Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn trâu quỳ huyện gia lâm, thành phố hà nội (tomtat)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM ĐÌNH BIỂN

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội_2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM ĐÌNH BIỂN
KHĨA: 2021-2023

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ TRẤN
TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 8580106
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỒNG MINH

XÁC NHẬN

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội _2023


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đơ thị và cơng trình, với lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
TS. Nguyễn Hoàng Minh là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao
và kinh nghiệm, đã hướng dẫn tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Khoa Sau Đại học – Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn
giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hồn thành tốt khóa học và luận văn Thạc sỹ.
Tác giả cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã giảng
dạy, giúp tác giả tiếp thu được những kiến thức quý báu về chun ngành Quản
lý đơ thị và cơng trình trong thời gian học tập tại Trường.
Phịng Quản lý đơ thị – UBND huyện Gia Lâm, Đội Quản lý trật tự xây
dựng đô thị huyện Gia Lâm, UBND thị trấn Trâu Quỳ đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ
trợ tài liệu phục vụ nghiên cứu để tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý
đơ thị cơng trình.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng nội dung Luận văn cũng không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu
của Hội đồng khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô
giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Đặc biệt mong mỏi sự quan tâm sâu sắc của các

thầy cô trực tiếp phản biện đối với Luận văn này để nội dung Luận văn được
hoàn thiện hơn, nội dung nghiên cứu của tác giả có tính thực tiễn cao hơn, góp
phần cải thiện công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến
đường, tuyến phố.
Xin trân trọng cảm ơn!


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Đình Biển


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................... 2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................. 3

* Phương pháp nghiên cứu:............................................................................... 3
* Nội dung nghiên cứu: ..................................................................................... 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: ................................... 4
* Một số khái niệm, thuật ngữ: ......................................................................... 5
* Cấu trúc luận văn: .......................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM ........................ 8
1.1.

Khái quát về thị trấn Trâu quỳ, huyện Gia Lâm ..................................... 8

1.1.1 Khái quát về thành phố Hà Nội. ............................................................... 8
1.1.2. Khái quát về huyện Gia Lâm ................................................................ 12
1.1.3. Khái quát về thị trấn Trâu Quỳ ............................................................. 17
1.2.

Thực trạng về quy hoạch và phát triển đô thị của thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm. ..................................................................................... 20

1.2.1. Thực trạng về quy hoạch thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm ............... 20
1.2.2. Thực trạng về nhà ở trong các khu đô thị mới, khu đô thị hiện hữu .... 24


iv

1.2.3. Thực trạng về hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh ....................... 25
1.2.4. Thực trạng về hệ thống giao thông. ...................................................... 26
1.2.5. Thực trạng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............................................... 27
1.3. Thực trạng công tác quản lý TTXD tại thị trấn Trâu Quỳ. ...................... 28

1.3.1. Thực trạng công tác quản lý TTXD của thành phố Hà Nội. ................. 28
1.3.2. Thực trạng công tác quản lý TTXD của huyện Gia Lâm và thị trấn Trâu Quỳ.29
1.3.3. Thực trạng công tác cấp giấy phép xây dựng ....................................... 33
1.4. Thực trạng bộ máy quản lý TTXD tại thị trấn Trâu Quỳ ......................... 34
1.5. Sự tham gia cộng đồng trong công tác quản lý TTXD ............................ 37
1.6. Những vấn đề cần nghiên cứu .................................................................. 38
1.6.1. Đặc thù trong công tác quản lý TTXD theo Khu vực. .......................... 38
1.6.2. Công tác thanh, kiểm tra về TTXD: ...................................................... 39
1.6.3. Bộ máy tổ chức quản lý trật tự xây dựng .............................................. 39
1.6.4. Công tác quản lý trật tự xây dựng gắn với sự tham gia của cộng đồng .. 39
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI ........... 40
2.1.

Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 40

2.1.1. Hệ thống văn bản Luật, Nghị định ........................................................ 40
2.1.2. Hệ thống các văn bản của Thành phố, Huyện về quản lý TTXD ......... 43
2.1.3. Định hướng quy hoạch thị trấn Trâu Qùy. ............................................ 44
2.2.

Cơ sở lý luận ......................................................................................... 45

2.2.1. Nguyên tắc và nội dung ........................................................................ 45
2.2.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động quản lý TTXD ....................................... 46
2.2.3. Quy trình quản lý trật tự xây dựng ........................................................ 54
2.3.

Yếu tố tác động đến công tác quản lý TTXD ....................................... 56


2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ........................................................ 56
2.3.2. Đặc điểm dân cư .................................................................................... 58


v

2.3.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung .......................................................... 58
2.4.

Kinh nghiệm trong nước và Quốc tế ..................................................... 60

2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 60
2.4.2. Kinh nghiệm Quốc tế ............................................................................ 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM ........................... 70
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc............................................................. 70
3.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 70
3.1.2. Mục tiêu

.......................................................................................... 71

3.1.3. Nguyên tắc .......................................................................................... 72
3.2.

Giải pháp quản lý trật tự xây dựng tại khu đô thị mới .......................... 74

3.3.

Giải pháp quản lý trật tự xây dựng đối với khu đơ thị hiện có ............. 79


3.4.

Tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng ............................................. 80

3.5.

Nâng cao vai trị sự tham gia của cộng đồng trong cơng tác quản lý trật
tự xây dựng .......................................................................................... 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 92
* Kết luận ........................................................................................................ 92
* Kiến nghị ...................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


HĐND

Hội đồng nhân dân

QHCT

Quy hoạch chi tiết

TTHC

Thủ tục hành chính

TTXD

Trật tự xây dựng

QLTTXDĐT

Quản lý trật tự xây dựng đơ thị

QLXD

Quản lý xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QH


Quy hoạch

ĐC-XD

Địa chính – xây dựng

QLĐT

Quản lý đơ thị

TNMT

Tài nguyên môi trường


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
Hình 1.1

Hình 1.2

Hình 1.3

Tên hình, ảnh
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ Hà Nội
Vị trí huyện Gia Lâm trích trên bản đồ Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

Trung tâm TM Vincom Mega Mall Ocean Park

Hình 1.4

Vị trí thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội

Hình 1.5

Cây xanh đường phố Thị trấn Trâu Quỳ

Hình 2.1

Khu vực 79 căn biệt thự khơng phép nằm trên diện tích
18,9 ha

Hình 2.2

Xử lý cắt ngọn cơng trình vi phạm trật tự xây dựng tại
số 8B Lê Trực (quận Ba Đình, năm 2020)


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

Số hiệu
Sơ đồ 1.1

Sơ đồ 1.2


Phân cấp quản lý từ Thành phố đến xã, thị trấn
Phân cấp quản lý nhà nước về TTXD ở huyện Gia
Lâm
Bộ máy tổ chức và hoạt động Quản lý trật tự xây

Sơ đồ 2.1

dựng

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ tổ chức của Tổ kiểm tra TTXD tại Khu đô thị
mới

Sơ đồ 3.2

Sơ đồ vai trò của cộng đồng


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Huyện Gia Lâm có 116,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mơ dân số
309.353 người (đã bao gồm dân số tạm trú quy đổi); có 22 đơn vị hành chính
cấp xã trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn và 20 xã. Nằm ở cửa ngõ phía Đơng của
thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thơng huyết
mạch kết nối các tỉnh thành, các trung tâm kinh tế lớn như: quốc lộ 1A kết nối
tỉnh Bắc Ninh, quốc lộ 3 mới (tuyến Hà Nội - Thái Nguyên), quốc lộ 5B kết

nối tỉnh Hưng n, thành phố Hải Phịng,... Ngồi ra, hệ thống đường thuỷ qua
sông Hồng, sông Đuống và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đơng Bắc
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giao thương
hàng hóa, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để phát triển một nền kinh tế đa dạng.
Được xác định là đô thị nằm trong khu vực phát triển mở rộng nội đô về phía
Đơng của Thủ đơ Hà Nội với chức năng chính là phát triển dịch vụ thương mại,
giáo dục, trung tâm y tế,... gắn với các ngành công nghiệp, công nghệ cao theo
hướng quốc lộ 5 và quốc lộ 1A. Huyện Gia Lâm chú trọng, tập trung xây dựng
phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia
vào đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện
Gia Lâm đã định hướng phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch
vụ; gắn kết giữa Quy hoạch xây dựng đô thị với cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp
đô thị và phát triển không gian đô thị; đẩy mạnh phát triển đồng bộ kết cấu hạ
tầng khung với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường xanh - sạch đẹp; phát huy vai trò, chức năng của đô thị trong mối liên hệ vùng và nội vùng,
huyện đã huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng, tập
trung chỉnh trang đô thị, bổ sung hệ thống chiếu sáng, cây xanh; xây dựng, nâng
cấp hệ thống thoát nước các khu dân cư tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng
đồng bộ.


2

Thị trấn Trâu Quỳ là trung tâm của huyện Gia Lâm được thành lập từ
năm 2005, diện tích tự nhiên 7,18 km2, số dân 12.037 hộ với 30.051 nhân khẩu
với 11 tổ dân phố. Thị trấn Trâu Quỳ không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị,
văn hóa của huyện Gia Lâm mà cịn là đầu mối giao thơng của Thành phố, là
khu vực được xác định có nhiều biến động về chức năng sử dụng đất, về tạo
lập diện mạo không gian hiện đại để xứng tầm là cửa ngõ phía Đơng của Đơ thị
trung tâm thành phố năm 2030. Toàn bộ thị trấn Trâu Quỳ nằm trong ranh gới
đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N11 đã được UBND Thành phố Hà Nội phê

duyệt tại Quyết định số 5989/QĐ-UBND ngày 04/11/2015. Tại thị trấn Trâu
Quỳ công tác quản lý trật tự xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức,
khó khăn như gia tăng dân số, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi chức năng
sử dụng đất, phát triển hạ tầng kỹ thuật nơi thu hút được thị trường bất động
sản và nhất là nhận thức của một số người dân trong xây dựng cải tạo còn hạn
chế. Nhiều dự án trên địa bàn xã đã được quy hoạch nhưng chưa triển khai hoặc
triển khai chậm dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép nhằm mục đích trục lợi
tiền đền bù GPMB. Hậu quả của quá trình này dẫn đến tình trạng vi phạm trật
tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch… vẫn
tiếp tục diễn ra và ngày càng phức tạp hơn tình trạng này sẽ tạo thêm áp lực,
khó khăn lâu dài khi trở thành quận.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài về “Quản lý trật tự xây dựng tại thị
trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là cấp thiết, có ý nghĩa
thực tiễn và khoa học nhằm hướng tới xây dựng huyện Gia Lâm thành quận
phát triển bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo
mới xứng tầm với Thủ đơ.
* Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng hướng tới xây dựng
huyện Gia Lâm thành quận phát triển bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại,
góp phần tạo nên diện mạo mới xứng tầm với Thủ đô.


3

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ, huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
+ Các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn Thị
trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
+ Diện tích tự nhiên: 7,18km2.
+ Dân số (tính đến ngày 31/12/2022): 30.051 người
- Thời gian: Phù hợp với Quy hoạch Phân khu đô thị N11, huyện Gia
Lâm.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, chụp ảnh hiện trạng:
+ Thu thập các tài liệu về các đồ án: Quy hoạch Phân khu đô thị N11, tỷ
lệ 1/5000; các đồ án quy hoạch chi tiết, Quy hoạch tổng mặt bằng các dự án
trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ.
+ Chụp ảnh hiện trạng hệ thống các cơng trình hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật và các cơng trình, vị trí vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
- Phương pháp thống kê - Tổng hợp: Thống kê và tổng hợp các cơng
trình sai phép, các cơng trình xây dựng khơng có giấy phép vi phạm trật tự xây
dựng; các đồ án quy hoạch trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Tiến hành thu thập, phân
tích các tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của luận án gồm:
+ Phân tích các báo cáo của phịng quản lý đơ thị huyện Gia Lâm.


4

+ Phân tích tài liệu, số liệu về thực trạng phát triển kinh tế, thực trạng hệ
thống phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
+ Phân tích tài liệu, số liệu về cơng tác quản lý xây dựng và cấp phép
xây dựng trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.
+ Phân tích tài liệu, số liệu về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.
- Phương pháp vận dụng có tính kế thừa các giá trị khoa học và các đề

xuất mới: Nhằm giảm thiểu và hạn chế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên
địa bàn.
* Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại Thị trấn Trâu
Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Xác định hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và pháp lý công tác
quản lý trật tự xây dựng.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật
tự xây dựng tại Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
-Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo về
cơng tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tại các huyện ngoại thành có đặc điểm,
điều kiện tương đồng.
-Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý trật tự
xây dựng tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Là tài liệu tham khảo giúp các
cấp chính quyền và cơ quan chức năng trong cơng tác quản lý trật tự xây dựng.


5

* Một số khái niệm, thuật ngữ:
- Giấy phép xây dựng (GPXD): là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời
cơng trình.
- Giấy phép xây dựng có thời hạn: là giấy phép xây dựng cấp cho xây
dựng cơng trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế
hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Trật tự xây dựng: là quá trình tổ chức theo trình tự, nguyên tắc và kiểm
tra, giám sát, xử lý theo pháp luật về xây dựng.
- Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý

xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đơ thị nói
riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây
dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định của pháp
luật, đảm bảo nguyên tắc mỹ quan, môi trường đô thị
Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm:
+ Đối với cơng trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự
xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng đã
được cấp và các quy định khác liên quan.
+ Đối với cơng trình được miễn giấy phép xây dựng: Xem xét sự tuân
thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đơ thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy
định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an tồn cơng trình và
cơng trình lân cận; giới hạn tĩnh khơng; chiều cao cơng trình; các điều kiện an
tồn về mơi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện, nước, thông
tin), hành lang bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thơng, khu
di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo khoảng cách đến các cơng
trình dễ cháy, nổ, độc hại.


6

+ Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình, quản lý việc xây dựng thi
cơng sử dụng cơng trình đảm bảo đúng mục đích, cấp cơng trình và bảo hành,
bảo trì cơng trình…
- Cơng trình vi phạm trật tự xây dựng:
+ Cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có GPXD mà
thực tế khơng có giấy phép; Cơng trình xây dựng sai nội dung GPXD đã được
cơ quan có thẩm quyền cấp; Cơng trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm
quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt (đối với cơng trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng); cơng
trình xây dựng có tác động đến chất lượng cơng trình lân cận; ảnh hưởng đến

mơi trường, cộng đồng dân cư.
- Quy hoạch đô thị là tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập mơi trường sống
thích hợp cho người dân sống trong đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị.
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị là: chỉ tiêu để quản lý phát
triển không gian, kiến trúc được xác định cho từng khu vực hay lô đất bao
gồm: mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối
thiểu của cơng trình.


7

* Cấu trúc luận văn:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn
Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý trật tự xây dựng
tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Một số giải pháp quản lý trật tự xây dựng tại thị trấn
Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
* Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 – Nhà E – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
website:
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Lưu ý: Tất cả những tài liệu trôi nổi trên mạng (không phải trên trang web chính
thức của Trung tâm Thơng tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) là
những tài liệu vi phạm bản quyền. Nhà trường không thu tiền, và cũng khơng phát
hành có thu tiền đối với bất kỳ tài liệu nào trên mạng internet.


92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm rất mạnh mẽ,
địi hỏi các cấp chính quyền phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện đúng, đủ
quyền hạn, trách nhiệm theo quy định; đồng thời, có biện pháp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ một cách có khoa học và hiệu quả nhất theo điều kiện đặc thù
của từng xã, thị trấn. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự
xây dựng, trật tự đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu cần
thiết và khách quan.
Đề tài đã đánh giá thực trạng về công tác quản lý trật tự xây dựng, thực
trạng tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn. Từ đó đã xác định
được 04 nhóm vấn đề chính được giải quyết gồm: Về bổ sung và hồn thiện các
cơng cụ quy hoạch làm cơ sở cấp phép đối với khu đô thị mới và quản lý trật tự

xây dựng trên địa bàn huyện; về công tác thanh, kiểm tra về trật tự xây dựng; về
hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý trật tự xây dựng; về công tác quản lý trật tự xây
dựng gắn với sự tham gia của cộng đồng.
Đồng thời đề tài cũng đã phân tích các cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và
các yếu tố tác động đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Gia Lâm nói chung và thị trấn Trâu Quỳ nói riêng. Các yếu tố ảnh hưởng, bài
học rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn trong nước: Khu vực Thành phố Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang, khu vực quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; quốc tế: Malaysia
và Singapore.
Đề tài đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc qua đó đề xuất
một số giải pháp về các cơ chế chính sách quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện; giải pháp quản lý xây dựng theo định hướng phân vùng; Các giải pháp
quản lý cụ thể và các giải pháp giúp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị
trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.


93

* Kiến nghị
Đối với Trung ương:
Đề nghị Chính phủ giao các bộ, ban, ngành rà soát hệ thống các quy định
của pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm đối với các vi phạm hành chính về
trật tự xây dựng, cụ thể:
Chính phủ cần sửa đổi khoản 7 và khoản 10 Điều 16 Nghị định số
16/2022/NĐ-CP theo hướng quy định chế tài phạt tiền đối với hành vi “tổ chức
thi cơng xây dựng cơng trình khơng có giấy phép xây dựng mà theo quy định
phải có giấy phép xây dựng” nặng hơn so với hành vi “tổ chức thi cơng xây
dựng cơng trình cơi nới, sai nội dung giấy phép xây dựng”. Như vậy, hình thức
và mức xử phạt mới tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi

vi phạm, góp phần đấu tranh phịng, chống các vi phạm về tổ chức thi cơng
cơng trình khơng có giấy phép, sai nội dung giấy phép xây dựng trên thực tế.
Đề nghị Chính phủ cần sớm xem xét hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy
quản lý trật tự xây dựng, cụ thể: Sớm tổng kết, đánh giá hiệu quả mơ hình thí
điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận,
huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg
và Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đến ngày
10/8/2023), từ đó xây dựng mơ hình quản lý trật tự xây dựng tiếp theo để đảm
bảo tính ổn định và phù hợp với các pháp luật khác có liên quan.
* Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Đề nghị UBND Thành phố giao Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành liên
quan sớm tổng kết, đánh giá hiệu quả mơ hình thí điểm thành lập Đội Quản lý
trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành
phố Hà Nội tại Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 35/2020/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất mơ hình quản lý trật tự xây dựng tiếp
theo phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế.


94

Đề nghị UBND Thành phố rà soát, xem xét, báo cáo Hội đồng nhân dân
thành phố xem xét, điều chỉnh Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày
11/7/2014 quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng theo hướng tăng mức tiền phạt đối với các hành vi xây
dựng khơng có GPXD đối với cơng trình phải có GPXD theo quy định.
Đề nghị UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh Quyết định số
07/2022/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 quy định chi tiết một số nội dung về cấp
GPXD trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị
định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.
Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội xem xét, báo cáo Bộ Xây dựng, trình

Thủ tướng chính phủ mở rộng phạm vi phát triển đơ thị huyện Gia Lâm tồn
bộ địa giới hành chính huyện làm cơ sở thành lập Quận Gia Lâm; đẩy nhanh
tiến độ triển khai các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn huyện làm
cơ sở để triển khai lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý
kiến trúc để thực hiện công tác triển khai các dự án đầu tư, cấp giấy phép xây
dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
* Đối với Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm:
Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý trật tự
xây dựng giữa các phòng, ban, đơn vị thuộc huyện, Đội Quản lý trật tự xây
dựng đô thị huyện và UBND các xã, thị trấn.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn huyện; xử lý nghiêm đối với các cán bộ, công chức có
hành vi vi phạm trong q trình thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng;
thực hiện tốt, có hiệu quả cơng tác tuyển dụng, bố trí đúng chuyên môn đối với
cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng; định kỳ thực hiện việc


95

luân chuyển cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng
đảm bảo nguyên tắc không phải là người địa phương.
* Đối với Uỷ ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ
Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và hộ gia
đình các quy định về quản lý TTXD; tổ chức triển khai có hiệu quả quy chế
thực hiện dân chủ trong công tác quản lý TTXD ở xã, thị trấn do UBND Huyện
ban hành.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa
bàn, kịp thời xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm TTXD (nếu có) theo thẩm
quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND Huyện xem xét, xử lý
theo quy định.

Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể đối với lãnh đạo, công chức phụ
trách công tác quản lý TTXD; niêm yết công khai chức danh, địa bàn phụ trách,
số điện thoại của lãnh đạo, công chức được giao nhiệm vụ quản lý TTXD trên
địa bàn thị trấn; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho tổ Quản lý TTXD
địa bàn.


96

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất
bản xây dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
3. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội.
4. Dư Hoàng Hải (2022), Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Phù Xuyên,
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
5. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
6. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật sửa đổi
bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm
2020.
8. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Kiến
trúc số 40/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019.
9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch.
10. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Nhà ở
số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014.
11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ

môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật xây
dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.
13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai
số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.


97

14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử lý
vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012.
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy
hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009.
16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Giao
thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
17. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2022), Nghị định
16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây
dựng.
18. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2021), Nghị định
số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý dự án đầu tư xây dựng.
19. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Nghị định
số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2020 quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
20. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định
số 91/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai.
21. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định
số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản

làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng
trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử
dụng nhà ở và cơng sở.
22. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định
số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về hướng dẫn và
biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.


98

23. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định
số 53/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 quy định các loại giấy tờ hợp
pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.
24. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định
số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 hướng dẫn và biện pháp thi hành
Luật xử lý vi phạm hành chính.
25. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định
số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 tổ chức và hoạt động ngành
Thanh tra Xây dựng quy định tại Điều 5, Điều 6 về Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thanh tra và Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
26. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định
số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 quản lý cây xanh đô thị.
27. Chính phủ nước cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định
số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý quy hoạch đơ thị.
28. Thủ tướng Chính phủ (2011) Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng
7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà nội đến năm
2023, tầm nhìn 2050.
29. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22

tháng 6 năm 2018 thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực
thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại Thành phố Hà Nội.
30. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg ngày 09
tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 4, Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg
ngày 22/6/2018 thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực
thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại Thành phố Hà Nội.
31. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 19/2010/QĐUBND ngày 14 tháng 5 năm 2010 ban hành quy định về hệ thống cây xanh đô
thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn thành phố Hà Nội.


×