Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện Nông dân " MS2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.48 KB, 11 trang )


Bộ Nông nghiệp vầPhát triển nông thôn
_____________________________________________________________________
Báo cáo Tiến độ Dự án




037/06VIE
Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên cây có múi
thông qua triển khai IPM áp dụng dưới hình thức lớp
Huấn luyện Nông dân



MS2: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ NHẤT
(Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2007)





Tháng 12 năm 2007


1
Thông tin chung

Tên dự án
Giới thiệu những nguyên tắc GAP trên
cây có múi thông qua triển khai IPM


áp dụng dưới hình thức lớp Huấn luyện
Nông dân
Đơn vị tham gia phía Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục BVTV
Nh óm tr ưởng dự án phía Việt Nam
Ông Ngô Tiến Dũng
Đơn vị tham gia phía Australia
Trường Đại học Western Sydney
(University of Western Sydney)
Cán bộ tham gia phía Australia
Ông Oleg Nicetic, Robert Spooner-
Hart
Ngày bắt đầu
3 / 2007
Ngày kết thúc (theo kế hoạch ban đầu)
2 / 2010
Ngày kết thúc (theo kế hoạch sửa đổi)

Thời gian báo cáo
3 – 9 / 2007

Cán bộ dự án
Phía Úc: Đội trưởng
Tên:
Oleg Nicetic
Telephone:
+61245701329
Chức vụ:
Điều phối viên chương trình nghiên
cứu

Fax:
+61245701103
Cơ quan
Đại học Western Sydney
Email:


Phía Úc: Cán bộ hành chính
Tên:
Gar Jones
Telephone:
+6124736 0631
Chức vụ:
Giám đốc, Dịch vụ nghiên cứu
Fax:
+6124736 0905
Cơ quan
Đại học Western Sydney
Email:


Phía Việt Nam
Tên:
Ngô Tiến Dũng
Telephone:
+84-4-5330778
Chức vụ:
Điều phối viên chương trình IPM
quốc gia
Fax:

+84-4-5330780
Cơ quan
Cục BVTV
Email:



2
1. Tóm tắt chung về dự án


















Mục đích chính của dự án này là hướng dẫn áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn thế giới
trong trồng cây có múi ở Việt Nam và mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Việc áp dụng
phương thức Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo các nguyên tắc và thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt (GAP) sẽ tạo ra lợi ích cả về kinh tế và môi trường, và sẽ giúp những người trồ
ng cây
có múi ở Việt Nam vượt lên hàng đầu trong sản xuất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sản
xuất cây có múi theo tiêu chuẩn kiểm dịch xuất khẩu với mức dư lượng thuốc trừ sâu t
ối thiểu
quốc tế (MRL) sau khi có dự án này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội trong thị trường xuất khẩu cạnh
tranh hiện nay và tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước. Dự án
dựa trên mô hình học tập và nghiên cứu có trao đổi thông tin hai chiều, và sử dụng mô hình mở
lớp huấn luyện nông dân (FFS). Các viện nghiên cứu hàng đầu của miền Nam và miền Bắc Việt
Nam, cùng với các cán bộ khuyên nông của Cục BVTV và các tổ chức nông dân, bao gồm
VACVINA và Hội nông dân, sẽ cùng nhau xây dựng một quy trình GAP có điều chỉnh cho phù
hợp với điều kiện của Việt Nam. Các cán bộ sẽ cùng với nông dân kiểm tra Cẩm nang hướng dẫn
GAP và huấn luyện giảng viên và nông dân về IPM và GAP thông qua các FFS. Hoạt động của dự
án sẽ được tổ chức ở 5 tỉnh đồng bằng sông Mekong và 8 tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Hợp phần IPM sẽ dựa trên quy trình của dự án 036/04 VIE s
ẽ được điều chỉnh với sự tư vấn của
các cán bộ chủ chốt của miền Bắc cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
2. Tóm tắt hoạt động 6 tháng đầu
Các hoạt động được thực hiện trong 6 tháng đầu của dự án đã đặt nền móng cho các quá trình
giúp đạt được tất cả các mục tiêu và đưa ra kết quả đúng dự kiến. Các hoạt động đó bao gồm:
họp các bên tham gia, đào tạo giảng viên, nghiên cứu ban đầu, xây dựng đề cương cẩm nang
GAP và Hướng dẫn phát hiện sâu bệnh tại vườn cho khu vực phía Bắc, và bắt đầu thực hiện
GAP.

Hai cuộc họp các bên tham gia được tổ chức vào ngày 27/2/2007 tại Trung tâm BVTV phía
Nam, xã Long Đĩnh, huỵên Châu Thanh, tỉnh Tiền Giang; và vào ngày 7/3/2007 tại Cục
BVTV, Hà Nội. Qua các cuộc họp này đã hình thành được cơ cấu quản lý dự án và chương
trình tập huấn, bao gồm cả nội dung bài giảng FFS.

Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2007, khoá đào tạo giảng viên chính được tổ

chức tại Hà Nội vào ngày 8-12/3/2007, hai lớp đào tạo giảng viên (TOT) được tổ chứ
c tại
Chi cục BVTV Nghệ An, thành phố Vinh, Nghệ An, vào ngày 19/03-05/04 và 28/05-12/06
2007, và 1 lớp TOT được tổ chức tại Trung tâm BVTV phía Nam, xã Long Đĩnh, huỵên
Châu Thanh, tỉnh Tiền Giang. Tất cả 24 lớp FFS do dự án tài trợ đã bắt đầu chương trình
huấn luyện nông dân và khảo nghiệm từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2007. Ngoài ra, 14 FFS do
tỉnh tài trợ cũng đã được giảng viên của dự án này hoặc dự án 036/04 VIE của CARD thực
hiện. Trong giai đoạn báo cáo này 10 giảng viên chính đã hoàn thành cu
ộc hội thảo 4 ngày tại
Hà Nội và 98 cán bộ khuyến nông, chủ yếu của Cục BVTV, một số cán bộ thuộc ARD và
NGO, đã được huấn luyện về IPM và GAP trên cây có múi.

Một nghiên cứu ban đầu về trình độ hiểu biết, thái độ, quy trình sản xuất của giảng viên và
nông dân được tổ chức từ ngày 30/5 đến 29/6/2007 ở tất cả 13 tỉnh dự án. Kết quả của nghiên
cứu ban đầu này sẽ
được trình bày riêng (Mốc 2) vào cuối tháng 1/2008.

3
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoà và đồng nghiệp tại SOFRI đã bắt đầu tiến hành GAP ở HTX Mỹ
Long, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 14 nông dân, có tổng cộng 6,2ha bưởi, sẽ tham gia
thực hiện GAP và cấp giấy chứng nhận. Nhóm cán bộ thuộc SOFRI cũng đã dự thảo đề
cương Cẩm nang hướng dẫn GAP và sẽ hoàn thành dự thảo đầu tiên vào cuối tháng 3 năm
2008. Tiến sỹ Võ Mai và nhóm nghiên cứu của VACVINA
đã bắt đầu thực hiện GAP tại xã
Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. 11 nông dân trong xã, có diện tích trồng quýt
Tiêu 3,42ha, đã tham gia vào thực hiện GAP.
Có thể kết luận rằng trong 6 tháng đầu của dự án đã xây dựng được bộ máy quản lý hiệu quả,
và nhờ có kế hoạch tốt, trao đổi mở giữa các cán bộ dự án và nhiều nỗ lực liên tục nên dự án
khởi đầu được thuận lợi.
3. Giới thiệu và cơ sở của dự án

Cây có múi là một trong số các loại cây ăn quả chủ lực của Việt Nam (Bộ NN&PTNT 2004)
và là nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và
năng suất của cây có múi tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Úc và các nước sản xuất cây có
múi lớn trên thế giới như Brazil và Mỹ. Bộ NN&PTNT cho biết "nhìn chung, trong một số
năm qua, công tác sản xuất cây có múi vẫn chưa phát triển, chủ yếu do tác h
ại của sâu bệnh,
đặc biệt là bệnh greening (tên chính thức là HOANG LONG BINH). Do đó cần phải có
nghiên cứu tìm ra các biện pháp phòng trừ kết hợp với quản lý vườn cây và sử dụng kỹ thuật
tiên tiến chuyên sâu” (Bộ NN&PTNT 2004).
Mục tiêu của dự án này là xây dựng quy trình sản xuất theo GAP cho cây có múi của Việt
Nam thành một cuốn cẩm nang sẽ được xuất bản, và giới thiệu GAP, trong đó có mô hình
FFS. Thông qua chương trình FFS, một nhóm cán bộ quốc gia bao gồm các giảng viên chính
về IPM/GAP và các nhóm hướng dẫn viên FFS cấp tỉnh sẽ được thành lập. Phương pháp
chính được sử dụng là học và nghiên cứu có sự tham gia trao đổi của nông dân. Mục tiêu của
cả 2 phương pháp này là thu hút hoàn toàn người tham gia và cho phép người tham gia điều
chỉnh việc học và nghiên cứu để đáp ứng tôt nhất nhu cầu của họ. Một hợp phần chính của dự
án là đào tạo giảng viên và giảng viên chính về GAP trên cây có múi, bao gồm cả IPM.
Giảng viên sẽ thực hiện FFS ở các tỉnh và cùng với những nông dân đã được huấn luyện sẽ
trở thành những người đi đầu trong sản xuất cây có múi theo GAP.
Các dự án trước đây cuả CARD về cây có múi đã cho nhiều kết quả, bao gồm: tăng quyền
cho nông dân thông qua nâng cao hiểu biết về hệ sinh thái nông nghiệp; bảo tồn đa dạng sinh
học và bảo vệ môi trường thông qua giảm sử dụng thu
ốc trừ sâu nhờ hiểu biết tốt hơn về sâu
bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn; tăng cường an ninh lương thực thông qua
tăng năng suất; và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng làm nông nghiệp và người tiêu dùng quả có
múi nhờ giảm thuốc trừ sâu. Ngoài các kết quả trên, dự án này dự kiến sẽ xây dựng một
khung GAP phù hợp với địa phương và bắt đầu quá trình thự
c hiện GAP trong sản xuất cây
có múi. Việc thực hiện GAP sẽ mở ra thị trường mới cả trong và ngoài nước.
4. Tiến độ

4.1 Các hoạt động chính đã thực hiện
Các hoạt động được thực hiện trong 6 tháng đầu của dự án đã đặt nền móng cho các quá trình
giúp đạt được tất cả các mục tiêu và đưa ra kết quả đúng dự kiến. Các hoạt động đó bao gồm:

4.1.1. Họp các bên tham gia

4
Cuộc họp các bên tham gia đầu tiên cho các tỉnh đồng bằng sông Mekong được tổ chức vào
ngày 27/2/2007 tại Trung tâm BVTV phía Nam, xã Long Đĩnh, huỵên Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang. Cuộc họp các bên tham gia thứ 2 cho các tỉnh phía Bắc do Cục BVTV vào ngày
7/3/2006 được tổ chức tại Khách sạn Kim Liên, Hà Nội. Các cuộc họp này thảo luận về cơ
cấu quản lý dự án (xem phần "quản lý dự án" để biết thêm chi tiết). Việc tổ chức huấn luyện
được th
ảo luận chi tiết với các giảng viên chính và cán bộ quản lý của các Chi cục BVTV.
Phương pháp và chương trình huấn luyện là kết quả nỗ lực của tất cả các đại biểu tham dự
các cuộc họp (xem phần "chương trình đào tạo" để biết thêm chi tiết). Đại diện của tất cả các
tỉnh đêù thể hiện mong muốn thực hiện GAP và mỗi tỉnh sẽ có ít nhất là một nhóm nông dân
được cấp giấy chứng song ban quản lý dự án phải giải thích rằng toàn bộ dự án chỉ có đủ
kinh phí để cấp giấy chứng nhận cho một nhóm nông dân. Tuy nhiên, dự án sẽ hỗ trợ tất cả
các nhóm nông dân xây dựng quy trình sản xuất theo GAP tới mức đạt tiêu chuẩn được cấp
giấy chứng nhận rồi sau đó nông dân sẽ phải tự tìm kinh phí để xin cấp giấy chứng nhận. Báo
cáo của các cuộ
c họp và danh sách đại biểu tham dự được trình bày trong Phụ lục 1.

4.1.2. Huấn luỵên nông dân và giảng viên

Khoá Huấn luyện giảng viên chính được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8-12/3/2007. Hai lớp
huấn luyện giảng viên (TOT) được tổ chức tại Chi cục BVTV Nghệ An, thành phố Vinh,
Nghệ An, vào ngày 19/03-05/04 và 28/05-12/06 2007. 1 lớp TOT được tổ chức tại Trung tâm
BVTV phía Nam, xã Long Đĩnh, huỵên Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tất cả 24 lớp FFS do

dự án tài trợ đã bắt
đầu chương trình huấn luyện nông dân và khảo nghiệm từ tháng 4 đến
tháng 6 năm 2007. Thông tin chi tiết được trình bày trong phần "Chương trình đào tạo" của
báo cáo này.

4.1.3. Nghiên cứu ban đầu

Một nghiên cứu ban đầu về trình độ hiểu biết, thái độ, quy trình sản xuất của giảng viên và
nông dân đã được tổ chức từ ngày 30/5 đến 29/6/2007. Trong thời gian trên, ông Oleg
Nicetic đã đến thăm tất cả 13 tỉnh nằm trong dự án và ông Robert Spooner-Hart đến thăm 4
tỉnh phía Bắc Hà Nội. Ông Lê Quốc Cường tiến hành điều tra tại ĐB sông Mekong, ông Đinh
Văn Đức và Nguyễn Tuấn Lộc điều tra tại miền Trng và miền Bắc. Chi tiết các cán bộ chính
tham gia điều tra được trình bày trong Phụ lục 2.

Tại mỗi tỉnh, đội điều tra đã tiến hành:
a.) phỏng vấn cán bộ Chi cục BVTV về quan điểm đối với GAP và sản xuất cây có múi trong
tỉnh.
b.) phỏng vấn 5 nông dân, học viên tham gia FFS.
c.) phỏng vấn giảng viên chịu trách nhiệm về FFS.
d.) quan sát vườn cây của nông dân được phỏng vấn hoặc vườn của nông dân dùng làm vườn
thử nghiệm của FFS. Nói chuyện với ít nhất 5 nông dân về quan sát của họ đối với vườn cây
mà đội điều tra đến thăm. Các quan sát này sẽ được sử dụng để kiểm tra chéo số liệu điều tra.
e.) thăm c
ửa hàng thuốc trừ sâu trong xã để có danh mục thuốc được chào bán và nông dân
hay sử dụng (phần này không được thực hiện ở tất cả các tỉnh).
Nội dung điều tra đối với các bên tham gia khác (SOFRI, NIPP, PPD và CTU) đã được xây
dựng và Tiến sỹ Zina O’Leary tiến hành phỏng vấn vào tháng 11/2007. Kết quả điều tra ban
đầu sẽ được trình bày riêng (Mốc 2) vào cuối tháng 1/2008.

4.1.4. Đề cương cẩm nang GAP và Sổ tay Hướng dẫn sâu bệnh cho khu vực phía Bắc



5
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoà và đồng nghiệp tại SOFRI đã đồng ý soạn Cẩm nang hướng dẫn
GAP cho cây có múi. Cẩm nang này sẽ dựa trên EurepGAP vì EurepGAP đã trở thành tiêu
chuẩn GAP toàn cầu và các nhà sản xuất được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn EurepGAP
được xuất khẩu ra toàn thế giới. Thời hạn thống nhất để soạn cuốn Cẩm nang này bao gồm:
hoàn thành đề cương vào cuối tháng 9/2007 (đã hoàn thành và được trình bày trong Phụ
lục
3); hoàn thành dự thảo đầu tiên, bao gồm các quy trình theo EurepGAP trên cây có múi, vào
cuối tháng 3 năm 2008; và xuất bản cuốn Cẩm nang này vào cuối tháng 9/2008.

TS. Phạm Văn Lầm của NIPP thay đổi và bổ sung một số phần mới cho Sổ tay Hướng dẫn
sâu bệnh được in ấn như một phần của dự án 036/04 VIE của CARD. Những thay đổi này sẽ
giúp cho Hướng dẫn được cụ thể đối với các loại sâu bệnh hại cây có múi ở
phía Bắc. TS.
Lầm sẽ hoàn thành dự thảo đầu tiên của Hướng dẫn vào tháng 12/2007 và bản thảo để in sẽ
được hoàn thành vào cuối tháng 3/2008.

4.1.5. Thực hiện GAP

Kết quả 6 của dự án là thực hiện GAP tại một trong các HTX (nhóm nông dân) ở ĐB sông
Mekong và thực hiện GAP là trọng tâm trong năm thứ 3 của dự án (2009). Tuy nhiên, do tính
phức tạp của quá trình cấp giấy chứng nhận và sự khác biệt giữa thực trạng trồ
ng cây có múi
ở Việt Nam và yêu cầu cuả EurepGAP nên dự án đã được tiến hành các hoạt động chuẩn bị
cho thực hiện GAP và chọn lựa những nông dân sẽ tham gia thực hiện GAP. Quá trình thực
hiện sẽ do SOFRI và VACVINA hướng dẫn. Hai cơ quan này sẽ làm việc độc lập với 2 nhóm
nông dân. Đội cán bộ của SOFRI, đứng đầu là TS. Hoà, sẽ làm việc với một nhóm nông dân
của một HTX ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. 14 nông dân c

ủa HTX đã thể
hiện mong muốn tham gia vào quá trình cấp chứng nhận GAP. Những nông dân này có tổng
cộng 6,2ha trồng bưởi, trong đó cá nhân có diện tích lớn nhất là 0,6ha và nhỏ nhất là 0,17ha.
Bưởi hiện có độ tuổi từ 6-20 năm và được trồng chuyên canh. Thu nhập thực ước tính
khoảng 96.000.000 VND/ha. Các hoạt động thực hiện sẽ bắt đầu vào tháng 11/2007.

Đội cán bộ của VACVINA, đứng đầu là TS. Võ Mai, sẽ làm việc với một nhóm nông dân
của xã Long H
ậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. 11 nông dân trong xã đã thể hiện mong
muốn được tham gia vào thực hiện GAP. Số nông dân này có diện tích trồng quýt Tiều
3,42ha, trong đó cá nhân có diện tích lớn nhất là 0,9ha và nhỏ nhất là 0,06ha. Thu nhập thực
ước tính khoảng 340.000.000 VND/ha, gấp 3-4 lần so với miền Bắc. Mức thu nhập cao này
giúp nông dân đầu tư cho các thay đổi cần thiết trong thực hành sản xuất để đáp ứng yêu cầu
cuả EurepGAP. Ở cả 2 xã trên chính quyền xã đ
ã tích cực hỗ trợ dự án. Danh sách nông dân
muốn tham gia thực hiện GAP được trình bày trong Phụ lục 4.

Toàn bộ dự chỉ có đủ kinh phí để cấp giấy chứng nhận cho một nhóm nông dân. Tuy nhiên,
do ở Việt Nam ngày càng có nhiều cơ quan cấp chứng nhận nên chi phí cấp chứng nhận sẽ
giảm và có thể cấp chứng nhận cho cả 2 nhóm nông dân trên nếu đạt tiêu chuẩn.

4.2 Nâng cao năng lực
Cục BVTV có năng lực thể chế
cao trong việc hướng dẫn huấn luyện có sự tham gia của
nông dân và dự án này sẽ giúp tăng cường thêm thông qua việc thu hẹp khoảng cách về hiểu
biết cụ thể về GAP. Trong dự án 036/04 VIE của CARD vừa qua cho thấy các trường đại học
và tổ chức nghiên cứu đều có phần lớn kỹ năng và chuyên môn cần thiết song ngân sách
dành cho các hoạt động và đi lại lại hạn hẹp nên khó tiếp cận được chuyên môn này. Dự án

6

này sẽ xác định các tổ chức có hiểu biết và kinh nghiệm tốt về GAP, và bố trí TS. Nguyễn
Văn Hoà của SOFRI và TS. Võ Mai của VACVINA chỉ đạo quá trình thực hiện và huấn
luyện cán bộ của Cục BVTV cũng như nông dân.

Xây dựng mối liên kết là một phần quan trọng trong nâng cao năng lực và tất cả các nỗ lực
hiện này đều nhằm mục đích xây dựng mối liên kết giữa các tổ ch
ức ở cả miền Nam và miền
Bắc. Mối liên kết giữa dự án với 2 dự án khác của CARD có liên quan đến GAP (021/06 VIE
và 025/06 VIE) cũng đang được xây dựng. Vào tháng 12 này, TS. Hoà sẽ tham gia một hội
thảo về GAP ở Hà Nội, thuộc dự án 025/06 VIE. Kết quả của cuộc hội thảo này sẽ được đưa
vào xem xét trong định hướng của dự án.

Các mối liên kết quan trọng, được xây dựng trong dự án trước đây c
ủa CARD, giữa tổ chức
phi chính phủ VACVINA và các tổ chức khuyến nông và nghiên cứu của chính phủ cũng
như các mối liên kết với công ty thương mại, "Công ty thuốc BVTV Sài Gòn", đang được
củng cố qua nỗ lực chung nhằm giới thiệu áp dụng GAP cho cây ăn quả có múi.
4.3 Các chương trình đào tạo
Đào tạo là một phần chính của dự án và đã được thực hiện ở 2 cấp trong 6 tháng đầu của dự

án. Ở cấp giảng viên, 10 giảng viên chính đã hoàn thành một hội thảo 4 ngày tại Hà Nội và
98 cán bộ khuyến nông, chủ yếu của Cục BVTV, một số cán bộ thuộc ARD và NGO, đã
được huấn luyện về IPM và GAP trên cây có múi. Các giảng viên này sau đó hướng dẫn cho
24 lớp FFS do CARD tài trợ và 14 FFS do tỉnh tài trợ. Chi tiết về các chương trình đào tạo và
danh sách đầy đủ các giảng viên và kết quả đánh giá được trình bày trong Phụ lục 5 và 6.

4.4 Tuyên truy
ền
Một kết quả điều tra ban đâu cho thấy cách tốt nhất để phổ biến thông tin cho nông dân trên
các phương tiện thông tin đại chúng là tivi, vì trên 90% hộ nông dân có tivi. Vì tỉnh nào cũng

có đài truyền hình địa phương và 70% dân số sống ở nông thôn nên nội dung các chương
trình truyền hình có liên quan nhiều tới các vấn đề nông nghiệp. Phóng viên truyền hình được
mời tất cả các sự kiện lớn của dự án như họp, lễ khai giảng và b
ế giảng FFS. Chi tiết về tin
tức do các đài truyền hình địa phương đưa tin sẽ được báo cáo trong báo cáo 6 tháng tiếp
theo.

4.5 Quản lý dự án
Qua các cuộc họp các bên tham gia tổ chức vào tháng 2 và tháng 3/2007 đã thành lập được
khung quản lý dự án. Ông Ngô Tiến Dũng (Nh óm trưởng dự án phía Việt Nam) chịu trách
nhiệm điều phối tất cả các hoạt động của dự án tại Việt Nam và tổ chức, quản lý các hoạt
động ở
8 tỉnh phía Bắc. Ông Dũng và ông Oleg Nicetic sẽ chịu trách nhiệm trình báo cáo và
các mốc quan trọng khác cho CARD-PMU. Ông Đinh Văn Đức cuả Cục BVTV và ông
Nguyễn Tuấn Lộc, Phó giám đốc Trung tâm BVTV khu 4, đặt tại Vinh, sẽ hỗ trợ ông Dũng
và có vai trò rất quan trọng trong quản lý thường nhật dự án. Ông Hồ Văn Chiến (Giám đốc
Trung tâm BVTV phía Nam) chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động (đào tạo và các hoạt động
liên quan đến GAP) tại 5 tỉnh dự án ở
ĐB sông Mekong. Ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc
Trung tâm BVTV phía Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện nghiên cứu ban đầu và hỗ
trợ các hoạt động liên quan đến đào tạo. TS. Hoà của SOFRI chịu trách nhiệm soạn Cẩm
nang GAP và xây dựng hệ thống sổ sách ghi chép. TS. Hoà cũng chịu trách nhiệm về thực

7
hiện GAP tại HTX thí điểm ở Mỹ Long. TS. Võ Mai của VACVINA chịu trách nhiệm về
thực hiện GAP ở tỉnh Đồng Tháp. Để giúp chuyển kinh phí hơn cho người sử dụng cuối cùng
và đảm bảo tiến độ dự án, kinh phí của UWS đã được chuyển riêng cho Cục BVTV để chi
cho các hoạt động tại miền Bắc và Trung tâm BVTV phía Nam để chi cho các hoạt động ở
ĐB sông Mekong. Một điểm đáng lư
u ý trong 6 tháng đầu của dự án là hệ thống kế toán tại

Văn phòng Cục BVTV phức tạp hơn Trung tâm BVTV phía Nam. Nguyên nhân có thể do
Văn phòng Cục quy mô tổ chức lớn hơn. Một nguyên nhân nữa làm cho hệ thống kế toán
chậm và kém linh hoạt là trong dự án không có kinh phí dành cho phần kế toán và điều phối
cho cơ quan phía Việt Nam, trong khi đây là một tiêu chuẩn cho các dự án do FAO và các
nhà tài trợ khác tài trợ. Do vậy, không có kế toán riêng nào theo dõi các tài khoản của dự án
mà kế toán tổng h
ợp của Văn phòng Cục BVTV theo dõi. Phía Úc đang điều chỉnh để giải
quyết những khác biệt này giữa dự án hiện nay và dự án trước đây (036/04 VIE) song có thể
cần phải thảo luận về một số thay đổi trong cuộc họp ban quản lý dự án vào tháng 12 này.

Trong 6 tháng đầu, bộ máy quản lý dự án đã hoạt động đạt yêu cầu, tất cả các tổ chức và các
nhân liên quan đều hoạt động độ
c lập với mức điều phối phù hợp nên tất cả các hoạt động
đều được thực hiện đúng thời hạn theo Khung logic.
5. Báo cáo các vấn đề xuyên suốt dự án
5.1 Môi trường
Trọng tâm của FFS là nâng cao hiểu biết cuả nông dân về hệ sinh thái và tác động của con
người lên hệ sinh thái. Phương pháp tiếp cận này có thể giúp giảm tác động bất lợi do con
người gây ra với môi trường. Các chiến lược về IPM mà nông dân biết và việc thực hiện
GAP sẽ giúp cải thiện môi trường sinh thái. Ở giai đoạn này của dự án vẫn còn quá sớm để
kiểm tra bất kỳ bằng chứng nào về
kết quả cải thiện môi trường.
5.2 Các vấn đề về giới và xã hội
Khoảng 30% số người tham gia các lớp huấn luyện giảng viên chính và giảng viên là nữ. Tỉ
lệ nam-nữ này phản ánh cân bằng giới trong đội ngũ giảng viên của Cục BVTV. Ở khu vực
duyên hải miền Trung, tỉ lệ nam-nữ nông dân tham gia FFS cũng tương tự như tỉ lệ nam-nữ
giảng viên. Tuy nhiên, ở ĐB sông Mekong, tỉ
lệ nữ tham gia FFS thấp hơn. Điều này cho
thấy sự khác biệt về vai trò truyền thống của phụ nữ giữa các vùng.


Tất cả các hoạt động của dự án đều được hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương và các
tổ chức nông dân, bao gồm Hội nông dân và Liên hiệp hội phụ nữ. Học viên FFS được
khuyến khích tham gia sinh hoạt tích cực với cộng đồng địa ph
ương và chia sẻ kiến thức học
được từ FFS. Các dự án trước đây của CARD có bằng chứng cho thấy thành viên FFS trở
thành người sáng lập và là thành viên cốt lõi của các câu lạc bộ nông dân và HTX và có thể
cho rằng thành viên FFS cũng sẽ tích cực tham gia vào việc phổ biến thông tin mà họ thu
được trong dự án.
6. Các vấn đề thực hiện
6.1 Vấn đề và khó khăn
Có hai vấn đề gây trở ngại nhỏ cho việc thực hiện dự án: hạn chế về ngân sách và sản lượng
quả có múi rất thấp ở một số FFS ở các tỉnh phía Bắc.

8
1. Đội ngũ quản lý dự án và ngân sách phải có khả năng đáp ứng nhanh đối với các kết quả
thực địa và nhu cầu của nông dân. Nếu kinh phí phải phân bổ theo ngân sách ban đầu, chỉ
dựa vào dự đoán của nhóm nghiên cứu về nhu cầu, hoặc cần có một quy trình dài để thay đổi
phân bổ ngân sách ban đầu, thì nhu cầu thực sự của nông dân được mà dự án nắm được nhờ
phương pháp tiếp c
ận có sự tham gia đối với nghiên cứu và khuyến nông không thể giải
quyết được trong khung thời gian của dự án. Một điểm đáng lưu ý trong 6 tháng đầu của dự
án là hệ thống kế toán tại Văn phòng Cục BVTV phức tạp hơn hệ thống đã dùng trong các dự
án trước đây của CARD và đáp ứng các nhu cầu chậm hơn. Phía Úc đang điều chỉnh để giải
quyế
t những khác biệt này song có thể cần phải thảo luận về một số thay đổi trong cuộc họp
ban quản lý dự án vào tháng 12 này.
2. Sản lượng và khả năng phát triển của nông dân ở một số FFS hiện rất thấp. Do đó, họ
không có năng lực tài chính để đầu tư cho sản xuất để áp dụng những kiến thức học được từ
FFS. Những nông dân này có thể không có khả năng t
ăng sản lượng đến mức yêu cầu theo

GAP nếu không được tiếp cận các khoản tín dụng lớn.
6.2 Phương án
1. Phía Úc đã điều chỉnh cho phù hợp với hạn chế về kế toán. Thay đổi trong quản lý kinh
phí có thể được thảo luận tại cuộc họp ban quản lý dự án vào tháng 12. Do thiếu kinh phí
dành cho lệ phí kế toán là một phần của vấn đề khó khăn nên dự án sẽ xem xét khả năng
dành một khoản kinh phí để trả cho một kế toán riêng.

2. Lựa chọn nông dân tham gia FFS năm 2008 có xu hướng lựa chọn những nông dân có
trình độ hơn, có khả năng sản xuất lớn.
7. Các bước tiếp theo
Trong 6 tháng tiếp theo sẽ hoàn thành các lớp FFS của năm 2007. Vào tháng 11 và 12 sẽ tổ
chức hội thảo tổng kết. Vào tháng 2 sang năm sẽ tổ chức lớp TOT bồi dưỡng và lựa chọn
nông dân sẽ tham gia FFS năm 2008.

Dự thảo Cẩm nang GAP và Sổ tay Hướng dẫn sâu bệnh sẽ được đánh giá vào tháng 3/2008.

8. Kết luận
Trong 6 tháng đầu của dự án đã xây dựng được một bộ máy quản lý hiệu quả. Việc lập kế
hoạch tốt, trao đổi mở giữa các cán bộ dự án và nhiều nỗ lực liên tục đã giúp cho dự án khởi
đầu thuận lợi. Tổng cộng đã có 10 giảng viên chính và 98 giảng viên đã được huấn luyện, và
bắt đầu tiền hành 38 FFS, trong đó 24 FFS do dự án tài trợ và 14 FFS do tỉnh tài trợ, ở 13
tỉnh ở 3 khu vực (phía Bắc, Trung, và ĐB sông Mekong). Đề cương Cẩm nang GAP đã được
soạn thảo và GAP bắt đầu được thực hiện để hoàn thành mục tiêu liên quan tới GAP đúng kế
hoạch.





9


Phụ lục 1:
Kết quả của các cuộc họp các bên tham gia

Là một phần của dự án 037/06 VIE, 2 cuộc họp các bên tham gia được tổ chức vào tháng 2 và
tháng 3 năm 2007 với sự tham gia của các đại biểu từ các Chi cục BVTV ở 2 miền: ĐB sông
Mekong và phía Bắc. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm BVTV phía Nam vào ngày
27/2/2007 cho các tỉnh ĐB sông Mekong. Cuộc họp thứ 2 cho các tỉnh phía Bắc được Cục bVTV
tổ chức vào ngày 7/3/2006 tại Khách sạn Kim Liên, Hà Nội. Danh sách đại biểu tham dự 2 cuộc
họp trên
được trình bày dưới đây.

Hai cuộc họp các bên tham gia có 3 phần chính như sau:

1. Đội trưởng dự án (ông Oleg Nicetic và ông Ngô Tiến Dũng (miền Bắc); Hồ Văn Chiến
(ĐB sông Mekong)) giới thiệu xuất xứ, mục tiêu, thời gian thực hiện, khung quản lý, và
các mốc
của dự án.
2. Đại biểu của từng bên tham gia tự giới thiệu trong 10 phút. Đại diện của từng Chi cục
BVTV giới thiệu tình hình sản xuất cây có múi ở tỉnh mình và tóm tắt các mong đợi từ dự
án cũng như đầu vào cho dự án.
3. Hội thảo dành cho các đại biểu của các Chi cục BVTV để nghe họ trình bày suy nghĩ về
cách tổ chức FFS ở tỉnh mình.

Hai cuộc họp các bên tham gia cũng tạ
o dành thơi gian để lập kế hoạch dự án và xây dựng nhóm.
Kết quả chính của các cuộc họp như sau:

1. Khung quản lý


Ông Ngô Tiến Dũng (Nhóm trưởng dự án phía Việt Nam) chịu trách nhiệm điều phối tất cả các
hoạt động của dự án tại Việt Nam và tổ chức, quản lý các hoạt động ở 8 tỉnh phía Bắc. Ông Dũng
và ông Oleg Nicetic sẽ chịu trách nhiệm trình báo cáo và các sự kiện quan trọng khác cho CARD-
PMU. Ông Hồ Văn Chiến (Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam) quản lý tất cả các hoạt động
(đào tạo và các hoạt động liên quan đến GAP) tại 5 tỉnh dự án ở ĐB sông Mekong. Ông Chiến sẽ
tổ chức TOT, FFS và họp tổng kết cho khu vực ĐB sông Mekong, trong khi Tiến sỹ Nguyễn Văn
Hoà (SOFRI) sẽ tổ chức các hoạt động liên quan đến GAP. TS. Hoà chịu trách nhiệm soạn Cẩm
nang GAP và xây dựng hệ thống sổ sách ghi chép. TS. Hoà cùng với TS.Võ Mai cũng ch
ịu trách
nhiệm về thực hiện GAP tại (các) HTX thí điểm. Để xây dựng và thực hiện thành công GAP cần
phải thiết lập sự trao đổi và điều phối tốt giữa Trung tâm BVTV phía Nam (ông Chiến), SOFRI
(TS. Hoà) và VinaFruit (TS. Võ Mai). Để giúp chuyển kinh phí nhanh hơn cho người sử dụng cuối
cùng và đảm bảo tiến độ dự án, kinh phí của UWS đã được chuyển riêng cho Cục BVTV để chi
cho các hoạt động tại miền Bắc và Trung tâm BVTV phía Nam để chi cho các ho
ạt động ở ĐB
sông Mekong.

2. Tổ chức đào tạo

Giảng viên chính, gồm 4 giảng viên chính của ĐB sông Mekong và 6 giảng viên chính ở miền
Bắc, sẽ được đào tạo tại Khách sạn Kim Linh, Hà Nội vào ngày 8-12/3/2007. Trong khoá đào tạo
này các giảng viên sẽ xây dựng chương trình cho FFS. Lớp TOT đầu tiên cho các tỉnh miền Bắc
được tổ chức tại Chi cục BVTV Nghệ An, thành phố Vinh, Nghệ An, vào ngày 19/03-02/04/2007.
TOT thứ 2 cho các tỉnh miền Bắc sẽ được tổ chức vào cuối n
ăm. TOT cho ĐB sông Mekong sẽ
được tổ chức vào 16- 28/04/07. Các FFS sẽ được tổ chức suốt vụ, bắt đầu từ khi cây ra hoa (tháng
4-5) cho tới khi thu hoạch. Mỗi FFS sẽ có 21 bài giảng. Ghi chép sổ sách là một phần trong FFS
và mỗi nông dân tham gia FFS sẽ được nhận sổ ghi chép do TS. Hoà thiết kế (SOFRI). Một yêu
cầu khi kết thúc FFS (VD: nhận chứng chỉ) là học viên phải biết cách ghi chép. Vào tháng 11-
12/2007 sẽ tổ chức họp tổng kết ở Mỹ Tho cho các tỉnh Đ

B sông Mekong và 2 điểm ở miền Bắc.




10

3. Nghiên cứu ban đầu

Xây dựng hiệu quả một cơ sở số liệu ban đầu chính xác bằng cách nghiên cứu ban đầu toàn diện
và thực tế là một hoạt động quan trọng trong năm đầu của dự án và có ý nghĩa đối với việc đạt
được mốc đầu tiên của dự án, vào tháng 9/2007. Nghiên cứu ban đầu sẽ được thực hiện vào tháng
6/2007 và sẽ kết hợp các phương pháp: điều tra KAP, quan sát hiện tr
ường, và phỏng vấn có câu
hỏi mở với nông dân tham gia FFS, cán bộ Chi cục BVTV và đại diện của các cơ quan chính phủ
và phi chính phủ. Phương pháp nghiên cứu ban đầu sẽ do ông Oleg Nicetic, Robert Spooner-Hart
và Zina O’Leary của UWS, Elske van de Fliert của Đại học Queensland (UQ), và Ngô Tiến Dũng
và Hồ Văn Chiến của Cục BVTV xây dựng. Trong tháng 6/2007 ông Oleg và Robert sẽ cùng ông
Chiến ở ĐB sông Mekong và ông Dũng ở miền Bắc đi thực địa tất cả các tỉnh dự án để phỏng vấn
và quan sát thực tế. Trong trường hợp ông Chiến và ông Dũng không thể đi tất cả các tỉnh vì lý do
nào đó thì có thể cử cán bộ khác của Cục BVTV (có khả năng dịch tốt) đi cùng ông Oleg và
Robert. Kế hoạch thực địa được trình bày trong Phụ lục 2.

4. Các hoạt động liên quan đến GAP trong năm 2007

Các hoạt động chính để thực hiện GAP sẽ diễn ra ở ĐB sông Mekong. TS. Hoà chịu trách nhiệm
soạn Cẩm nang GAP cho cây có múi và xây dựng h
ệ thống sổ sách ghi chép. Dự thảo đầu tiên của
cuốn cẩm nang sẽ được hoàn tất trước cuộc họp tổng kết vào tháng 11 để việc thực hiện GAP theo
cẩm nang hướng dẫn có thể bắt đầu từ vụ năm 2008. Tuy nhiên, các nhóm nông dân sẽ thực hiện

GAP sẽ được thành lập năm 2007 và các nguyên tắc cơ bản của GAP sẽ bắt đầu được thực hiện
ngay. VinaFruit cùng với SOFRI sẽ
đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện GAP. Dự án chỉ
phân bổ kinh phí cấp chứng nhận cho một nhóm nông dân thực hiện thành công GAP trong dự án.
Tuy nhiên, đại diện của tất cả 13 tỉnh đã thể hiện quan tâm tới việc thực hiện GAP và mong muốn
mỗi tỉnh có ít nhất một HTX thí điểm/nhóm nông dân được cấp giấy chứng nhận. Cuộc họp kết
luận rằng dự án sẽ h
ỗ trợ tất cả các nhóm nông dân muốn thực hiện GAP tới mức đạt tiêu chuẩn
được cấp giấy chứng nhận song sau đó nông dân sẽ phải tự tìm kinh phí ngoài dự án để xin cấp
giấy chứng nhận. Các cuộc họp xác định rằng bưởi là loại quả có khả năng xuất khẩu lớn nhất nên
phần lớn các HTX được chọn thí điểm GAP phải là xã trồng bưởi. Vận chuyể
n sau thu hoạch bưởi
được xác định là lĩnh vực cần được cải thiện nhiều nhất. Để nâng cao trình độ chuyên môn trong
sau thu hoạch, Giáo sư Berry McGlasson sẽ tham gia nhóm dự án.

5. Các mốc dự án và thanh toán

Đại biểu tham dự đã bàn rất kỹ về các mốc của dự án. Khác với các cơ quan tài trợ khác, chuyển
kinh phí theo lịch chứ không gắn liền với việc liệu dự án có đạt được các mốc đã đưa ra hay
không, ch
ương trình CARD chỉ cấp kinh phí sau khi đánh giá báo cáo cho từng mốc. Không thể có
lý do biện luận đại loại như thời tiết không thuận lợi hay áp lực sâu bệnh lớn. Các mốc đã được
lên kế hoạch để nếu tất cả các báo cáo được trình đúng lịch thì có thể nhận được kinh phí trước
hoạt động kế tiếp. Tuy nhiên, có thể xảy ra chậm chễ, có nghĩa là không nhận được kinh phí trước
hoạt độ
ng kế tiếp. Như vậy, đôi khi Cục BVTV hoặc Trung tâm BVTV phía Nam sẽ phải tiến
hành hoạt động kế tiếp trước khi nhận được tiền của CARD để dự án có thể tiếp tục theo lịch trình
và tránh chậm chễ trong thanh toán. Nếu tất cả các bên tham gia dự án tuân thủ khung thời gian
của dự án thì dự án sẽ không phải gặp khó khăn về ngân lưu.





11

×