Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.13 KB, 3 trang )

THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC

1. Khái niệm nhận thức và thực tiễn:
* Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng
tạo của hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, được thực
hiện thông qua hoạt động thực tiễn của họ.
Như vậy, nhận thức phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc duy vật vầ nhận thức: Đó là thừa nhận sự tồn tại khách
quan của thế giới vật chất, coi đó là đối tượng của nhận thức.
- Nguyên tắc phản ánh của nhận thức: Coi quá trình nhận thức chẳng
qua là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con
người. Cho nên vai trò quyết định thuộc về khách thể nhận thức.
- Nguyên tắc sáng tạo của nhận thức: Đó là coi quá trình nhận thức là
quá trình hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể con người.
- Nguyên tắc thực tiễn: Đó là coi thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận
thức, là mục đích cuối cùng của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
* Khái niệm thực tiễn: Là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục
đích và có tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải biến tự nhiên, xã
hội.
Theo định nghĩa trên, thực tiễn có các đặc trưng cơ bản sau:
- Nó là hoạt động vật chất của con người, cho nên nó đối lập tương đối
với các hoạt động tinh thần.
- Thực tiễn là hoạt động hướng đích của con người. Nó nhằm cải biến
tự nhiên, xã hội để thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của con người.
- Thực tiễn là hoạt động có tính lịch sử xã hội, tức là hoạt động cộng
đồng và phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hoạt động thực tiễn bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: Sản xuất vật chất; hoạt
động chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa học. trong đó sản xuất vật
chất là đầu tiên và quyết định nhất.
(Hoạt động sản xuất vật chất, là hình thức hoạt động thực tiễn đầu


tiên, cơ bản và quyết định sự vận động của các hình thức thực tiễn khác.
Hoạt động thực nghiệm khoa học, là hình thức đặc biệt của hoạt động
thực tiễn, được tiến hành trong điều kiện do con người tạo ra giống hoặc
gần giống với hiện thực khách quan để cải tạo,biến đổi sự vật.
Hoạt động chính trị - xã hội (đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng
dân tộc, bảo vệ hoà bình ) nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, các trạng
thái xã hội.
Các hình thức thực tiễn trên có mối quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau,
trong đó hoạt động sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định).
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Trước hết, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực và mục đích của
nhận thức cho nên nó quyết định nhận thức của con người. Cụ thể là:
+ Thực tiễn luôn luôn là xuất phát điểm của nhận thức, cho nên nhận
thức phải bắt nguồn từ nhu cầu của thực tiễn và phải quay lại để phục vụ
thực tiễn.
+ Thực tiễn cung cấp cho nhận thức những tài liệu cần thiết, tài liệu đó
chính là kinh nghiệm thực tiễn.
+ Thực tiễn trang bị cho nhận thức những công cụ cần thiết.
+ Thực tiến góp phần làm hoàn thiện bản thân chủ thể nhận thức con
người.
+ Vật chất giải quyết các nhu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn, luôn là
động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nhận thức.
-Thực tiễn đóng vai trò là mục đích cuối cùng của nhận thức. Do đó
con người là nhận thức không có mục đích tự thân, con người nhận thức
thế giới khách quan không vì bản thân sự nhận thức ấy mà nhận thức nó
là để cải tạo nó. Cho nên Mác nói: “Các nhà triết học trước đây chỉ lý
giải thế giới một cách khác nhau nhưng vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”.
- Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý. Phải thông qua sự k’
ng của thực tiễn mới có thể phân định chắc chắn đâu là chân lý đâu là
giả dối. Tiêu chuẩn thực tiễn vừa có tính tuyệt đối nhưng đồng thời cũng

chỉ là tương đối. Tuyệt đối bởi vì nó là tiêu chuần duy nhất có tính khách
quan và khoa học để kiểm tra chân lý. Tương đối bởi vì thực tiễn chỉ
mang tính hữu hạn và thực tiễn cũng có thể sai lầm.

×