Tải bản đầy đủ (.doc) (216 trang)

Luận án tiến sĩ giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 216 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân



bùi văn dũng

GIảI QUYếT VấN Đề NHà ở CHO NGƯờI LAO ĐộNG
CáC KHU CÔNG NGHIệP - NGHIÊN CứU TRÊN ĐịA BàN
MộT Số TỉNH BắC TRUNG Bộ

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÙI VĂN DŨNG

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
- NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH
BẮC TRUNG BỘ
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 62 31 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. TRẦN BÌNH TRỌNG



Hà Nội - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của mình. Những số
liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa
từng được công bố ở cả trong và ngoài nước.
Người cam đoan

NCS. Bùi Văn Dũng


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Giới thiệu luận án..............................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được.........................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CƠNG
NGHIỆP...................................................................................................................7

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề.....................7
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các
khu công nghiệp....................................................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
các khu công nghiệp..............................................................................................9
1.1.3. Nhận xét chung và những khoảng trống về chủ đề nghiên cứu.................16
1.1.4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................19
1.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................20
1.2.1. Khung nghiên cứu đề tài............................................................................20
1.2.2. Quy trình nghiên cứu của đề tài.................................................................22
1.2.3. Phương pháp điều tra.................................................................................22
1.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu....................................................27
Tiểu kết chương 1..................................................................................................29
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP.................................................................................................................30


iii
2.1. Bản chất và ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
các khu công nghiệp...............................................................................................30
2.1.1. Khu cơng nghiệp: Khái niệm và vai trị.....................................................30
2.1.2. Bản chất của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công
nghiệp..................................................................................................................36
2.1.3. Ý nghĩa của giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN...........43
2.2. Yêu cầu, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề nhà
ở cho người lao động các khu công nghiệp..........................................................49
2.2.1. Yêu cầu của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN.......49
2.2.2. Tiêu chí đánh giá giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc các
khu công nghiệp..................................................................................................56

2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các
khu công nghiệp..................................................................................................59
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và địa phương về giải quyết vấn đề nhà ở cho người
lao động các khu công nghiệp và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng
trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ................................................................64
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các
khu công nghiệp..................................................................................................64
2.3.2. Thực tiễn giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động của một số địa
phương nước ta....................................................................................................69
2.3.3. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung
bộ ........................................................................................................................ 76
Tiểu kết chương 2..................................................................................................79
Chương 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH
BẮC TRUNG BỘ...................................................................................................80
3.1. Đặc điểm địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ có liên quan đến giải quyết
vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp.......................................80
3.1.1. Điều kiện thuận lợi và những khó khăn ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề
nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc
Trung bộ..............................................................................................................80


iv
3.1.2. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ 81
3.1.3. Khái quát tình hình nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên
địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ........................................................................90
3.2. Tình hình giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp
trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ................................................................93
3.2.1. Tình hình cung ứng nhà ở cho người lao động các khu cơng nghiệp.........93
3.2.2. ....Tình trạng nhà ở của người lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên

địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ........................................................................95
3.2.3. . Tác động của giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công
nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ...................................................100
3.2.4. Đánh giá về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công
nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ...................................................107
3.3. Phân tích nguyên nhân, hạn chế trong giải quyết vấn đề nhà ở cho người
lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ............118
3.3.1. Mơi trường chính sách vĩ mơ cịn nhiều bất cập......................................118
3.3.2. Sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp
vào cung ứng các dịch vụ xã hội nói chung và giải quyết vấn đề nhà ở nói riêng
là chưa nhiều.....................................................................................................124
3.3.3. Tổ chức quản lý, phối hợp các chương trình, kiểm tra, giám sát của Nhà
nước và sự tham gia của các tổ chức cơng đồn chưa chặt chẽ.........................127
3.3.4. Khả năng chi trả của người lao động thuê nhà ở còn hạn chế..................132
Tiểu kết chương 3................................................................................................134
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ
Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ NHỮNG NĂM TỚI..................................136
4.1. Quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề nhà ở
cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số
tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới.......................................................136
4.1.1. Bối cảnh phát triển nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa
bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới...................................................136


v
4.1.2. Quan điểm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công
nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới...........................141
4.1.3. Phương hướng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công
nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới...........................143

4.2. Những giải pháp cơ bản giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các
khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới........150
4.2.1. Hồn thiện mơi trường pháp lý và cơ chế chính sách giải quyết vấn đề nhà
ở cho người lao động các khu công nghiệp.......................................................150
4.2.2. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu
công nghiệp và các ban quản lý khu công nghiệp, các công ty xây dựng kết cấu
hạ tầng khu cơng nghiệp, nhà nước và người dân có nhà ở cho thuê vào cung ứng
các dịch vụ xã hội nói chung và giải quyết vấn đề nhà ở nói riêng....................153
4.2.3. Tăng cường vai trị nhà nước trong tổ chức quản lý, phối hợp các chương
trình, thực hiện kiểm tra, giám sát và sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã
hội, trước hết là tổ chức cơng đoàn trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người
lao động.............................................................................................................159
4.2.4. ........Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập
cho người lao động các khu công nghiệp..........................................................162
Tiểu kết chương 4................................................................................................162
KẾT LUẬN..........................................................................................................164
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

ATLĐ-VSLĐ


An toàn lao động - vệ sinh lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BQL

Ban quản lý

CNH

Cơng nghiệp hóa

CHH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐTB

Điểm trung bình

GTVTVN

Giao thơng vận tải Việt Nam


KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KKTVA

Khu kinh tế Vũng Áng

KT-TM

Kinh tế - Thương mại

HĐH


Hiện đại hóa

LCN

Làng cơng nghiệp

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

Nxb

Nhà xuất bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXCN

Sản xuất công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP
Trang
Bảng:
Bảng 1.1.

Số lượng, đối tượng được điều tra........................................................23

Bảng 1.2.

Thang đánh giá Likert..........................................................................27

Bảng 3.1.

Tình hình lao động và nhà ở tại các KKT, KCN trên địa bàn một
số tỉnh Bắc Trung bộ năm 2014............................................................90

Bảng 3.2.

Tình trạng cung ứng nhà ở cho người lao động làm việc các KCN
.............................................................................................................93

Bảng 3.3.

Tình trạng nhà ở cho thuê được xây dựng dựa trên diện tích đất..........94

Bảng 3.4.


Số người thuê nhà trên diện tích nhà cho thuê của người dân..............95

Bảng 3.5.

Thực trạng nhà ở của người lao động các KCN trên địa bàn một số
tỉnh Bắc Trung bộ theo sở hữu năm 2013.............................................96

Bảng 3.6.

Tình trạng nhà ở của người lao động theo giới tính, hơn nhân và hộ
khẩu năm 2013.....................................................................................97

Bảng 3.7.

Tình trạng th phịng ở của người lao động năm 2013.......................98

Bảng 3.8.

Diện tích phịng th trung bình của người lao động năm 2013...........99

Bảng 3.9.

Thu nhập hàng tháng mà doanh nghiệp trả cho người lao động ở
năm thành lập và năm 2013................................................................101

Bảng 3.10. Thu nhập thực tế của người lao động làm việc các KCN năm 2013
...........................................................................................................102
Bảng 3.11. Chi tiêu thực tế một tháng của người lao động làm việc các KCN
năm 2013............................................................................................103

Bảng 3.12. Thời gian làm việc của người lao động ở các doanh nghiệp tại các
khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ....................104
Bảng 3.13. Sự gắn bó của người lao động với các khu công nghiệp trên địa
bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ phân theo trạng thái lao động nhập
cư, độ tuổi và có gia đình...................................................................105
Bảng 3.14. Điều kiện sinh hoạt của cơng nhân lao động......................................106


viii
Bảng 3.15. Tỷ lệ giải quyết nhà ở cho công nhân lao động của các loại doanh
nghiệp năm 2013................................................................................107
Bảng 3.16. Tỷ lệ tình trạng phịng cho th đối với người lao động năm 2013
............................................................................................................108
Bảng 3.17. Xu thế thuê phòng ở của người lao động làm việc các KCN..............109
Bảng 3.18. Đánh giá của đối tượng được điều tra theo giới, tình trạng hơn
nhân và trình độ đào tạo về mức độ đáp ứng các nhu cầu nhà ở.........110
Bảng 3.19. Đánh giá của đối tượng được điều tra (theo nhóm tiêu chí về thu
nhập, chi thuê nhà hàng tháng) về mức độ tiếp cận nhà cho thuê từ
hộ gia đình..........................................................................................113
Bảng 3.20. Cảm nhận của người lao động về chất lượng dịch vụ nhà ở...............115
Bảng 3.21. Nhận định của doanh nghiệp, người lao động và cán bộ quản lý về
mơi trường chính sách với nhà cho thuê hiện nay...............................123
Bảng 3.22. Đánh giá của các đối tượng điều tra về sự tham gia của các bên vào
hoạt động xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc các KCN
trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ................................................126
Bảng 3.23. Điểm trung bình về nhận định của các đối tượng về công tác quy
hoạch phát triển các KCN và xây dựng nhà ở của Nhà nước..............129
Bảng 3.24. Đánh giá của doanh nghiệp, người lao động và cán bộ quản lý các
cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương
trong việc đảm bảo cung ứng cho thuê nhà đối với người lao động

............................................................................................................131
Bảng 3.25. Thu nhập chi tiêu của người lao động làm việc các KCN trên địa
bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ năm 2013............................................133
Bảng 4.1. Dự báo về số lượng diện tích và lao động và nhu cầu nhà ở các
KCN trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ......................................139
Bảng 4.2. Nhu cầu nhà ở của người lao động các khu công nghiệp trên địa
bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ.............................................................144
Bảng 4.3. Diện tích, giá cả, thời hạn thanh tốn mua nhà...................................144


ix
Bảng 4.4. Nguyện vọng về thuê nhà ở để làm việc các khu công nghiệp............145
Bảng 4.5. Cải thiện mức độ tiếp cận nhà ở được cung cấp bởi khu vực người
dân cho người lao động (điểm từ 1-5, trong đó 5 tốt nhất).................147
Bảng 4.6. Các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết để nâng mức cảm nhận của
người lao động các khu công nghiệp về chất lượng dịch vụ nhà ở
............................................................................................................149
Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến trả lời về việc xây dựng nhà ở cho người lao động
các khu công nghiệp...........................................................................151
Bảng 4.8. Dự kiến tỷ lệ người lao động của doanh nghiệp Ông/Bà được thuê
nhà ở từ doanh nghiệp, hoặc từ các Ban quản lý khu công nghiệp
............................................................................................................153
Bảng 4.9. Dự kiến tỷ lệ người lao động của doanh nghiệp Ông/Bà được thuê
nhà ở từ các Ban quản lý khu công nghiệp, Công ty xây dựng kết
cấu hạ tầng KCN................................................................................155
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Khung phân tích của luận án.................................................................21
Hình:
Hình 1.1.


Quy trình nghiên cứu của luận án.........................................................22

Hộp:
Hộp 4.1.

Viglacera hỗ trợ vay vốn....................................................................158

Hộp 4.2.

Lời than vãn của người dân có đất xây dựng nhà ở cho thuê..............159


1

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án được viết với tổng số trang là 166, trong đó số trang của từng
chương, từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 6 trang, chương 1: 23 trang,
chương 2: 50 trang, chương 3: 56 trang, chương 4: 28 trang, kết luận: 3 trang). Luận
án được thực hiện thơng qua q trình tham khảo 128 tài liệu (gồm có 78 tài liệu
tiếng Việt, 18 tài liệu nước ngoài và 32 tài liệu trên mạng internet). Tổng số phụ lục
của luận án là 26 trang (bao gồm 03 phụ lục). Luận án được minh họa thơng qua 36
bảng, 01 sơ đồ, 01 hình và 02 hộp trích dẫn.
Luận án được kết cầu gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo, các bản phụ lục và 4 chương, 10 tiết.
Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề nhà ở
cho người lao động các khu công nghiệp.
Chương 2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về giải quyết vấn đề nhà ở
cho người lao động các khu công nghiệp.
Chương 3. Thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu

công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ.
Chương 4. Phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao
động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới.
Luận án được thực hiện có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn về giải quyết vấn
đề nhà ở cho người lao động các khu cơng nghiệp. Luận án đã góp phần hệ thống
hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
tại các khu công nghiệp, trên quan niệm nhà ở cho người lao động là một trong
những nhân tố quan trọng cho việc phát triển bền vững khu cơng nghiệp nói riêng,
phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung.
Luận án đã phân tích thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ; đánh giá thành tựu và hạn chế
trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN về hình thức sở
hữu, mức độ đáp ứng về diện tích nhà ở cho người lao động; dịch vụ nhà ở, các tiện


2
ích, dịch vụ xã hội và an tồn cho người lao động; tác động đến lợi ích của doanh
nghiệp và xã hội. Phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong giải
quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc
Trung bộ trên phương diện mơi trường chính sách vĩ mô; động lực tham gia cung
ứng nhà ở của các chủ thể, sự gắn bó làm việc và khả năng tài chính của người lao
động thuê nhà ở; và tổ chức quản lý cung ứng và kiểm tra, giám sát giải quyết vấn
đề nhà ở cho người lao động các KCN.
Luận án đã đề xuất các phương hướng và các giải pháp chủ yếu giải quyết
vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc
Trung bộ những năm tới.

2. Lý do chọn đề tài
Bắc Trung bộ là phần phía Bắc của Trung bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam
dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, gồm 6 tỉnh Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Vùng Bắc Trung bộ nằm kề vùng kinh
tế trọng điểm Bắc bộ và kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc
Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ôtô hướng Đông Tây nối Lào với biển Đơng.
Có hệ thống sân bay (Thọ Xn, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn,
Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận
An, Chân Mây…) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, là
trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đơ Huế,
Khu di tích Kim Liên v.v..) tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam
và các nước Lào, Mianma…
Bắc Trung bộ có diện tích: khoảng 51.552 km 2, dân số: khoảng gần 12 triệu
dân. Bắc Trung bộ có nhiều khống sản q, đặc biệt là đá vơi nên có nhiều điều
kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là ngành
quan trọng nhất của vùng. Ngoài ra vùng cịn có các ngành khác như chế biến gỗ,
cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm. Kết cấu hạ tầng, cơng nghệ, máy móc, nhiên
liệu vùng Bắc Trung bộ cũng đang được cải thiện; cung ứng được nhiên liệu, năng
lượng. Các trung tâm có nhiều ngành cơng nghiệp: Thanh Hố, Vinh, Huế với qui
mơ vừa và nhỏ. Nhiều khu công nghiệp đã và đang được triển khai.


3
Sau hơn 15 năm triển khai, các khu công nghiệp của 6 tỉnh Bắc Trung bộ đã
và đang khẳng định được hướng đi của mình. Các khu cơng nghiệp đã từng bước
khẳng định được vị trí, vai trị quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương; tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần quan trọng đảm bảo
an sinh xã hội; đào tạo đội ngũ cơng nhân mới có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao, v.v..
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại cũng đang nảy sinh các
vấn đề xã hội ở các khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung bộ, đặc biệt là vấn đề nhà
ở cho người lao động rất thiếu, người lao động nhập cư từ các địa phương khác về
khu công nghiệp phần lớn phải thuê nhà ở, đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn,
từ đó nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, khó khăn về quản lý nhân lực, tâm lý

người lao động không ổn định, các dịch vụ xã hội đi cùng khơng đảm bảo, v.v..; về
phía quản lý nhà nước thì cơ chế chính sách chưa thực sự đầy đủ và hồn thiện để
khuyến khích sự đầu tư, ràng buộc, tạo điều kiện đầy đủ cho các doanh nghiệp quan
tâm đến vấn đề nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số
tỉnh Bắc Trung bộ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, một số doanh nghiệp các khu công
nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ đã đầu tư xây dựng khu nhà ở cho
người lao động nhưng qua một thời gian triển khai vẫn không hiệu quả. Nguyên nhân
là do không được đầu tư đồng bộ, chuyên nghiệp như: công tác quản lý, an ninh, trật
tự chưa đảm bảo, thiếu các cơng trình phụ trợ như sân chơi, nhà trẻ, nhà mẫu giáo...
trong khi giá cho thuê lại cao, không phù hợp với đối tượng người lao động.
Trong những năm tới, yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc
Trung bộ càng trở nên bức thiết và điều đó phải thực hiện các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và đặc biệt phải tập trung phát huy những thế mạnh của vùng, của
địa phương, trong đó có hồn thiện và phát triển các khu công nghiệp. Việc phát
triển các khu công nghiệp tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề về kết cấu hạ tầng xã hội
mà trước hết là giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu cơng nghiệp. Vì
thế, việc nghiên cứu đề tài: Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu
công nghiệp - Nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ là vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về việc giải quyết vấn đề nhà ở cho người
lao động các khu công nghiệp, khảo sát thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho
người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ, luận án
đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao
động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận án, nhiệm vụ nghiên cứu của luận
án là tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
- Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết
vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu cơng nghiệp;
- Phân tích thực trạng giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu
công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ, chỉ ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các
khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay;
- Đề xuất các phương hướng và các giải pháp giải quyết vấn đề nhà ở cho
người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ những
năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao
động các khu công nghiệp.

4.2. Về phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung
Đề cập đến các khía cạnh về hình thức sở hữu, số lượng, chất lượng và giá cả
nhà ở đối với người lao động dưới tác động của môi trường luật pháp, cơ chế chính
sách, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp trên địa
bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ.
Phạm trù người lao động ở đây được hiểu là công nhân lao động.


5


4.2.2. Phạm vi không gian và thời gian
- Về không gian, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu
công nghiệp - nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ.
- Về thời gian, số liệu nghiên cứu thực trạng từ năm 2008 đến năm 2015 và
khuyến nghị những giải pháp cho đến năm 2020.

5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được
Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về giải
quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, trên quan niệm nhà
ở cho người lao động là một trong những nhân tố quan trọng cho việc phát triển bền
vững khu cơng nghiệp nói riêng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở địa phương
nói chung, luận án đã phân tích rõ mối quan hệ giữa nhu cầu về hình thức sở hữu, số
lượng và chất lượng nhà ở cho người lao động các KCN và các nhân tố tác động
đến việc giải quyết nhà ở như luật pháp, cơ chế chính sách, sự tham gia của các chủ
thể cung ứng nhà ở, sự gắn bó và khả năng chi trả của người lao động, tổ chức quản
lý kiểm tra giám sát nhà nước.
Thứ hai, phân tích được kinh nghiệm của một số nước và một số khu công
nghiệp trong nước về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN và rút ra
bài học cho Việt Nam về mơ hình nhà ở, quyền sở hữu của người lao động làm việc
các KCN về nhà ở, về số lượng và chất lượng nhà ở, cũng như cơ chế, chính sách,
tổ chức quản lý cung ứng nhà ở và kiểm tra, giám sát của nhà nước về giải quyết
nhà ở cho người lao động các KCN.
Thứ ba, qua số liệu thu thập được từ điều tra khảo sát trên địa bàn một số tỉnh
Bắc Trung bộ, luận án phân tích tình hình nhà ở cho người lao động các khu công
nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ; đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc
giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các KCN về hình thức sở hữu, mức độ đáp
ứng về diện tích nhà ở cho người lao động; dịch vụ nhà ở, các tiện ích, dịch vụ xã hội
và an toàn cho người lao động; tác động đến lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.
Phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong giải quyết vấn đề nhà ở cho
người lao động các khu công nghiệp ở một số tỉnh Bắc Trung bộ trên phương diện



6
mơi trường chính sách vĩ mơ; động lực tham gia cung ứng nhà ở của các chủ thể, sự
gắn bó làm việc và khả năng tài chính của người lao động thuê nhà ở; và tổ chức
quản lý cung ứng và kiểm tra, giám sát giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động
các KCN.
Thứ tư, đề xuất các phương hướng và các giải pháp chủ yếu giải quyết vấn đề
nhà ở cho người lao động các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung
bộ những năm tới.
Thứ năm, ba nội dung mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa đề cập
đến hoặc chưa phân tích một cách có cơ sở khoa học thuyết phục được luận án tập
trung làm rõ là:
1) Xác định hình thức sở hữu, sử dụng nhà ở phù hợp với các đối tượng lao
động làm việc tại các khu cơng nghiệp;
2) Đề xuất hình thức hỗ trợ tài chính phù hợp với từng hình thức sở hữu, sử
dụng nhà ở đối với người lao động;
3) Mối quan hệ giữa trách nhiệm và lợi ích của nhà nước - doanh nghiệp người có nhà cho thuê trong giải quyết nhà ở cho người lao động các KCN.


7

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
Nghiên cứu vấn đề nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp (KCN)
là vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt, là sự đòi hỏi từ thực tiễn xây dựng và
phát triển các KCN nói riêng và trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

nói chung. Sau đây, xin tổng quan một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ
đề này.

1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao
động các khu công nghiệp
Thứ nhất, về hình thức sở hữu, sử dụng và các quy chuẩn về nhà ở của người
lao động trong khu cơng nghiệp
Trong tác phẩm Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh (1995) [14],
Ph.Ăngghen đã chú ý nghiên cứu điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh trong
giai đoạn giữa thế kỷ XIX, làm sáng tỏ vai trị đặc biệt của giai cấp vơ sản trong xã
hội tư sản. Theo Ph.Ăngghen, cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa giai cấp lao
động vào những điều kiện sinh hoạt khác hẳn trước đây, đó là, sự tập trung sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất, sự phát sinh và phát triển của giai cấp đại tư sản công
nghiệp và của giai cấp vô sản công nghiệp. Trong khi bàn đến sự thay đổi về điều
kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản Anh, Ph.Ăngghen cũng đã bàn đến sự thay đổi về
sở hữu nhà ở, việc khó khăn trong tìm, th nhà ở của giai cấp vơ sản Anh.
Trong tác phẩm Về vấn đề nhà ở (1995) [15] - một trong số những tác phẩm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - công bố từ tháng 5 năm 1872 đến tháng 1 năm 1873,
Ph.Ăngghen đã luận chiến gay gắt chống lại các đề án tư sản và tiểu tư sản về việc
giải quyết vấn đề nhà ở, trong đó ơng phê phán những biện pháp bác ái tư sản nhằm
giải quyết vấn đề nhà ở hết sức đầy đủ trong cuốn sách của E.Dacxo “Những điều


8
kiện cư trú của các giai cấp lao động và việc cải cách những điều kiện đó”.
Ph.Ăngghen cho rằng, nạn khan hiếm nhà ở, nạn khủng hoảng nhà ở là sản phẩm tất
yếu của hình thái xã hội tư sản... người ta chỉ có thể loại trừ được nạn khủng hoảng
nhà ở cũng như những hậu quả của nó đối với sức khỏe, v.v.., khi đã hoàn toàn thay
đổi toàn bộ trật tự xã hội đã sản sinh ra nạn khủng hoảng đó.
Trong bài viết về: Cung cấp nhà ở cho công nhân nhà máy (Housing

provision for factory workers) được Liliany S.Arifin (2004) [90], khẳng định những
nhu cầu bức thiết về vấn đề nhà ở của công nhân các nhà máy công nghiệp ở các
quốc gia trên thế giới. Trên thực tế ở châu Âu vào thế kỷ XVIII, châu Á vào thế kỷ
XX, q trình cơng nghiệp hóa đã dẫn đến những vấn đề nhà ở hết sức nghiêm
trọng như: thiếu nhà ở cho người lao động thu nhập thấp, nhà ở khơng đảm bảo tiêu
chuẩn an tồn, vệ sinh mơi trường… nhưng chỉ nhận được rất ít sự quan tâm của
các cơng ty cũng như Chính phủ. Những vấn đề liên quan đến cung ứng nhà ở cho
người lao động tại khu công nghiệp do Liliany S.Arifin đặt ra đã từng được các nhà
khoa học như Rahman (1993) [93], Chia (1981) [81]... đề cập đến. Nghiên cứu của
IFC (2009) [85] tiếp tục làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề nhà ở cho
người lao động làm việc các KCN.
Thứ hai, về vai trò nhà nước trong giải quyết nhà ở cho người lao động
Haryana Government (2010) [83] đã làm rõ vai trị của chính quyền trung
ương, chính quyền địa phương trong việc thu hút các doanh nghiệp vào làm việc
các KCN cũng như xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách liên quan đến giải
quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc tại khu vực này trong đó nhấn
mạnh đến việc xây những nhà ở độc thân cho người lao động làm việc các KCN;
Kim, Kyeong-Duk (1996; 2012) [87; 88] đã phân tích sự cần thiết của việc nhà
nước phải can thiệp để giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc các
KCN cũng như các biện pháp chính sách mà quốc gia này đã sử dụng để hỗ trợ
người lao động dù đơn thân hay cùng gia đình di cư ra làm việc các KCN nơi đơ
thị đều có khả năng sở hữu, hoặc thuê để ở trong những ngơi nhà phù hợp với
hồn cảnh của họ...


9

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao
động các khu công nghiệp
Thứ nhất, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề nhà ở cho

người lao động tại các khu công nghiệp
Nguyễn Ngọc Dũng, Một số vấn đề xã hội - Trong xây dựng và phát triển các
khu công nghiệp ở Việt Nam (2005) [47] đã chỉ ra, trong xây dựng và phát triển các
KCN ở Việt Nam đang còn nảy sinh một số các vấn đề xã hội. Việc xây dựng các
KCN mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời phát sinh hàng loạt vấn đề tác
động đến môi trường sống, sinh hoạt của cư dân đô thị. Nó địi hỏi phải giải quyết
đồng bộ giữa phát triển KCN với xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội (nhà ở, y tế, văn
hóa, giáo dục, vui chơi giải trí, mơi trường đơ thị...). Việc thu hút lao động vào các
khu công nghiệp đã bước đầu tạo nên các hiện tượng di dân cơ học, đặc biệt là lực
lượng lao động trẻ với số lượng lớn từ các địa phương khác mà chủ yếu từ các vùng
nông thôn vào các địa bàn có khu cơng nghiệp đã tạo nên sức ép lớn về nhà ở và các
cơng trình phục vụ xã hội như trường học, bệnh viện... cho người lao động. Vì vậy,
việc quy hoạch xây dựng khu cơng nghiệp ngồi việc tổ chức khu sản xuất, khu các
cơng trình kỹ thuật phục vụ sản xuất, đồng thời cần phải tổ chức hệ thống cơng trình
dịch vụ xã hội nhằm đảm bảo tốt cho môi trường lao động, sinh hoạt cho người lao
động KCN. Hệ thống các công trình phục vụ cơng cộng của KCN được hình thành
như một bộ phận của hệ thống phục vụ công cộng của đô thị...
Trong bài Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là
một nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 (2010)
[48], Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích những nội dung cơ bản về an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội nhằm khẳng định là một trong những nội dung chủ yếu của Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Tác giả khẳng định, an sinh xã hội và
phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống
tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội
và mơi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền




×