Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại và công nghiệp petec thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.35 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại
và công nghiệp PETEC : Thực trạng và giải pháp

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khoa
Khóa
Hệ
Giáo viên hướng dẫn

: Vũ Tố Quyên
: CQ482369
: KTĐT 48A
: Đầu tư
: 48
: Chính quy
: THS Hồng Thị Thu Hà


1

HÀ NỘI – 2010

LỜI MỞ ĐẦU


Hoà cùng với sự phát triển chung của đất nước và sự phát triển riêng của tỉnh
Thanh Hóa, các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề khác nhau trong tỉnh đang cố
gắng huy động sức người sức của góp phần tạo vị thế của mình trên đấu trường
trong tỉnh Thanh Hóa, trong nước nhà và có thể là đấu trường quốc tế. Công ty cổ
phần dịch vụ thương mại và công nghiệp PETEC cũng đang là một trong số các
doanh nghiệp ấy. Tuy rằng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm con đường
để tồn tại và phát triển nhưng Công ty vẫn luôn cố gắng phấn đấu, tìm ra hướng giải
quyết tốt, đặc biệt là trên khía cạnh đầu tư phát triển.
Nhận thức được đầu tư phát triển là hoạt động không thể thiếu trong mọi
doanh nghiệp, tập thể cán bộ lãnh đạo của công ty cổ phần dịch vụ thương mại và
công nghiệp PETEC ln trăn trở làm thế nào để tìm ra hướng đi đúng đắn nhất, hợp
lý nhất trong khi các nguồn lực đều có hạn. Và trong hơn ba năm kể từ khi tiến hành
cổ phần hoá, những kết quả đạt được cho thấy con đường của Công ty đang tiến lên
là hướng đi bền vững và hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý
đầu tư tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và công nghiệp PETEC trong thời
gian qua , cùng với những kiến thức đã học và những kinh nghiệm, hiểu biết tích
luỹ được, em hy vọng rằng đề tài “Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần dịch vụ
thương mại và công nghiệp PETEC : Thực trạng và giải pháp” mà em đã nghiên
cứu và thực hiện dưới đây sẽ đưa ra những cái nhìn chân thật nhất về tình hình hoạt
động đầu tư phát triển tại cơng ty và qua đó tìm ra được những hướng đi, những giải
pháp đúng đắn nhất.


2

KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia ta thành hai chương:
Chương 1:Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần dịch vụ
thương mại và công nghiệp PETEC

Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt đồng đầu tư phát triển của
công ty cổ phần dịch vụ thương mại và cơng nghiệp PETEC
Với thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế, bài viết này chắc chắn khơng
tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy cơ chỉ bảo để em có thể hồn thiện được
bài viết cũng như kiến thức của mình.


3

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP
PETEC
1.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dịch vụ thương
mại và công nghiệp PETEC
Tên công ty: Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Công nghiệp PETEC
Địa chỉ: Số 180, Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá
Điện thoai: 037.3852224; 3852000; 3852177
Fax: 037.3853351
Email
Website:
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và công nghiệp PETEC là thành viên của
công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư PETEC , doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công
Thương- hiện là đầu mối nhập khẩu xăng dầu.
Công ty cổ phần dịch vụ Thương mại và Cơng nghiệp PETEC hình thành từ
cổ phần hố Doanh nghiệp Nhà nước là Cơng ty Dịch vụ Thương mại Thanh Hố.
Cơng ty Dịch vụ Thương mại Thanh Hố ngun là Cơng ty kinh doanh hàng phi
mậu dịch Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 372 ngày 5/4/1988 của
UBND tỉnh Thanh Hoá. Thực hiện nghị định số 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng

(nay là Chính phủ) Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 1241 TC/UBTH
ngày 28/9/1992 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Ngày 26/11/1993 Công ty Dịch vụ


4

Thương mại Thanh Hố được chuyển sang Ban tài chính quản trị Tỉnh uỷ Thanh
Hoá để làm nhiệm vụ xây dựng Ngân sách Đảng theo Quyết định số 1595
TC/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hố.
Đến ngày 17/5/1999 Cơng ty được bàn giao quản lý nhà nước sang Sở cơng
nghiệp Thanh Hố đồng thời tách dự án nhà máy bao bì PP/Kraft thành lập doanh
nghiệp mới là Cơng ty bao bì Thanh Hố. Cơng ty hoạt động theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 200466 ngày 25/01/1994 do Trọng tài kinh tế tỉnh Thanh
Hoá cấp. Chức năng hoạt động chủ yếu của Công ty là trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại, XNK, SXKD khoáng sản phụ gia xi măng, dịch vụ tư vấn đầu tư phát
triển công nghiệp.
Ngày 17/10/2005 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra quyết định số 3108/QĐCT về tiến hành CPH Công ty Dịch vụ Thương mại Thanh Hoá. Ngày 25/10/2005
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ra quyết định số 3198/QĐ-UBND thành lập ban
chỉ đạo CPH Công ty Dịch vụ Thương mại Thanh Hoá. Ngày 23/12/2005 Chủ tịch
UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3975/QĐ-CT phê duyệt giá trị DN Cơng ty Dịch vụ
Thương mại Thanh Hố tại thời điểm 30/9/2005.
Ngày 30/12/2005 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định số
4082/QĐ-UBND phê duyệt phương án và chuyển Cơng ty Dịch vụ Thương mại
Thanh Hố thành Cơng ty Cổ phần với những nội dung cơ bản sau:
Tên công ty cổ phần: Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại và Công nghiệp
PETEC, Tên viết tắt: CISCO, Trụ sở chính: 180 Tống Duy Tân, P. Lam Sơn, TP
Thanh Hố
+ Vốn điều lệ cơng ty cổ phần đăng ký lần đầu là: 4.000.000.000 đồng, số cổ
phần : 400 000 cổ phần.
+ ngày 10 tháng 3 năm 2007 tại đại hội cổ đông thường niên quyết định tăng

vốn điều lệ công ty lên thành : 10.520.000.000 đồng, số cổ phần : 1.052.000 cổ
phần.


5

+ ngày 07 tháng 3 năm 2008 vốn điều lệ của công ty được tăng lên thành
15.662.000.000 đồng, số cổ phần : 1.562.200 cổ phần
Đăng ký kinh doanh lần 4 ngày 28/4/2009, vốn điều lệ là: 11.835.000.000
đồng. Cổ tức công ty đã trả như sau: năm 2006 đã trả 13,0%, năm 2007 đã trả
12,5%, năm 2008 đã trả 15,0%.
Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và Công nghiệp Petec đã đầu tư mở rộng
mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên toàn tỉnh, củng cố và tăng cường phát triển hệ
thống đại lý khách hàng. Mở rộng mạng lưới bán bn bán lẻ tới các huyện miền
núi của tỉnh, góp phần ổn định giá cả thị trường xăng dầu trong tỉnh. Đầu tư cải tạo
các mỏ phụ gia xi măng theo qui trình khai thác khoa học, hợp lý tạo điều kiện tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu phụ
gia xi măng cho thị trường, đặc biệt là các nhà máy trong khu vực: Nghi sơn, Bỉm
sơn. Mở rộng mạng lưới bán hàng dịch vụ hợp lý, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho
nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn như: xe máy, xăng dầu, phụ gia xi măng và các mặt
hàng tiêu dùng khác đảm bảo yêu cầu: chất lượng cao, giá cả hợp lý.
Với những nỗ lực và cố gắng trên, mọi lĩnh vực, trong những năm qua tập thể
Công ty và nhiều cá nhân tiêu biểu đã được Thủ tướng Chính phủ , UBND Tỉnh
Thanh Hố, Bộ tài chính, Tổng cục Thuế tặng bằng khen về những thành tích xuất
sắc trong hoạt động SXKD, chi bộ Cơng ty ln đạt danh hiệu trong sạch vững
mạnh, cơng đồn Cơng ty được Liên đồn lao động tỉnh tặng cờ thi đua, đồn
Thanh niên Cơng ty đạt danh hiệu tổ chức đoàn trong sạch vững mạnh.
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty gồm:
- Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị
- Ban điều hành
Các phòng ban gồm có:


6

- Phịng kế hoạch nghiệp vụ
- Phịng kế tốn tài vụ
- Phịng tổ chức hành chính
- Phịng khai thác khống sản
Các đơn vị trực thuộc của công ty:
- Cửa hàng kinh doanh xe máy tại 180 Tống Duy Tân
- Cửa hàng xăng dầu khu CN Quảng Hưng – TP Thanh Hóa
- Cửa hàng xăng dầu Đơng Tân – Đơng Sơn – Thanh Hóa
- Cửa hàng xăng dầu Quảng Ning – Quảng Xương
- Trạm kinh doanh Xăng dầu Bỉm Sơn
- Kho dầu cảng Lễ Môn
- Mỏ phụ gia xi măng Mỹ Hịa – Nơng Cống
- Mỏ phụ gia xi măng n Lạc – Như Thanh


7

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ
đông

Hội đồng quản trị


Ban kiểm sốt

Giám đốc

Phó giám đốc

Phịng kế hoạch
nghiệp vụ

Phịng kế tốn
tài vụ

Phịng tổ chức
hành chính

Phịng khai thác
khống sản

Chức năng nhiệm vụ:
 Hội đồng quản trị :
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông
Công ty bầu ra, số thành viên Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đơng Cơng ty
quyết định; Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của


8

Công ty , quyết định phương án đầu tư, quyết định giải pháp phát triển thị trường,
tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có

giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế tốn của
Cơng ty.
 Giám đốc:
Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản
trị; điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty theo
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật; Quyết định về tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch,
kinh doanh và phương án đầu tư của Cơng ty, bảo tồn và phát triển vốn. Giám đốc
phải báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh
doanh của Cơng ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của HĐQT, chuẩn bị
các tài liệu cho các cuộc họp HĐQT, là người đại diện Công ty trong việc khởi kiện
các vụ án có liên quan đến quyền lợi của Công ty khi được Hội đồng quản trị uỷ
quyền bằng văn bản. Giám đốc uỷ quyền cho các phó giám đốc khi vắng mặt
 Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc, có quyền điều hành và tổ
chức Công ty khi giám đốc đi vắng.
 Ban kiểm sốt
Ban kiểm sốt có quyền tiếp cận với tất cả các thơng tin và tài liệu liên quan
đến tình hình hoạt động của công ty. Thành viên của Hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc và cán bộ quản lý phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu của các thành viên
ban kiểm sốt và ban kiểm sốt có thể ban hành quy định về các cuộc họp và cách
thức hoạt động của ban sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị nhưng
khơng được họp ít hơn 2 lần mỗi năm và số lượng thành viên tối thiểu phải có trong
cuộc họp là 2 người.
Với các chức năng được quy định trong Luật Doanh nghiệp và điều lệ của
công ty, BKS thực hiện việc giám sát HĐQT, BGĐ (giám đốc hoặc tổng giám đốc)
trong việc quản lý và điều hành cơng ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung
thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ



9

chức cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính cũng như thẩm định báo
cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo
cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT.
Hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc cùng các phòng ban tạo nên một
cơ cấu tổ chức chặt chẽ, góp phần giúp cho cơng ty phát triển vững mạnh hơn và
ngày càng khẳng định vị trí của mình trên tồn tỉnh Thanh Hóa.
1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Là một doanh nghiệp tiêu biểu cho lớp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi mơ
hình sang quản lý cổ phần hố, Cơng ty cổ phần thương mại và công nghiệp PETEC
đã và đang là một tấm gương cho nhiều doanh nghiệp nhà nước trong địa bàn tỉnh
Thanh Hóa chuyển đổi mơ hình quản lý noi theo. Hiện nay công ty đang kinh doanh
những ngành nghề chủ yếu sau:
- Kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ phụ, ga
- Kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ phụ, gas;
- Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản nguyên liệu sản xuất xi măng;
- Cho thuê mặt bằng, văn phịng, bến bãi;
- Xây dựng các cơng trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; dịch
vụ tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp;
- Vận tải hành khách, hàng hố đường bộ, đường thuỷ;
- Cho th máy móc, thiết bị;
- Kinh doanh dịch vụ khai thác cảng, bến xảng, cung ứng tàu biển;
- Chế biến kinh doanh hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản; chế biến thực phẩm;
kinh doanh vật tư thiết bị, lắp đặt bảo hành điện tử;
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống; khách sạn và du lịch;


10


- Kinh doanh bia, rượu, nước giải khát có ga và khơng có ga;
- Xuất nhập khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ; sản phẩm công nghiệp chế biến gỗ;
nhập khẩu vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, phương tiện vận tải, hàng hoá tiêu
dùng khác.
- Kinh doanh bất động sản.
Với những nỗ lực và cố gắng trên mọi lĩnh vực, trong những năm qua tập thể
Công ty và nhiều cá nhân tiêu biểu đã được Thủ tướng Chính phủ , UBND Tỉnh
Thanh Hố, Bộ tài chính, Tổng cục Thuế tặng bằng khen về những thành tích xuất
sắc trong hoạt động SXKD, chi bộ Công ty luôn đạt danh hiệu trong sạch vững
mạnh, cơng đồn Cơng ty được Liên đồn lao động tỉnh tặng cờ thi đua, đồn
Thanh niên Cơng ty đạt danh hiệu tổ chức đoàn trong sạch vững mạnh.
Cụ thể, bảng sau sẽ minh chứng cho kết quả đạt được trong 4 năm :2006,
2007, 2008, 2009:
Bảng 1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006-2009
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2. Nộp ngân sách
nhà nước
3.Lợi nhuận trước
thuế
4.Lợi nhuận sau
thuế
5.Lợi nhuận trả liên
doanh chi nhánh
Bỉm Sơn
6. Lợi nhuận còn
lại chưa phân phối

Đơn vị


Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Triệu đồng

210156

343711

597600

657000

Triệu đồng

1104

1974.297

2784.129

2800

Triệu đồng


1187.609

6270.193

7474

7500

Triệu đồng

842.673

6270.193

6496

6650

Triệu đồng

72

96

120

125

Triệu đồng


770.673

6174.193

6376

6400

(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008,2009)


11

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của cơng ty, ta thấy rằng doanh thu của
công ty đã tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn từ năm 2006-2009, cùng với doanh
thu tăng thì các chỉ tiêu khác cũng tăng như nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận
trước thuế hay lợi nhuận còn lại chưa phân phối đều tăng. Kết quả trên có được là
do Cơng ty đã có những định hướng đúng đắn cùng với việc ban lãnh đạo có sự chỉ
đạo sâu sát, đã đề ra được các giải pháp mang tính đồng bộ cao nên kết quả sản xuất
kinh doanh của công ty đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể trong năm 2008
công ty đã đạt được thành tích như sau: mức doanh thu đạt được là 597.6 tỷ đồng,
đạt 166,0% kế hoạch và bằng 173,8% so với cùng kỳ, nộp ngân sách nhà nước
2784.129 triệu đồng đạt 174% so với kế hoạch và bằng 141% so với năm 2007.
Để đạt được kết quả trên, ban lãnh đạo công ty đã luôn đề ra các kế hoạch
thực hiện, phương hướng đúng đắn và nghiêm chỉnh chấp hành các kế hoạch đề ra.
Các công tác nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của công ty
trên thị trường luôn được chú trọng. Cụ thể là trong những năm qua công ty cổ phần
dịch vụ Thương mại và Công nghiệp PETEC đã thực hiện các công tác kế hoạch rất
tốt như các cơng tác: chăm sóc đời sống người lao động, cơng tác quản lý, cơng tác
chính trị và hoạt động xã hội, công tác thi đua…

Về công tác đời sống người lao động thì để tạo điều kiện tốt nhất có thể cho
người lao động trong công tác, thời gian qua chun mơn cùng cơng đồn đã phối
hợp và làm tốt các mặt có liên quan đến lợi ích người lao động và thực hiện các quy
định của Bộ luật lao động: ký kết các thỏa ước lao động tập thể giữa chuyên môn
( người sử dụng lao động) và công đoàn ( đại diện cho người lao động), xây dựng
nội quy lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và có chế độ bồi dưỡng độc hại
bằng hiện vật cho người lao động, tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động, an toàn lao
động, cho cán bộ quản lý và người lao động trong cơng ty…
Hiện nay thì tổng lao động của công ty đang là 95 người, trong đó: trình độ
đại học là 50 người, trình độ cao đẳng là 10 người, trình độ tại chức là 25 người,
trung cấp học nghề là 10 người, ngoài ra lao động thời vụ tham gia vào lĩnh vực
khai thác khoáng sản khoảng 100 lao động…
Vê cơng tác quản lý, có thể thấy trong những năm qua, công ty thường xuyên
tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giao


12

chỉ tiêu cụ thể cho các bộ phận sản xuất kinh doanh được thực hiện thường xuyên.
Hàng tháng, hàng quý có thể tổ chức sơ kết rồi tổng kết rút ra những mặt mạnh mặt
yếu, đánh giá cụ thể sát thực các điều kiện thuận lợi, khó khăn của từng bộ phận, từ
đó đề ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ và thúc đẩy phong trào lao
động sản xuất kinh doanh ngày càng ổn định…
1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần dịch vụ
thương mại và cơng nghiệp PETEC
1.2.1. Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư của cơng ty
Trong giai đoạn 2006-2009 cơng ty liên tục có sự biến động về lượng vốn
đầu tư qua các năm, tình hình cụ thể xem xét bảng sau:
Bảng 2: Vốn và tốc độ gia tăng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2009
Chỉ tiêu

Tổng vốn
đầu tư

Đơn vị
Triệu đồng

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1467.323

1667.547

2373.823

3351.379

Tốc độ tăng
định gốc

%

-

13.65


61.78

128.40

Tốc độ tăng
liên hồn

%

-

13.65

42.35

41.18

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 ,2009
Từ bảng trên ta có thể có được biểu đồ về tổng vốn đầu tư của công ty giai đoạn
2006-2009 như sau:


13

Biểu đồ 1. Quy mô vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006-2009
(đơn vị: triệu đồng)

4000
3351.379


3500
3000
2373.823

2500
2000
1500

1467.323

1667.547

Tổng vốn đầu tư

1000
500
0
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nhìn vào biểu đồ quy mô vốn đầu tư của công ty vào giai đoạn từ năm 20062009 ta có thể thấy vốn đầu tư của công ty tăng đều qua các năm, đây là từ khi bắt
đầu cổ phần hóa, cơng ty đã luôn đặt công cuộc đầu tư phát triển lên hàng đầu và đã
luôn dành lượng vốn khá cao cho việc đầu tư phát triển để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh được ngày càng thuận lợi hơn. Nhìn vào bảng 2 ta có thấy rằng,
tốc độ tăng định gốc tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công ty ngày càng coi
trọng hoạt động đầu tư và lượng vốn đầu tư bỏ ra ngày càng tăng, Tuy nhiên, khi
nhìn vào tốc độ tăng liên hồn thì ta thấy tốc độ tăng liên hoàn của năm 2009 so với
năm 2008 là 41.18% nhỏ hơn tốc độ tăng liên hoàn của năm 2008 so với năm 2007
là 42.35%, điều này có thể được lý giải là do nền kinh tế năm 2009 có nhiều biến
động, suy thối kinh tế cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và

tỉnh Thanh Hóa cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, điều này làm cho không chỉ công ty cổ
phần dịch vụ thương mại và công nghiệp PETEC tăng vốn đầu tư chậm mà hầu như
các doanh nghiệp khác trong tỉnh Thanh Hóa cũng có tình trạng như vậy. Mặt khác
là do trong năm 2009 công ty chỉ vận hành khai thác kết quả của vốn đầu tư ban đầu
là chủ yếu, lượng vốn đầu tư bỏ ra chủ yếu là để duy trì vận hành máy móc thiết bị
và dành cho hoạt động quả cáo phát triển thương hiệu, còn phần khác dành cho đầu


14

tư phát triển khác là rất ít nên lượng vốn đầu tư năm 2009 gia tăng so với năm 2008
là không nhiều.
1.2.2. Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn
Công ty cổ phần dịch vụ thương mại và công nghiệp PETEC đang nỗ lực huy
động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư, tuy nhiên trên thực tế, công ty mới
chỉ huy động được từ hai nguồn. Thứ nhất là vốn tự có, đó là vốn của các thành viên
thành lập công ty, quỹ đầu tư phát triển, các cán bộ công nhân viên. Nguồn thứ hai
là vay ngân hàng, bao gồm các khoản vay dài hạn và ngắn hạn. Ta có thể xem xét
bảng sau:
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn của công ty giai đoạn
2006-2009
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

Tổng vốn đầu


Triệu
đồng

1467.323

1667.547

2373.823

3351.379

Vốn vay ngân
hàng

Triệu
đồng

474.862

539.659

768.227

778.550


Vốn tự có

Triệu
đồng

992.461

1127.888

1605.596

2572.829

Nguồn: Phịng kế tốn
Từ bảng trên ta có thể thấy quy mơ vốn đầu tư từ các nguồn huy động vốn là
khá cao và từ bất kỳ nguồn nào thì quy mơ vốn đầu tư của cơng ty đều có xu hướng
tăng và có dấu hiệu bền vững, điều này chứng tỏ cơng ty đã và đang phát triển rất
hiệu quả và trong tương lai cơng ty cịn có thể mở rộng quy mô vốn đầu tư lớn hơn
nữa phục vụ cho việc đưa cơng ty ngày một đi lên và có vị trí cao trong địa bàn tỉnh
về các lĩnh vực kinh doanh của mình.


15

Nhìn vào bảng 3 ta có thể thâý vốn tự có của cơng ty bỏ ra tăng đều qua các
năm, đặc biệt là lượng vốn tự có bỏ ra và lượng vốn đi vay ngân hàng nhiều nhất là
vào năm 2009, điều này có thể lý giải là do trải qua một năm nhiều biến động do
suy thoái kinh tế năm 2008 thì cơng ty đã bỏ ra một lượng vốn khá nhiều để củng cố
lại hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, năm 2009 cũng là năm mà

công ty đã đầu tư xây dựng nhiều trạm xăng dầu hồn tồn mới và có những dây
chuyền sản xuất mới trong lĩnh vực chế biến kinh doanh hàng nơng, lâm, thuỷ, hải
sản nên lượng vốn tự có và lượng vốn đi vay là nhiều nhất. Những năm trước thì
lượng vốn tự có và lượng vốn đi vay ngân hàng nhìn chung là đều có xu hướng tăng
qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2009.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2006-2009

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng vốn
đầu tư

%

100

100

100


100

Vốn vay
ngân hàng

%

32.36

32.36

30.36

39.23

Vốn tự có

%

67.64

67.64

69.64

60.77

Nguồn: Phịng kế tốn
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn của cơng ty ta có thể thấy rằng tỷ lệ vốn đi
vay nhìn chung là thấp hơn tỷ lệ vốn tự có của cơng ty. Điều này chứng tỏ công ty

không quá phụ thuộc vào nguồn vay bên ngồi. Tỷ lệ vốn tự có/ tổng vốn đầu tư
thường xuyên cao hơn mức 50%, năm 2008 tỷ lệ vốn tự có là cao nhất là do năm
2008 xảy ra khủng hoảng kinh tế làm giảm đi phần nào vốn đi vay ngân hàng của
công ty, các ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng thường sẽ quản lý chặt chẽ và gắt
gao hơn với việc cho vay vốn, việc này địi hỏi cơng ty phải tự bỏ ra một lượng vốn
nhiều hơn để duy trì phần nào hoạt động của mình, sang đến năm 2009 thì lượng
vốn vay ngân hàng của cơng ty có xu hướng tăng và lượng vốn tự có lại có xu
hướng giảm, điều này là tín hiệu đáng mừng vì cơng ty đã có một uy tín nhất định


16

nên lượng vốn đi vay ngân hàng có vẻ là bớt khó khăn hơn. Nhìn vào bảng 3 và
bảng 4 ta cũng thấy rằng, trên thực tế, công ty cổ phần dịch vụ thương mại và công
nghiệp PETEC vẫn đang trên đã phát triển, nó vẫn đang là một cơng ty nhỏ và kinh
nghiệm 4 năm sau khi cổ phần hóa nên vẫn đang khó khăn trong cơng cuộc tiếp cận
vốn vay của các tổ chức tín dụng hay của các cá nhân khác trong việc vay vốn để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn nước ngồi tiềm
năng,.
1.2.3. Tình hình đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu tư
Công ty đã xây dựng chiến lược đầu tư với mục tiêu phát triển công ty tăng
trưởng bền vững, phấn đấu trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, khơng những vậy, cơng ty cịn đầu tư mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: khai thác, chế biến,
kinh doanh khoáng sản nguyên liệu sản xuất xi măng; cho thuê mặt bằng, văn
phòng, bến bãi; xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thuỷ
lợi; dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển công nghiệp; vận tải hành khách, hàng hoá
đường bộ, đường thuỷ; cho thuê máy móc, thiết bị; kinh doanh dịch vụ khai thác
cảng, bến xảng, cung ứng tàu biển; chế biến kinh doanh hàng nông, lâm, thuỷ, hải
sản; chế biến thực phẩm; kinh doanh vật tư thiết bị, lắp đặt bảo hành điện tử; kinh

doanh dịch vụ ăn uống; khách sạn và du lịch; kinh doanh bia, rượu, nước giải khát
có ga và khơng có ga; xuất nhập khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ; sản phẩm công
nghiệp chế biến gỗ; nhập khẩu vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, phương tiện
vận tải, hàng hoá tiêu dùng khác; kinh doanh bất động sản.
Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kỳ công ty nào cũng rất cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của cơng ty đó. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư
phát triển nên công ty đã đã và đang chú trọng tới hoạt động này. Ta có thấy rõ
lượng vốn đầu tư mà cơng ty đã dành cho các nội dung đầu tư của công ty trong
bảng sau:


17

Bảng 5: Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn
2006-2009
Nội dung đầu tư

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng vốn đầu



Triệu
đồng

1467.323

1667.547

2373.823

3351.379

Đầu tư vào tài
sản cố định

Triệu
đồng

443.079

717.045

1994.011

2848.672

Đầu tư phát triển
nguồn nhân lực

Triệu
đồng


100.083

200.106

213.644

234.597

Đầu tư cho hoạt
động mở rộng thị
trường

Triệu
đồng

99.46

141.741

135.308

120.650

Đầu tư phát triển
khác

Triệu
đồng


824.701

608.655

30.860

147.461

Nguồn: phịng kế tốn
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy nhìn chung lượng vốn đầu tư của công ty
cho các nội dung đầu tư tăng giảm khác nhau qua từng năm. Lượng vốn đầu tư dành
cho đầu tư tài sản cố định năm 2009 là cao nhất, đạt 2848.672 triệu đồng, điều này
lý giải là do năm 2009 là năm mà công ty đang củng cố lại tình hình sản xuất kinh
doanh của mình sau năm khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngồi ra cơng ty cịn bắt
đầu xây dựng thêm nhiều trạm xăng dầu và mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh
doanh vào năm 2009 nên việc đầu tư tài sản cố định vào năm 2009 là nhiều nhất là
hoàn toàn hợp lý.
Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì có xu hướng tăng dần qua từng năm,
năm 2006 là 100.083 triệu đồng và đến năm 2009 là 234.597 triệu đồng, các hoạt
động đầu tư khác hay đầu tư cho hoạt động mở rộng thị trường đều tăng qua các
năm, điều này là tín hiệu đáng mừng cho thấy cơng ty đang giữ vững hoạt động đầu
tư phát triền nhằm đưa công ty ngày càng phát triển bền vững, điều này có thể lý
giải là do cơng ty ngày càng coi hoạt động đầu tư phát triển là quan trọng và lượng
vốn đầu tư dành cho các nội dung cũng vì thế mà tăng lên.
Từ bảng 5, ta có bảng cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty:


18

Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2006-2009

Nội dung đầu tư

Đơn
vị

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng vốn đầu tư

%

100

100

100

100

Đầu tư vào tài sản cố định

%

30.20

43.00

84.00

85.00


Đầu tư phát triển nguồn
nhân lực

%

6.82

12.00

9.00

7.00

Đầu tư cho hoạt động mở
rộng thị trường

%

6.78

8.50

5.70

3.60

Đầu tư phát triển khác

%


56.20

36.50

1.30

4.40

Nguồn: Phịng kế tốn
Từ bảng trên, ta có thể thấy vốn đầu tư của công ty được đầu tư vào tài sản
cố định là chủ yếu, trong các năm tỷ trọng dành cho đầu tư tài sản cố định luôn cao
hơn tỷ trọng đầu tư vào các nội dung khác, trừ năm 2006, công ty mới chỉ dành 30.2
% số vốn để đầu tư vào tài sản cố định là do đây là giai đoạn mà công ty mới tiến
hành cổ phần hóa, cơng ty cịn chưa thật sự coi trọng việc đầu tư vào máy móc hoặc
trang thiết bị cho công ty. Bên cạnh đầu tư vào tài sản cố định cao trong các năm
tiếp theo, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu mở
rộng thị trường nhìn chung là tăng dần qua các năm, tuy nhiên chúng lại chiếm một
tỷ lệ khá thấp so với tổng vốn đầu tư.
1.2.3.1. Đầu tư vào tài sản cố định
Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại và Công nghiệp Petec đã đầu tư mở
rộng mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên toàn tỉnh, củng cố và tăng cường phát
triển hệ thống đại lý khách hàng. Mở rộng mạng lưới bán buôn bán lẻ tới các huyện
miền núi của tỉnh, góp phần ổn định giá cả thị trường xăng dầu trong tỉnh. Đầu tư
cải tạo các mỏ phụ gia xi măng theo qui trình khai thác khoa học, hợp lý tạo điều
kiện tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Để các hoạt động đầu tư trên


19


có kết quả và đạt hiệu quả cao, cơng ty luôn coi trọng việc đầu tư vào tài sản cố
định. Ngay từ những năm đầu hoạt động công ty đã coi trọng việc đầu tư xây dựng
cơ sơ vật chất của công ty, công ty luôn chú trọng việc xây dựng thêm nhiều cơ sở
trực thuộc để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình, đồng thời đầu tư cải tiến
chất lượng của các phân xưởng khai thác khoáng sản, các cửa hàng bán xăng dầu
của công ty và đầu tư nâng cao năng suất của các trạm xăng dầu của cơng ty trên địa
bàn tỉnh và ngồi tỉnh.
Vài năm gần đây, cơ sở vật chất tại trụ sở của cơng ty đã được xây dựng hồn
thiện với tổng số vốn đầu tư gần 9 tỷ đồng đã và đang được đưa vào khai thác sử
dụng có hiệu quả. Cụ thê, ta đi xem xét bảng số liệu sau đây:
Bảng 7: Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty giai đoạn 2006-2009

Tài sản

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tổng vốn
đầu tư

Triệu đồng

443.079


717.045

1994.011

2848.672

Nhà xưởng

Triệu đồng

50.353

-

-

-

Máy móc
thiết bị

Triệu đồng

3546.862

85.931

1931.339


2767.389

Phương tiện
vận tải

Triệu đồng

32.690

629.403

-

-

Thiết bị văn
phịng

Triệu đồng

5.870

-

62.672

81.283

Nguồn: phịng kế tốn
Theo bảng trên, ta thấy rằng công ty đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu là

đầu tư vào máy móc trang thiết bị của công ty, năm 2006 lượng vốn dành cho việc
mua máy móc thiết bị đạt mức cao nhất là 3546.862 triệu đồng so với các năm, điều
này là do năm 2006 là năm mà công ty bắt đầu cổ phần hóa, cơng ty phải trang bị
nhiều hơn cho văn phòng, nhà máy, nhà xưởng nhằm đổi mới phương thức hoạt



×