Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam " MS3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.01 KB, 9 trang )


LC. 25 August 2008

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Báo cáo tiến độ dự án
008/07VIE
Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có
chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến
tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam

MS3
: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất

31 tháng 8 năm 2008



Ảnh bên trái phía dưới: Củ khoai lang trồng tại tỉnh Hòa Bình; Ảnh phía trên: Vật liệu khoai lang để
trồng cho vụ tiếp theo: Ảnh phía dướit: GS.TS. Peter Sharp, Dr.Đào Huy Chiên and PGS.TS.Nguyễn
Văn Tuất với with những người làm việc về cây có củ; Ảnh phải phía dưới, chùm ảnh được ghi nhận
tháng 02 năm 2008 tại Viện Cây lượng thực.

LC. 25 August 2008
Mục lục

1. Thông tin về Viện tổ chức nghiên cứu____________________________________________ 1
2. Tóm tắt Dự án _______________________________________________________________ 4
3. Tóm tắt kế hoạch _____________________________________________________________ 4
4. Giới thiệu và tổng quan________________________________________________________ 2
5. Tiến trình thực hiện___________________________________________________________ 2


5.1 Những điểm nổi bật thực thi _______________________________________________ 4
5.2 Những lợi ích của nông dân________________________________________________ 5
5.3 Khả năng đóng góp_______________________________________________________ 5
5.4 Chiến lược nhân rộn______________________________________________________ 6

5.5 Quản lý Dự án__________________________________________________________ 6
6. Báo cáo về những sản phẩm: ____________________________________________ 7
6.1 Môi trường_____________________________________________________________ 7
6.2 Giới và vấn đề xã hội____________________________________________________ 7
7. Những kết quả thực thi & xác nhận _______________________________________ 7
7.1 Kết quả và sự thúc ép_____________________________________________________ 7
7.2 Các lựa chọn ___________________________________________________________ 7
7.3 Sự xác nhận _____________________________________________________________ 7
8. Những bước quyết định tiếp theo _________________________________________ 7
9. Kết luận _____________________________________________________________ 7
10. Sự công bố làm theo luật ________________________________________________ 7

Phụ lục A: Khoai lang: một toàn cảnh thu hẹp
Phụ lục B: Hội thảo về chất lượng nông sản PPT


LC. 25 August 2008
1. Thông tin về tổ chức nghiên cứu
Tên dự án
Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống
cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử
dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc
và Miền Trung Việt Nam
Tổ chức Nghiên cứu phía Việt Nam
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất
Tổ chức phía Úc
Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Tài
nguyên thiên nhiên, trường Đại học Sydney
Đại diện phía Úc
GS.TS. Les Copeland
Thời gian bắt đầu
02/2008
Thời gian hoàn thành (gốc)
12/2009
Thời gian hoàn thành (điều chỉnh)
02/2010
Thời hạn báo cáo
Sáu tháng một lần

Thông tin liên lạc
Phía Úc: Chủ dự án
Tên:
GS.TS. Les Copeland
Telephone:
+61 2 9351 2935
Vị trí:
Giáo sư
Fax:
+ 61 2 9351 2945
Tổ chức
Khoa Nông nghiệp, Lương thực
và Tài nguyên thiên nhiên,
trường Đại học Sydney

Email:


Phía Úc: Thông tin hành chính
Tên:
Annette Vervoort
Telephone:
61 2 9351 8795
Vị trí:
Thu ký hành chính
Fax:
61 2 9351 4172
Tổ chức
Khoa Nông nghiệp, Lương thực
và Tài nguyên thiên nhiên, trường
Đại học Sydney
Email:


Phía Việt Nam:
Tên
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất
Telephone:
0320 716395
Vị trí:
Giám đốc
Fax:
0320 716385
Tổ chức
Viện Cây lương thực và Cây thực

phẩm
Email:



LC. 25 August 2008
2. Tóm tắt Dự án
Sự chấp nhận của người nông dân về cải tiến các giống khoai lang có chất lượng hàng hóa
cao và phát triển giống, phát triển công nghệ sauthu hoạch là những nhân tố vô cùng quan
trọng cho khả năng phát triển về số lượng của nền nông nghiệp của một vài tỉnh phía Bắc và
Trung Bộ của Việt Nam. Với những vùng đã được lựa chọn của Dự án tại đó nông dân rất ít
cải tiến khâu gi
ống khoai lang, nông dân luôn luôn sử dụng lại các giống đã bị thoái hóa qua
nhiều vụ và kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch, công thức chế biến và ứng dụng các công
nghệ ở mức lạc hậu. Do vây, chất lượng giống khoai lang rất kém, dẫn đến năng suất thấp,
hiệu quả không cao dẫn đến thu nhập còn bị hạn chế. Từ Dự án này sẽ lưạ chọn ra 2-3 giống
khoai lang thích hợp cho các tỉ
nh trong vùng dự án từ bộ giống khoai lang đã được Viện cây
lượng thực và cây thực phẩm chọn lọc, các giống khoai lang này có chất lượng cao phục vụ
cho mục đích chế biến. Thông qua thử nghiệm đánh giá trên đồng ruộng và hội thảo cho các
nhà khoa học, các nhà khuyến nông và nông dân, dự án chấp nhận phát triển các giống khoai
lang và chất lượng giống đêm trồng với kỹ thuật canh tác phù hợp và kỹ thuật thu hoạch cho
những vùng này, và trên cơ sở đó đưa ra cho nông dân những lựa chọn có hiệu quả kinh tế từ
việc lựa chọn giống cây có củ. Những lợi ích của Dự án mang tính khả thi từ việc cải tiến
các các giống và kỹ thuật trồng khoai lạng hiện tại, có như vây mới làm tăng số lượng nông
dân trồng khoai lang, điều đó còn phụ thuộc vào vận hành mức độ của tỉ
nh và xã.
3. Tóm tắt về kế hoạch
Mục tiêu của dự án này là để nâng cao sản xuất khoai lang tại các tỉnh Thanh Hoá, Bắc
Giang và Quảng Trị ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Những mục tiêu sẽ được thực

hiện thông qua sự chấp nhận của các giống khoai lang mới, vật liệu trồng, các kỹ thuật trồng
phù hợp và công nghệ sau thu hoạch thông qua thử nghiệm đồng ruộng, các hội thảo các nhà
khoa học, các nhà khuyến nông và nông dân. Lợi ích của dự án
được đem lại từ việc cải tiến
giống mới, cải tiến kỹ thuật trồng cho khoai lang hiện nay cho nông dân, tùe đó sẽ làm tăng
số nông dân trồng khoai lang và iúp cho nông dân có những sự lựa chọn tốt hơn về cây trông
cây có củ.

Dự án đưa ra sự khởi đầu với các chuyến thăm và làm việc của GS. Copeland and Sharp của
trương Đại học Sydney tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩ
m từ ngày (24-28 tháng hai)
cho việc mở đầu xây dựng kế hoạch dự án, gặp gỡ các thành viên của phía đối tác Việt Nam
và các nhà khuyến nông tại các điểm triển khai dự án. Thông qua việc trao đổi thảo luận, 3
vùng đã được chọn lựa để tiến hành thử nghiệm các giống khoai lang trong khuôn khổ dự án.
Một kết quả điều tra đã được ký kết giữa các bên và thực thi nhằm thu thập số liệu t
ại 3 tỉnh
đã lựa chọn về tình hình sử dụng giống và sản xuất khoai lang hiện tại, các kỹ thuật trồng
(bao gồm khâu giống, kỹ thuật trồng trọt, thời gian trồng và thu hoạch, thu nhập), năng suất
và tình hình sử dụng khoai lang. Kết quả từ việc điều tra là đã đệ trình được Mốc sự kiện 2.
Một bài giảng về khoai lang đã nêu ra và được in ấn như là s
ự khởi đầu và bản nháp chuyển
tiếp được xem như trong toàn bộ của dự án này. GS. Les Copeland có những chuyến làm
việc khác với FCRI từ 13 – 20 tháng 7 năm 2008 về thảo luận dự án trên tinh thần hợp tác
vớicác nhà khoa học, các CB khuyến nông và đi thăm các điểm thí nghiệm đồng ruộng, sự
phát hiện cây trồng vụ Hè ở miền Bắc Việt Nam và đã đưa ra ngay một hội thảo khoa học tại
FCRI v
ề phân tích chất lượng nông sản cho các nhà khoa học và khuyến nông.

LC. 25 August 2008
4. Giới thiệu và tổng quan

Cây khoai lang được gieo trồng với diện tích khoảng 200.000-400.000 ha/năm, với năng
suất trung bình khoảng 8 tấn/ha đã tạo ra một nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm ở cả ba miền của đất nước. Khoai lang có thể trồng được ở nhiều
vùng khác nhau, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa nơi nông dân có thu nhập thấp. Theo
truyền thống, củ, ngọn, lá khoai lang được sử dụng làm lương thực, th
ực phẩm cho con
người, ngoài ra khoai lang còn là một loại phân xanh tốt tăng cường độ màu mỡ, cải thiện
kết cấu và cấu trúc của đất. Các bộ phận thân, lá, của khoai lang còn tạo ra nguồn thức ăn dồi
dào cho gia súc. Sử dụng loại cây trồng này sẽ giảm nguy cơ gây hại của những sâu bệnh hại
chính trên những loại cây trồng khác như lúa, rau, vì vậy góp phần bảo vệ môi trường nông
nghiệp tốt h
ơn. Đã có một thị trường từ sản phẩm cây có củ mà cụ thể là từ cây khoai lang,
ví dụ: tinh bột khoai lang được sử dụng cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,
bánh kẹo, dược phẩm, giấy, dệt. Nhu cầu tinh bột khoai lang cho một số ngành công nghiệp
của Việt nam hàng năm vào khoảng một triệu tấn. Hiện tại số lượng tinh bột trên hầu hết đều
phải nhậ
p khẩu từ nước ngoài. Thiếu giống tốt, thiếu kỹ thuật trồng, thiếu công nghệ chế
biến cho cây khoai lang, trong khi tiềm năng của cây trồng này mang lại là rất lớn để gia
tăng thu nhập cũng như mang lại những lợi ích kinh tế xã hội cho người nông dân. Tại Viện
Cây lương thực và cây thực phẩm, một số giống khoai lang đã được chọn tạo và đã được đưa
vào s
ản xuất như: Giống khoai lang Số 8, KB1, KL5, TV1, K51,VD1 và CN. Các giống trên
đang được trồng rộng rãi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam dựa trên các đặc
điểm về nông học, khả năng thích ứng, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh,
nhu cầu dinh dưỡng và chống chịu hạn hán, vv Tuy nhiên, các giống khoai lang trên chưa
được đánh giá toàn diện về tiềm năng năng suất, tiềm năng chất khô, khả năng ch
ế biến. Tại
khu vực miền Trung một số tỉnh có khả năng phát triển cây có củ là rất lớn. Những giống
khoai lang tốt là rất cần thiết đầu tư cho khu vực này và nó được xem như một phần của hệ
thống canh tác phù hợp nhằm gia tăng thu nhập cho người nông dân.


Những mục tiêu của Dự án

1. Từ sự chỉ dẫn về kết quả nghiên cứu điều tra tại 3 tỉnh phía Bắc và Trung Bộ Việt Nam
về việc sử dụng kỹ thuật canh tác khoai lang hiện tại bao gồm: giống và kỹ thuật trồng,
thời gian trồng và thu hoạch, đầu vào, năng suất, sử dụng khoai lang và phát triển
nó vv., đó là những vấn đè cần được dự án đánh giá. Những phương pháp sử
dụng
nhằm khuyến khích nông dân phát triển các giống và kỹ thuật mới sẽ tạo ra hướng phát
triển trong tương lai về tính đúng, tính thực tế của Dự án.
2. Lựa chọn một số giống khoai lang từ bộ giống khoai lang của Viện Cây lương thực có
khả năng thích hợp với điều kiện canh tác tại khu vực Miền Trung, Việt nam, thông qua
thí nghiệm thử nghiệm trong vùng lựa chọ
n để đánh giá năng suất, hàm lượng chất khô
cho mục đích chế biến.
3. Phát triển và đánh giá một số phương pháp chế biến khoai lang, (qui trình sản xuất bột
khoai lang cho ngành chế biến thực phẩm, chips khoai lang, rượu khoai lang) việc sử
dụng khoai lang bới các thí nghiệm và các công ty họ sẽ tham gia vào Dự án. Bên cạnh
đó, các phương pháp đưa ra vowia năng lực phù hợp thuộc về các hợp phần của Việt
Nam, lựa chọ
n, cải tiến, xác nhận về chất lượng thử nghiệm về khoai lang và khởi nguồn
cho phát triển. Tiềm năng cho mối quan hệ giữa các dự án từ QDPI và Trung tâm khoai
tây quốc tế (CIP) sẽ được thử nghiệm trong dự án này.
4. Phát triển phương pháp cách ủ chua thân lá, củ khoai lang phục vụ cho chăn nuôi tại chỗ
cho các hộ nông dân tại vùng triển khai dự án phía Bắc và Trung Bộ Việt Nam.

LC. 25 August 2008
5. Tăng cường năng lực nghiên cứu của cán bộ khoa học và khuyến nông Việt Nam về kỹ
thuật nâng cao chất lượng cây trồng, công nghệ bảo quản, chế biến, kỹ thuật phân tích
chất lượng sản phẩm, sản xuất giống sạch bệnh thông qua sự giúp đỡ của các chuyên gia

Úc.
6. Nâng cao sự hiểu biết cho người dân để phát triển qui trình kỹ thuật chăm sóc cây khoai
lang như là m
ột phần của hệ thống canh tác bền vững.
7. Xây dựng mô hình trình diễn giống tốt công nghệ sản xuất tiên tiến, tổ chức các hội nghị
đầu bờ nhằm truyền bá kiến thức tới người nông dân.(pamphlets, CDs, websites, etc.).


5. Tiến trình thực hiện
5.1. Những điểm thực thi nổi bật
Sự khởi đầu của Dự án (Tháng 2 năm 2008)

Chuyến làm việc tại Việt Nam bởi Les Copeland và Peter Sharp (24 – 28 Tháng 2 năm 2008)
(Chuyến làm việc này được thực hiện ngay trước khi bắt đầu Dự án vì sự cam kết của các
nhà nghiên cứu của Úc)
Các hoạt động: xây dựng chương trình của dự án; thảo luận với các nhóm thành viên phía
Việt Nam; thăm địa bàn của tỉnh Thanh Hoá.
Ba huyện cần khảo sát như: Đông Sơn, Tĩnh Gia và Quảng Xương. Trong đó một huyên đã
khảo sát thực tế (Tĩnh Gia) có số dân là 110,000 người, với 21% số
xã có từ 1.000 đến 1.500
hộ nông dân. Theo khuyến nông địa phương: bình quân một đầu người tại đây có khoảng
500 m
2
(Vì vậy mỗi gia đình có khoảng 4 người họ được quyền sử dụng 2000 m
2
đất). Nông
dân được phép cho thuê sử dụng đất này (nhưng không được phép bán hoặc mua) hoặc thêm
đất từ người khác trong cùng hợp tác xã. Nông dân thường trồng hai vụ lúa /năm là: vụ Xuân
(từ tháng 2 đến tháng 6) và vụ Hè (từ tháng 6 đến tháng 9) và cộng với 1 vụ Đông (từ tháng
10 đến tháng 12), vụ này có thể trồng ngô, khoai lang, rau hoặc lạc. Kế hoạch sản xuất bao

gồm cả sự lựa chọn cây trồng vụ Đông là sự hướng d
ẫn của hợp tác xã nhưng nông dân lại
quản lý ruộng đất riêng của họ và họ có quyền theo hoặc quay trở lại theo sản xuất của họ.
Theo ước tính có tới 40% lượng lúa sản xuất ra được giữ lại cho gia đình và 60% được đem
bán. Lõi ngô và lá được sử dụng làm thức ăn gia súc, thân ngô được sử dụng cho việc đun
nấu trong gia đình. Khoai lang được sử dụng như là một thực phẩ
m trong gia đình, mặc dù
vậy củ khoai lang có chất lượng tốt thường được đem trao đổi. Vật liệu trồng của các giống
địa phương được duy trì trong một số diện tích để giữ giống khi trồng khoai lang. Bọ hà là
vấn đề nghiêm trọng khi trồng khoai lang điều này chưa được quản lý. Cần cảnh báo rằng
khi thời tiết bất thuận thì sẽ gây thiêt hại nghiêm trọng đến việc luân chuyể
n các cây trồng,
cũng giống như khi gieo trồng vụ lúa Xuân chậm đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới năng suất.
Như sự kết quả về sự thảo luận, 3 địa bàn đã được lựa chọn cho sự khởi đầu thử nghiệm
trong dự án.
Thanh Hóa nằm khu vực miền Trung Việt Nam; Là tỉnh có số dân và diện tích lớn nhất của
Việt Nam. Phần lớn diện tích là
đất nhẹ, cát pha thích hợp cho canh tác khoai lang.
Bắc Giang là một tỉnh Đông Bắc của Việt Nam; Đây là vùng khô với nhiều địa hình phức
tạp và nhiều diện tích thích hợp cho cây trồng cạn, đất cát nghèo mùn dễ rửa trôi.

LC. 25 August 2008
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở giữa của Việt Nam cách thủ đô Hà Nội 550 km; là địa phương
có đường danh giới giữa phía Bắc và Nam Việt Nam, là một vùng có khí hậu khác thường so
với các vùng khác, nhưng thích hợp cho cây trồng cạn, đất thịt nặng rất khó khăn cho trồng
trọt.
Nghệ An là địa phương được lựa chọn trước đó trong dự án, nhưng không được chọn bởi các
nhà chuyên môn vì cho r
ằng Nghệ An rất gần với Thanh Hoá và khí hậu thời tiết, đất đai
cũng tương tự nhau.

Tổng quan về khoai lang (tháng 4 năm 2008)
Tổng quan tài liệu văn bản và tài liệu điện tử về khoai lang đã khởi đầu và sẽ được cập nhật
trong quá trình thực hiện dự án. Bản nháp được đính kèm trong báo cáo này (Phụ luc A)
Kết quả điều tra (hoàn thành tháng 5 năm 2008): trình bày trong đầu ra 1
Chuyến thăm Vi
ệt Nam của Dr. Les Copeland (từ 13 – 20 tháng 7 năm 2008)
Các hoạt động: Thảo luận về dự án với sự hợp của các nhà khoa học và các nhà khuyến
nông; khảo sát và thăm các điểm; khảo sát cây trồng vụ hè tại miền Bắc Việt Nam; Hội thảo
khoa học tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm về phân tích chất lượng nông sản cho
các nhà khoa học và các nhà khuyến nông.
Báo cáo trình bày bằng Powerpoint tại hội thảo được đính kèm trong báo cáo này (Ph
ụ lục
B).
5.2. Những lợi ích cho nông hộ
Những lợi ích cho nông dân từ dự án sẽ gia tăng sản xuất khoai lang thông qua việc lựa chọn
những giống tôt hơn đã được Viện Cây lương thực và cây thực phẩm phát triển: Cải tiến
giống và kỹ thuật, mật độ trồng, kiểu luống, khoảng cách hàng trồng, phân bón và tưới nước,
chế độ chăm sóc, quản lý sâu bệnh và ướ
c định chất lượng của sản phẩm. Bằng con đường
này, khoai lang có thể gia tăng năng suất củ mà hiện tại năng suất của khoai lang mới chỉ đạt
khoảng 8-10 tấn/ha, năng suất này là rất thấp nếu so sánh với năng suất khoai lang trung
bình của toàn cầu là 14-15 tấn/ha (thấp hơn 30-40%).

Việc trồng khoai lang sẽ đưa lại cho nông dân với những lựa chọn của một loạ
i cây trồng đa
dụng. Khoai lang có thể được sử dụng như là một loại cây trồng che phủ trên đất cạn có
thành phần chủ yếu là đất cát, để luân canh với các cây trồng khác, hoặc để điều tiết cỏ dại
rất tốt thường xuất hiện ở miền Trung Việt Nam. Điều đó được sử dụng trong nông hộ như là
một cây trồng kinh tế, để s
ử dụng làm thức ăn gia súc và cho mục đích thương mại, hoặc để

sản xuất lương thực và sản xuất tinh bột.
5.3. Tăng cường năng lực
Những chương trình tập huấn đào tạo đã được ký kết và điều hành tại Việt Nam về lựa chọn
các nhà khoa học, các nhà khuyến nông tại các tỉnh Thanh Hoá, Bắc Giang và Quảng trị.
Những khoá học này sẽ giúp t
ăng cường năng lực nghiên cứu và quản lý của các tổ chức.
Hai chương trình đào tạo sẽ được tiến hành vào năm 2008 và một chương trình sẽ được mở
vào năm 2009, mỗi chương trình đào tạo có trên 30 học viên được lựa chọn từ các hợp tác
xã. Các chuyên gia Úc sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát cho các khoá học. Phía Việt
Nam chịu trách nhiệm theo dõi, tổ chức đăng ký và làm công tác lế tân, sắp xếp đi lạ
i, bố trí
phòng ở cho những người tham gia, bố trí phòng họp, tài liệu học tập về hoạt động khuyến
nông. Các nội dung nhằm vào công tác nghiên cứu và chuyển giao cho mỗi địa phương. Có
một số ít các nhà khoa học cũng được lựa chọn tham gia vào khoá học tập tại Úc nhằm tìm

LC. 25 August 2008
hiểu những triển vọng về sản xuất chế biến và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các tài
liệu cho chuyến tập huấn có liên quan tới thiết bị điện tử và được in ra.

Nông dân tham gia dự án được lựa chọn, đánh giá giống dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng của
họ, từ đó hình thành nên các nhóm nông dân quan tâm tới dự án. Họ sẽ tham gia vào một số
hoạt động của dự án như
đánh giá giống khoai lang trong thí nghiệm ngoài đồng, kiểm tra
chất lượng, nấu nướng và chế biến một số sản phẩm thử nghiệm, vv Bằng phương pháp
SHọc tập qua thực hành T. Việc chọn lựa nông dân tham gia dự án được dựa trên các tiêu chí
chính như: Những nông dân đã tham gia trong các lớp tập huấn về IPM, hoặc là thành viên
của các hội giống cây trồng như hội nông dân làm lúa Bằng cách này chúng tôi có thể
triển khai tiến trình chọ
n giống tốt và từ đó hoàn thành tất cả các nhiệm vụ như mục tiêu mà
dự án đã đề ra.

5.4. Ấn phẩm
Kết quả và sản phẩm dự án là rất cần thiết khuyến khích nông dân phát triển cây có củ. Họ
có thể học được những công nghệ mới thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như tập huấn
nhà nông, hội thảo ngoài đồng, học trên thực địa (FFS), tập huấn cho cán b
ộ làm công tác tập
huấn (TOT), nghiên cứu có sự tham gia của nông dân, nghiên cứu trên đồng ruộng, vv
Nhu cầu về những sản phẩm chất lượng cao và sự sẵn có của các sản phẩm này ngoài thị
trường cũng là động lực thúc đẩy người nông dân quản lý đồng ruộng tốt hơn, sử dụng giống
cải tiến có năng suất cao, bảo hành chất lượng sản phẩm, vv Thông qua các kênh thông tin
như: báo chí, tạp chí Ngành, tạp chí c
ủa tỉnh, đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương
đến địa phương để quảng bá sâu rộng các kết quả nghiên cứu và triển khai mà dự án đã đạt
được. Đây thực sự là những chiến lược tốt để nhân rộng các kết quả của dự án cho các tỉnh
khác, vùng khác học tập
.
5.5. Quản lý dự án
Các chuyên gia Úc sẽ quyết định đưa ra kiểu bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng , số liệu được
phân tích tương quan và có báo cáo. Việc phát hiện và đánh giá là các hoạt động thực chất
cho dự án, điều đó sẽ thực hiện một cách liên tục dựa trên các phần việc thực chất của quản
lý dự án, không chỉ là các thủ tục báo cáo mà còn đưa ra các kế hoạch thực hiện d
ự án.
6. Báo cáo về những vấn đề đan chéo
6.1. Môi trường
Khoai lang là đối tượng cây trồng ít phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, khi trồng
đối tượng cây trồng trên đã có tác động chặt chẽ với vấn đề bảo vệ môi trường, làm giảm
thiểu lượng ô nhiễm có hại, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất làm tăng lợi nhuận và thu
nhập cho nông dân.
Tuy nhiên nấm và virút là những loại bệnh có thể làm giảm đán k
ể năng suất kể cả năng suất
thân lá và năng suất củ. Việc phát triển những giống chống bệnh sẽ tạo ra một môi trường

trong sạch từ việc trồng cây trồng này.
6.2. Giới và vấn đề xã hội
Cả hai bộ phận sịnh học của cây khoai lang đã được sử dụng ở Việt Nam. Phần thân lá xanh
sẽ làm thức ăn gia súc và một phần c
ủ cũng được dùng cho gia súc và làm lương thực cho

LC. 25 August 2008
con người. Vật nuôi là một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nông hộ, cải tiến nguồn
gene sinh học khoai lang sẽ tạo ra nguồn lợi trực tiếp đối với chăn nuôi.
7. Thực hiện và tính bền vững
7.1. Những vấn đề và trở ngại
Có một tính đa dạng có ý nghĩa về nguồn gene khoai lang tại Việt Nam với việc phát triển
các dòng/giống triển vọng từ công việc chọn giống cây trồng sử dụng thân lá, hoặc sử dụng
ngọn. Có một số ít giống không qua lai tạo nhưng cũng được sản xuất. Vì vậy, để cải thiện
dân chúng một cách trực tiếp có ý nghĩa vi
ệc chấp nhận cho sản xuất cần phải tính đến loài
cây này mang lại.
7.2. Các lựa chọn
Khoai lang là cây trồng giao phấn tự do có bộ nhiễm sắc thể (2n = 6X = 90) và là cơ hội tốt
để chọn ra những giống tốt hơn khi sử dụng phương pháp lai tạo có định hướng. Các dòng có
nguồn gene phù hợp sẽ là chìa khoá cho sự thay đổi nguồn gene (determined using DNA
fingerprinting) tạo ra sự gắn kết theo cách làm này và việc sử dụng các công nghệ tiên ti
ến.
7.3. Tính bền vững
Tại Mỹ (USA) có một sự lo lắng về sự ra đi của một số ít gene trong khoai lang trong việc
chọn giống cây trồng. Điều này có ý nghĩa nghĩa rất quan trọng trong dự án này nhằm thay
đổi các đặc tính về khả năng kháng bệnh phần chính thuộc về trồng khoai lang ở những
vùng khác nhau. Điều này sẽ ngăn ngừa điểm yếu kiểu gene bị
tổn thương tới năng suất, hạn
chế sâu, bệnh hại.

8. Những bước quyết định tiếp theo
Đưa ra kế hoạch cho 6 tháng tiếp theo
− Tháng 9/08: Phân tích số liệu năm 2008 vụ Xuân tại tỉnh Quảng Trị
− Tháng 9/08: Hội nghi với nông dân đầu tiên tại (Thanh Hóa và Bắc Giang)
− Tháng 9 và 10/08: Kế hoạch thí nghiệm vụ đầu tại tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang
− Tháng 10/08: Hội thảo với các nhà khoa học và khuyến nông tại Viện CLT-CTP
− Tháng 1/09: Kế hoạch thí nghiệm tại tỉnh Quảng Trị
− Tháng 2/09: Thu thí nghiệm lần đầ
u tại tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang
− Tháng 3/09: Phân tích và hoàn thiện thí nghiệm lần thứ nhất
− Tháng3 và 4/09: Thăm Úc và Hội thảo
− Tháng 3/09: Thu thí nghiệm tại tỉnh Quảng Trị
9. Kết luận
Đánh giá tác động của dự án đến đối tác/ người được hưởng lợi sẽ được trình bày trong Báo
cáo kết thúc dự án

×