Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp một mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 23 trang )

0
MỤC LỤC

Tên phần
I.
1.
2.
3.
4.
5.
II.
1.
2.
2.1.
2.2.
3.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
III.
1.
2.
IV.
1.
2.

Tên các mục
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn biện pháp
Mục đích nghiên cứu


Nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng
Nguyên nhân
Các biện pháp
Biện pháp 1: Giáo viên gần gũi và tạo mối quan hệ

Trang
2
3
3
3
3
4
5
5
6
6
6

thân thiện với học sinh.
Biện pháp 2: Rèn sự mạnh dạn tự tin qua các tiết học

10

hằng ngày.

Biện pháp 3: Rèn sự mạnh dạn thơng qua các hoạt

12

động ngồi giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính

17

mạnh dạn tự tin cho học sinh.
KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
Kết quả
Ứng dụng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

* Tài liệu tham khảo
I. PHẦN MỞ ĐẦU

19
20
20
21
23

1. Lý do chọn biện pháp
Như chúng ta đã biết mạnh dạn, tự tin luôn là kĩ năng cần thiết đối với
cuộc sống của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Đối với cuộc
sống của con người sự mạnh dạn, tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt

những mong muốn của mình, có khả năng sống và làm việc, hịa nhập nhanh
chóng với cộng đồng. Mạnh dạn, tự tin giúp học sinh vượt qua mọi khó khăn,


1
thử thách trong trường học và cuộc sống, có được điều này học sinh sẽ tự tin
ở năng lực bản thân và luôn hi vọng đến những mục tiêu mà mình hướng tới,
ln thích thú được trải nghiệm với những điều mới mẻ và chính những trải
nghiệm đó mới giúp các em học tập tốt hơn.
Khi trẻ bắt đầu tới trường và tham gia học tập ở trường Tiểu học, là trẻ
được bước chân vào một thế giới hoàn toàn khác. Các em phải tiến hành hoạt
động học - hoạt động nghiêm chỉnh có kỷ cương, nề nếp với những yêu cầu
nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ
đạo là học tập; chắc chắn trẻ khơng tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị
cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học. Bên cạnh việc trang bị cho học
sinh những vốn kiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải
chú ý đến việc rèn cho các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Các em cần
mạnh dạn để làm chủ bản thân mình khi giao tiếp với mọi người xung
quanh, làm chủ bản thân để chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức…Sự
mạnh dạn, tự tin có thể chỉ được biểu hiện bằng cử chỉ, lời nói, thái độ rất
đơn giản và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng những điều ấy tưởng chừng
như đơn giản nếu mỗi thầy cô giáo không giúp các em thì kĩ năng đó thì
cũng khó đạt được.
Năm học 2022 - 2023, tôi được Ban Giám hiệu phân công chủ nhiệm và
giảng dạy lớp 1A5. Khi nhận lớp ban đầu, học sinh của tôi rụt rè, e ngại,
thậm chí biết cũng chẳng giơ tay phát biểu. Nhiều em ít tham gia vào các
hoạt động của lớp hay tham gia nhưng cịn e ngại, nhút nhát. Chính vì vậy
để giúp HS mạnh dạn hơn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày cũng như
trong học tập. Là một giáo viên chủ nhiệm bản thân tôi luôn hiểu rõ được
tầm quan trọng của việc rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho các em học sinh.

Nên tôi luôn băn khoăn trăn trở tìm tịi các biện pháp để mong học sinh của
lớp mình có nhiều tiến bộ, ln mạnh dạn tự tin ở mọi lúc, mọi nơi. Chính
vì vậy tơi đã chọn “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Một mạnh dạn,
tự tin trong giao tiếp”.


2
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, phân tích đánh giá thực trạng
và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp Một mạnh dạn, tự tin trong
giao tiếp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc rèn sự mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp cho học sinh lớp Một.
Nắm bắt thực trạng của sự mạnh dạn, tự tin của lớp chủ nhiệm.
Đề xuất các biện pháp giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Biện pháp giúp học sinh lớp 1A5 mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thảo luận nhóm.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục cho học sinh phát triển toàn
diện về năng lực và phẩm chất, giúp học sinh hiểu được năng lực chính của
bản thân mình để hịa nhập vào cuộc sống xã hội sau này. Tự tin là tin vào
chính bản thân mình, tin vào những giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn
tại bên trong con người mình, tin vào những thành cơng, những thành quả mà

mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận thử thách mới trong
tương lai.
Mạnh dạn là không rụt rè, sợ sệt, dám làm những việc mà người khác
thường e ngại. Có sự tự tin chúng ta sẽ mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động.
Tự tin có nghĩa là học sinh thấy thoải mái hơn với chính mình và có
nhiều điều thú vị muốn chia sẻ. Sự tự tin giúp các em tương tác với nhiều


3
người xung quanh, với bạn bè và dễ dàng xây dựng được những mối quan hệ
mới. Tự tin sẽ giúp các em thành cơng trong mọi hồn cảnh. Đó là một trong
những kĩ năng sống rất cần thiết cho mỗi học sinh.
Ở cấp độ vĩ mô, mục tiêu dạy học hiện nay là sự cụ thể hóa mục tiêu
giáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp. Đi vào cụ
thể, nhấn mạnh ba mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính
hệ thống về ngơn ngữ và các bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên –
phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng, tiếp
nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là
phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Thứ ba, bồi dưỡng cho học sinh ý chí tự lập, tự cường, tinh thần dân chủ
nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, ý thức tơn trọng và
phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Để đạt được những điều trên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thường xuyên
có công văn chỉ đạo và tập huấn cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
cho phù hợp với thời đại. Đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình
giáo dục phổ thơng nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng là vấn đề được
đặt ra và thực hiện từ nhiều năm nay. Để thực hiện vấn đề này, đã có nhiều

hình thức và biện pháp dạy học được triển khai như: Dạy học nêu vấn đề, tổ
chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh, ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học...
Những biện pháp và hình thức đó, trong q trình thực hiện đã góp phần
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo
viên và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên với học sinh Tiểu học đặc
biệt là học sinh lớp 1 các em mới chuyển từ mầm non lên nên không tránh


4
khỏi việc nhút nhát, e rè, sợ sệt. Vì vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy
học, bên cạnh các biện pháp, hình thức dạy học thì việc rèn luyện các em kĩ
năng sống, sự mạnh dạn, sự tự tin là một việc hết sức quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng
Năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp
1A5, tổng số học sinh 35 em trong đó có 18 học sinh nam và 17 học sinh nữ.
Qua thời gian tìm hiểu tơi thấy thực trạng lớp tơi có những ưu điểm, tồn tại
như sau:
Ưu điểm:
- Các em có chung độ tuổi nên đặc điểm tâm sinh lí em có nhiều điểm
giống nhau.
- Các em ngoan ngỗn, lễ phép lời thầy giáo, cơ giáo, chấp hành tốt nội
quy trường lớp đề ra.
Tồn tại hạn chế:
- Nhiều em cịn nhút nhát, rụt rè. Khơng dám giơ tay phát biểu xây
dựng bài hay giơ lên rồi rút lại.
- Khi được cô giáo mời đọc bài hay phát biểu thì nói lí nhí trong
miệng, khơng biết trình bày như thế nào cho đúng.
- Ít trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến cá nhân và phản hồi lại ý kiến

của bạn.
2.2. Nguyên nhân
- Các em mới chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ yếu sang môi trường
học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè thầy cô để thổ lộ
tâm tình hay học hỏi.
- Chưa biết cách diễn đạt ý của mình.
- Các em cịn nhỏ chưa được tiếp xúc nhiều nơi đông người.


5
- Sự quan tâm của một số phụ huynh còn hạn chế trong việc giáo dục và
rèn kỹ năng cho con.
*) Những tuần học đầu tiên tôi đã quan sát kĩ những hoạt động của các
em và tơi có ghi vào sổ nhật kí ghi chép và thống kê số liệu về sự mạnh dạn tự
tin của học sinh như sau:
+ HS mạnh dạn, tự tin: 14 em.
+ HS có biểu hiện nhưng còn rụt rè: 11 em.
+ HS chưa mạnh dạn, tự tin: 10 em.
3. Các biện pháp thực hiện
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đã tìm ra được một số biện
pháp giúp học sinh có sự mạnh dạn, tự tin trong học tập cũng như trong cuộc
sống hằng ngày.
3.1. Biện pháp 1: Giáo viên gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với
học sinh.
Ban đầu, ngay sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học
sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh
được giới thiệu về mình, động viên khún khích các em chia sẻ với nhau về
những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em.
Đây là hoạt động giúp cơ trị hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập
thân thiện, đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng

giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi
trường mà giáo viên ln gị bó và áp đặt.


6

( Hình ảnh giáo viên tâm sự gần gũi với học sinh)
Để thành công trong việc rèn các em mạnh dạn, tự tin tôi đã cùng học và
cùng chơi với các em. Như vào những giờ ra chơi hay trong giờ thể dục, khi
các em chơi trị chơi, tơi đã chơi cùng với các em các trò chơi dân gian như: Ô
ăn quan, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,..... Ban đầu thì học sinh chưa quen
nên cịn đơi chút e ngại. Nhưng khi tạo cơ hội gần gũi tiếp xúc và thường
xuyên tham gia cùng các em thì sau một vài hơm các em đã mạnh dạn hơn.
Thậm chí những học sinh khơng hứng thú với những trị chơi ấy nhưng khi
thấy cô giáo và các bạn tham gia thì cũng đã dần thích và tích cực tham gia.
Có nhiều hôm học sinh đã chủ động rủ tôi tham gia các trị chơi cùng. Lúc đó
tơi cảm nhận việc mình làm thật sự đã có tác dụng, các em khơng những
mạnh dạn hơn, tự tin hơn mà cịn hứng thú với những trò chơi dân gian những trò chơi tưởng chừng bị các em bỏ ngỏ bấy lâu nay.


7

( Hình ảnh giáo viên chơi cùng với các em các trò chơi dân gian)
Trong lớp tơi chủ nhiệm có 35 em học sinh nhưng hoàn cảnh mỗi học
sinh khác nhau. Có em học sinh có bố khơng có mẹ và ngược lại có mẹ lại
khơng có bố, có em thì bố mẹ bỏ nhau, mẹ có chồng khác ở với ơng bà
ngoại....Chính do hồn cảnh đã làm cho các em tự ti rất nhiều khi đến trường.
Nhận thức được điều đó tơi đã chủ động xuống thăm gia đình học sinh để tìm
hiểu hồn cảnh gia đình các em. Biết được hồn cảnh của học sinh tơi đã trị
chuyện với các em nhiều hơn để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em.

Làm như vậy tôi đã thấy mình đã xóa được bức tường ngăn cách giữa cơ và
trị. Các em khơng cịn sợ sệt nữa và đã mạnh dạn chia sẻ những tâm tư tình
cảm của bản thân mình trong cuộc sống. Khi quan tâm gần gũi với học sinh
thì mỗi giáo viên sẽ hiểu được các em nhiều hơn. Những lúc này những người
làm giáo dục như chúng ta không chỉ đơn thuần là người thầy dạy chữ cho các
em nữa mà chúng ta đã trở thành những người cha, người mẹ thậm chí là
những người bạn của các em, được các em tin tưởng. Khi đã có sự tin tưởng
thì mỗi thầy cơ sẽ là chỗ dựa tinh thần cho chính học sinh của mình từ đó giúp


8
các em vượt qua được sự mặc cảm tự ti giúp các em mạnh dạn, tự tin khi đến
trường. Qua đây tôi đã hiểu được rằng: Muốn thay đổi được học trị của mình
thì trước hết phải hiểu và gần gũi với chúng. Đồng thời phát huy những năng
lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề của các em thì chúng
mới mạnh dạn lên được. Với tôi “gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với
học sinh” là biện pháp đầu tiên để tôi rèn kĩ năng cho học sinh mạnh dạn ở
lớp tôi chủ nhiệm.

( Hình ảnh giáo viên đến thăm gia đình học sinh)
Qua đây học sinh lớp tôi không những mạnh dạn, tự tin mà các em còn
phát triển được năng lực ngơn ngữ, tích cực hợp tác chia sẻ với cô và bạn bè,
các em ngoan hơn và chăm học hơn.
3.2. Biện pháp 2: Rèn sự mạnh dạn, tự tin qua các tiết học hằng ngày.
Để giáo dục cho học sinh có hiệu quả tơi đã vận dụng những giờ học sao
cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống thực.


9
Như vào đầu giờ tôi cho 1 em điều hành lớp (em học sinh điều hành lớp

không cố định) cho học sinh hỏi nhau về những kiến thức cũ của những mơn
học có trong buổi học đó. Ban đầu học sinh còn lúng túng khi đặt câu hỏi để
hỏi nhau nhưng tơi đã định hướng thì các em rất thích thú. Tôi để ý thấy rằng
kiểm tra bài cũ khi các em kiểm tra nhau thì các em rất mạnh dạn và hiệu quả.
Những em còn nhút nhát khi được chia sẻ với bạn, các em được nói nhiều thì
tự nhiên cái nhút nhát ấy sẽ biến mất dần ở các em, các em sẽ khơng cịn sợ
sệt và mạnh dạn giao tiếp với thầy cô hay khách lạ đến trường. Đó cái đích tơi
muốn học sinh đạt được. Và bây giờ học sinh tơi đã hình thành được thói
quen ngay cả khi cơ giáo khơng có tiết đầu trên lớp các em vẫn thực hiện tốt.
Trong quá trình giảng dạy, ở phân môn Tiếng Việt với hoạt động ở phần
luyện nói theo chủ đề như: Tự giới thiệu; cảm ơn, xin lỗi ... Tơi chỉ gợi mở
sau đó cho các em tự nói một cách tự giác, tự nhiên ở các em.
Tôi thường xuyên tổ chức cho các em luyện nói theo nhóm và luân phiên
các thành viên của các nhóm để nhằm mục đích giúp tất cả các em có thể giao
tiếp trực tiếp với nhau. Khún khích các em cịn nhút nhát nói nhiều hơn,
bước đầu là nói một, hai câu ngắn sau đó dần dần hướng dẫn các em nói nhiều
hơn, diễn đạt suy nghĩ cụ thể, rõ ràng và thuyết phục hơn. Bên cạnh đó không
quên hướng dẫn cho các em luyện nghe. Các em cần chú ý lắng nghe cô và
các bạn, suy nghĩ về những thông tin được đưa ra là đúng hay chưa đúng,
mình có như thế khơng, mình sẽ nói thế nào về vấn đề ấy… Sau khi học sinh
trình bày bài nói, tơi thường hỏi một số câu hỏi nhỏ để kiểm nghiệm mức độ
nhận thức vấn đề nghe được của các em, sau thời gian quen dần, tôi định
hướng cho các em cách hỏi lẫn nhau để kiểm tra thơng tin cũng như khích lệ
bạn học sinh.
Ví dụ Hoạt động luyện nói cuối bài đọc được tổ chức như một cuộc nói
chuyện nhỏ giữa các bạn với nhau. Ví như khi học sinh nói về chủ đề: giới
thiệu, cảm ơn, xin lỗi..... Sau khi đưa gợi ý về nội dung và cách nói, tơi chia
lớp thành các nhóm để các em tự kể lại, đóng vai tình huống với các bạn. Các
em thường tỏ ra rất hào hứng mỗi khi được nói cho bạn mình nghe.



10

( Hình ảnh học sinh hoạt động nhóm giới thiệu bản thân với bạn của mình)
Với môn Đạo đức khi dạy bài: “Quan tâm, chăm sóc ơng bà” có phần nêu
những việc làm mà em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ơng bà. Bản
thân chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hồn tồn khơng
gị bó áp đặt.
Và hơn nữa trong các giờ học rất cần sự động viên vì vậy tơi đã dần hình
thành cho các em được thói quen khen bạn khi bạn có tín hiệu trả lời đúng thì
các em tự vỗ tay. Khi các em đã mạnh dạn hơn tôi đã định hướng cho các em
vỗ tay khen bạn khi bạn có những câu hỏi hay và câu trả lời tốt để không làm
mất thời gian của tiết học. Khi phát biểu các em nói nhỏ, tơi đã hình thành
cho các em thói quen động viên bạn bằng cách vỗ tay và nói đồng thanh câu
“to lên bạn ơi” chứ không phải là những lời chê bai. Như vậy các em sẽ tự
điều chỉnh giọng đọc của mình. Một bàn tay khơng thể tạo nên tiếng vỗ. Vì


11
vậy muốn học sinh mạnh dạn tự tin theo tôi nghĩ trước hết người thầy phải
mạnh dạn để chỉ đường dẫn lối cho các em. Từ đó phải tạo cho các em được
nói, được chia sẻ trong mọi tiết học cũng như tất cả các hoạt động khác khi
các em đến trường.
Với biện pháp thứ hai mà tôi đã thực hiện tôi thấy học sinh lớp tôi các em
đã mạnh dạn, tự tin trong học tập. Qua đó hình thành và phát triển ở các em
năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác tốt với bạn bè, thầy cô; tự giải quyết
tốt các vấn đề trong học tập. Và hình thành ở các em các phẩm chất nhân ái,
chăm chỉ và trách nhiệm.
3.3. Biện pháp 3: Rèn sự mạnh dạn, tự tin thơng qua các hoạt động
ngồi giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.

Việc trải nghiệm của các em bắt đầu một ngày học mới là tôi cho các
em vệ sinh trường, lớp học. Tổ trưởng các tổ sẽ phân công các thành viên
trong lớp khu vực vệ sinh của từng nhóm và trong từng nhóm sẽ có những
thành viên của ban vệ sinh để giám sát. Bản thân tôi cũng cùng tham gia với
các em để các em nhận thấy việc vệ sinh trường lớp là trách nhiệm chung của
tất cả mọi người khi đến trường chứ khơng phải việc của riêng ai. Khi thấy cơ
làm thì trị cũng sẽ làm theo. Như vậy thói quen giữ gìn vệ sinh của các em
cũng sẽ được hình thành, khi đã thành thói quen học sinh sẽ chủ động làm
cơng việc của mình.
Trong giờ ra chơi các em lại được trải nghiệm bằng những trò chơi dân
gian như mèo đuổi chuột, cướp cờ, ô ăn quan... và đặc biệt hơn là được trải
nghiệm bằng cách trồng, chăm sóc những bồn hoa các em trồng. Thật là thú
vị những điều tưởng chừng bình dị giản đơn nhưng lại chứa đựng bao niềm
đam mê cho tuổi trẻ. Từ khi các em trồng được hai bồn hoa ở trước lớp để
chăm sóc, tơi thấy các em thích lắm. Có hơm khi tơi vừa chạy xe vào cổng
trường thì các em chạy ra và nói: “ Thưa cơ em và các bạn đã tưới nước cho
các cây hoa ở trước lớp rồi cô ạ! Hình như em thấy cây hoa mười giờ có búp
và gần nở hoa rồi đấy cô ạ! Bây giờ mình thường xun tưới nước cho nó, nó


12
sẽ nhanh nở bông đúng không cô?” Qua đây tôi thấy các em biết quý trọng
sản phẩm của mình và biết bày tỏ ý kiến của mình với cơ và các bạn chứng tỏ
các em đã mạnh dạn hơn rất nhiều.

( Các bạn học sinh chơi trò chơi mèo đuổi chuột)

( Hình ảnh các bạn học sinh trải nghiệm chăm sóc vườn rau của lớp mình)
Trong những tiết sinh hoạt lớp, ngồi những việc đánh giá nhận xét tơi
đã cho các em thể hiện sở trường của mình trước lớp. Có em thì thích hát, có



13
em thì vẽ, có em thì thích nhảy khiêu vũ... và đây có lẽ là thời gian mà các em
mong chờ nhất sau một tuần. Lúc này tôi đề cao hơn vai trò của ban cán sự
lớp, tôi hướng dẫn các bạn cán sự lớp giúp cô trong việc cô tổ chức, điều
hành cho các bạn tham gia vào các hoạt động: múa, hát, vẽ.....Và ngày 20/10
tôi đã cho các em trải nghiệm: Làm thiệp, vẽ tranh tặng bà, tặng mẹ, tặng cô
tại lớp. Các em rất hào hứng chăm chú làm những tấm thiệp thật đẹp, tô
những bức tranh thật đẹp để dành tặng cho những người mình thân yêu. Các
em sẽ nhận thức được rằng những món quà mình làm sẽ ý nghĩa và thiết thực
hơn bằng việc mình thay những lời nói cảm ơn tới bà, mẹ và cô. Từ đó tôi
cảm nhận được sự mạnh dạn trong mỗi học sinh. Đôi khi nói lời cảm ơn đối
với các em rất khó vì các em còn ngại không biết nói như thế nào? Thì thay
vào đó là những món quà mang giá trị tinh thần to lớn mà các em đã gửi gắm
cả tình cảm của mình vào đó.

(Các em vẽ tranh tặng bà, mẹ, cô nhân ngày 20-10)
Trong giờ chào cờ đầu tuần các em được nghe nhận xét các hoạt động
của tuần trước đồng thời các em được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm


14
của trường của lớp. Và khi các em được tham gia vào hoạt động trải nghiệm
thì khơng khí trở nên sơi nổi hơn rất nhiều. Được làm nhiều được nói nhiều
thì dần các em sẽ hình thành thói quen và khơng cịn mất bình tĩnh khi nói
trước đơng người. Ngồi ra tôi cũng cho các em giải câu đố, hát đố.... và tự tổ
chức một trò chơi cho các bạn trong lớp, ở trường. Như vậy kĩ năng nói trước
đơng người của học sinh sẽ được hình thành. Khi kĩ năng đã thành thói quen
thì học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin khi nói trước đơng người.


( Học sinh tham gia biểu diễn trong giờ chào cờ)
Trong buổi trải nghiệm “Tìm hiểu về tết Hàn thực”. Tơi đã cho học sinh
tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của nó. Sau đó tơi đã tổ chức cho học sinh
hoạt động làm bánh trơi nước. Với mong muốn khún khích các em u
thích tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của cha ông, những nét đẹp


15
trong văn hóa ẩm thực của dân tộc. Hoạt động được diễn ra với sự giúp đỡ
nhiệt tình của Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp Các nguyên liệu làm bánh
được chuẩn bị tỉ mỉ, lựa chọn loại gạo nếp ngon. Dưới sự hướng dẫn của cô
giáo, các em đã được tự mình thực hiện nhào bột, nặn bánh... Lần đầu tiên các
em được trực tiếp tham gia làm bánh, em nào cũng háo hức thích thú, thi đua
trổ tài khéo tay.

(Các em đang trải nghiệm làm bánh trôi nước)
Sau buổi trải nghiệm, các em đã được mở rộng thêm vốn hiểu biết về
ngày tết Hàn thực của dân tộc, cảm nhận được vị ngon của từng chiếc bánh.
Qua đó các em yêu hơn những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã truyền lại
đến ngày nay. Và chắc hẳn các em sẽ càng thêm yêu những ngày tết của q
hương, đất nước mình.
Các em đến trường khơng chỉ được học mà còn được tham gia các hoạt
động để rèn kĩ năng. Các em được nấu ăn ở lớp như một gia đình. Ngồi các


16
hoạt động trải nghiệm sáng tạo do trường tổ chức thì mỗi lớp nên có kế hoạch
trải nghiệm riêng cho lớp mình theo từng ngày, từng tuần để tạo cho các em
cơ hội được làm, được bày tỏ, được giao lưu với nhau nhiều hơn như vậy các

em sẽ gần gũi với bạn của mình hơn. Từ đó các em sẽ mạnh dạn bày tỏ những
suy nghĩ, chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình với bạn. Cũng từ đó mà học
sinh trong lớp hiểu nhau hơn, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
Từ biện pháp trên tôi thấy ở học sinh lớp tôi các em đã phát huy được các
năng lực giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề, các em thêm yêu quê hương đất
nước và luôn chăm chỉ, trách nhiệm hơn.
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn, tự
tin cho học sinh
Có khơng ít phụ huynh khi gửi con đến trường yên tâm giao trọng trách
giáo dục học sinh cho nhà trường mà quên rằng vai trị của cha mẹ là vơ cùng
quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là
những người thầy đầu tiên của các em”. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt
quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững
chắc cho học sinh khi trưởng thành. Gia đình và nhà trường cần là người
bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc giáo dục học sinh mới hiệu
quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường
học tập sinh hoạt của học sinh, có điều kiện gần gũi với các cơ giáo từ đó tạo
sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp các em được sống trong một
mơi trường giáo dục tốt, qua đó cịn dạy cho các em bài học cần phải có mối
quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng
của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường. Ngay từ đầu năm học khi họp
phụ huynh học sinh đầu năm, thay việc cô giáo đánh giá nhận xét học sinh, tôi
đã cho tất cả các phụ huynh đều chia sẻ những điểm mạnh điểm yếu của con
em mình, đồng thời nói lên tâm tư nguyện vọng của mình với giáo viên qua
phiếu lấy thông tin về học sinh thông qua phụ huynh. Qua đó tơi nắm bắt


17
thêm được tình hình các em ở nhà sau đó tơi đưa ra các giải pháp cùng phụ

huynh rèn tính mạnh dạn, tự tin cho các con.
Tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh
dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh về tình hình học tập ở trường, nắm bắt kịp
thời những thơng tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân học sinh. Bên
cạnh đó, tơi cũng liên lạc thường xun với gia đình học sinh “Qua trao đởi
trực tiếp, điện thoại” để tìm hiểu sinh hoạt của học sinh ở gia đình, thơng tin
cho cha mẹ biết tình hình của các em ở lớp, những thay đổi các em để kịp thời
có biện pháp giáo dục phù hợp.
Ngồi ra tơi cũng dành thời gian để đi thăm gia đình học sinh để tạo mối
quan hệ gần gũi thân thiết với phụ huynh. Có như vậy thì biện pháp giáo dục
học sinh sẽ hiệu quả hơn.

( Hình ảnh học sinh biểu diễn văn nghệ khi ở nhà)


18
Qua đây tôi thấy học sinh lớp tôi phát triển được các năng lực tự chủ tự
học, giao tiếp hợp tác tự tin với bạn bè, thầy cô và gia đình, hình thành ở các
em phẩm chất nhân ái, chăm chỉ hơn.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng biện pháp: “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp Một mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp”. Trong quá trình
áp dụng đối với học sinh tôi chủ nhiệm trong năm học 2022– 2023 này đã
đem lại hiệu quả cao. Học sinh có chiều hướng tiến bộ tích cực, ý thức tự
giác của các em được nâng cao dần; các em tham gia các hoạt động, phong
trào nhiệt tình, mạnh dạn, tự tin, sơi nổi. Nhiều em khá tự tin trong giao tiếp.
Kết quả đối chiếu bảng khảo sát đầu năm và cuối học kì 1 về sự mạnh dạn
tự tin của lớp như sau:


Sĩ số

Thời gian

HS đã có biểu
HS mạnh dạn tự
HS chưa mạnh
hiện nhưng còn
tin
dạn tự tin
rụt rè
SL

%

SL

%

SL

%

35

Đầu năm học

14

40


11

31,4

10

28,6

35

Cuối học kì 1

31

88,6

2

5,7

2

5,7

Khơng những vậy, khi thực hiện các biện pháp đó bản thân tôi cũng nhận
thấy rằng: kiến thức của bản thân được mở mang tơi có thêm được các biện
pháp giúp ích trong cơng tác chủ nhiệm của mình. Về phía phụ huynh học
sinh thì ln quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ đồng hành hơn với cô với nhà
trường trong việc rèn các con sự mạnh dạn, tự tin khi ở lớp cũng như ở nhà.

2. Ứng dụng
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn sự mạnh
dạn tự tin trong giao tiếp cho học sinh lớp Một. Tôi thấy biện pháp tôi đưa ra


19
đã được tổ chuyên môn, ban giám hiệu ghi nhận khi đã thấy rõ được sự tiến
bộ của học sinh. Học sinh lớp tôi đã mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp từ đó
việc học tập của các con cũng đã tiến bộ rõ rệt, cuối năm lớp tôi đã đạt lớp
xuất sắc. Tôi thấy rằng biện pháp của tôi không những áp dụng được cho các
lớp học trong trường tơi giảng dạy mà cịn có thể áp dụng cho các trường
trong huyện. Và rộng hơn nữa tôi thấy rằng biện pháp của tơi cịn có thể áp
dụng rộng hơn nữa với các trường ngoài tỉnh.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
* Ý nghĩa: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp
giúp học sinh lớp Một mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp”. Việc dạy học
sinh đặc biệt là học sinh lớp Một tính mạnh dạn, tự tin đạt hiệu quả cao có thể
nói là một nghệ thuật của nghề dạy học. Mỗi thầy cơ là một người nghệ sĩ ẩn
chứa bên trong mình cả kho tàng tiềm tàng những nghệ thuật như thế. Linh
hoạt, chủ động, sáng tạo và yêu mến học trò sẽ đưa đến những thành công
trong công tác rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh.
* Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực tế giảng dạy áp dụng “Một
số biện pháp giúp học sinh lớp Một mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp” bản
thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
- Khi giáo dục và giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức
dạy học: như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, hoạt động cặp đơi, hoạt
động chung cả lớp, thảo luận, trò chơi.... giáo viên tổ chức và hướng dẫn các
hoạt động nhằm phát huy mọi hoạt động của từng học sinh để học sinh tự tìm
tịi khám phá nội dung mới của từng bài học từ đó các em lĩnh hội được kiến

thức, tự tin phát biểu xây dựng bài giúp hiệu quả giờ dạy ngày một nâng cao.
- Chú trọng đến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học giúp học sinh ngồi giờ học
chính khóa trên lớp cịn có thêm mơi trường sinh hoạt lành mạnh, vui chơi
đầy bổ ích. Thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp nó giúp học sinh hình



×