Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

huong dan dung may tinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.12 KB, 12 trang )

Bạn có thể sử dụng Windows hàng ngày. Bạn có thể
biết nhiều thao tác sử dụng nó. Nhưng có thể đảm
bảo rằng những phím tắt này sẽ giúp bạn tiết kiệm
thời gian cực lớn.
F2: Đặt lại tên file trong lúc vội vàng có thể khiến
bạn dễ dàng thao tác sai - click quá nhanh và bạn
tình cờ mở một file. Đơn giản hơn là hãy nhấn phím
F2 trên bàn phím khi file được chọn.
Ctrl + F2: Preview (xem sơ lược) văn bản. Muốn bỏ
chế độ preview, làm lại Ctrl + F2.
Shift + F3: Để làm nổi bật đoạn văn bản bằng chữ in
hoa, đơn giản là bôi đen đoạn văn bản, nhấn đồng
thời phím Shift + F3. Nếu muốn cho đoạn văn bản
trở lại chữ thường, hãy lập lại động tác nhấn đồng
thời Shift + F3. Muốn cho chữ cái đầu tiên trở thành
chữ in hoa, đặt con trỏ trước chữ đó và nhấn phím
Shift + F3.
Windows + E: Windows Explorer là cổng tới file và
tài liệu của bạn, song để mở nó thường phải liên
quan đến desktop hoặc thanh Start Menu. Có một
cách khác nhanh hơn là nhấn phím Windows-E và nó
sẽ đưa bạn đến ngay Computer (Vista) hay My
Computer (XP), một vị trí mặc định sẵn.
Windows + F: Tìm kiếm file có thể là một rắc rối nếu
bạn là một người tích trữ tài liệu và cách không lãng
phí thời gian săn tìm file là sử dụng phím tắt , sẽ mở
ra một cửa sổ tìm kiếm và điền vào càng nhiều
thông tin có thể về file bạn đang cần tìm.
Windows + L: Động tác này sẽ khóa ngay PC của
bạn mà không cần chờ cho đến khi chế độ bảo vệ
màn hình hoạt động.


Windows + M ( Windows+ D): Vào cuối ngày làm
việc, mọi người bị bội thực với một bộ sưu tập các
cửa sổ đang mở. sẽ thu nhỏ những cửa sổ này để lộ
ra màn hình chính (desktop) và sẽ khôi phục lại
những thứ bạn đã bị thu nhỏ trước đó.
Windows + R: Hộp Run này là cách tiết kiệm thời
gian cực lớn với XP. Từ đây, bạn có thể mở tất cả loại
ứng dụng mà không cần chuột.
Windows + F1: Trong khi F1 sẽ đưa ra cho bạn file
Help (Hỗ trợ) trong hầu hết các ứng dụng, sẽ mở cửa
sổ Windows Help. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm
thời gian khi bạn không thể nhớ làm thế nào thay đổi
một sự sắp đặt hoặc tìm một tính năng nhất định.
Windows + Tab: Chuyển dịch giữa các chương trình
bạn đang sử dụng. Ở XP, bạn có thể chuyển các cửa
sổ bằng cách nhấn phím để chọn đơn vị taskbar với
màu sắc khác (xám hoặc xanh) để nhấn mạnh, rồi
dùng các phím điều hướng lên hoặc xuống. Nhấn
phím Enter sẽ đưa bạn đến cửa sổ đã được lựa chọn.
Windows + Pause/Break: Với những người nâng cấp
và điều chỉnh phần cứng, truy cập quản lý thiết bị
Device Manager và các cài đặt là một nhiệm vụ
thường xuyên. Phím tắt này sẽ đem lại ngay cửa sổ
cần thiết cho họ trong nháy mắt.
Shift + Delete: Thùng rác Recycle Bin là chỗ tuyệt
vời dành cho những ai hay xóa các file mà không suy
nghĩ song nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cho phép người
khác có thể truy cập vào các file nhạy cảm. Giữ phím
(hoặc giữ phím Shift trong khi kéo file hoặc tệp vào
thùng rác). Các file sẽ bị xóa ngay tức thì.

Ctrl + Enter: Một khi bạn đã chọ thanh địa chỉ trong
trình duyệt Firefox hoặc Internet Explorer, bạn có
thể tiết kiệm thời gian bằng việc gõ chỉ phần giữa
của một tên miền. sẽ thêm www. và .com cho bạn.
thêm www. Và .org.
Alt + Esc: Nếu bạn cần chuyển nhanh đến một cửa
sổ khi đang làm việc ở một cửa sổ khác, bạn có thể
chọn nó từ thanh taskbar. sẽ “khử” cửa sổ phía sau
của bạn và đưa bạn đến một cửa sổ kế ngay đó.
Alt + F4: Bỏ ứng dụng đang hoạt động hoặc tắt
Windows nếu không có ứng dụng nào.
Alt + PrtScrn: Nếu bạn cần chụp một cửa sổ, chỉ cần
giữ để tóm được một cửa sổ hoạt động.
Alt + Backspace: Trong Microsoft Office, bạn có thể
làm lại bất kỳ hiệu chỉnh tự động nào và định dạng
tự động bằng việc nhẫn phím .
Hẹn Giờ Tắt Máy Tính trong WinXP
Có lúc bạn muốn nghe một vài bài nhạc mình thích trước khi…
khò khò… Nhưng bực bội mỗi khi muốn ngủ lại phải chồm dậy để
tắt máy… lại mất ngủ…
(Có 1 cách giúp bạn có thể hẹn giờ để tắt máy….xem nhé )
{mos_ri:shortcut,shutdown,Start}
Rất đơn giản, hãy dùng tiện ích có sẵn trong windows (test trên
XP){ad_200×200_right}
Bước 1: Vào Start -> Run -> Enter
Bước 2: Gõ lệnh shutdown -s -f -t 3600 và…Enter
Theo câu lệnh trên nghĩa là tắt máy và bắt các chương trình đang
chạy
đóng lại với thời gian tắt máy đếm lùi là 3600 giây (bằng 1 giờ).
Bạn chỉ cần tăng thời gian đó lên đủ lớn để bảo đảm ta đã ngủ thì

máy sẽ tắt nhạc và shutdown!
Muốn xem trợ giúp thì vào (Bằng cách Start>Run>cmd sẻ thấy cửa
sổ commad prompt mở ra) commad prompt rồi gõ:
shutdown /?
Nếu bạn muốn có nhiều tùy chọn hơn về việc quản lí shutdown/
restart/ log off… thì bạn cần cài thêm các phần mền chuyên dụng
Auto Shutdown (Trên Google thấy có khoảng 2,230,000 kết quả)
Hẹn giờ tắt máy tính trong WinXP
SATURDAY, 23. FEBRUARY 2008, 07:54:04
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bạn có sở thick nghe nhạc trước khi đi ngủ bằng chính chiếc
máy tính của mình, nhưng ngại không muốn dậy tắt, rất đơn
giản, bạn hãy hẹn giờ cho nó tự tắt sau 1 khoảng thời gian.
Điều này hoàn toàn có thể trong WinXP.Bạn thực hiện:
Start > Run > gõ "cmd" > cửa sổ DOS hiện ra > gõ tiếp
"shutdown -s -t 900"
Trong đó:
shutdown_là từ khóa.
-s có thể thay bằng "-r","-a"
-s: viết tắt của từ shutdown
-r: viết tắt của từ restart
-a: là abort (hủy hạn giờ)
-t: kí hiệu thời gian
900: tương ứng với 15 phút (thời gian tính bằng giây)
Hoặc 1 cách nữa:
Start > Run > gõ "shutdown -i" > cửa sổ remote
shutdown dialog hiện ra, bạn làm theo hướng dẫn.
Cách cuối cùng ngắn gon hơn rất nhiều:
Start > Run > gõ "shutdown -s -f -t 900" tương ứng là 15
phút sau máy tính của bạn sẽ tắt

10 chức năng trong Windows XP không nên tắt
Cập nhật: Ngày 21 tháng 8, vào lúc17 giờ 6. Theo Việt Báo
Gưỉ email Bản in
- Trong hệ điều hành Windows XP có nhiều dịch vụ (service)
mà người dùng có thể vô hiệu hóa để hệ thống hoạt động
nhanh hơn mà vẫn ổn định. Tuy nhiên có một số tính năng
mà người dùng không bao giờ được tắt. Đó chính là 10 tính
năng dưới đây:
1. DNS Client
Đây là dịch vụ phân giải và cất giấu tên miền DNS, cho phép
hệ thống truyền thông tin với các tên miền cụ thể thay vì
phải nhớ địa chỉ IP. Ví dụ trong trình duyệt Web, người dùng
chỉ việc gõ thay vì phải nhớ địa chỉ IP
của trang web này ( http://203.162.0.30 ).
Nếu người dùng tắt dịch vụ này, họ sẽ vô hiệu hóa khả năng
phân giải tên miền thành địa chỉ IP nên không thể mở trình
duyệt Web như cách thông thường được.
2. Network Connections
Dịch vụ Network Connections quản lý các kết nối mạng và
dial-up cho máy tính, bao gồm cả thông báo trạng thái và
cấu hình. Dịch vụ này là thành phần đảm bảo chắc chắn
rằng máy tính của người dùng có thể truyền thông với các
máy tính khác và với mạng Internet. Nếu dịch vụ này bị vô
hiệu hóa, người dùng sẽ không cấu hình được mạng. Các
kết nối mạng mới không thể được tạo ra và các dịch vụ cần
thông tin mạng sẽ bị lỗi.
3. Plug and Play
Dịch vụ Plug and Play (trước đây được biết như dịch vụ
“Plug and Pray” do thể hiện tính không chắc chắn của nó)
nhận dạng ngay khi phần cứng mới được lắp thêm vào máy

tính. Dịch vụ này dò tìm các phần cứng mới và tự động cấu
hình cho chúng để máy tính có thể sử dụng được luôn. Dịch
vụ Plug and Play thường bị nhầm lẫn với dịch vụ Universal
Plug and Play (uPNP). Đây là một cách để máy tính cài hệ
điều hành Windows XP có thể phát hiện ra các tài nguyên
mạng mới (khác với các thành phần phần cứng nội bộ).
Nếu máy tính không có chức năng này, hệ thống sẽ trở nên
không ổn định và sẽ không nhận biết được phần cứng mới.
Mặt khác, uPNP không cần thiết và người dùng có thể vô
hiệu hoá mà không phải lo lắng điều gì. Cùng với uPNP,
người dùng còn có thể vô hiệu hóa tính năng SSDP
Discovery Service.
4. Print Spooler
Mỗi máy tính cần nối với máy in bên ngoài. Nếu người dùng
muốn máy tính của họ có thể in được tài liệu thì không nên
vô hiệu quá chức năng Print Spooler. Chúng quản lý tất cả
các hoạt động in ấn của máy tính. Còn nếu người dùng
không sử dụng máy in thì có thể vô hiệu hóa tính năng này.
5. Remote Procedure Call (RPC)
RPC cho phép máy tính kết nối thông tin với các máy tính
khác thông qua mạng máy tính và có nhiều tính năng sẽ
phụ thuộc vào chức năng này như Print Spooler và Network
Connections. Nếu người dùng vô hiệu hóa chức năng này thì
hệ thống sẽ không khởi động được.
6. Workstation
Như là một cầu nối cho nhiều dịch vụ, Workstation sẽ đáp
ứng cho các kết nối từ xa với các tài nguyên mạng. Đặc
biệt, dịch vụ này cung cấp các kết nối mạng và khả năng
truyền thông cho các tài nguyên được tìm thấy sử dụng các
dịch vụ Microsoft Network. Ví như sử dụng để chia sẻ máy

in, kết nối từ xa với các thiết bị Windows Media, Windows
Home Server. Nếu vô hiệu hóa dịch vụ này, máy tính sẽ
không thể kết nối từ xa với các tài nguyên mạng Microsoft
Network.
7. Network Location Awareness (NLA)
Dịch vụ này có liên quan đến Workstation, vô hiệu hóa
Network Location Awareness có thể làm cách đây vài năm,
khi đó máy tính chỉ hoạt động độc lập và không nối mạng.
Nhưng hiện nay, khi Wi-Fi có ở mọi nơi, Network Location
Awareness sẽ đáp ứng cho việc tập hợp và lưu trữ cấu hình
mạng, thông tin nội bộ và các ứng dụng thông báo khi
thông tin này thay đổi. Ngòai ra, chức năng này còn liên
quan đến các dịch vụ khác trong hệ điều hành Windows.
Nếu người dùng vô hiệu hóa chức năng này sẽ không thể
kết nối đầy đủ và sử dụng các mạng không dây.
8. DHCP Client
Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) là dịch vụ cung
cấp phương pháp thiết lập các thông số cần thiết cho hoạt
động của mạng TCP/IP giúp giảm khối lượng công việc cho
quản trị hệ thống.
DHCP cho phép hệ thống tự động lấy các thông tin địa chỉ
IP, máy chủ WINS, định tuyến, Chúng yêu cầu cập nhật
các bản ghi trong các hệ thống tên miền DNS động như
Active Directory của Microsoft. Nếu người dùng vô hiệu hóa
tính năng này sẽ không làm tê liệt máy tính nhưng sẽ làm
cho việc quản trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Không có tính
năng DHCP Client, quản trị mạng sẽ phải đặt các địa chỉ IP
bằng tay cho mỗi máy tính cài đặt hệ điều hành Windows
XP trên mạng.
9. Cryptographic Services

Mỗi tháng, Microsoft cung cấp các bản vá lỗi và cập nhật
mới được biết đến với tên gọi bản vá ngày thứ ba (“Patch
Tuesday”) vì các bản nâng cấp được phát hành vào ngày
thứ 3 đầu tiên trong tháng. Dịch vụ Cryptographic Services
sẽ hỗ trợ tính năng Automatic Updates. Hơn nữa,
Cryptographic Services cung cấp 3 dịch vụ quản lý khác:
Catalog Database Service, Protected Root Service, Key
Service và hỗ trợ các thành phần của Task Manager.
Nếu người dùng vô hiệu
hóa chức năng này thì chức
năng Automatic Updates
cũng sẽ mất đi và người
dùng sẽ gặp nhiều vấn đề
với Task Manager cũng như
các chức năng bảo mật
khác.
10. Automatic Updates
Khi tính năng Automatic Updates được bật, máy tính của
người dùng luôn ở trạng thái cập nhật mới từ Microsoft. Còn
nếu tắt chức năng này, người dùng sẽ phải tự nâng cấp
phần mềm bằng cách vào trang cập nhật phiên bản mới của
Microsoft.
Phím nóng (hay phím tắt) luôn mang đến cho người
dùng máy tính sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Dưới
đây là tập hợp các phím tắt hữu ích và thông dụng nhất
cho người dùng máy tính hàng ngày.
1. Ctrl + Alt + Del là tổ hợp phím tắt
cơ bản và quan trọng của Windows.
Khi người dùng ấn đồng thời 3 phím
trên, của sổ Bảo mật windows sẽ hiện

ra và tại đây người dùng có thể tắt
(shutdown) máy tính, khóa máy tính, chạy chức năng Task
Manager.
Với chức năng Task Manager người dùng có thể xem được
hiện có các chương trình nào đang chạy, xem dung lượng
RAM đang bị tiêu tốn, xem hiệu năng CPU đang dùng và có
thể đóng (tắt) bất kỳ chương trình nào đang chạy.
2. Ctrl + S sẽ giúp bạn thực sự ghi nội dung vào các file bạn
vừa thay đổi. Phím tắt này được dùng cho tất cả các ứng
dụng của Windows và nó hầu như được tiêu chuẩn hóa ở tất
cả các phần mềm khác.
Ví dụ như soạn thảo văn bản, chỉnh sửa file nhạc, file
video…, đi liền với phím tắt này còn có phím tắt hay sử dụng
nữa đó là Ctrl +O dùng để mở file thay vì việc bạn phải di
chuột tới biểu tượng mở file trong mỗi ứng dụng.
3. Ctrl + C là phím tắt dùng để copy nội dung văn bản, copy
hình ảnh hoặc copy file đã được chọn (hay còn gọi là được
bôi đen). Song hành với nó là phím tắt Ctrl + V dùng để dán
(paste) nội dung vừa copy vào một file hay một thư mục nào
đó.
Phím tắt Ctrl + X dùng để cắt (cut) nội dung văn bản hoặc
file nhưng cũng đồng thời đưa nội dung vừa cắt này vào bộ
nhớ đệm của Windows để người dùng có thể dán (paste) nội
dung đó vào file hoặc thư mục mong muốn.
Như vậy phím tắt Ctrl + X bao gồm hai chức năng: xóa và
copy. Ctrl + A cho phép người dùng lựa chọn tất cả nội dung
văn bản đang làm việc hoặc tất cả các file trong thư mục
đang làm việc phục vụ tác vụ copy hoặc cắt (cut) hoặc xóa
(delete).
4. Alt + Tab cho phép người dùng di chuyển giữa các cửa

sổ đang mở trong Windows một cách rất nhanh chóng thay
vì bạn phải di chuột và bấm vào các biểu tượng cửa sổ đang
mở ở thanh Taskbar.
Lần bấm Alt + Tab đầu tiên Windows sẽ chọn cửa sổ bạn
vừa làm việc gần nhất. Nếu bạn tiếp tục giữ phím Alt và ấn
phím Tab thì Windows sẽ lần lượt chọn các cửa sổ đang mở
tiếp theo.
5. Phím Windows (phím có biểu tượng lá cờ Windows) +
R dùng để mở hộp thoại Run (Run dialog). Từ đây, bạn có
thể gõ các dòng lệnh gọi trực tiếp các ứng dụng sẵn có của
Windows hoặc gõ trực tiếp đường dẫn tới các thực mục
trong Windows.
Ví dụ tại hộp thoại Run bạn có thể gõ chữa Notepad để chạy
chương trình Notepad, gõ chữa cmd để chạy chương trình
DOS, gõ chữa calc để chạy chương trình tính toán của
Windows.
6. Phím Windows + E dùng để mở ứng dụng quản lý file
Windows Explorer.
7. Phím F2 dùng để đổi tên file hoặc thư mục đang chọn.
Việc này nhanh và thuận tiện hơn rất nhiều việc bạn phải trỏ
phải vào tên file hoặc thư mục đó và chọn chức năng
Remane.
8. Windows + D dùng để thu nhỏ tất cả các cửa sổ đang
mở và hiện lên màn hình Desktop để người dùng làm việc
với các chương trình có trên Desktop.
Phím tắt này giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian so
với việc phải thu nhỏ lần lượt các cửa sổ một khi mà người
dùng đang mở tới 20 cửa sổ.
Phan Anh Chuyên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×