Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện môi trường - Ms2 " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.7 KB, 10 trang )


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Báo cáo Dự án

013/06VIE
Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố
định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập
cho nông dân và cải thiện môi trường



MS2: BÁO CÁO SÁU THÁNG LẦN THỨ NHẤT








Ngày 24 tháng 9 năm 2007

1
1. Thông tin các cơ quan tham gia
Tên dự án:
Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố
định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập
cho nông dân và cải thiện môi trường


Cơ quan Việt nam chủ trì dự án
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI)
Chủ nhiệm dự án Việt nam
Ths. Trần Yên Thảo
Cơ quan Úc
NSW Department of Primary Industries
Đại học Sydney
Nhân sự phía Úc
Dr David Herridge
Dr Roz Deaker
Bà Elizabeth Hartley
Ông Greg Gemell
Thời gian bắt đầu
Tháng 3/2007
Thời gian hòan tất (đầu tiên)
Tháng 3/2009
Thời gian hòan tất (sửa đổi)
Như trên
Báo cáo giai đọan
Thảng 3 – 9/2007
Cán bộ liên lạc
Tại Úc: trưởng nhóm
Tên:
Dr David Herridge
Điện
thọai:
02 67631143
Chúc
danh:
Principal Research

Scientist
Fax:
02 67631222
Cơ quan:
NSW Department of
Primary Industries
Email:


Tại Úc: liên lạc quản lý
Tên:
Mr Graham Denney
Telephone:
02 63913219
Chức
danh
Manager External
Funding
Fax:
02 63913327
Cơ quan
NSW Department of
Primary Industries
Email:


Tại Việt nam
Tên:
Ths. Trần Yên Thảo
Điện thọai:

08 9143024 -
8297336
Chức vụ:
Cán bộ nghiên cứu Khoa học
Fax:
08 8243528
Cơ quan:
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây
có dầ
u (OPI)
Email:





2
2. Tóm lược nội dung dự án























Nông dân Việt nam hiện bón phân đạm hóa học cho cây họ đậu như cây đậu tương và lạc
thay vì sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm. Thay thế phân đạm hóa học bằng các chế
phẩm vi sinh cố định đạm sẽ tiết kiệm cho nông dân Việt nam khoảng 50-60 triệu đô la
Úc hàng năm và cùng lúc việc này hỗ trợ thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất cây đậu
tương và lạc của nhà n
ước. Hơn nữa, rõ ràng có các lợi ích đối với môi trường khi thay
thế phân đạm hóa học bằng N được tổng hợp bởi chính cây họ đậu thông qua quá trình
cố định đạm sinh học. Mục đích của dự án này là tăng sản xuất các chế phẩm vi sinh cố
định đạm có chất lượng cao tại Việt nam thông qua tăng cường năng lực sản xuất tại
Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (NISF) và Đại học C
ần Thơ (CTU), thực hiện chương trình
quốc gia về bảo đảm chất lượng sản phẩm tại Viện Nghiên cứu Dầu thực vật (OPI) và
Viên Khoa học Nông nghiệp Miền Nam (IAS), và tăng cường năng lực nghiên cứu
R&D. Dự án này sẽ phát triển và thực hiện một chương trình khuyến nông và đào tạo
hiệu quả cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông và nông dân. Thông qua chương
trình này nông dân sẽ biết đến và sử d
ụng nhiều hơn chế phẩm vi sinh cố định đạm. Lợi
ích của các chế phẩm vi sinh cố định đạm và cố định đạm sinh học sẽ được trình diễn
trên đồng ruộng của nông dân, thông qua hội thảo, hội nghị đầu bờ và các ấn bản khuyến
nông. Để đảm bảo tính bền vững của sản xuất và sử dụng chế phẩm, các công ty tư nhân

sẽ tham gia trong dự
án để marketing và ‘sản xuất thử’ các chế phẩm, với mục đích là
các công ty này sẽ mở rộng sản xuất và việc cung cấp chế phẩm sẽ tăng dần lên cùng lúc
khi công nghệ và thị trường phát triển.
3. Tóm tắt các họat động dự án
Dự án này bắt đầu vào tháng hai/ba 2007 với tập huấn về Quản lý Chất lượng Chế
phẩm vi sinh cố định đạm công sinh cho cây họ đậu, tổ chức tại phòng thí nghiệm của
Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam (IAS) tại thành phố Hồ Chí Minh và 2 ngày
hội thảo giới thiệu và bàn kế họach thực hiện của dự án tại Viện Nghiên cứu Dầu
Thực vật Tp HCM.
Hội thảo tậ
p huấn Quản lý Chất lượng Sản phẩm, tại IAS, Tp Hồ Chí
Minh
Hội thảo tập huấn ( 26 tháng 2 – 9 tháng 3) có mục tiêu là trang bị cho các cán bộ
nghiện cứu Việt nam và kỹ thuật viên các kiến thức và các bước tiến hành kiểm tra
chất lượng chế phẩm vi sinh cố định đạm và nâng cao kỹ năng của họ để mà chế
phẩm cố định đạm sản xuất tại Việt nam được kiể
m tra chất lượng thường xuyên.
Thông hiểu các thông số của kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng sẽ cải thiện kỹ thuật
sản xuất, tăng số lượng và sự ứng dụng tại Việt nam. Các tài liệu tập huấn dựa vào
chương trình kiểm tra chất lượng chế phẩm được áp dụng bởi NSW Department of
Primary Industries - Australian Legume Inoculant Research Unit (ALIRU) tại Úc.
Tập huấn này được chia làm 2 phần. Đầu tiên các học viên đượ
c trang bị các kinh
nghiệm thực hành trong kiểm tra chất lượng. Sau đó, các cách tiến hành được thảo
luận và được chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của Việt nam.
Danh sách cán bộ giảng dạy tập huấn và học viên được ghi trong phần Phụ lục 1. Tập
huấn này được xây dựng bởi các cán bộ ALIRU và được trình bày bởi Elizabeth

3

Hartley (ALIRU), Greg Gemell (ALIRU) và Rosalind Deaker (Đại học Sydney). Mỗi
học viên được trang bị một tập bài giảng và một tài liệu thực hành chi tiết:
Bài giảng: Tập huấn Kiểm tra Chất lượng Chế phẩm Vi sinh Cố định đạm ở cây họ
Đậu, 26/2 đến 9/3/2007, sọan thảo bởi E. Hartley, G. Gemell, J. Hartley
(01/02/2007). 37 trang.
Tài liệu thực hành: Tập huấn Kiểm tra Chất lượng Chế phẩm Vi sinh Cố định đạm ở
cây họ Đậu, s
ọan thảo bởi E. Hartley, G. Gemell, J. Hartley (01/02/2007). 32 trang.
Tổ chức hội thảo và lựa chọn thành viên tham gia hội thảo được thực hiện bởi Chủ
nhiệm dự án Việt nam Trần Yên Thảo. Thành viên tham gia được lựa chọn đại diện
cho tất cả các cơ quan nghiên cứu và các công ty tư nhân sản xuất/phân phối chế
phẩm vi sinh đang tham gia trong dự án 013/06VIE. Tất cả các học viên có kinh
nghiệm với công việc về vi sinh vật.
Hội thả
o giới thiệu và phân công thực hiện dự án, OPI, TP HCM
Tham dự hội thảo này gồm có các thành viện của Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có
dầu (OPI), Trường Đại học Cần Thơ (CTU), Viện Nông Nghiệp Miền nam (IAS),
Viện Nônh hóa Thổ nhưỡng (ISF), Bộ Công nghiệp (MOI), Trung tâm Khuyến nông
Quốc gia (NAEC). Ngòai ra còn có các đại diện của ba công ty tư nhân –
Fitohoocmon, Humix và Củ Chi – đây là các công ty hiện đang sản xuất hoặc phân
phối chế phẩm vi sinh tại Việt nam. Kết qu
ả của hội thảo và các thảo luận tiếp sau đó
đã xác định rõ ràng tiến độ thực hiện dự án, chương trình nghiên cứu và kinh phí cho
các họat động tại Việt nam, Úc và Thái Lan trong suốt 2 năm họat động của dự án. Ba
bản copy hợp đồng giữa Viện Dầu và Cây Có Dầu (OPI), cơ quan chủ trì dự án tại
Việt nam với NSW DPI đã được mang về Úc.
Đào tạo về Sản xuất Chế ph
ẩm vi sinh, trường Đại học Công nghệ
Suranaree Thái Lan
Mục tiêu của lớp đào tạo này (4 – 22 tháng 6 năm 2007) là để tăng cường kỹ năng của

cán bộ nghiên cứu Việt nam để mà cải thiện kỹ thuật sản xuất chế phẩm vi sinh cố
định đạm tại Việt nam. Hy vọng rằng thực hành và nguyên lý của đào tạo này sẽ
mang đến sự áp dụng công nghệ nhanh chóng tại Việt nam. Các họat độ
ng đào tạo
chú trọng đến bài giảng, thực hành và thăm viếng cơ sở sản xuất tại Thái Lan. Nội
dung của đào tạo này bao gồm thông tin cơ bản về rhizobia, công nghệ lên men bao
gồm hệ thống lên men công nghiệp và đơn vị sản xuất nhỏ (MPU), nguồn C cho
rhizobia trong quá trình lên men, các vi sinh vật tăng cường sự phát triển của cây khác
ngòai rhizobia (PGPR) (xem phụ lục 2).
Các cán bộ nghiên cứu của Việt nam tham gia trong lớp đào tạo:
- Trần Minh Hiền, cán bộ nghiên cứu cửa Viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam
(IAS), Tp Hồ Chí Minh, là người chính chịu trách nhiệm cho nghiên cứu và sản xuất
chế phẩm vi sinh cố định đạm tại viện IAS.
- Lê Thị Thanh Thủy, cán bộ nghiên cứu tại Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (ISF) tại Hà
nội.
- Trần Yên Thảo, cán bộ nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dầu và Cây Có dầu (OPI),
Tp Hồ Chí Minh, trưởng nhóm nghiên cứu cố định
đạm sinh học tại OPI và là chủ
nhiệm dự án 013/06VIE.


4
Chương trình Nghiên cứu Phát triển (R&D) và chương trình Khuyến
nông
Chương trình R&D đã bắt đầu vào tháng 4/2007 với các thí nghiệm đồng ruộng tại
vùng đất cao phía Bắc (tỉnh Sơn La) và trong tháng 8/2007 tại vùng đất cao miền
trung (tỉnh Dak Nong và Dak Lak). Tại Sơn La, có ba thí nghiệm của đậu tương đã
được thực hiện. Kết quả cho thấy có hiệu quả đối với nhiễm rhizobium. Các thí
nghiệm này đã thu họach và đang phân tích số liệu. Các mẫ
u hạt và sinh khối đang

chuẩn bị để phân tích N. Tại Dak Nong và Dak Lak ba thí nghiệm của đậu tương và
ba thí nghiệm của lạc đã gieo vào tháng 8/2007. Cho đến nay cây sinh trưởng tốt và
đang chuẩn bị thu họach nốt sần. Ngòai ra, còn có hai thí nghiệm đang thực hiện về
nhiễm rhizobium cho cây đậu tương rau tại Dak Lak.

Chương trình khuyến nông bắt đầu vào tháng 4/2007 với các thí nghiệm trình diễn
đồng ruộng tại vùng đất cao phía bắc (Sơn La) và vào tháng 8/2007 tại vùng đất cao
miền trung (tỉnh Dak Nong and Dak Lak). Tại Sơn La, trình diễn tại 3 điểm. Nông
dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ địa phưoơng đã được mời tham dự. Một cách tổng
quát, họ quan tâm đến việc nhiễm chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây và hy vọng
được cung cấp chế phẩm sớm để áp dụng. Tại Dak Lak và Dak Nong, trình diễn được
thực hiện tại 6 điểm, 3 điểm đối vớ
i đậu tương và 3 điểm đối với lạc. Nông dân và cán
bộ khuyến nông được mời đế các điểm trình diễn này tại lúc gieo hạt để họ tìm hiểm
về chế phẩm vi sinh cố định đạm, để biết nó được bao vào hạt và gieo như thế nào.
Nông dân rất tò mò về chế phẩm này. Họ sẽ được mời trở lại các điểm trình diễn này
khi nốt sần được thu h
ọach sắp tới.
Điều tra đã được thực hiện trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8/2007 để xác định
mức độ hiểu biết của nông dân và cán bộ khuyến nông về chế phẩm vi sinh cố định
đạm, sử dụng nó bởi nông dân và thái độ của họ đối với sử dụng chế phẩm trong
tương lai, và cuối cùng, là sản xuất và quản lý chất lượng hiện nay tại Việt nam. Kế
t
quả đang biên sọan cho báo cáo vào tháng 10/2007.

4. Giới thiệu và nguồn gốc dự án
Mục tiêu dự án và các kết quả dự kiến
Nhà nước Việt nam (Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã
có kế hoạch thực hiện tăng diện tích trồng các cây họ đậu từ diện tích hiện tại là
780.000 ha lên đến hơn 1.000.000 ha vào năm 2010, đặc biệt đối với cây đậu tương và

cây lạc tại vùng Đồng bằng sông Cửu long, Duyên hải miền Trung và các vùng đất
cao Bắc, Trung và Nam. Cây họ đậu sử
dụng làm thực phẩm, dầu ăn và bánh dầu cho
gia súc, và trồng luân canh với lúa (ở Đồng bằng sông Cửu long), xen canh với sắn,
mía, cao su, cây ăn quả và bắp trên các vùng đất cao, trồng như cây phủ đất trên đất
cát ven biển. Dự án nhỏ ACIAR LWR2/98/27 (Tăng năng suất và cố định đạm của
đậu tương, lạc và đậu xanh thông qua sử dụng chế phẩm vi sinh Rhizobium) đã chỉ ra
rằng sản xuất cây họ
đậu tại Việt nam hiện tại phụ thuộc vào phân N hóa học đắt tiền
mà không áp dụng chế phẩm vi sinh rẻ tiền. Thay thế phân N hóa học bằng chế phẩm
vi sinh cố định đạm, nông dân Việt nam sẽ tiết kiệm được khoảng 50-60 triêu đô la
Úc hàng năm, và cùng lúc sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất cây họ đậu. Hơn nữa, còn có
lợi cho môi trường khi thay thế phân đạm khoáng bằng N được tạo ra bở
i chính cây
họ đậu.

5
Hiệu quả kinh tế đã được tổng kết chi tiết trong báo cáo kết thúc dự án LWR2/98/27.
Trong 23 thí nghiệm ở Miền nam, lợi ích kinh tế mang lại là tăng lợi nhuận lên đến
760 đô la Úc/ha (trung bình tăng hơn 100 đô la Úc/ha) do tăng năng suất và giảm sử
dụng phân bón N hóa học. Chế phẩm vi sinh này đã tăng năng suất hạt lạc trồng trên
đất acid Đồng bằng sông Cửu long trung bình là 42% so với không bón phân N và
28% so với bón phân N. Đối v
ới 13 thí nghiệm của đậu tương năng suất tăng trung
bình là 19% so với không bón phân, và năng suất tăng 40-50% trong một số thí
nghiệm. Năng suất của các lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh và bón phân N
hầu như không khác biệt. Mức độ lợi ích kinh tế thì thay đổi phụ thuộc vào loại cây,
vùng đất và lịch sử trồng. Không có trường hợp nào giảm năng suất khi thay phân
đạm khoáng N bằng chế phẩm vi sinh cố đị
nh đạm.

Các nhà khoa học và quản lý đã kết luận trong hội nghị tổng kết dự án LWR2/98/27
rằng nông dân Việt nam nên thay thế phân đạm khoáng bằng chế phẩm vi sinh cố
định đạm. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực thì sản phẩm vi sinh này cần
phải có sẵn trên thị trường. Năng lực sản xuất hiện tại chỉ nhỏ hơn 5000 túi/năm, và
cần phải tăng lên khoảng 500.000 túi/n
ăm để đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa chế phẩm
hiện tại có chất lượng kém (dự án LWR2/98/27) và cần thiết phải cải thiện. Thời gian
bảo quản, phân phối và marketing là các vấn đề cũng cần quan tâm. Ngoài ra, sự hiểu
biết của nông dân và ngay cả cán bộ khuyến nông về lợi ích của chế phẩm cũng như
cách sử dụng rất giới hạn.
Giới hạn v
ề năng lực thì thấy rất rõ ở cả mức độ quốc gia và cơ quan nghiên cứu.
Thiếu hụt chính ở cấp độ quốc gia là thiếu một chương trình hợp tác, tập trung. Ở mức
độ cơ quan thì không đủ năng lực để sản xuất chế phẩm này ở qui mô trung bình, bảo
đảm chất lượng (QA) kém cũng như cần tăng cường năng lực R&D và đào tạo. Dự án
này mong muốn được chú trọng vào các vấn đề sản xuất, chất lượng, phân phối,
marketing và đào tạo nông dân. Sự tham gia phối hợp của công ty tư nhân trong dự án
về cả sản xuất và marketing sẽ bảo đảm sự áp dụng công nghệ sản xuất vào thực tế.
Mục tiêu của dự án là để:
1. Tăng cường sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm chất lượng cao cho đậu t
ương,
lạc và các cây họ đậu khác tại Việt nam thông qua tăng cường năng lực sản xuất (con
người và trang thiết bị) ở các viện nghiên cứu tham gia dự án, thực hiện bảo đảm chất
lượng sản phẩm (QA), và tăng cường R&D.
2. Tăng sự quan tâm và sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm của nông dân thông
qua việc phát triển và thực hiện một chương trình khuyến nông và đào tạo hi
ệu quả về
chế phẩm cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông của MARD và nông dân bằng
việc thực hiện thí nghiệm trình diễn đồng ruộng, tập huấn, hội nghị đầu bờ và xuất
bản, phân phối tài liệu khuyến nông.

3. Bảo đảm tính ứng dụng thực tế của dự án bằng sự phối hợp tham gia vào hoạt động
dự án của các doanh nghiệp tư nhân trong ‘sản xu
ất pilot” các chế phẩm vi sinh cố
định đạm, với mục tiêu là các công ty này sẽ mở rộng sản xuất cùng lúc khi công nghệ
và thị trường phát triển.
Dự án này phù hợp với Mục tiêu chiến lược 2 “Cải thiện năng suất và kết nối với thị
trường cho vùng nông thôn nghèo ở Đồng bằng sông Cửu long và vùng Duyên hải
miền Trung”, phù hợp với Mục tiêu 2.1 “Tăng năng suất ở nông thôn”, và sử dụng
Chi
ến lược 1 “Tăng năng suất và cạnh tranh của các hệ thống nông nghiệp”



6
Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện
Chiến lược của dụ án là để tăng cường sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây
họ đậu, quản lý chất lượng, phân phối, tiếp cận thị trường và đào tạo nông dân thông
qua họat động hợp tác của các cơ quan. Nó liên quan đến cả hai, các viện nghiên cứu
của nhà nước – Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu (OPI), Viện Khoa h
ọc Nông
nghiệp Miền nam (IAS) và Viện Nghiên cứu Nông hóa Thổ nhưỡng (ISF) – cũng như
các công ty tư nhân (Công ty Cổ phần Phân bón Fitohoocmon, Công ty Cổ phần Phân
bón Sinh hóa Củ Chi và Công ty Phân bón Humix). Các công ty tư nhân sẽ bước đầu
tham gia trong việc tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm và được hướng dẫn về
kỹ thuật và cho lời khuyên để mà cải thiện và mở rộng khả năng sản xuất của họ. Dự
tính rằng đơ
n vị tư nhân sẽ đảm nhận việc sản xuất và công việc QA sẽ do các cơ
quan nhà nước đảm nhận. Sự tham gia của bộ phận tư nhân trong cả sản xuất và
marketing sẽ bảo đảm tính hiện thực của ý tưởng này.
Tăng cường sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm có chất lượng cao

và QA
Các chủng giống cho sản xuất tại Việt nam
: chọn lựa từ bộ giống hiện tại của Việt
nam và/hoặc từ bộ giống của ALIRU (Úc), Niftal (Đại học Hawai), Đại học
Suranaree (Thái lan). Sẽ thảo luận để lựa chọn các giống pjù hợp nhất cho sản xuất
chế phẩm thông qua một chương trình nghiên cứu và phát triển.
Bảo quản giống cho sản xuất
: phát triển và thực hiện phương pháp duy trì hoạt tính
lâu dài và nhận diện các chủng sản xuất để bảo đảm tính ổn định chất lượng của chế
phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ quyết định cơ quan/các cơ quan sẽ chịu
trách nhiệm duy trì và bảo đảm hoạt tính của bộ giống phục vụ cho sản xuất chế
phẩm. Cơ quan này sẽ được trang bị thêm các vậ
t liệu, hóa chất cần thiết để tiếp tục
cung cấp giống gốc cho sản xuất sau này.
Công nghệ sản xuất: phát triển công nghệ sản xuất ở qui mô trung bình tại Việt nam
dựa trên kinh nghiệm sản xuất tại Thái Lan và Úc, về:
• Cải tiến công thức môi trường lên men, thực hiện các thí nghiệm để duy trì
tính vô trùng và kỹ thuật chiết dịch nuôi cấy vào chất mang.
• Thử nghiệm các dạ
ng chế phẩm thích hợp (than bùn, hạt, dịch thể) để đáp ứng
tiêu chuẩn chất lượng, dễ dàng sử dụng, thuận lợi cho cung cấp và vận chuyển.
Hiệu quả kinh tế sẽ được xác định bằng cách xác định hiệu quả của chúng
trong phòng thí nghiệm và đồng ruộng.
• Lựa chọn các chủng cho sản xuất: các chủng rhizobia khác nhau sẽ được thử
nghiệm về khả nă
ng tồn tại của các chủng trong chế phẩm và trong suốt quá
trình bảo quản, vận chuyển cho tới khi ứng dụng nhiễm vào cây.
Bảo đảm chất lượng sản phẩm (QA
): Phương pháp bảo đảm chất lượng sản phẩm
của Úc sẽ được áp dụng trong thời gian ban đầu như một mô hình. Trên cơ sở này, các

bước tiến hành QA, đào tạo và soạn tài liệu phù hơp với điều kiện sản xuất tại Việt
nam sẽ được tiến hành bởi các nhà khoa học Úc và Việt nam tham gia trong dự án.
Một cơ quan tham gia dự án được trang bị sẽ chịu trách nhiệm thự
c hiện tiếp tục việc
đảm bảo chất lượng các chế phâm sản xuất tại Việt nam sau khi dự án kết thúc.
Đào tạo về sản xuất và bảo đảm chất lượng sản phẩm:
Các cán bộ nghiên cứu của
Việt nam sẽ được đào tạo tại Việt nam bởi các chuyên gia Úc và được đào tạo tại
trường Đại học Công nghệ Suranaree (Thái lan) về sản xuất, QA và cách quản lý cũng
như R&D về Rhizobium.

7
Khuyến nông và đào tạo nông dân và cán bộ khuyến nông
Chương trình khuyến nông và đào tạo cho nông dân và cán bộ khuyến nông sẽ được
thực hiện trên cơ sở các thí nghiệm đồng ruộng đơn giản (về các nghiệm thức thí
nghiệm), trên các vùng sản xuất khác nhau (Đồng bằng sông Cửu long, Duyên hải
miền trung, các vùng đất cao Bắc bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ). Nông dân sẽ tham
gia ở mọi góc độ, từ lựa chọn nghiệ
m thức thí nghiệm đến gieo trồng, lấy mầu, thu
hoạch và đọc kết quả. Hy vọng rằng Trung tâm Khuyên nông Quốc gia sẽ đóng góp
vai trò lớn trong các hoạt động khuyến nông của dự án này. Trung tâm và OPI đang
thảo luận để tiến tới một thoả thuận hợp tác. Các số liệu thu được từ các thí nghiệm
trình diễn đồng ruộng sẽ dùng để xây dựng một mô hình kinh tế về sản xuất và sử
dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam. Bên cạnh đó, các tập
huấn sẽ được tổ chức cho nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ nghiên cứu về
phương pháp sử dụng, hiệu quả kinh tế và hiệu quả đối với môi trường của việc sử
dụng chế phẩm. Chương trình khuyến nông – đào tạo này sẽ được thực hiện bở
i các
cán bộ Việt nam trong sự kết hợp với đối tác phía Úc. Các chuyên gia Úc sẽ trợ giúp
để tập hợp, chọn lọc, soạn thảo các tài liệu khuyến nông và chuyển giao cho Việt

nam.

Sự tham gia của đơn vị tư nhân vào sản xuất, phân phối và tiếp cận thị
trường
Hai (có thể là 3) công ty Việt nam chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón sẽ tham
gia trong dự án, đó là Công ty Cổ phần Phân bón Fitohoocmon và Công ty Cổ phần
Phân bón Củ Chi (và Humix). Chúng tôi dự đoán r
ằng thị trường chế phẩm sẽ lớn
dần lên trong suốt quá trình thực hiện dự án so với khởi điểm thấp hiện nay. Doanh
nghiệp tư nhân sẽ từng bước tham gia sản xuất cùng lúc khi công nghệ phát triển và
thị trường mở rộng. Các công ty này sẽ tham gia marketing và phân phối sản phẩm.
Đào tạo cũng sẽ mở ra cho các cán bộ của công ty. Dự án thông qua ISF sẽ trợ giúp
kỹ thuật trực tiế
p cho Fitohoocmon để giải quyết các khó khăn về kỹ thuật, tăng năng
lực sản xuất cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm.
5. Tiến độ thực hiện
Điểm nối bật
Điểm nổi bật trong họat động dự án là thành công trong hội thảo tập huấn về Quản lý
Chất lượng (QA) tại Tp HCM, tháng 2 – 3/2007, sự thành công của hội thảo giới
thiệu và lên kế họach họat động dự án, cũng tại Tp HCM, tháng 2- 3/2007, sự thành
công của lớp đào tạo về Công nghệ Sản xuất Chế phẩm vi sinh cố định đạm tại Thái
Lan trong tháng 6/2007, và sự
bắt đầu họat động dự án trong nghiên cứu trong phòng
thí nghiệm và trên đồng ruộng trong thời gian từ tháng 4 (xem chi tiết tại Bảng Báo
cáo Tiến độ).

8
Lợi ích cho các nông hộ nhỏ
Tiềm năng lợi ích cho các nông hộ nhỏ được đánh giá ở giá trị 50 – 60 triệu đô la Úc
mỗi năm, căn bản dựa vào giảm sử dụng phân bón N. Lợi ích cho nông hộ nhỏ sẽ bắt

đầu lan chảy sau hai năm của dự án.
Xây dựng năng lực
Xây dựng năng lực bắt đầu với sự tham gia của 17 cán bô nghiên cứu và kỹ thuật viên
c
ủa Việt nam tại Hội thảo tập huấn về Quản lý Chất lượng (QA) tại Tp HCM trong
tháng 2 – 3/2007, hội thảo tập huấn về Công nghệ Sản xuất Chế phẩm vi sinh cố định
đạm tại Thái Lan trong tháng 6/2007, và mua sắm vật liệu, hóa chất thí nghiệm và
thiết bị cho R&D và cho sản xuất chế phẩm.
Xuất bản
Chưa xuất bản ở thời điểm này.
Quản lý D
ự án
Dự án đang họat động trôi chảy, mặc dù Trường Đại học Cần Thơ, đã được xác định
trước kia là một cộng tác của dự án, đã rút khỏi dự án ngay lập tức sau hội thảo bàn kế
họach dự án và hội thảo đào tạo Quản lý Chất lượng tại Tp HCM. Viện Nghiên cứu
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (IAF) và Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải
Miền Trung (ASICV) đã thay thế v
ị trí của Đại học Cần Thơ trong dự án.
6. Báo cáo về các vấn đề môi trường và xã hội
Môi trường
Dự án này cho rằng sẽ có ảnh hưởng dương tính đối với môi trường thông qua tăng
sản xuất cây họ đậu và thay thế phân bón N sản xuất công nghiệp bằng N được cố
định bởi quá trình sinh học. Chương trình khuyến nông sẽ làm tăng hiểu biết cơ bản
về quản lý đất và độ phì, do đó cải thiện quản lý đất. Giảm sử dụng phân bón N, đặc
biệt tại các h
ệ thống cây trồng với lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long , sẽ có lợi ích về
chất lượng nước và nuôi trồng cá và tôm. Chúng tôi cũng cho rằng sự thóai hóa đất
trong các vùng đất cao sẽ giảm đi thông qua tăng sản xuất các hệ thống cây trồng với
các cây họ đậu.
Các vấn đề về giới và xã hội

Giới tính được cho rằng giữ trung lập. Các vấn đề xã hội thì có xu hướng tốt hơn b
ởi
vì ảnh hưởng tích cực của kinh tế thông qua dự án này bắt đầu phát huy.
7. Các vấn đề vế thực thi và ổn định
Các trở ngại
Đã có vấn đề liên quan đến cộng tác tại Việt nam, mà đã được giải quyết ngay lập tức
sau Hội thảo Kế họach. Trường Đại học Cần Thơ đã không tham gia trong dụ án và
trách nhiệm đã được giao cho Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây nguyên (IAF)
và Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISCV).
Sự lựa chọn giải quyết
Như đã phát biểu ở trên.

9
Tính ổn định
Ở giai đọan này, dự án này ổn định.
8. Các bước thực hiện then chốt kế tiếp
Các bước thực hiện trong 6 tháng tới là:
• Biên sọan kết quả điều tra về chế phẩm vi sinh cố định đạm tại Việt nam cho
báo cáo vào tháng 10/2007.
• Tiếp tục chương trình thí nghiệm đồng ruộng tại miền bắc, miền trung, và
miền nam Việt nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
• Bắt đầu áp dụng các công nghệ sản xuất mới cho chế phẩm vi sinh cố định
đạm rhizobium và thự
c hiện Quản lý Chất lượng trong các phòng thí nghiệm
chính của dự án tại Việt nam - OPI, IAS và ISF.
• Bắt đầu chương trình R&D về các vấn đề liên quan đến sản xuất chế phẩm vi
sinh tại Việt nam, như đánh giá các chủng vi sinh, công thức chế phẩm, đóng
gói.
• Tiếp tục cải tạo phòng thí nghiệm và phòng sinh trưởng cây tại các phòng thí
nghiệm chính của dự án (OPI, IAS và ISF) thông qua mua sắm thiết bị và hóa

chất, nguyên vật liệ
u.
• Lên chương trình và thực hiện chương trình đào tạo khỏang đầu năm 2008 về
công nghệ sản xuất tại trường Đại học Công nghệ Suranarre, Thái Lan.
• Bắt đầu phát triển tài tiệu và chương trình cho hội thảo khuyến nông và đào
tạo.
• Tiếp tục làm việc với 3 công ty tư nhân (Fitohoocmon, Humix và Củ Chi) liên
quan đến khuyến nông, đào tạo và maketing chế phẩm vi sinh cố định đạm.
9. Kết luận
Tại giai đọan này, dự án đáp ứng các mục tiêu đề ra.





10

×