Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CẤU TẠO, CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ - HÓA HỌC CỦA TRÁI ĐẤT pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.48 KB, 2 trang )

CẤU TẠO, CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ - HÓA HỌC
CỦA TRÁI ĐẤT
(Lý thuyết 02, thảo luận 01)
* Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững được cấu tạo của Trái Đất, các tính
chất vật lý cơ bản và thành phần hoá học của Trái Đất.
- Kỹ năng: Áp dụng tính chất từ tính trong việc xác định
phương hướng, sử dụng được địa bàn địa chất
- Thái độ: Sinh viên hiểu được những hiện tượng tự nhiên
do cấu tạo của Trái Đất mang lại. Biết cách ứng phó với các hiện
tượng tự nhiên và bảo vệ Trái Đất, hành tinh xanh duy nhất
trong hệ Mặt Trời.
1.1. Cấu tạo và trạng thái vật chất bên trong Trái Đất
Bằng phương pháp gián tiếp đặc biệt là phương pháp địa
chấn cho phép các nhà khoa học giả thiết rằng Trái Đất được cấu
tạo bởi ba quyển: vỏ, manti và nhân. Các quyển này khác nhau
về thành phần hay trạng thái vật chất.
1.1.1. Vỏ Trái Đất
Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, ngăn
cách với quyển Manti bên dưới bằng mặt ranh giới Moho, có bề
dày thay đổi 5 - 10 km ở đại dương và 20 - 70 km ở lục địa. Vỏ
Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp có thành phần khác nhau,
được chia ra 2 kiểu vỏ: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Vỏ lục địa: phân bố ở nền lục địa có một phần nằm dưới
mực nước biển. Bề dày trung bình 35 - 40km, ở miền núi cao có
thể đạt tới 70km. Về cấu tạo gồm: lớp trầm tích cổ, lớp granit và
lớp bazan.
- Vỏ đại dương: phân bố ở nền đại dương, dưới tầng nước
biển và đại dương. Bề dày trung bình 5 - 10 km. Về cấu tạo gồm:
lớp trầm tích trẻ và lớp bazan.
Thành phần hoá học của vỏ Trái Đất có mặt hầu hết các


nguyên tố hoá học trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev,
trong đó chủ yếu là các nguyên tố O
2
, Si, Al, Na, K, Ca, Fe,
Mg. Trong tám nguyên tố này, Si và Al có hàm lượng lớn nhất
nên còn được gọi là quyển Sial.
1.1.2. Quyển Manti
Quyển Manti ngăn cách với vỏ Trái Đất bằng mặt Moho và
ngăn cách với nhân Trái Đất bằng mặt Gutenberg ở độ sâu 70 -
2900 km. Căn cứ vào tốc độ truyền sóng chấn động chia ra: lớp
cứng trên cùng là phần dưới của thạch quyển, tiếp đó là lớp vật
chất có tính dẻo nên được gọi là quyển mềm. Phần dưới cùng vật
chất ở trạng thái rắn.

×