càng có nhiều kiến thức thực tế thì kỹ năng mềm sẽ càng tăng. Ngồi ra cần phải

biết vượt qua bản thân mình và có khao khát hồn thiện chính mình.

PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Khi nền kinh tế đất nước được mở rộng, mở cửa hội nhập ngày càng được gia tăng,
thì vấn đề về xin cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngồi được
nhắc đến một cách phổ biến. Đây là bước đòn bẩy trước khi tiến hành hoạt động kinh
doanh, đưa sản phẩm của cá nhân, tổ chức ra thị trường. Trong thời gian thực tập sinh em
đã bổ sung được nhiều kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động đăng ký giấy chứng
nhận đầu tư để phục vụ cho quá trình tiếp tục nghiên cứu, học hỏi để định hướng cho
nghề nghiệp sau này. Do thời gian khơng có nhiều, những nội dung em tìm hiểu được cịn
nhiều thiếu sót, mong thầy cơ góp ý để em có thể hồn thiện bài báo cáo của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật Đầu tư 2014.

2.

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư có hiệu lực kể từ
ngày 27 tháng 12 năm 2015.
3.

Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế


hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư
tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016.
4.

Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, năm 2017.

Link: />5.

Bức tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2017, truy cập ngày

09/11/2020.
Link: />6.
Link:

Tình hình thu hút đầu tư nước ngồi năm 2019, truy cập ngày 09/11/2020.
/>
ngoai-nam-2019


18



×