Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách làm bài môn sinh sử địa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.24 KB, 3 trang )

Cách "ăn" điểm môn Sinh - Sử - Địa
Sinh học: "Mỗi câu nên làm trong 1,8 phút"

Đề có 50 câu trong đó 40 câu chung và 10 câu riêng tùy thuộc vào thí sinh chọn chương trình chuẩn hay theo chương trình nâng cao.


Về phần ôn tập: Đối với những câu lí thuyết nội dung trong chương trình sách giáo khoa (SGK), những câu đòi hỏi tính toán (tính số NST, số lượng
nucleotit,…) cần nắm vững công thức và suy luận cẩn thận.

Phần di truyền chiếm 60% đề thi. Để ăn điểm phần này thí sinh cần nắm vững lí thuyết lớp 12 (chương I, II, III, IV, V) ngoài ra để đạt điểm tuyệt đối
thí sinh cần xem lại chức năng của ADN, m ARN, protein, cơ chế nguyên phân, giảm phân,… và học các dạng bài tập trong phần này một cách hệ
thống.

Đối với phần tiến hóa (chương I, II sgk chương trình chuẩn, từ bài 32 đến 46 chương trình sgk nâng cao) gồm 10 câu hỏi. Để đạt điểm cao phần này
và tránh nhầm đáng tiếc thí sinh cần phân biệt được các khái niệm lí thuyết.

Phần cuối sinh thái học (chương I, II, III SGK chuẩn, từ bài 47 đến 65 chương trình SGK nâng cao) gồm 10 câu. Để làm tốt phần này thí sinh ngoài
việc ôn kỹ lý thuyết cần ôn lại phần sinh thái học mà đã được học năm lớp 9.

Khi nhận đề thi soát đề một lượt. Gặp những dạng bài, những câu hỏi lí thuyết có thể làm được ngay, không cần phải suy luận nhiều thì chọn làm
trước và
ngược lại.

Trung bình một câu sẽ có 1,8 phút để làm. Mỗi câu trong đề thi trắc nghiệm có “quỹ” điểm như nhau vì thế không nên giành quá nhiều thời gian cho
một câu nào đó.

Điều quan trọng thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu đề bài. Với những câu hỏi về quá trình sinh học (tạo giao tử, tổng hợp protein, ) thí sinh nên vẽ sơ đồ ra
nháp rồi so
sánh với đáp án câu hỏi.

Với những câu còn phân vân ta dùng phương pháp loại trừ để chọn phương án đúng nhất. Những câu đòi hỏi tính toán phải nhớ rõ công thức, tốt


nhất nên viết công thức ra giấy nháp trước khi làm bài. Vì lúc đó đầu óc minh mẫn nhất, chưa phải nhớ nhiều kiến thức. Đặc biệt không nên bỏ trắng
câu nào.

Lịch sử: "Tránh dài dòng "

Nên chia từng thời kỳ để học, trong từng thời kỳ cần định ra từng sự kiện, để hiểu và phân tích. Cần sắp xếp những nội dung, yêu cầu để trả lời một
cách đúng trọng tâm. Để làm bài tốt thí sinh nên học một cách có hệ thống để liên kết các sự kiện, vấn đề tránh “học trước quên sau”.

Trước mỗi câu hỏi về một sự kiện lịch sử ta nên lập đề cương khái quát ra giấy nháp để tránh sai hay bỏ sót và giúp bài làm rõ ràng, mạch lạc hơn,

Đề hỏi gì làm nấy tránh dài dòng không cần thiết (ví dụ: hỏi một chi tiết hay 1 nội dung trong cả một sự kiện mà lại trình bày cả sự kiện ). Thí sinh trả
lời thẳng vào câu hỏi tránh vòng vo. Đặc biệt đối với những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải có nhận thức một cách chính xác.

Đây là những lỗi thường gặp trong các bài thi Lịch sử vì nhiều bạn có tư tưởng “thừa còn hơn thiếu”, làm mất thời gian của những câu khác. Cần chia
thời gian làm cho từng câu theo tỉ lệ điểm một cách hợp lí.

Để làm bài tốt môn này ta nên học hiểu để nhớ sự kiện, tránh tình trạng học vẹt, học quá nhiều chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức để mô tả, đánh giá
sự kiện. Cùng một sự kiện, nội dung người ra đề có thể hỏi ở nhiều góc độ khác nhau. Vì thế cần học một cách hệ thống tất cả chương trình để không
“học tủ, học lệch ” .

Địa lý: "Cần nhớ những số liệu cơ bản "

Để ôn tập có hiệu quả cao thí sinh cần hệ thống lại kiến thức cơ bản tránh học vẹt, hình thành lối tư duy và suy luận logic, kỹ năng khái quát kiến thức,
khai thác triệt để mối quan hệ các đối tượng Địa lý. Vì vậy, vẽ sơ đồ là phương pháp hiệu quả nhất.

Mỗi phần của chương trình chia ra các bài, mỗi bài lại có từng ý lớn, trong mỗi ý lớn lại có những ý cơ bản,…Vì vậy khi đã có phần “xương” của toàn
bộ chương trình học ta sẽ nhớ nội dung của từng bài. Hệ thống kiến thức học bằng phương pháp vẽ sơ đồ, nhớ các ý chính sẽ giúp bài làm mạch lạc,
tuần tự hơn.

Nội dung lí thuyết cần chú ý đến những vấn đề về thế mạnh, nguồn lực phát triển của các quốc gia, địa phương về mặt kinh tế - xã hội. Phần phát

triển kinh tế xã
hội cần nắm rõ hiện trạng phát triển, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề. Nắm vững những vấn đề về kinh tế
- xã hội trong từng vùng, quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực.

Sau khi đã nắm vững kiến thức một cách hệ thống thí sinh sẽ dễ dàng làm được các dạng bài tập như chứng minh, phân tích hay so sánh.


Một điều khó khăn khi làm bài thi môn địa lý là phải nhớ quá nhiều con số. Để tránh cho thí sinh “loạn”, trong một số trường hợp chỉ cần đưa ra con số
tương đối không cần đưa ra con số chính xác nhưng ta nên nhớ những số liệu cơ bản để lấy ví dụ cho bài làm giúp bài làm thuyết phục hơn.

Về phần thực hành vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, đối với từng dạng biểu đồ có các cách nhận dạng khác nhau:

Biều đồ cột đơn: biểu hiện sự biến động qua nhiều năm (ví dụ: lương mưa,…)

Biểu đồ cột chồng: thể hiện quy mô và cơ cấu đối tượng (% tuyệt đối)

Biểu đồ cột kép: so sánh các đối tượng có cùng đơn vị qua nhiều năm

Biểu đồ tròn: thể hiện quy mô và cơ cấu cấu đối tượng (% tương đối)

Biểu đồ đường: thể hiện diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.

Đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau nhưng có mối quan hệ hay so sánh các đối tượng với một đối tượng chung (lượng mưa, nhiệt
độ, )

Biều đồ miền kết hợp với đường: tỉ lệ sinh tử, tỉ lệ xuất nhập khẩu,…

Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về tỉ lệ thời gian, phân chia số lượng, sử dụng các kí hiệu để thể hiện sự khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ cần ghi
rõ tên biểu đồ, đơn vị.


Cần đặc biệt chú ý đến việc đổi số liệu cũng như làm tròn trong việc phân tích biểu đồ. Khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Để
bài phân tích hay cần nhớ những mốc như tăng hay giảm mạnh, những biến dộng dẫn đến sự tăng giảm đó. Chỉ ra khoảng tăng giảm mang tính chu
kì, tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chủ yếu. Để từ đó đưa ra cái nhìn khái quát.

×