Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thiết kế PPDH phải dựa vào những phương thức học tập và các kiểu PPDH chung docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.6 KB, 2 trang )

Thiết kế PPDH phải dựa vào những phương
thức học tập và các kiểu PPDH chung

Các phương thức học tập tổng quát của con người mà bất
kì ai cũng trải qua trong học tập là:
1) Học bằng cách bắt chước, sao chép mẫu-đó là cơ chế tự
nhiên và phổ biến nhất của học tập, giúp con người thu
được hầu hết những bài học trực quan trong đời mình.
2) Học bằng làm việc (bằng hành động có chủ định), đó là
cách học chủ yếu bằng tay chân, vận động thể chất và tập
luyện, qua làm việc mà biết, hiểu và lĩnh hội giá trị.
3) Học bằng trải nghiệm các quan hệ chia xẻ kinh nghiệm,
đó là cách học chủ yếu bằng rung cảm, xúc cảm, cảm
nhận, có rất nhiều dạng kinh nghiệm xã hội như đạo đức,
thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật phải học bằng cách này.
4) Học bằng suy nghĩ lí trí, tức là bằng ý thức lí luận, tư
duy trừu tượng, suy ngẫm trên cơ sở hoạt động trí tuệ để
giải quyết vấn đề.
Dựa theo những phương thức học tập mà lựa chọn
phương pháp luận dạy học hoặc lí thuyết PPDH. Bởi vì,
để thực hiện chức năng tích cực hóa, PPDH bắt buộc phải
dựa vào người học (khả năng, thiện chí) và hoạt động của
người học.
Tương ứng với những phương thức học tập như vậy, có
thể có những kiểu PPDH được phân biệt với nhau về
nguyên tắc lí luận. Đó là:
1. Kiểu PPDH thông báo-thu nhận
2. Kiểu PPDH làm mẫu-tái tạo
3. Kiểu PPDH kiến tạo-tìm tòi
4. Kiểu PPDH khuyến khích-tham gia
5. Kiểu PPDH tình huống (hay vấn đề)-nghiên cứu.


Cách gọi tên của kiểu PPDH chỉ rõ khuynh hướng và tính
chất hành động của GV và người học. Mỗi kiểu PPDH có
nhiều KN, mỗi mô hình này lại có vô vàn hình thức vật
chất. Do đó trong hiện thực, các hiện tượng của PPDH là
vô hạn, mặc dù về lí luận (bản chất) chỉ có hữu hạn các
kiểu PPDH. Khi thiết kế PPDH cần dựa vào quan niệm
hoặc lí thuyết khoa học mà mình tin cậy về các phương
thức học tập và kiểu PPDH, và nói chung là những lí
thuyết học tập và giảng dạy

×