Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam " MS4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.51 KB, 25 trang )


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)






008/07VIE
Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có
chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến
tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam



MS4: Đánh giá và chọn lọc một số giống khoai
lang mới tại các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa và
Quảng Trị, 2008 - 2009










Tháng 7 năm 2008

2


Thông tin về tổ chức nghiên cứu
Tên dự án
008/07VIE_Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống
cây có củ có chất lượng hàng hoá cao sử dụng cho mục
đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam
Tổ chức Nghiên cứu phía VN
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
Chủ nhiệm dự án phía VN
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất
Tổ chức phía Úc
Khoa Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên nhiên,
trường Đại học Sydney
Đại diện phía Úc
GS.TS. Les Copeland
Thời gian bắt đầu
02/2008
Thời gian hoàn thành (gốc)
12/2009
Thời gian hoàn thành (điều chỉnh)
02/2010
Thời hạn báo cáo
Sáu tháng một lần

Thông tin liên lạc
Phía Úc: Chủ dự án
Tên:
GS.TS. Les Copeland
Telephone:
+61 2 9351 2935
Vị trí:

Giáo sư
Fax:
+ 61 2 9351 2945
Tổ chức
Khoa Nông nghiệp, Lương
thực và Tài nguyên thiên
nhiên, trường Đại học Sydney
Email:


Phía Úc: Thông tin hành chính
Tên:
Annette Vervoort
Telephone:
61 2 9351 8795
Vị trí:
Thu ký hành chính
Fax:
61 2 9351 4172
Tổ chức
Khoa Nông nghiệp, Lương thực
và Tài nguyên thiên nhiên,
trường Đại học Sydney
Email:


Phía Việt Nam:
Tên
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuất
Telephone:

0320 716395
Vị trí:
Giám đốc
Fax:
0320 716385
Tổ chức
Việ
n Cây lương thực và Cây thực
phẩm
Email:


3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án "Nghiên cứu chọn lọc và phát triển các giống cây có củ có chất lượng
hàng hoá cao sử dụng cho mục đích chế biến tại Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam"
có các mục tiêu sau:
1. Lựa chọn một số giống khoai lang từ bộ giống khoai lang của Viện Cây lương
thực có khả năng thích hợp với điều kiện canh tác tại khu vực miền Bắc, miền
Trung, Việt nam giúp cho mục đích chế biến.
2. Phát triển và đánh giá một số phương pháp chế biến khoai lang, (qui trình sản
xuất bột, chips và rượu từ củ khoai lang)
3. Phát triển phương pháp cách ủ chua thân lá, củ khoai lang phục vụ cho chăn nuôi
tại chỗ cho các hộ nông dân.
4. Tăng cường năng lực nghiên cứu của cán bộ khoa học và khuyến nông Việt Nam
về kỹ thuật nâng cao chất lượng cây trồng, công nghệ bảo quản, chế biến, kỹ thuật
phân tích chất lượng sản phẩm, sản xuất giống sạch bệnh.
5. Nâng cao sự hiểu biết cho người dân để phát triển qui trình kỹ thuật chăm sóc cây
khoai lang như là một phần của hệ thống canh tác bền vững.

6. Xây dựng mô hình trình diễn giống tốt công nghệ sản xuất tiên tiến, tổ chức các
hội nghị đầu bờ nhằm truyền bá kiến thức tới người nông dân.
7. Việc nghiên cứu một số giống khoai lang mới và biện pháp kỹ thuật tại các tỉnh
Bắc Giang, Thanh Hóa và Quảng Trị năm 2008-2009 nhằm chọn ra giống khoai
lang mới phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là rất cần thiết.
Dưới đây là kết quả thu được từ các thí nghiệm triển khai tại 10 địa phương thuộc 3
tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
II. MỤC TIÊU
- Chọn ra được 1-2 giống khoai lang tốt nhất có năng suất cao chất lượng tốt cho 3 tỉnh
Quảng Trị, Thanh Hoá và Bắc Giang.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
1. Viện Cây lương thực
2. Bắc Giang (Bich Sơn, Việt Yên, Ngoc Châu, Tân Yên, Mai Trung, Hiệp Hoà)
3. Thanh Hoa (Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Quảng Lưu, Quang Xương, Đông Thành, Đông
Sơn)
4. Quảng Trị (Vĩnh Thái, Vĩnh Linh, Gio Hải, Gio Linh, Hai Quy, Hai Lang,)
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Gồm 10 giống được chọn lựa từ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và lấy giống
khoai lang Hoàng Long hoặc giống khoai địa phương làm giống đối chứng.

4
3.1.3. Kiểu thí nghiệm
- Ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD)
- Diện tích thí nghiệm: 11 giống x 4 nhắc x 15 m
2
= 660 m
2


- Diện tích bảo vệ: 340 m
2

- Tổng: = 1,000 m
2

3.1.4. Sơ đồ thí nghiệm

Nhắc 1 Nhắc 2 Nhắc 3 Nhắc 4
Kl5 So 8 Kl5 VC.97-6-2
KB1 HT2 KB1 TM1
So 8 VC.02-193 VC.97-6-2 VC.01
HT2 KB1 VC.04-24 VC.04-24
TM1 Hoàng Long TM1 Kl5
VC.01 KL5 VC.02-193 KB1
VC.68-2 VC.04-24 VC.68-2 So 8
VC.97-6-2 VC.01 So 8 Hoàng Long
VC.04-24 TM1 HT2 HT2
VC.02-193 VC.97-6-2 VC.01 VC.68-2
Hoàng Long VC.68-2 Hoàng Long VC.02-193

3.1.5. Phương pháp trồng
- Cắt và trồng cho toàn bộ các điểm thí nghiệm với các vật liệu sạch bệnh.
- Khoảng cách trồng: giữa hai cây trong hàng là 0.2m. và mật độ trồng là 40.000 cây/ha.
- Trồng dây thẳng theo mặt luống
3.1.6. Thời gian trồng: Đông và Xuân 2008-2009
Thanh Hoá và Bắc giang: 5-10 tháng 10 năm 2008
Quang Trị: 15-20 tháng 12 năm 2008
3.1.7.Phương pháp bón phân


Phân bón kg /ha Kg(NPK)/ha
Phân chuồng 15,000 -
Urea 150 60-70 kg N/ha
Lân Super 550 90-100 kg P/ha
Ka li 220 120 kg K/ha

- Toàn bộ phân chuồng và phân lân được tập trung vào lúc bón lót, công với 30% phân
urea và 30% phân kali được bón trước khi trồng.
- Một nửa số phân đạm và kali còn lại được bón sau trồng 20-25 ngày. Số phân còn lại
được bón hết vào thời điểm 40-45 ngày sau trồng.
3.1.8. Phòng trừ sâu bệnh hai
Cần phát hiện và cần thiết sử dụng bẫy bả, thuốc hoá học để điều khiển bọ hà và đối
tượng sâu xám có thể dùng tay để bắt.

5
3.1.9. Nước tưới:
- Mô hình được tưới nước sau khi bón phân ba ngày.
3.1.10.Thu thập số liệu thu hoạch;
- Củ khoai lang được thu hoạch từ giữa của 4 m dài theo luống của mỗi công thức. - Củ
khoai lang được theo dõi các chỉ tiêu bị hại bởi các yếu tố sâu, bệnh, bị gãy/công thức.
- Đếm số củ trong mỗi công thức.
- Cân khối lượng củ (Khối lượng và đếm số củ) củ to có trọng lượng từ; 30-50g, 51-100g
và >100g, củ nhỏ <30g.
3.1.11. Cán bộ tham gia:
- Viện Cây lương thực: Nguyễn Văn Tuất, Trương Công Tuyện, Nguyễn Đạt Thoại,
Trương Thị Thuỷ, Nguyễn Phan Anh, Trần Quốc Anh, Đỗ Thị Liễu, và Nguyễn Thị Hiền
- Trường Đại học Sydney: Les Copeland, Peter Sharp, Richard Trethowan
3.12. Xử lý thống kê- +Các số liệu được tập hợp và xử lý thống kê theo phần mềm do
chuyên gia Úc giúp.
3.2. Nội dung nghiên cứu

- Giới thiệu đặc điểm, nguồn gốc chọn tạo các giống khoai lang mới
- Đặc tính thực vật học của 11 giống tham gia thí nghiệm
- Đặc điểm khí hậu thời tiết năm 2008-2009 tại 3 tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá và Quảng
Trị
- Kết quả đánh giá và chọn lọc giống khoai mới tại Bắc Giang
- Kết quả đánh giá và chọn lọc giống khoai mới tại Thanh Hoá
- Kết quả đánh giá và chọn lọc giống khoai mới tại Quảng Trị
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu đặc điểm, nguồn gốc chọn tạo các giống khoai lang mới
4.1.1. Nguồn gốc chọn tạo của các giống khoai lang:
1. Giống khoai lang KL5:
Giống KL-5 (từ tổ hợp thụ phấn tự do (Open Pollinated) của giống số 8). Thân lá
trung bình, lá xẻ thuỳ sâu khả năng sinh trưởng khoẻ và tái sinh nhanh, thích hợp
cho việc cắt tỉa thân lá định kỳ. Thân lá mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc.
Năng suất thân lá 25-30 t
ấn/ha, năng suất củ rất cao, trung bình đạt 20- 22tấn/ha
nếu thâm canh có thể đạt 28-30 tấn/ha.
2. Giống khoai lang Số 8:
Giống khoai lang Số 8 được lai tạo từ hai giống 1b Miền Nam × Bất Luận Xuân,
là giống có tiềm năng năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 120 ngày.
Trong điều kiện bình thường giống Số 8 cho năng suất từ 12 - 15 tấn củ/ha, nếu
thâm canh cao có thể đạt được 20 - 25 tấn củ
/ha. Giống có tính thích ứng rộng.
3. Giống khoai lang KB1:
Giống khoai lang KB1 là giống được chọn từ tổ lai tự nhiên (Open Pollinated)
giống mẹ là Regal (có nguồn gốc từ Mỹ) ký hiệu dòng là: 93-65-629. Gièng KB-

6
1có đặc điểm lá non có màu tím, lá trưởng thành có hình tam giác màu xanh.
Dạng củ thuôn nhẵn, vỏ củ màu trắng, ruột củ màu trắng ngà.

4. Giống khoai lang HT2:
Giống khoai lang HT2 được chọn lọc từ một giống địa phương của Hà Tây, ký
hiệu: HT2. Giống HT2 có đặc điểm lá non và lá trưởng thành hình tam giác xanh
nhạt có răng cưa ở phía ngoài. Dạng củ thuôn nhẵn, củ dài màu vỏ trắng, củ có độ
bở cao hương vị ngon rất thích hợp cho ăn tươi. Năng suất đạt 20-22 tấn/ha.
5. Giống khoai lang TM1:
Giống khoai lang TM1 được chọn lọc từ một giống địa phương của Hải Dương,
ký hiệu: TM1. Giống TM1 có đặc điểm lá non và lá trưởng thành hình tim, màu
xanh nhạt có răng cưa ở phía ngoài. Dạng củ dài, củ màu đỏ hồng, ruột củ màu
trắng.Năng suất đạt 18-22 tấn/ha.
6. Giống khoai lang VC01:
Giống khoai lang VC01 được chọn lọc từ một giống địa phương của Thái Bình,
ký hiệu là VC01. Giống VC01 có đặc điểm thân bò, lá non và lá trưởng thành
hình tim màu xanh. Dạng củ dài, vỏ có màu trắng ngà, ruột củ màu trắng. Năng
suất củ đạt 18-20 tấn/ha.
7. Giống khoai lang VC68-2:
Giống khoai lang VC86-2 được nhập nội từ CIP, ký hiệu là VC86-2. Giống khoai
lang VC68-2 có dạng thân bò, thân và lá có màu xanh đậm, lá dạng hình tim.
Dạng củ tròn, vỏ củ màu tím, ruột củ màu trắng ngà.Năng suất đạt 25-28tấn/ha.
8. Giống khoai lang VC97-6-3:
Giống khoai lang VC97-6-3 được chọn lọc từ tổ hợp lai tự do của giống khoai
lang 97-6. Giống có dạng thân bò, lá và thân có màu xanh nhạt, lá dạng hình tim.
Củ có dạng tròn, vỏ củ màu trắng, ruột củ màu trắng ngà. Năng suất trung bình
của VC97-6-3 đạt 22-25 tấn/ha.
9. Giống khoai lang VC04-24:
Giống khoai lang VC04-24 được chọn lọc từ tổ hợp lai ký hiệu là VC04-24.
Giống khoai lang VC04-24 có đặc điểm dạng thân nửa đứng, thân và lá có màu
xanh nhạt. Lá trưởng thành hình tim xẻ thu
ỳ nông, dạng củ tròổnguột củ màu
vàng có điểm hồng. Năng suất đạt từ 20-22 tấn/ha.

10. Giống khoai lang VC02-193:
Giống khoai lang VC02-193 được chọn lọc từ tổ hợp lai tự do (Open Pollinated)
của giống khoai lang KB4. Giống khoai lang VC02-193 có đặc điểm dạng thân
bò, thân màu xanh nhạt, lá màu xanh đậm, lá trưởng thành xẻ thuỳ sâu. Củ có màu
trắng, dạng củ dài, ruột củ màu trắng ngà. Năng suất củ trung bình đạt 20-22
tấn/ha.
11. Giống khoai lang Hoàng Long:
Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập nội vào nước ta
từ năm 1969. Hiện được trồng phổ biến ở nhiều địa phương. Thân bò màu vàng,
lá hình tim, lá non phớt tím. Vỏ củ màu hồng, thịt củ màu ngà. Năng suất củ khá
cao, năng suất thân trung bình. Chất lượng củ trung bình. Khả năng ra hoa đậu
quả trung bình.

7

4.2. Đặc tính thực vật học của 11 giống tham gia thí nghiệm
Kết quả trong bảng 1 cho thấy mỗi một giống có những đặc điểm thực vât học
riêng biệt nhìn chung các giống khoai lang có dạng thân nửa đứng hoặc là bò lan. Màu
sắc thân các giống có màu xanh đến xanh đậm. Tuy nhiên giống khoai lang Hoàng Long
có thân màu tím. Về màu sắc lá các giống có màu xanh hoặc xanh đậm. Riêng giống
khoai lang Hoàng Long lá có màu tím nhạt. Dạng lá của các giống tham gia thí nghiệm
cũng khá khác nhau có giống xẻ thuỳ sâu, giống xe thuỳ nông, có giống có lá dạng hình
tim, có giống dạng hình tim nhưng có răng cưa (bảng 1)
Bảng 1: Các đặc tính thực vật học của 11 giống khoai lang trong dự án CARD

STT Chỉ
tiêu

Giống
Dạng

thân
Màu sắc
thân
Màu sắc

Dạng lá
Màu sắc
củ
Dạng
củ
Màu sắc
ruột củ
1 KL5 Nửa đứng Xanh Xanh Xẻ thuỳ sâu Đỏ Dài Trắng ngà
2
Số 8 Nửa đứng
Xanh
đậm
Xanh
đậm
Xẻ thuỳ Đỏ tím Dài Vàng ngà
3
KB1 Nửa đứng Xanh
Xanh
nhạt
Tim Trắng ngà Tròn
Vàng ngà có
điểm tím
4 HT2 Nửa đứng Xanh Xanh Xẻ thuỳ nông Trắng Dài Trắng
5
TM1 Nửa đứng Xanh Xanh

Tim có răng
cưa
Đỏ hồng Dài Trắng
6 VC01 Bò Xanh Xanh Tim Trắng ngà Dài Trắng
7
VC68-2 Bò
Xanh
đậm
Xanh
đậm
Tim Tím Tròn Trắng ngà
8 VC97-
6-3

Xanh
nhạt
Xanh
nhạt
Tim Trắng ngà Tròn Trắng ngà
9 VC04-
24
Nửa đứng
Xanh
nhạt
Xanh
nhạt
Xẻ thuỳ nông Tím Tròn
Vàng có
điểm hồng
10 VC02-

193
Bò Xanh
Xanh
đậm
Xẻ thuỳ sâu Trắng Dài Trắng ngà
11 Hoàng
long
Bò Tím Tím Tim Hồng Tròn Vàng

4.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết năm 2008-2009 tại 3 tỉnh Bắc Giang, Thanh Hoá và
Quảng Trị
4.3.1. Nhận xét thí nghiệm tại Bắc Giang
Cây khoai lang có nguồn gốc nhiệt đới. Để thân lá sinh trưởng thuận lợi, hình
thành và phát triển tốt khoai lang cần nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ thích hợp là
khoảng 21-23
o
C. Vốn có nguồn gốc nhiệt đới nên cây khoai lang có phản ứng với ánh
sáng ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng thích hợp trong một ngày từ 8-10 giờ.


8
Bảng 2: Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Bắc Giang năm 2008

Tháng Nhiệt độ trung bình
(
0
C
Tổng lượng
mưa (mm)
Độ ẩm không

khí (%)
Tổng số giờ
nắng
1 14.9 4.3 86 77.0
2 13.5 14.1 78 51.0
3 20.1 46.5 88 88.0
4 23.3 86.7 90 90.0
5 25.7 97.0 83 110.0
6 26.1 118.4 84 130.0
7 27.9 110.0 80 180.0
8 27.4 145.2 85 160.0
9 26.2 249.6 87 121.0
10 29.8 292.6 87 176
11 20.5 237.8 79 153
12 17.3 16.8 76 130
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Giang
Bảng 3: Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Bắc Giang năm 2009

Tháng Nhiệt độ trung bình
(
0
C
Tổng lượng
mưa (mm)
Độ ẩm không
khí (%)
Tổng số giờ
nắng
1 14.9 1.4 75 95
2 21.9 13.3 86 55

3 20.5 42.3 84 54
4 22.7 54.3 85 65
5 24.7 98.5 86 80
6 25.6 120.6 87 110
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Giang

Thí nghiệm tại Bắc Giang bắt đầu từ 5-10/10/2008 thu hoạch vào 15/2 /2009 thông qua
số liệu thời tiết tại bảng 2 và 3 cho thấy:
- Giai đoạn đầu trồng khoai lang tháng 10 và tháng 11 nhiệt độ tương tối tốt để
cho khoai lang sinh trưởng và phát triển (tháng 10 nhiệt độ là 29.8
0
C, tháng 11
là 20.5
0
C) bảng 2.
- Đến giai đoạn phình to củ tháng 12 và tháng 1 năm sau nhiệt độ đột ngột hạ quá
thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tích luỹ chất dinh dưỡng về củ. Nhiệt
độ lúc này chỉ còn 17.3
0
C tại tháng 12 và 14.9
0
C tại tháng 1 năm sau. Ngoài ra
số giờ chiếu sáng suốt từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 2 năm 2009 là quá thấp
biến động từ 5.1 giờ/ngày tại tháng 11/2008, 4.3 giờ/ngày tại tháng 12/2008, 3.1
giờ/ngày tại tháng 1/2009.
Nếu so với tiêu chuẩn về nhu cầu về nhiệt độ (21-23
0
C) và số giờ chiếu sáng (8-
10giờ/ngày) thì thì thí nghiệm tại Bắc Giang bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố
ngoại cảnh.



9
4.3.2. Nhận xét thí nghiệm tại Thanh Hoá

Bảng 4: Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Thanh Hoá năm 2008

Tháng Nhiệt độ trung bình
(
0
C
Tổng lượng
mưa (mm)
Độ ẩm không
khí (%)
Tổng số giờ
nắng
1 15.9 84.3 86 77.0
2 13.5 15.1 78 31.0
3 20.1 26.5 88 106.0
4 24.3 116.7 90 110.0
5 26.7 97.0 83 192.0
6 28.1 188.4 84 130.0
7 28.9 110.0 80 185.0
8 28.4 145.2 85 169.0
9 27.2 349.6 87 121.0
10 25.7 348.2 86 92.0
11 21.7 106.0 77 129.0
12 18.6 18.6 78 107.0
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá


Bảng 5: Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Thanh Hoá năm 2009

Tháng Nhiệt độ trung bình
(
0
C
Tổng lượng
mưa (mm)
Độ ẩm không
khí (%)
Tổng số giờ
nắng
1 16.2 8.6 78 113.0
2 22.0 39.2 88 105.0
3 19.9 35.4 89 61.0
4 23.6 133.5 90 93.0
5 26.0 178.3 87 162.0
6 27.7 190.5 87 155.0
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá

Thí nghiệm tại Thanh Hoá bắt đầu từ 5-10/10 năm 2008 thu hoạch vào 15/2 năm
2009 thông qua số liệu thời tiết tại bảng 4 và 5 cho thấy:
- Giai đoạn đầu trồng khoai lang tháng 10 và tháng 11 nhiệt độ tương tối tốt để
cho khoai lang sinh trưởng và phát triển (tháng 10 nhiệt độ là 25.7
0
C, tháng 11
là 21.7
0
C) bảng 2a.

- Đến giai đoạn phình to củ tháng 12 và tháng 1 năm sau nhiệt độ đột ngột hạ
xuống nhưng không quá thấp như ở tỉnh Bắc Giang nên đỡ ảnh hưởng đến quá
trình tích luỹ chất dinh dưỡng về củ. Nhiệt độ lúc này chỉ còn 18.6
0
C tại tháng
12 và 16.2
0
C tại tháng 1 năm 2009. Ngoài ra số giờ chiếu sáng biến động giữa
các tháng trong năm đạt 4.3 giờ/ngày tại tháng 11/2008, 3.5giờ/ngày tháng
12/2008, 2.5giờ/ngày tháng 1/2009.

10
Nếu so với tiêu chuẩn về nhu cầu về nhiệt độ (21-23
0
C) và số giờ chiếu sáng
(8-10giờ/ngày) thí nghiệm tại Thanh Hoá cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố
ngoại cảnh.
4.3.3. Nhận xét thí nghiệm tại Quảng Trị
Thí nghiệm tại Quảng Trị bắt đầu từ 15-20/12 năm 2008 thu hoạch vào 15-20 /4
năm 2009 thông qua số liệu thời tiết tại bảng 6:
- Giai đoạn đầu trồng khoai lang tháng 15/12/2008 và tháng 1/2009 nhiệt độ
tương tối thấp ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng và phát triển khoai lang
(nhiệt độ tháng 1 năm 2009 là 18.1
0
C, tháng 2 là 23.5
0
C) bảng 6.
- Đến giai đoạn phình to củ tháng 2 (23,5
0
C) và tháng 3 (24.1

0
C) năm 2009 nhiệt
độ khá ổn định và thích hợp cho khoai lang tích luỹ chất dinh dưỡng về củ. Tuy
nhiên, số giờ chiếu sáng/ ngày rất thấp (tháng 1 đạt 2.3giờ/ngày, tháng 2 đạt
4.4giờ/ngày, tháng 3 đạt 4.1 giờ/ngày) nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
quang hợp.
Nếu so với tiêu chuẩn về nhu cầu về nhiệt độ (21-23
0
C) và số giờ chiếu sáng (8-
10giờ/ngày) thì thí nghiệm tại Quảng Trị cũng bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố
ngoại cảnh.

Bảng 6: Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Quảng Trị năm 2009

Tháng Nhiệt độ trung bình
(
0
C
Tổng lượng
mưa (mm)
Độ ẩm không
khí (%)
Tổng số giờ
nắng
1 18,1 190.0 86 69
2 23,5 15.9 89 132
3 24,1 70.4 93 123
4 25,6 100.5 86 115
5 27,1 315.0 85 210
6 30,3 13.7 75 80

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị
4.4. Kết quả đánh giá và chọn lọc giống khoai lang mới tại Bắc Giang và Thanh Hóa
Từ kết quả thu được tại bảng 7 cho thấy: Nếu xét chung cho tất cả các điểm thí
nghiệm cho từng giống, có 2 giống khoai lang có khối lượng trung bình củ lớn đó là
giống KB1 đạt 73.43g, tiếp đến là giống VC 04-24 đạt 71.37g vượt xa giống đối hứng
Hoang Long và giống địa phương. Tuy nhiên chỉ số này có sự chênh lệch đáng kể các
giống ở giữa các điểm nghiên cứu từ điểm nghiên cứu S1 cho đén điểm S6 (Số liệu bảng
7). Các điểm S1, S2 và S5 có chỉ số trung bình củ đều cao hơn só với các điểm S3, S4 và
S6. Như vậy, ngoài yếu tố giống, yếu tố môi trường (bao gồm yếu tố đất đai, khí hậu thời
tiết) cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu trung bình củ của các giống khoai lang


11
Bảng 7: Khối lượng trung bình củ của các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ
đông năm 2008 (g)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
82.08 70.32 66.5 56.23 82.46 35.67
65.54
KB1
83.53 111.76 64.71 64.81 78.82 36.92
73.43
Số 8
90.65 99.56 36.04 52.1 72.52 42.85
65.62
HT2
83.86 79.73 55.01 43.19 71.16 38.58
61.92

TM1
68.37 83.34 86.75 48.48 68.18 40.42
65.92
VC.01
73.13 85.85 43.53 55.56 77.42 40.55
62.67
VC.68-2
91.97 79.16 43.84 73.76 77.23 43.47
68.24
VC.97-6-3
77.11 47.76 56.95 58.74 68.14 37.44
57.69
VC 04-24
97.9 89.34 42.94 71.72 78.14 48.2
71.37
VC02-193
78.16 92.83 59.28 46.48 77.92 42.4
66.18
Hoang Long
75.29 132.59 38.24 39.72 53.5 40.95
63.38
Local variety
80.85 117.4 51.63 45.99 58 43.12
66.17
TB
81.91 90.80 53.79 54.73 71.96 40.88 65.68
LSD
20.03 44.4 31.31 12.75 10.107 6.065

CV%

14.4 28.9 34.4 13.8 8.3 8.8

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

Khi đánh giá hàm lượng chất khô củ của các giống tham gia thí nghiệm tại 2 tỉnh
Thanh Hóa và Bắc Giang số liệu bảng 8 đã chỉ ra rằng: có 2 giống có hàm lượng chất khô cao
nhất đó là: giống HT2 đạt 25.65% và VC.01 đạt 25.38%, Ngoài ra, các giống hàm lượng chất
khô biến động từ 20-23% (số liệu bảng 8). Các chỉ tiêu của 2 giống trên vượt xa giống khoai
lang đối chứng Hoàng Long (21.29%) và giống địa phương (20.49%). Tuy nhiên, trong cùng 1
giống các điểm khác nhau tỷ lệ chất khô cũng khác nhau ví dụ: giống khoai lang HT2 tại điểm
S1 đạt 23.37%, nhưng điểm S2 đạt 33.5% và điểm S6 đạt 30.73% Tuy nhiên tại điểm S3 tỷ lệ
chất khô chỉ đạt 18.57%. Như vậy rõ ràng ngoài yếu tố giống, yếu tố môi trường của từng vùng
sinh thái đã tác động rất mạnh đến năng suất và chất lượng củ của các giống khoai lang .
Nguyên nhân tác động chủ yếu
ở dây là do điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông tại 2 tỉnh Thanh
Hóa và Bắc Giang không thuận lợi nên hàm lượng chất khô của các giống chưa phản ánh được
tiềm năng của các giống.


12
Bảng 8: Tỷ lệ chất khô củ của các giống khoai lang ở các điểm thí nghiệm vụ đông
năm 2008 (%)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
20.13 20.63 19.17 20.97 18.9 20.2

20.00
KB1
18.63 26.17 19.9 21.73 19.77 23.97
21.70
Số 8
23.37 27.87 19.5 21.23 23.83 22.47
23.05
HT2
24.6 33.5 18.57 21.37 25.1 30.73
25.65
TM1
22.5 23.7 19.07 20.87 18.67 18.2
20.50
VC.01
27.53 29.1 19.13 23.0 27.13 26.4
25.38
VC.68-2
23.57 26.13 18.9 22.43 25.23 20.23
22.75
VC.97-6-3
24.1 20.67 18.97 22.77 20.67 20.5
21.28
VC 04-24
20.33 27.2 19.33 18.87 18.2 20.9
20.81
VC02-193
20.13 28.63 18.83 21.93 20.87 18.8
21.53
Hoang Long
21.57 24.47 18.17 22.87 21.77 18.9

21.29
Local variety
20.23 21.73 19.2 19.83 20.73 21.23
20.49
TB
22.22 25.82 19.06 21.49 21.74 21.88 22.03
LSD
3.317 3.969 1.651 1.904 2.34 3.056

CV%
8.8 9.1 5.1 5.2 6.4 8.2

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

Bảng 9: Tỷ lệ chất khô thân lá các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ đông
năm 2008 (%)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
11.503 11.137 11.186 9.916 11.699 10.723
11.03
KB1
9.867 11.147 10.825 10.544 11.921 9.407
10.62
Số 8
12.967 12.05 12.13 11.82 13.607 10.733

12.22
HT2
11.751 11.19 12.011 11.418 13.102 11.741
11.87
TM1
10.103 11.51 11.198 11.082 12.564 9.52
11.00
VC.01
10.937 12.21 12.294 11.159 12.985 11.687
11.88
VC.68-2
12.897 8.753 10.284 10.344 11.355 10.743
10.73
VC.97-6-3
10.01 12.837 11.857 10.792 12.118 10.617
11.37
VC 04-24
10.027 12.57 11.328 9.239 11.311 10.103
10.76
VC02-193
9.54 11.31 11.303 11.246 13.225 9.373
11.00
Hoang Long
10.137 12.083 12.08 11.89 13.514 10.643
11.72
Local variety
10.013 11.417 11.536 13.311 13.311 9.88
11.58
TB
10.81 11.52 11.50 11.06 12.56 10.43 11.31

LSD
1.477 1.899 0.99 1.268 2.316 1.402

CV%
8.1 9.7 5.1 6.8 10.9 7.9

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

13
Tương tự khi phân tích tỷ lệ chất khô thân lá của các giống số liệu được trình bày
tại bảng 9 cho thấy: Tỷ lệ chất khô thân lá của các giống biến động từ 10,62- 12.22%.
Giống có tỷ lệ chất khô cao nhất là giống Số 8 đạt 12.22%. Các giống khác tỷ lệ chất khô
tương đương nhau. Khi xét trên cùng một điểm thí nghiệm, các giống khoai lang khác
nhau tỷ lệ chất khô thân lá cũng rất khác nhau. Ngoài ra, ngay trên một giống ở các điểm
thí nghiệm khác nhau các chỉ số chất khô thân lá cũng khác nhau.

Bảng 10: Năng suất thân lá các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ đông năm
2008 (tấn/ha)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
8.356 3.711 6.511 8.691 10.827 3.356
6.91
KB1
7.867 3.244 4.311 8.367 10.156 3.244
6.20

Số 8
8.711 3.911 4.956 8.601 11.224 3.711
6.85
HT2
6.778 4.60 6.156 7.853 10.018 4.60
6.67
TM1
8.267 4.80 6.889 9.832 13.576 4.689
8.01
VC.01
8.333 4.60 6.178 9.028 12.10 4.40
7.44
VC.68-2
7.022 4.644 2.444 9.476 12.662 4.644
6.82
VC.97-6-3
7.689 11.131 4.689 8.988 11.131 3.644
7.88
VC 04-24
10.644 3.644 5.4 9.06 11.453 3.422
7.27
VC02-193
9.6 4.844 5.644 9.422 11.667 4.844
7.67
Hoàng Long
6.956 3.333 3.889 7.989 10.2 3.333
5.95
Local variety
8.378 3.622 6.489 8.087 10.884 3.622
6.85

TB
8.22 4.67 5.30 8.78 11.32 3.96 7.04
LSD
1.325 1.523 1.378 0.858 1.212 1.373

CV%
9.5 19.2 15.4 5.8 6.3 20.5

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

Về năng suất thân lá khoai lang của các giống khoai lang mới được đánh giá tại Bắc Giang và
Thanh Hóa thông qua bảng 10 cho thấy:
- Do điều kiện thời tiết bất thuận cho khoai lang sinh trưởng và phát triển vụ Đông
2008 như đã phân tích ở bảng 2,3,4 và 5 đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và
phát triển khoai lang. Chính vì vậy năng suất chỉ số năng suất thân lá khoai lang tại
bảng 10 là thấp so với yêu câu đặt ra. Giố
ng TM1 cho năng suất thân lá cao nhất chỉ
đạt 8.01 tấn/ha và giống có năng suất thân lá thấp nhất là giống Hoàng Long (đối
chứng) đạt 5.95 tấn/ha và giống địa phương (6.85tấn/ha).
- Ngoài ra, khi xét trong cùng 1 giống năng suất thân lá cũng không đồng đều giữa các
điểm (bảng 10). Do vậy, việc đánh giá các giống để cho phù hợp với từng vùng sinh
thái là rất cần thiết. Vì có giống thích nghi cho vùng này lại không thích nghi cho
vùng khác hoặc do yếu khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ủa
các giống khoai lang là rất lớn.


14

Khi đánh giá năng suất củ của các giống khoai lang mới tại các điểm thí nghiệm
tại tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang qua bảng 11 cho thây: Nhìn chung năng suất củ của các
giống khoai lang chưa thể hiện rõ tiềm năng suất của nó do các yếu tố thời tiết mang lại
nên ảnh hưởng chung toàn thể các điểm thí nghiệm. Tuy nhiên, có 3 giống khoai lang
mới có năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng Hoàng Long (đạt 10.62 tấn/ha) và giống
địa phương (đạt 10.13tấn/ha) đó là giống: VC68-2 đạt 13.75 tấn/ha, giống VC 04-24 đạt
14.94 tấn/ha và giống VC 02-193 đạt 13.64 tấn/ha. Xét chung toàn bộ các điểm triển khai
thí nghiệm thì điểm S1 có năng suất củ khoai lang là cao nhất, các điểm từ S2 đến S6
năng suất củ khoai lang của các giống thấp hơn điểm S1.

Bảng 11: Năng suất củ của các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ đông năm
2008 (tấn/ha)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
17.867 10.667 10.289 11.408 11.327 11.156
12.12
KB1
19.356 10.622 12.133 12.117 11.544 11.044
12.80
Số 8
17.778 10.733 10.467 10.612 10.824 11.244
11.94
HT2
15.133 9.378 9.644 10.513 10.538 11.622
11.14
TM1
14.422 12.0 11.222 11.29 11.98 9.422
11.72

VC.01
14.889 10.356 9.733 10.637 8.873 9.044
10.59
VC.68-2
19.289 13.556 13.8 11.877 12.931 11.022
13.75
VC.97-6-3
15.889 13.0 9.933 11.322 10.756 10.267
11.86
VC 04-24
22.622 11.133 12.511 15.156 14.333 13.871
14.94
VC02-193
19.511 12.0 11.778 14.3 13.556 10.689
13.64
Hoang Long
18.40 8.822 7.844 9.933 10.133 8.60
10.62
Local variety
18.733 10.156 7.00 7.678 7.80 9.40
10.13
TB
17.82 11.04 10.53 11.40 11.22 10.62 12.10
LSD
1.873 1.281 2.676 0.698 0.757 1.827

CV%
6.2 6.9 15 3.6 4 10.2

Ghi chú:

S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

Đánh giá năng suất tổng số của các giống triển khai tại các điểm thí nghiệm từ số liệu
bảng 12 cho thấy:
- Nhìn chung các giống khoai lang mới có năng suất tổng số cao hơn giống đối chứng và
giống địa phương biến động từ 17.81 -22.21tấn/ha.
- Có 3 giống có năng suất tổng số cao nhất thuộc về giống: VC.68-2 đạt 20.56 tấn/ha;
giống VC 04-24 đạt 22.21 tấn/ha; giống VC 02-193 đạt 21.31 tấn/ha trong khi giống
khoai lang đối chứng Hoàng Long đạt 16.57 tấn/ha và giống địa phương đạt 16.97
tấn/ha (bảng 12).
- Trong 6 điểm triển khai thí nghiệm tại điểm S1 và điểm S5 tiềm năng các giống khoai
lang mới thể hiện tương đối rõ nét. Tại điểm S1, giống khoai lang VC 04-24 đạt tới
33.267 tấn/ha và giống VC02-193 dạt 29.111 tấn/ha, giống VC.68-2 đạt 26.311 tấn/ha.
Tại điểm S5 nă
ng suất các giống khoai lang trên cũng được xác định lại (bảng 12).

15

Bảng 12:Năng suất tổng số các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ đông năm
2008 (tấn/ha)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
26.222 14.378 16.8 20.099 22.153 14.511
19.03
KB1
27.222 13.867 16.444 20.483 21.70 14.289

19.00
Số 8
26.489 14.644 15.422 19.213 22.049 14.956
18.80
HT2
21.911 13.978 15.8 18.367 20.556 16.222
17.81
TM1
22.689 16.80 18.111 21.122 25.556 14.111
19.73
VC.01
23.222 14.956 15.911 19.664 20.973 13.444
18.03
VC.68-2
26.311 18.20 16.244 21.352 25.593 15.667
20.56
VC.97-6-3
23.578 24.131 14.622 20.31 21.887 13.911
19.74
VC 04-24
33.267 14.778 17.911 24.216 25.787 17.293
22.21
VC02-193
29.111 16.844 17.422 23.722 25.222 15.533
21.31
Hoang Long
25.356 12.156 11.733 17.922 20.333 11.933
16.57
Local variety
27.111 13.778 13.489 15.764 18.684 13.022

16.97
TB
26.04 15.71 15.83 20.19 22.54 14.57 19.15
LSD
2.245 1.959 2.973 1.07 1.555 2.58

CV%
5.1 7.4 11.1 3.1 4.1 10.5

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

Bảng 13:Năng suất chất khô thân lá các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ đông
năm 2008 (tấn/ha)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
0.9599 0.4109 0.7128 0.8588 1.2638 0.355
0.76
KB1
0.776 0.3594 0.4659 0.8795 1.2068 0.304
0.67
Số 8
1.1284 0.4711 0.6017 1.0165 1.5263 0.4013
0.86
HT2
0.7949 0.517 0.7367 0.8965 1.3104 0.5485

0.80
TM1
0.8355 0.5554 0.7734 1.0905 1.7081 0.4485
0.90
VC.01
0.912 0.5613 0.7595 1.0073 1.5742 0.515
0.89
VC.68-2
0.9109 0.4061 0.2501 0.9794 1.4381 0.4977
0.75
VC.97-6-3
0.766 1.4408 0.5567 0.97 1.3494 0.3866
0.91
VC 04-24
1.0659 0.4588 0.6125 0.8367 1.2955 0.3445
0.77
VC02-193
0.9154 0.542 0.6375 1.0544 1.541 0.4563
0.86
Hoang Long
0.7032 0.4029 0.4686 0.9454 1.3649 0.3547
0.71
Local variety
0.8391 0.4158 0.7477 1.073 1.4446 0.3564
0.81
TB
0.88 0.55 0.61 0.97 1.42 0.41 0.81
LSD
0.1802 0.257 0.135 0.112 0.259 0.161


CV%
12 27.9 13.1 6.8 10.8 23

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

16

Để xác định năng suất khô thân lá của các giống khoai lang mới tham gia thí nghiệm tại các
điểm tại bảng 13 cho thấy:
- Do năng suất thân lá khoai lang thấp nên năng suất khô thân lá khoai lang của các
giống tại các điểm thí nghiệm là thấp. Hầu hết năng suất khô thân lá chỉ biến động từ
0.67-0.9 tấn/ha. Chỉ tiêu này liên quan ty lệ thuận với một số chi tiêu đã phân tích tại
các bảng 9 và 10 ở trên.
- Trong các điểm nghiên cứu tại điểm S5 chỉ số năng suất khô thân lá đạt cao nhất so
với các điểm (bảng 13)

Bảng 14:Năng suất chất khô củ của các giống khoai lang tại các điểm thí nghiệm vụ đông
năm 2008 (tấn/ha)

Giống
S1 S2 S3 S4 S5 S6 TB
KL5
3.603 2.202 1.973 2.388 2.139 2.26
2.43
KB1
3.616 2.78 2.419 2.632 2.285 2.669
2.73

Số 8
4.168 2.993 2.039 2.254 2.578 2.542
2.76
HT2
3.714 3.148 1.792 2.25 2.641 3.571
2.85
TM1
3.248 2.844 2.138 2.356 2.24 1.704
2.42
VC.01
4.093 3.009 1.866 2.443 2.407 2.391
2.70
VC.68-2
4.539 3.546 2.62 2.664 3.266 2.227
3.14
VC.97-6-3
3.831 2.685 1.886 2.577 2.226 2.092
2.55
VC 04-24
4.604 3.016 2.415 2.861 2.612 2.898
3.07
VC02-193
3.919 3.439 2.22 3.134 2.827 1.991
2.92
Hoang Long
3.976 2.15 1.424 2.269 2.205 1.622
2.27
Local variety
3.79 2.21 1.342 1.524 1.613 1.996
2.08

TB
3.93 2.84 2.01 2.45 2.42 2.33 2.66
LSD
0.706 0.53 0.577 0.239 0.296 0.553

CV%
10.6 11 17 5.8 7.2 14

Ghi chú:
S1= Bích Sơn-Việt Yên, Bắc Giang S2= Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang
S3= Đồng Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá S4= Mai Trung, Hiệp Hoà, Bắc Giang
S5= Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hoá S6= Quang Minh, Quảng Xương, Thanh Hoá

Khi phân tích năng suất khô củ của các giống khoai lang mới tham gia thí nghiệm tại bảng 14
cho thấy:
- Tất cả các giống khoai lang mới đều có năng suất khô củ cao hơn giống đối chứng,
chỉ số này biến động từ 2.43-3.14 tấn/ha trong khi giống đối chứng Hoàng Long đạt
2.27 tấn/ha và giống địa phương đạt 2.08 tấn/ha.
- Trong các giống tham gia thí nghiệm, có 3 giống khoai lang cho năng suất khô củ
cao nhất đó là: VC.68-2 đạt 3.14 tấn/ha; giống VC 04-24 đạt 3.07 tấn/ha; giống
VC 02-193 đạt 2.92 tấn/ha (bảng 14).

17
4.5. Kết quả đánh giá và chọn lọc giống khoai lang mới tại Viện Cây lương
thực
Khi tiến hành đánh giá các giống khoai lang mới tại Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm kết quả thu được tại bảng 15 cho thấy:
- Về năng suất thân lá các giống tham gia thí nghiệm thấp hơn hoặc ngang bằng năng
suất thân lá giống đối chứng
- Về năng suất củ: đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá giống kết quả tại bảng 15

cho thấy: có 2 giống khoai lang cho năng suất khá cao vượt xa so với đối chứng đó là
giống khoai lang VC04-24 đạt 21.7 tấn/ha và giống VC02-193 đạt 18.9 tấn/ha trong
khi giống đối chứng Hoàng Long chỉ đạt 11.1 tấn/ha
Bảng 15: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Viện Cây lương thực vụ Đông năm 2008
Tỷ lệ khối lượng củ (%)
Tên giống
N.suất
thân lá
(tấn/ha)
Năng suất
củ (tấn/ha)
Khối
lượng TB
củ (g)
Số
củ/hốc
(#)
>100g 30-100g <30g
KL5 9.8 17.3 65.7 6.6 45.5 23.3 31.2
KB1 8.6 12.1 47.2 6.4 39.5 25.8 34.6
Số 8 9.6 14.0 74.3 4.7 33.9 25.3 40.8
HT2 12.2 13.1 59.5 5.6 40.4 27.8 31.8
TM1 10.7 18.6 66.5 7.0 31.5 33.7 34.8
VC.01 10.7 15.3 69.4 5.5 39.8 36.5 23.8
VC.68-2 6.8 13.5 49.6 6.8 33.9 23.8 42.3
VC97-6-3 10.5 14.5 55.9 6.5 39.3 25.4 35.3
VC04-24 10.1 21.7 60.2 9.0 30.7 37.6 31.8
VC02-193 10.8 18.9 53.1 8.9 36.6 27.0 36.4
Hoàng Long 12.0 11.1 49.6 5.6 17.8 21.9 60.2

CV (%) 6.2 5.9 14.1 11.6 11.7 17.5 13.2
LSD0.05 1.28 1.28 14.2 1.10 5.97 7.0 6.97

Khi đánh giá về chi tiêu các chỉ tiêu chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm số liệu
tại bảng 16 chỉ ra rằng:
- Có 2 giống VC.01 và VC.68-2 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 27.5% và 26%. Mặt
khác, khi đánh giá về độ bở thì 2 giống nay đạt chỉ số cao nhất (điểm 5). Nếu so với
giống đối chứng chỉ tiêu này hơn hẳn giống đối chứng
- 2 giống khoai lang VC04-24 và VC02-193, mặc dù có năng suất cao nhất nhưng độ
bở chỉ đạt điểm 1, nhưng độ ngọt lại đạt điểm 4.

18
Tóm lại: Từ kết quả thí nghiệm tại điểm Viện Cây lương thực và cây thực phẩm
cho thấy xác định một lần nữa ưu thế các giống khoai lang mới tại vụ Đông thuộc về các
giống VC.68-2 chọn theo hướng chất lượng cao và 2 giống VC04-24 và VC.02-193 chọn
theo hướng năng suất cao.
Bảng 16: Năng suất. tỷ lệ chất khô và chất lượng ăn nếm của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Viện Cây lương thực vụ Đông năm 2008

Tên giống
HLCKC
(%)
NSCKC
(tấn/ha)
HLCKTL
(%)
NSCKTL
(tấn/ha)
Độ ngọt
1-5*

Độ bở
1-5*
KL5 20.5 3.5 8.1 0.8 5 1
KB1 21.9 2.6 9.2 0.8 3 1
Số 8 22.5 3.2 10.0 1.0 3 3
HT2 25.6 3.2 9.7 1.2 3 4
TM1 21.7 3.8 9.6 1.0 3 1
VC.01 27.5 4.1 9.3 1.0 4 5
VC.68-2 26.0 3.5 9.3 0.6 2 5
VC97-6-3 22.6 3.3 9.5 1.0 4 1
VC04-24 19.0 4.1 7.2 0.7 4 1
VC02-193 23.9 4.5 9.3 1.0 4 1
Hoàng Long 21.5 2.3 10.3 1.2 4 2
LSD 0.05 0.56 0.33 0.85 0.1
CV% 1.7 6.6 6.4 7.7

*Ghi chú:
- HLCKC = Hàm lượng chất khô củ - HLCKTL= Hàm lượng chất khô thân lá
- NSCKC =Năng suất chất khô củ - NSCKTL = Năng suất chất khô thân lá
- 1-5*: Điểm 1= Không bở, không ngọt; Điểm 3= Bở, ngọt trung bình; Điểm 5 = Rất bở, rất ngọt

4.6. Kết quả đánh giá và chọn lọc giống khoai lang mới Quảng Trị vụ Xuân năm
2009
4.6.1. Kết quả nghiên cứu tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị
Khi tiến hành đánh giá các giống khoai lang mới tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tại
vụ Xuân năm 2009 kết quả thu được tại bảng 17 cho thấy:
- Về năng suất thân lá các giống tham gia thí nghiệm được cải thiện một cách khá tốt do nhiệt
độ vụ Xuân thích hợp hơn vụ Đông. Tuy nhiên, vụ Xuân 2009 do hàm lượng quá thấp giai
đoạn đầu vụ và số giờ chiếu sáng thấp (số liệu bảng 6) nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh
trưởng và phát triển các giống khoai lang tại huyện Vĩnh Lĩnh. Ngoài ra, đất trồng khoai lang

là đất cát biển khả năng hấp phụ dinh dưỡng thấp, khả năng rửa trôi nhanh nên ảnh hưởng
không nhỏ tới năng suất thân lá khoai lang. Nhìn chung năng suất các giống khoai lang mới

19
chỉ ngang bằng với giống đối chứng và giống địa phương, thậm chí một số giống còn không
bằng năng suất thân lá giống đối chứng.
- Về năng suất củ: đây là chỉ tiêu rất quan trọng kết quả được ghi nhận tại bảng 17 cho thấy: có
4 giống khoai lang cho năng suất khá cao đó là các giống KB1 (23.3 tấn/ha); TM1 (23.6
tấn/ha); VC 04-24 (23.3 tấn/ha); VC.68-2 (21.5 tấn/ha) vượt xa so với đối chứng Hoàng
Long và giống địa phương (bảng 17).
- Chỉ tiêu khối lượng củ >100g đều khá đồng đều biến động từ 52.2g đến 69.5g.
Bảng 17: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Vĩnh Linh, Quảng Trị vụ Xuân năm 2009

Khối lượng củ (%)
Giống
NS thân

(tấn/ha)
NS củ
(tấn/ha)
KLTB
/củ
(g)
Số
củ/hốc
(#)
>100g 30-100g <30g
KL5 9.7 18.6 86.6 5.8 58.7 30.6 10.6
KB1 10.4 23.3

99.6
6.5 64.9 26.9 8.1
Số 8 9.5 16.7
68.4
6.6 60.9 25.4 13.6
HT2 10.6 14.7 68.8 6.1 59.8 27.2 13.0
TM1 11.2 23.6 87.4 7.5 59.7 29.6 10.6
VC.01 9.5 16.5 81.8 6.3 55.7 30.2 14.0
VC.68-2 11.6 21.5 98.8 6.4 69.5 23.2 7.3
VC97-6-3 10.7 21.8 94.4 6.6 67.6 24.8 7.6
VC04-24 11.6 23.3 100.9 6.6 69.4 22.8 7.6
VC02-193 10.3 17.1 66.0 7.2 52.2 32.7 15.1
Hoàng Long 11.1 16.7 48.9 6.4 53.8 33.4 12.8
Địa phương 12.1 19.2 90.6 5.3 66.7 27.1 6.3
CV(%) 10.9 6.9 8.2 9.7 - - -
LSD 0.05 1.95 2.30 11.05 1.07 - - -

Khi đánh giá về chi tiêu các chỉ tiêu chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm tại
Vĩnh Linh, Quảng Trị tại bảng 18 cho thấy:
- Các giống khoai lang có hàm lượng chất khô khá cao biến động từ 24.3-30.7%. Có 3 giống:
KB1, VC.01 và VC.68-2 có tỷ lệ chất khô cao nhất đạt 22.9%, 31.5 và 30.7%. Mặt khác, khi
đánh giá về độ bở thì 2 giống nay đạt chỉ số cao nhất (điểm 5). Nếu so với giống đối chứng
chỉ tiêu chất lượng hơn hẳn giống đối chứng và giống địa phương.
- 2 giống khoai lang VC04-24 và VC02-193, mặc dù có năng suất cao nhất nhưng độ bở chỉ đạt
điểm 1, nhưng độ ngọt lại đạt điểm 4.

20
- Về năng suất chất khô củ thuộc về các giống KB1 đạt 7tấn/ha; VC.68-2 và giống VC97-6-3
đạt 6 tấn/ha; giống VC04-24 đạt 6.3 tấn/ha
- Tỷ lệ chất khô thân lá khoai lang khi trông trên đất cat biển cũng được nâng lên khá cao biến

động từ 11.6-16.1% (bảng 18).
Tóm lại: Từ kết quả thí nghiệm tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã xác định
rằng: Khoai lang trồng trên đất cát ven biển tỷ lệ chất khô củ và thân lá được nâng lên
một cách rõ rệt. Đây là yếu tố cần tính đến khi muốn gia tăng chất lượng sản phẩm khoai
lang.
Bảng 18: Năng suất. tỷ lệ chất khô và chất lượng ăn nếm của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Vĩnh Linh, Quảng Trị vụ Xuân năm 2009

Tên giống
HLCKC
(%)
NSCKC
(tấn/ha)
HLCKTL
(%)
NSCKTL
(tấn/ha)
Độ ngọt
1-5*
Độ bở
1-5*
KL5 24.3 4.5 13.4 1.3 5 4
KB1 29.9 7.0 12.3 1.3 3 5
Số 8 26.1 4.4 14.7 1.4
3 4
HT2 26.8 4.0 13.7 1.5 3 3
TM1 24.6 5.8 14.4 1.6 3 3
VC.01 31.5 5.2 16.1 1.5
4 5
VC.68-2 30.7 6.0 14.1 1.6 4 5

VC97-6-3 27.3 6.0 15.8 1.2 3 3
VC04-24 27.3 6.3 11.6 1.3
3 3
VC02-193 27.6 4.7 12.2 1.3
3 3
Hoàng Long 26.7 4.5 13.1 1.5
4 4
Địa phương 28.4 5.5 13.5 1.6
3 3
CV(%) 6.7 11.0 10.8 12.0 - -
LSD 0.05 3.10 0.99 3.30 3.67 - -
*Ghi chú:
- HLCKC = Hàm lượng chất khô củ - HLCKTL= Hàm lượng chất khô thân lá
- NSCKC = Năng suất chất khô củ - NSCKTL = Năng suất chất khô thân lá
- 1-5*: Điểm 1= Không bở, không ngọt; Điểm 3= Bở, ngọt trung bình; Điểm 5 = Rất bở, rất ngọt


21
4.6.2. Kết quả nghiên cứu tại huyện Gio Linh, Quảng Trị
Khi tiến hành đánh giá các giống khoai lang mới tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng
Trị tại vụ Xuân năm 2009 kết quả thu được tại bảng 18 cho thấy: Về năng suất thân lá và
củ các giống tham gia thí nghiệm bị tụt giảm một cách đáng kể. Nguyên nhân chính ở đây
là do vùng đất cát ven biển nghèo dinh dưỡng, rửa trôi nhanh, hấp phụ phân bón kém,
thảm thực vật hầu như không có. Ngoài ra đất cát ven biển còn có hiện tượng chua, phèn
nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phất triển khoai lang trên tất cả các giống khoai
lang tham gia thí nghiệm (bảng 19).

Bảng 19: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Gio Linh, Quảng Trị vụ Xuân năm 2009


Khối lượng củ (%)
Giống
NS thân

(tấn/ha)
NS củ
(tấn/ha)
KLTB
/củ
(g)
Số
củ/hốc
(#)
>100g 30-100g <30g
KL5 3.8 4.5 28.9 3.9 37.8 38.6 3.9
KB1 5.5 7.6 72.0 2.6 51.6 30.7 2.6
Số 8 10.6 4.4 63.6 1.7 52.7 37.7 1.7
HT2 4.8 6.5 79.3 2.0 71.2 16.2 2.0
TM1 9.4 6.7 54.0 3.1 55.7 26.9 3.1
VC.01 7.8 5.4 57.5 2.3 59.6 28.2 2.3
VC68-2 3.6 6.1 46.8 3.2 63.1 24.6 3.2
VC.97-6-3 4.7 7.7 67.3 2.9 66.0 20.1 2.9
VC.04-24 4.4 9.6 65.8 3.7 42.9 46.2 3.7
VC.02-193 4.1 6.8 62.0 2.7 55.9 32.8 2.7
Hoàng long 4.8 4.6 36.3 3.2 36.1 38.6 3.2
Địa Phương 5.2 2.8 42.4 1.8 66.2 20.2 1.8
CV(%) 6.6 5.7 12.8 11.4 10.2 14.1 30.1
LSD 0.05 0.6 0.58 12.1 0.5 9.4 7.1 0.53

Khi đánh giá về chi tiêu các chỉ tiêu chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm tại Gio

Linh, Quảng Trị tại bảng 20 cho thấy:
- Các giống khoai lang trồng trên đất cát có tỷ lệ chất khô củ và chất khô thân lá khá cao. Các
giống dẫn đầu về chất khô củ thuộc về các giống: KB1 đạt 31.6%; VC.01 đạt 35.8%. Giống
đối chứng Hoàng Long và giống địa phương cũng đạt trị số khá cao là 33.3 và 36.8%.
- Xét về chỉ tiêu độ ngọt, độ
bở, 3 giống khoai lang HT2, VC.01, VC.68-2 có độ bở cao nhất
đạt điểm 5.
Tóm lại: Từ kết quả thí nghiệm tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xác định rằng: Khoai
lang trồng trên đất cát ven biển tỷ chất khô củ và thân lá được nâng lên một cách rõ rệt.

22
Bảng 20: Năng suất. tỷ lệ chất khô và chất lượng ăn nếm của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Gio Linh, Quảng Trị vụ Xuân năm 2009

Chỉ tiêu
Giống
HLCKC
(%)
NSCKC
(tấn/ha)
HLCKTL
(%)
Độ ngọt
1-5*
Độ bở
1-5*
KL5 25.9 1.1 14.7 1 1
KB1 31.6 2.4 16.8 3 3
Số 8 26.0 1.1 17.4 5 3
HT2 29.7 1.9 14.4 3 5

TM1 26.7 1.8 15.0 3 3
VC.01 35.8 1.9 15.6 3 5
VC68-2 27.9 1.7 16.7 3 5
VC.97-6-3 26.2 2.0 15.5 3 1
VC.04-24 23.2 2.2 14.7 3 1
VC.02-193 28.8 1.9 14.4 3 3
Hoàng long 33.3 1.5 14.6 3 3
Địa Phương 36.8 1.0 15.2 3 3
CV% 8.7 10.8 19.7
LSD 0.05 4.3 0.3 2.5

*Ghi chú:
HLCK=Hàm lượng chất khô củ; HLCKTL=Hàm lượng chất khô thân lá; NSCKC =Năng suất chất khô củ
1-5*: Điểm 1= Không bở, không ngọt; Điểm 3= Bở, ngọt trung bình; Điểm 5 = Rất bở, rất ngọt

4.6.3. Kết quả nghiên cứu tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Khi tiến hành đánh giá các giống khoai lang mới tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tại
vụ Xuân năm 2009 kết quả thu được tại bảng 21 cho thấy:
- Về năng suất thân lá các giống tham gia thí nghiệm được cải thiện một cách khá tốt. Hầu hết
các giống tham gia thí nghiệm có năng suất thân lá khá cao. Giống đạt trị số cao nhất là giống
khoai lang KL5 đạt 31.1 tấn cao hẳn hơn đối chứng Hoàng Long
đạt 19.9 tấn. Các giống
khác chỉ số này biến động từ 19.7-26.9 tấn/ha.
- Về chỉ tiêu năng suất củ: đây là chỉ tiêu rất quan trọng kết quả được ghi nhận tại bảng 21 cho
thấy: có 2 giống khoai lang cho năng suất khá cao đó là các giống VC 04-24 đạt 21.6 tấn/ha,
VC.02-193 đạt 23.6 tấn/ha. Giống đối chứng Hoàng Long và giống địa phương có năng suất
củ thấp nhất đạt lần lượt là 16.6 tấn/ha và 14.9 tấn/ha (bảng 21).

23
Bảng 21: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai lang

tham gia thí nghiệm tại Hải Lăng, Quảng Trị vụ Xuân năm 2009

Khối lượng củ (%)
Chỉ tiêu
Gièng
NSTL
(tấn/ha)
NS cñ
(tấn/ha)
KLTB
củ
(g)
Số
củ/hốc
(#)
>100g 30-100g <30g
KL5 31,1 19,3 106.9 4,5 28,5 36,2 35,3
KB1 22,5 19,6 98.9 4,9 31,5 35,9 32,7
Số 8 24,8 16,0 99.2 4,0 32,8 22,7 44,5
HT2 26,7 17,1 108.8 3,9 33,8 34,2 32,1
TM1 26,9 13,2 92.7 3,6 36,7 32,1 31,3
VC.01 28,7 10,6 74.5 3,6 39,7 40,0 20,3
VC68-2 19,7 18,9 106.8 4,4 36,5 32,8 30,7
VC.97-6-3 23,6 19,5 108.4 4,5 30,9 37,1 32,0
VC.04-24 23,4 21,6 122.2 4,4 28,6 38,2 33,2
VC.02-193 20,4 23,6 133.4 4,4 41,9 37,0 21,1
Hoàng long 19,9 16,6 112.7 3,7 40,5 35,3 24,3
Địa Phương 23,6 14,9 107.1 3,5 40,4 33,4 26,2
CV(%)
3,0 4,3 8.3 8,6

- - -
LSD 0.05
1,2 1,3 14.7 0,6 - - -

Khi đánh giá về chi tiêu các chỉ tiêu chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm tại Hải
Lăng Quảng Trị tại bảng 22 cho thấy:
- Các giống khoai lang có hàm lượng chất khô khá cao biến động từ 27.6-35.2%. Có tới 8
giống có tỷ lệ chất khô cao đạt trên 30% trong đó có 2 giống đạt cao nhất đó là giống: HT2
đạt 34.7% và giống VC.01 đạt 35.2%. Khi xét về năng suất chất khô/ha giống VC.01 đạt cao
nhất 4.0 tấn/ha.
- Về độ bở thì 2 giống VC.01 và VC68-2 đạt chỉ số cao nhất (điểm 5). Nếu so với giống đối
chứng chỉ tiêu chất lượng hơn hẳn giống đối chứng và giống địa phương. Ngoài ra giống
TM2 chất lượng cũng khá ngon đạt điểm 4.

24
- 2 giống khoai lang KL5 và giống địa phương có điểm độ bở thấp, nhưng độ ngọt lại đạt điểm
5.
Tóm lại: Từ kết quả thí nghiệm tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã xác định
rằng: Khoai lang trồng trên đất cát ven biển tỷ chất khô củ và thân lá được nâng lên một
cách rõ rệt. Đây là yếu tố rất quan trọng cần tính đến khi muốn gia tăng chất lượng sản
phẩm khoai lang.
Bảng 22: Năng suất. tỷ lệ chất khô và chất lượng ăn nếm của các giống khoai lang
tham gia thí nghiệm tại Hải Lăng, Quảng Trị vụ Xuân năm 2009

Tên giống
HLCKC
(%)
NSCKC
(tấn/ha)
HLCKTL

(%)
NSCKTL
(tấn/ha)
Độ ngọt
(1-5)*
Độ bở
(1-5)*
KL5
27,6 3,9 12,8 5,3
5 1
KB1
29,3 2,7 12,0 5,7
3 1
Số 8
31,4 3,4 13,8 5,0
3 3
HT2
34,7 3,5 13,1 5,9
3 4
TM1
28,7 3,6 13,3 3,8
3 1
VC.01
35,2 4,0 14,0 3,7
4 5
VC68-2
30,6 2,7 13,8 5,7
2 5
VC.97-6-3
31,2 3,1 13,1 6,1

4 1
VC.04-24
28,0 3,5 14,7 6,0
4 1
VC.02-193
30,9 2,7 13,2 7,2
4 1
Hoàng long
33,3 2,8 14,2 5,5
4 2
Địa Phương
30,2 3,0 13,0 4,5
5 1
CV(%) 3,2 4,6 4,0 5,3
- -
LSD(0,05) 1,6 0,3 0,9 0,4
- -
*Ghi chú:
- HLCKC = Hàm lượng chất khô củ - HLCKTL= Hàm lượng chất khô thân lá
- NSCKC = Năng suất chất khô củ - NSCKTL = Năng suất chất khô thân lá
- 1-5*: Điểm 1= Không bở, không ngọt; Điểm 3= Bở, ngọt trung bình; Điểm 5 = Rất bở, rất ngọt

25
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Trong điều kiện vụ Đông năm 2008 trời rét, nhiệt độ thấp, số giờ chiếu sáng/ngày
thấp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thân lá và củ của các giống khoai tại
các thí nghiệm ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Bắc Giang.
- Có 3 giống khoai lang luôn cho năng suất cao là: VC68-2 đạt 13.75 tấn/ha, giống
VC 04-24 đạt 14.94 tấn/ha và giống VC 02-193 đạt 13.64 tấn/ha.

- Tại điểm Việ
n Cây lương thực và cây thực phẩm ưu thế thuộc về các giống
VC.01; VC.68-2 chọn theo hướng chất lượng cao và 2 giống VC04-24; VC.02-
193 chọn theo hướng năng suất cao.
- Tại điểm Vĩnh Linh, Quảng Trị: giống khoai lang cho năng suất khá cao là: KB1
(23.3 tấn/ha); TM1 (23.6 tấn/ha); VC 04-24 (23.3 tấn/ha); VC.68-2 (21.5 tấn/ha)
vượt xa so với đối chứng. Các giống: KB1, VC.01 và VC.68-2 có tỷ lệ chất khô
cao nhất đạt 22.9%, 31.5 và 30.7%. Về độ bở 2 giống VC.01 và VC.68-2 đạt chỉ
số cao nhất (điểm 5).
- Tại điểm Gio Linh, Quảng Trị, do điều kiện đất thí nghiệm là đất chua phèn, đất
cát nghèo dinh dưỡng, rửa trôi nhanh, hấp phụ phân bón kém, nên ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng và phát triển khoai lang.
- Tại điểm Hải Lăng, Quảng Trị: giống cho năng suất thân lá cao nhất là KL5 đạt
31.1 tấn/ha. Có 2 giống khoai lang cho năng suất củ cao đó là: giống VC 04-24
đạt 21.6 tấn/ha, VC.02-193 đạt 23.6 tấn/ha và 2 giống đạt tỷ lệ chất khô cao đó là:
HT2 đạt 34.7% và giống VC.01 đạt 35.2%. Về chất lượng 2 giống VC.01 và
VC68-2 đạt chỉ số cao nhất.
5.2. Đề nghị
- Chọn giống VC 68-2 là giống đại diện để chọn theo hướng chất lượng và giống
VC 04-24, VC.02-193 là giống đại diện chọn theo hướng năng suất cao để phát
triển rộng cho những năm tới tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang và Quảng Trị.

×