Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TRONG LÒNG MẸ Nguyên Hồng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.34 KB, 9 trang )

TRONG LÒNG MẸ
Nguyên Hồng

I. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
- Nguyên Hồng ( 1918 - 1982), tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng.
- Quê: ở thành phố Nam Định.
- Ông là người có cuộc sống cùng khổ và gần gủi với người nghèo khổ nên được
mệnh danh là nhà văn của trẻ em và nhi đồng. Khi viết về họ, ông tỏ niềm yêu thương
sâu sắc mãnh liệt,lòng trân trọng.
- Ông là cây bút của ''chủ nghĩa nhân đạo thống thiết'', có trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn
thương, dễ rung động với nỗi đau và niềm hạnh phúc con người.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc, tự học mà thành tài.
- Phong cách: Giàu chất trữ tình, cảm xúc thiết tha chân thành.
II. XUẤT XỨ VÀ TÓM TẮT
1. Xuất xứ: Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương 4 của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.
Tác phẩm gồm 9 chương , chương nào cũng chất chứa đầy kỉ niệm tuổi thơ và đầy
nước mắt.
2. Tóm tắt:
Gần đến ngày giổ đầu bố, mẹ của bé Hồng ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Một hôm
người cô gọi bé Hồng đến bên cười và hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ
không. Biết đó là những lời rắp tâm tanh bẩn của người cô, bé Hồng đã từ chối và nói
thế nào cuối năm mẹ cháu cũng về. Cô lại cười nói và hứa sẽ cho tiền tàu vào thăm
mẹ và em bé. Nhắc đến mẹ Hồng rất buồn và thương mẹ vô cùng. Biết Hồng buồn,
người cô độc ác đã kể hết sự tình của mẹ cho đứa cháu đáng thương. Khi nghe kể về
mẹ Hồng vừa khóc vừa căm tức những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình. Trước thái độ
buồn tức của Hồng người cô nghiêm nghị đổi giọng bảo bé Hồng đánh giấy cho mẹ
về làm giổ bố. Bé Hồng chẳng phải viết thư cho mẹ mà đến ngày giổ đầu của bố, mẹ
cậu đã về một mình và mua cho Hồng và em Quế rất nhiều quà. Chiều tan học, ở
trường ra cậu bé xồng xộc chạy theo chiếc xe và được gặp lại mẹ. Lúc ấy Hồng rất vui
sướng hạnh phúc vì đựơc gặp lại mẹ, được ngã đầu vào cánh tay mẹ thương yêu để
được mẹ âu yếm.


3. Đặc điểm nhân vật
+ Bà cô: Thiếu lòng nhân ái độ lượng, hay có những thành kiến dành cho chị dâu
goá bụa trẻ trung. Lí do bà cô khinh mịêt ruồng rẫy mẹ Hồng: goá chồng, nợ nàn cùng
túng, bỏ con cái đi tha phương cầu thực''. Có bản chất lạnh lùng độc ác, thâm hiểm.
Là hình ảnhmang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mũ,
ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.(Dĩ nhiên, tínhcách tàn
nhẫn đó là sản phẩm của những định kiến đối với phụ nữ trong xã hội cũ)
+ Bé Hồng: Lên 3 tuổi côi cha, người mẹ vì cùng túng quá phải tha phương cầu thực.
Cậu bé phải xa mẹ sống với họ hàng bên nội. Nhưng cậu không hề được ai yêu
thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người thân thích.
Xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp mẹ. Càng nhận ra sự
thâm độc của người cô, Hồng càng đau đớn uất hận và càng dâng trào cảm xúc yêu
thương mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Một số câu hỏi
1. So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của VB Trong lòng mẹ và
VB Tôi đi học
Giống :
 Kể và tả theo trình tự thời gian trong dòng hồi tưởng nhớ lại kí ức tuổi thơ
 Tự sự kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố miêu tả và biểu cảm
Khác:
 Văn bản Tôi đi học chuyện kể liền mạch trong một khoảng thời gian ngắn
không bị ngắt quảng về buổi sáng đầu tiên đến trường đi học
 Trong lòng mẹ câu chuyện không thật liền mạch, có một chỗ gạch nối nhỏ
ngắt quảng về thời gian trước khi gặp

2. Chất trữ tình trong tác phẩm
* Chất trữ tình thể hiện ở tình huống và nội dung tác phẩm:
 Đó là hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng , đó là câu chuyện người mẹ
âm thầm nhiều đắng cay, nhiều thành kiến cổ hủ, lác hậu, tàn ác đó là sự yêu
thương và tin cậy của chú bé Hồng dành cho mẹ .

 Chất trữ tình còn thể hiện ở dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng .
Trong dòng cảm xúc đó người đọc bắt gặp niềm xót xa tủi nhục lòng căm giận
sâu sắc quyết liệt , tình yêu thương nồng nàn, mãnh liệt
*Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất hồi kí. Đó là:
 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu cảm
 Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các ss đều gây ấn tượnh, giàu sức biểu cảm
 Lời văn nhiều khi mê say như được viết trong dòng chảy cảm xúc mơn man,
dạt dào

3. Thế nào là hồi kí? Vì sao có thể xếp Tôi đi học và Những ngày thơ ấu là hồi
kí tự truyện ?
 Hồi kí là một thể kí, ở đó người viết kể lại những câu chuyện, những điều
mình đã chứng kiến hoặc đã trải qua
 Tôi đi học và Những ngày thơ ấu đều làhồi kí tự truyện vì hai tác giả đã kể
lại thời thơ ấu của mình một cách chân thực và xúc động

4. Rất kịch nghĩa là thế nào? Chỉ rõ và phân tích những biểu hiện này trong
đoạn trích
 Rất kịch nghĩa là rất giống với người đóng kịch trên sân khấu, phải nhập vai,
phải thuộc lời thoại. Có nghĩa là giả dối
 Bà cô có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng không hề có ý định tốt đẹp gì với đứa
cháu mà bắt đầu một trò chơi tai ác độc địa với đứa cháu ruột nhỏ nhoi, côi cút,
đáng thương của mình . Đó là hành động săm soi, độc địa, hành hạ nhục mạ đứa
cháu ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của nó. Người cô mang
nặng tư tưởng cổ hủ phong kiến cho nên trở thành người lạnh lùng , vô cảm .

5. Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích
So sánh 1: Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục
thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì
vụn nát mới thôi.

 Là một câu văn biểu cảm dài , nhịp văn dồn dập với liên tiếp nhiều động từ
mạnh
 Thể hiện một ý nghĩa táo tợn , bất cần đầy phấn nộ đang trào sôi như một cơn
dông tố trong lòng cậu bé .
 Tâm trạng đau đớn, uất ức căm tức đến tột cùng . Các từ cắn, nhai, nghiến,
nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật
 Càng căm giận bao nhiêu càng tin yêu, thương mẹ bấy nhiêu
 Đặc biệt tình yêu thương và niềm tin yêuvới mẹ đã khiến người con hiếu thảo
ấy đã suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ bi thương của người mẹ, từ những lời
nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái xã hội
đầy đố kị và độc ác ấy với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Bé Hồng
đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng một câu văn
giàu cảm xúc và hình ảnh
 Chúng ta cảm thông với nỗi đau đớn xót xa, nỗi căm giận tột cùng của bé
Hồng đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng rất mực yêu
thương và tin tưởng mẹ. Vẻ ngoài thì nhẫn nhục nhưng bên trong thì sôi sục một
niềm căm giận muốn gồng lên chống trả lại mọi sự xúc phạm.

So sánh 2. Nếu người quay lại ấy là người khác .khác gì cái ảo ảnh của một dòng
nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của
người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
 Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con
giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt
gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
 So sánh nhằm diễn tả nỗi khao khát gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc. Nỗi khao
khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi . Cũng như
người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẻ gục
ngã, quị xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng
 Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra
nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so

sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng
tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng .

6. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
Mở bài:
Giới thiệu chung về tác giả , dẫn dắt vào vấn đề
Thân bài:
a. Giải thích nhận định :
 Phụ nữ và nhi đồng xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Nguyên Hồng. Các
nhân vật ấy hiện lên rất rõ nét và sống động, đầy ấn tượng trên trang viết của ông
 Hơn nữa nhà văn đã dành cho phụ nữ và nhi đồng một tấm lòng chan chứa yêu
thương và một thái độ nâng niu trân trọng đến tột cùng
b. Chứng minh nhận định
Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ :
 Người phụ nữ trong trang viết của ông là những người PNLĐ nghèo khổ, cần
cù, tần tảo cả cuộc đời nuôi chồng, nuôi con
 Họ là những người rất khổ sở vì những tập tục phong kiến cổ hủ lạc hậu: bị
ép duyên, bị chồng đối xử thô bạo, tệ bạc, bị thành kiến nặng nề vì những cổ tục
lạcc hậu ( cuộc hôn nhân của mẹ bé Hồng không có tình yêu, khi chưa đoạn tang
chồng mà đi bước nữa, chửa đẻ với người khác nên bị họ hàng nhà chồng khinh
miệt, ruồng rẫy)
 Thế nhưng họ có vẻ đẹp tâm hồn rất cao quí : yêu thương con hết mực, có
tấm lòng ân nghĩa thuỷ chung. Mẹ bé Hồng vẫn trở về làm giổ cho chồng khi bị
họ hàng nhà chồng khinh miệt
 Tác giả cảm thông sâu sắc với những đau khổ, những khát vọng hạnh phúc
thầm kín của người phụ nữ . Tác giả bày tỏ một quan điểm tiến bộ về người phụ
nữ, trước hết là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình (cảm thông với mẹ bé Hồng
phải sống khô héo, không có hạnh phúc bên người chồng nghiện ngập : cảm
thông với trái tim khao khát tình yêu)
 Nhà văn thẳng thắn bênh vực cho những người phụ nữ khi tìm đến với niềm

hạnh phúc mới khi chưa đoạn tang chồng (muốn cắn, nhai, nghiến những hủ tục)
Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ em
 Đó là những đứa trẻ ngèo với những nỗi khổ những mặt trong c/s lầm than
của chúng. Đặc biệt là những nỗi đau đớn xót xa trong trái tim non nớt, nhạy
cảm, dễ tỗn thương (tuổi thơ cay đắng của tác giả ;12 tuổi mồ côi cha, mẹ, sống
với người cô cay nghiệt, khổ đau đói rét, bị vứt ra lề đường kiếm sống, phải làm
đủ mọi nghề kiếm sống . Đặc biệt phải sống trong sự cay nghiệt của họ hàng .
 Nhà văn đã phát hiện và miêu tả được nét đẹp trong sáng cảm động trong tâm
hồn non trẻ ấy ; nhẫn nhục chịu đựng, gan góc, cứng cỏi có bản lĩnh, dạt dào
một tình thương mẹ
Thông qua 2 tầng lớp này tác giả lên án, tố cáo xã hội cũ, đòi quyền sống, quyền
hạnh phúc cho họ
Kết luận:
Một trong những cái làm nên thành công của Nguyên Hồng là ông đã viết tác phẩm
bằng những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ thơ bé dại. Ông đã viết về
tuổi thơ của chính mình, về bao số phận cực khổ mà ông đã gặp trên đường đời
Bài viết
Nguyên Hồng là nhà văn có một tuổi thơ cay đắng, không tình thương yêu của
cha mẹ . Ông rất thấu hiểu nỗi đau của những con người trong xã hội cũ bởi vậy
mà đối tượng chủ yếu trong tác phẩm của ông là phụ nữ và nhi đồng, ông được
mệnh danh là nhà văn của họ
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, Nguyên Hồng viết rất nhiều về phụ nữ

×