Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ 1: Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.62 KB, 5 trang )

ĐỀ 1:
Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông

Ai đã đặt tên cho dòng sông? ban đầu có tên là Hương ơi, e phải mày chăng? là bài
bút kí do nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ở Huế vào ngày 4 ngày 1 năm
1981, và được in trong tập sách cùng tên vào năm 1984.

Một phần bài bút kí[1] đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt
Nam, và được đánh giá là một đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông
Hương[2]
Giới thiệu
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bút kí đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa,
uyên bác, giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã ca ngợi dòng sông
Hương như một biểu tượng của Huế.

Trong sách Tuyển chọn & giới thiệu Ngữ văn [3] có đoạn phân tích, tóm tắt như
sau:

Vẻ đẹp dòng sông được phát hiện rất đa dạng. Có lúc trữ tình êm ả, hiền hòa như
“một thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng”; có lúc phóng khoáng và man dại, rầm rộ và
mãnh liệt như một “bản trường ca của rừng già”. Có khi dịu dàng và trí tuệ như
“người mẹ phù sa”; có khi biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”; hoặc khi thì
vui tươi, khi thì như một mặt hồ yên tĩnh v.v Tất cả được miêu tả bằng một tình
cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một vốn ngôn từ giàu có
và đậm chất thơ của tác giả.

Đọc những trang viết về Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường (trong đó có bài Ai đã
đặt tên cho dòng sông?), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đã nhận xét:

Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương
nhiên. Tôi muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thấm kín để cắt nghĩa cho sự thành


công mỹ mãn của những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp,
tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn
nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện
chặt chẽ mới sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết
được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về sông Hương là phải vậy, viết về
“văn hóa vườn” ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn, câu chữ được chọn lựa
cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc phong phú bất
ngờ, mới mẻ [4]

Và theo Lê Uyển Văn, thì:

Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn
ánh lên vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa
lái thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du,
những Bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu đã viết thơ trên dòng chảy long lanh
in bóng mây trời. Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng
Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn
thiện chính mình [5]


Trích tác phẩm
Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử
của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua
Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông
viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc Ðại Việt
qua những thế kỷ trung đại. Thế kỷ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú
Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ
XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại
Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.
Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử viết giữa màu cỏ lá

xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công, để
rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất
nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nàng đem áo ra phơi, một
sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu
xanh tràm ***g lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp
thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Ðấy
cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo
của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông
Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng
về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của
các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường
ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, "dòng sông trắng - lá cây xanh" trong cái
nhìn tinh tế của Tản Ðà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên "như
kiếm dựng trời xanh" trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ
với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành
sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông
Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả
"Từ ấy".
Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném
mẫu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: - Ai
đã đặt tên cho dòng sông?.


×