Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ (Lý thuyết 08, thực hành 06) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.79 KB, 4 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ
(Lý thuyết 08, thực hành 06)
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
Nắm vững các khái niệm cơ bản, tính đối xứng, các tính chất
vật lý và cách phân loại của khoáng vật. Định nghĩa, cách phân
loại của đá magma, trầm tích và biến chất.
- Kĩ năng: Phân biệt được một số khoáng vật phổ biến trong
tự nhiên và nhận biết ở ngoài thực tế các loại đá thông dụng.
- Thái độ: Sinh viên cần hiểu được tầm quan trọng của
khoáng vật và đá đồng thời có ý thức bảo vệ vì đó chính là các
tài nguyên, khoáng sản của mỗi quốc gia.
2.1. Khoáng vật
2.1.1. Những khái niệm cơ bản về khoáng vật
2.1.1.1. Định nghĩa
Khoáng vật là những nguyên tố hóa học tự nhiên hoặc hợp
chất hóa học trong thiên nhiên, hình thành do các quá trình lý
hóa học hoặc sinh hóa học khác nhau trong vỏ Trái Đất hoặc
trên bề mặt Trái Đất.
2.1.1.2. Hình thái và cấu trúc
Khoáng vật có dạng kết tinh, dạng vô định hình và dạng
keo.
- Dạng kết tinh: Là khoáng vật hình thành do sự kết tinh
các nguyên tố hóa học thành những tinh thể và gắn kết lại với
nhau .
- Dạng vô định hình: Là các khoáng vật mà các nguyên tử,
ion hay phân tử sắp xếp một cách hỗn độn không theo một qui
luật nào như ô mạng tinh thể của thủy tinh, dầu mỏ
- Dạng keo: Là khoáng vật ở trạng thái keo hoặc từ chất
keo kết tinh lại,
chất keo gồm những hạt keo có kích thước từ 1 - 100



m (1

m
= 10
-6
mm) hòa tan trong nước.
- Kích thước khoáng vật: Có thể lớn bé rất khác nhau, rất
đa dạng, chúng dao động từ vài mm đến vài m.
- Một số hiện tượng biến đổi của khoáng vật:
Ở khoáng vật kết tinh, có thể có hiện tượng đa hình, đồng
hình hoặc giả hình.
+ Hiện tượng đa hình: Là hiện tượng khi một nguyên tố hay
hợp chất hóa học do điều kiện khác nhau kết tinh ở dạng tinh thể
khác nhau, kèm theo sự thay đổi các tính chất vật lý (ví dụ như
than chì và kim cương).
+ Hiện tượng đồng hình: Là hiện tượng khi 2 khoáng vật
thành phần khác nhau cùng kết tinh ở một dạng tinh thể như
nhau, ví dụ như manhêzit (MgCO
3
) và sidêrit (FeCO
3
).
+ Hiện tượng giả hình: Là hiện tượng những khoáng vật có
dạng tinh thể của khoáng vật khác mà chúng là sản phẩm phong
hóa.
2.1.2. Tính đối xứng của tinh thể
Tính đối xứng của tinh thể thể hiện bằng sự lặp lại đều đặn
các yếu tố giới hạn của chúng. Các yếu tố giới hạn đó là mặt,
cạnh, đỉnh và các yếu tố đối xứng gồm: tâm đối xứng, trục đối

xứng và mặt phẳng đối xứng.
Bằng phương pháp tổ hợp các yếu tố đối xứng của tất cả
các tinh thể khoáng vật trong thiên nhiên, các nhà tinh thể học
rút ra được bảy nhóm lớn hay bảy tinh hệ với các yếu tố đối
xứng sau.
+ Tinh hệ lập phương: 3L
4 ,
4L
3.
6L
2
9P C
+ Tinh hệ lục phương: L
6
6L
2
7P C
+ Tinh hệ tứ phương: L
4
4L
2
5P C
+ Tinh hệ tam phương: L
3
3L
2
3P C
+ Tinh hệ trực thoi: 3L
2
3P C

+ Tinh hệ một nghiêng: L
2
P C
+ Tinh hệ ba nghiêng: C

×