ĐỀ THI THỬ SỐ 5
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (1,0 điểm)
Nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm
1920 – 1925.
Câu II (3,0 điểm)
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương vận dụng những bài
học kinh nghiệm gì từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 –
1939 ?
Câu III (3,0 điểm)
Quân và dân miền Bắc đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ
như thế nào ? Nêu ý nghĩa của những thắng lợi đó đối với tiến trình phát triển của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày các xu thế phát triển hiện nay. Qua đó, hãy cho biết thế nào là những thời cơ và
những thách thức đối với các dân tộc ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao hai siêu cường Liên Xô và Mĩ lại tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh ? Nêu những
biến đổi to lớn của tình hình kinh tế thế giới sau sự kiện đó.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 6
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới được đề ra tại Đại hội lần thứ VII
của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935). Những chủ trương đó đã tác động đến tình hình Việt Nam
trong những năm 1936 - 1939 như thế nào ?
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành tổng
khởi nghĩa tháng 8 - 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày vai trò quốc tế của Liên bang Xô viết từ năm 1945 đến năm 1991.
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 7
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng
1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Câu II (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét nhiệm vụ cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (1 – 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản
Việt Nam (10 – 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương (5 – 1941).
Câu III (2,0 điểm)
Hãy chứng tỏ rằng trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
1986 – 2011, Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc
tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện đại”.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu trong những năm
1945 – 1973. Những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển kinh tế đó ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai ?
============================================
ĐỀ THI THỬ SỐ 8
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I.(3,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh triệu tập, nội dung và ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ hai của Đảng (2-1951).
Câu II. (4,0 điểm)
Hãy so sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”của Mĩ
trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Nêu khái quát mối quan hệ giữa Việt
Nam và ASEAN.
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu
(EU) đến năm 2000.