Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ôn thi đại học môn vănbí kíp ăn đứt câu hỏi 2 điểm trong đề thi đại học môn văn khối c d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.22 KB, 21 trang )

Ôn thi đại học môn văn: Bí kíp “ăn
đứt” câu hỏi 2 điểm trong đề thi đại
học môn Văn khối C, D
Đây là những câu hỏi 2 điểm dễ ra
nhất trong đề thi đại học môn Văn
khối C, D. Thầy Phan Danh Hiếu là
Thầy Phan Danh Hiếu đã tập hợp tất
cả những câu hỏi 2 điểm có thể cho
ra thi trong kỳ thi đại học - cao đẳng
môn Văn khối A,D. Mỗi tác phẩm
hoặc tác giả đều có từ 1 - 3 đề nhỏ
dành cho câu 2 điểm. Ở bài này,
tuyensinhvn chia sẻ với các bạn
những câu hỏi ở các tác phẩm: Chí
Phèo (Nam Cao), Tràng Giang (Huy
Cận), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy
(Tố Hữu). Bạn có thể lấy ý và làm
thành dàn ý cho riêng mình nhé!
Ôn thi đại học môn văn: Bí kíp “ăn
đứt” câu hỏi 2 điểm trong đề thi đại
học môn Văn khối C, D
CHÍ PHÈO - NAM CAO
Câu 1: Tác phẩm Chí Phèo từng có
những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan
đề Chí Phèo?
Chí Phèo là kiệt tác của văn học hiện
thực nói chung và là kiệt tác của
Nam Cao nói riêng. Tác phẩm gây
tiếng vang lớn đã đưa tên tuổi của
Nam Cao lên vị trí hàng đầu của Văn
học hiện thực. Tác phẩm có nhiều


tên gọi khác nhau.
- Đầu tiên, Nam Cao đặt nhan đề :
Cái lò gạch cũ. Sau đó NXB tự ý đổi
tên thành Đôi lứa xứng đôi. Năm
1946, khi in lại trong tập Luống cày,
Nam Cao đã đặt lại tên tác phẩm là
Chí Phèo.
- Ý nghĩa của nhan đề: Chí Phèo, vẽ
nên một con người cụ thể, một số
phận cụ thể, cô đơn, cô độc… Ngay
từ nhan đề đã gợi nên tấn bi kịch bị
cự tuyệt quyền làm người. Tên gọi
của tác phẩm Chí Phèo là hay nhất,
đầy đủ nhất góp phần làm hiện lên
giá trị của tác phẩm.
Câu 2: Ý nghĩa hình tượng bát
cháo hành ?
Bát cháo hành là một chi tiết nghệ
thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí
Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân
đạo của tác phẩm.
- Bát cháo ấy không những giúp Chí
thoát khỏi trận ốm đang hoành hành
mà hơn hết, nó là liều thuốc giải độc
cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo.
- Tuy nhiên hương vị của bát cháo
hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ
côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo
hành cũng là hương vị của tình yêu
Thị Nở, làm xúc động Chí, đây là lần

đầu tiên Chí có tình cảm của một con
người: bâng khuâng buồn, vui hồn
nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng
với thị như với mẹ”.
- Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm
nhận được vi ngọt của tình yêu qua
bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát
cháo hành của Thị chất chứa tình
yêu thương chân thành của mụ đã
biến Chí thành một con người khác
hẳn, biến Chí từ một thằng lưu manh
chuyên rạch mặt ăn vạ thành một
anh nông dân lương thiện, hiền lành
với biết bao những cảm xúc, nghĩ
suy của một con người khát khao
được trở về với xã hội loài người. Bát
cháo đầy tình yêu thương của Thị đã
giúp Chí lột đi vỏ quỷ để trở lại làm
người.
Câu 3: Trong tác phẩm “Chí Phèo”,
Nam Cao đã kết thúc như sau: “Và
nhớ lại những lúc năn nằm với
hắn, thị đã nhìn trộm bà cô, rồi
nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại,
nếu mình chửa, giờ hắn chết rồi,
thì làm ăn thế nào? Đột nhiên thị
thấy thoáng hiện ra một cái lò
gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và
vắng người qua lại…” (Ngữ văn
11, tập 1, tr. 155). Anh (chị) hãy

bình luận cách kết thúc nói trên.
Trả lời:
- Kết thúc tác phẩm “Chí Phèo” của
Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo
nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu
cuối tương ứng mà còn để lại một nỗi
day dứt và bi thương trong lòng độc
giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là
nơi mở đầu một số phận, một kiếp
người đau khổ đầy bi kịch thương
tâm.
- Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác
phẩm không phải là một hình ảnh
thực mà là một hình ảnh tưởng
tượng nói lên rằng: “Rất có thể từ cái
lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời
một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố
nó để nối nghiệp. Điều ấy chưa có gì
đảm bảo, nhưng có điều chắc chắn
rằng chừng nào còn tồn tại xã hội
“người ăn thịt người”, thì chừng ấy
còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo”.
- Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện
tượng Chí Phèo chưa chấm dứt
(Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng
hàng vạn người nông dân lao động
lương thiện bị đẩy vào con đường
tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức
nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội
lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái

chết thảm thương). Giá trị hiện thực
sâu sắc của tác phẩm được toát ra
từ một chi tiết giản dị như thế. Qua
chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như
cảm thấy số phận người nông dân
cứ rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con
kiến mà leo cành đa, leo phải cành
cụt leo ra leo vào” không lối thoát.
Đây là một cái kết đầy bi quan khác
xa với kết thúc của truyện ngắn Vợ
Nhặt (Kim Lân). Kết thúc tác phẩm
này là hình ảnh đoàn người đói và lá
cờ đỏ báo hiệu cách mạng đã trở về,
chỉ có cách mạng mới có thể giải
phóng cho nỗi thống khổ của nhân
dân.
Câu 4: Ý nghĩa tiếng chửi của Chí
Phèo qua đoạn văn sau “Hắn vừa
đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ
rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu là
hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có
của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi
đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất
cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức
mình, hắn chủi ngay tất cả làng Vũ
Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng
tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra”.
Không ai lên tiếng cả. Tức thật!
Tức thật! Ờ thế này thì tức thật!
Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn

phải chửi cha đứa nào không chửi
nhau với hắn, nhưng cũng không
ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí
rượu không? Thế thì có khổ hắn
không? ”
Trả lời:
- Hắn chửi tất cả : từ trời đời cả làng
Vũ Đại “cha đứa nào không chửi
nhau với hắn” “đứa chết mẹ nào đẻ
ra thân hắn”=> đối tượng chửi đã
được xác định : xã hội thực dân nửa
phong kiến đã sinh ra cái thằng Chí
Phèo, đối tượng chửi qua đó cũng
thu hẹp dần chứng tỏ Chí đang rơi
vào ngõ cụt của sự bế tắc.
- Cái mà Chí nhận được là : “trời có
của riêng nhà nào” “đời là tất cả
nhưng chẳng là ai” “không ai lên
tiếng cả” “không ai ra điều” “nhưng
mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”.
Đáp lại tiếng chửi ấy trớ trêu thay lại
là “tiếng chó cắn lao xao”.
• Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:
Chí chửi tức là Chí muốn giao tiếp
với mọi người nhưng tất cả đều im
lặng, chỉ có “ba con chó dữ với một
thằng say rượu”) Chí đã bị đánh bật
ra khỏi xã hội loài người, tiếng chửi
trở nên vật vã, tuyệt vọng.
Tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau

thương của một con người ý thức về
bi kịch của mình: sống giữa cuộc đời
nhưng đã mất quyền làm người Đó
chính là sự đau xót của nhà văn đối
với nhân vật của mình.
Thầy Phan Danh Hiếu và học trò của
mình!
TRÀNG GIANG - Huy Cận
Câu 1: Chỉ ra chất cổ điển và hiện
đại của bài thơ Tràng Giang ?
a. Đề tài, cảm hứng:
- Tràng giang mang nỗi sầu từ vạn cổ
của con người bé nhỏ, hữu hạn
trước thời gian không gian vô hạn, vô
cùng.
- Tràng giang đồng thời thể hiện “nỗi
buồn thế hệ” của một “cái tôi” Thơ
mới thời mất nước “chưa tìm thấy lối
ra”.
b. Chất liệu thi ca:
- Ở Tràng giang, ta bắt gặp nhiều
hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ
(tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh
chim trong bóng chiều…), nhiều hình
ảnh, tứ thơ được gợi từ thơ cổ.
- Mặt khác, Tràng giang cũng không
thiếu những hình ảnh, âm thanh chân
thực của đời thường, không ước lệ
(củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo
dạt…).

c. Thể loại và bút pháp:
- Tràng giang mang đậm phong vị cổ
điển qua việc vận dụng nhuần
nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt
nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút
pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả
…những từ Hán Việt cổ kính (tràng
giang, cô liêu…).
- Song, Tràng giang lại cũng rất mới
qua xu hướng giãi bày trực tiếp “cái
tôi” trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm
ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ
nhà…), qua những từ ngữ sáng tạo
mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của
tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật,
dợn…)
Kết luận
- Tràng giang của Huy Cận không chỉ
là một bức phong cảnh mà còn là
“một bài thơ về tâm hồn”. Bài thơ thể
hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ,
trước cuộc đời.
- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến
giọng điệu, bút pháp, Tràng giang
vừa mang phong vị thi ca cổ điển
vừa mang chất hiện đại của Thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại
cũng là một nét đặc trưng của phong
cách Huy Cận.
CHIỀU TỐI - Hồ Chí Minh

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm Nhật ký trong tù?
Giá trị nội dung của tập thơ ?
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Chiều tối.
Hoàn cảnh ra đời tập thơ:
- Tháng 8.1942 Người sang Trung
Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của anh
em bạn bè quốc tế cho Cách mạng
Việt Nam. Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa
tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây
thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam vì tình nghi là gián điệp. Từ
đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà
lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây.
Đến tháng 9.1943, Người được thả
tự do.
- Trong hoàn cảnh tù đày suốt “Mười
bốn trăng tê tái gông cùm” (Tố Hữu)
Người đã sáng tác tập thơ Ngục
trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Tập
thơ gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán
ghi lại chặng đường đấu tranh gian
khổ nhưng rất đỗi lạc quan của
người tù Hồ Chí Minh.
Giá trị tập thơ: Tập thơ có ba giá trị
lớn:
- Giá trị nhân đạo: vẻ đẹp tâm hồn
của nhà thơ Hồ Chí Minh, dù trong
hoàn cảnh tù đày, lao khổ nhưng
luôn hướng đến sự sống của con

người, cảnh vật, thiên nhiên bằng
tình cảm nhân ái bao la “nâng niu tất
cả chỉ quên mình”.
- Giá trị hiện thực: lên án tố cáo tội ác
của chính quyền Tưởng Giới Thạch
đã chà đạp lên quyền sống của con
người, lên án xã hội thối nát , bất
công của xã hội Trung Hoa dưới thời
Tưởng Giới Thạch.
- Bức chân dung tự họa: tập thơ còn
là bức chân dung tự họa của người
tù vĩ đại, dù sống trong cảnh lao tù
khổ ải nhưng vẫn lạc quan, yêu đời,
tràn đầy niềm tin vào ngày mai.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Chiều tối.
- Bài thơ được làm trên đường
chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên
Bảo là bài thơ thứ 31 trong tập thơ
Nhật ký trong tù.
Câu 2: Chỉ ra nét cổ điển và hiện
đại trong bài thơ Chiều tối – Hồ
Chí Minh.
Trả lời:
1. Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ
“Chiều tối”
a. Trong bài thơ “ Chiều tối” HCM đã
sử dụng hình ảnh cánh chim và
chòm mây để diễn tả không gian và
thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh
rất quen thuộc trong thơ ca truyền

thống.
b. Ở bài “Chiều tối”, chúng ta bắt gặp
một pháp nghệ thuật rất quen thuộc -
đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi
nhiều. Đặc biệt tác giả dùng chữ
“hồng” ở cuối bài thơ để miêu tả cái
tối.
2. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Chiều
tối”
a. Nếu như trong thơ xưa, con người
thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà
trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài
thơ “Chiều tối”, hình ảnh người lao
động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và
là hình ảnh trung tâm của bức tranh
thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng
của bức tranh, chi phối toàn bộ
khung cảnh nước non sơn thuỷ.
b. Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta
nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ
luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó
là sự vận động từ bức tranh thiên
nhiên chuyển sang bức tranh đời
sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm
áp, từ tàn lụi đến sự sống.
Tóm lại, bài thơ mang đậm tính chất
cổ điển, hiện đại mang đậm phong
cách Hồ Chí Minh vì thế bài thơ viết
về chiều tối mà không những không
âm u mà còn bừng sáng ở đoạn cuối.

TỪ ẤY - Tố Hữu
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời
bài thơ Từ ấy ? Giải thích ý nghĩa
nhan đề bài thơ này ?
Trả lời:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7.1938,
sau thời gian hoạt động trong phong
trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh
dự được đứng vào hàng ngũ của
Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui
sướng hân hoan và tự hào khi được
đứng dưới hàng ngũ của Đảng là
cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết
nên bài thơ này.
- Xuất xứ: Bài thơ được trích trong
phần Máu lửa – phần đầu của tập
thơ Từ ấy.
Câu 2: Trình bày sự chuyển biến
trong tình cảm của cái tôi trữ tình
trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu)
(Giống ý nghĩa nhan đề)
Trả lời:
- Niềm vui sướng, hân hoan của Tố
Hữu khi đón nhận ánh sáng của
Đảng, của lý tưởng soi rọi vào tận cả
con tim khối óc làm bừng sáng một
sức sống mới. Tác giả gọi Đảng là
mặt trời chân lý, so sánh hồn tôi là
một vườn hoa lá… để diễn tả phút
giây từ ấy là một mốc thời gian

không bao giờ phai nhòa trong trái
tim của người cách mạng trẻ tuổi.
- Nhận thức mới về lẽ sống: Khi
được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu
khẳng định quan niệm mới về lẽ sống
là sự gắn bó, hài hòa giữa “cái tôi” cá
nhân và “cái ta” chung của mọi người
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người…
mạnh khối đời”.
- Sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình
cảm: vượt qua giới hạn cái tôi để đến
với cái ta chung. Nhà thơ tự nguyện
là đứa con của nhân dân, vì nhân
dân phục vụ “Con đã là…cù bất cù
bơ”.

×