Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tiếp thu và làm chủ công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 66 trang )







HỒSƠĐỀXUẤT
DỰÁNĐẨYMẠNHĐỔIMỚISÁNGTẠO

THƠNGQUANGHIÊNCỨU,KHOAHỌCVÀCƠNGNGHỆ

GĨITÀITRỢ:CHUNGIAGIỎINƯỚCNGỒI




Têndựánđềxuất:

Tiếp thu và làm chủ cơng nghệ dự báo bão hạn
mùa bằng mơ hình động lực, phục vụ cơng tác bảo
đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và
an ninh trên khu vực Biển Đông - Việt Nam
Cơ quan đề xuất: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Cá nhân đề xuất: GS. TS. Phan Văn Tân
Địa chỉ cơ quan: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội



HÀNỘI,11-10-2016



MỤC A
ĐƠN DỰ NỘP ĐỀ XUẤT
“Khoản Tài trợ cho các Chun gia giỏi nước ngồi
về Khoa học, Cơng nghệ và Đổi mới Sáng tạo”
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2016

Kính gửi: Ban Quản lý Dự án FIRST-Bộ Khoa học và Công Nghệ

Sau khi xem xét, nghiên cứu thư mời và hồ sơ hướng dẫn tham gia nộp “Đề xuất tài trợ cho các
Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo” của Dự án FIRST, chúng
tôi xin gửi kèm thư này là Đề xuất tham dự cho Dự án FIRST như sau:
-

Tên Đề xuất xin tài trợ: Tiếp thu và làm chủ công nghệ dự báo bão hạn mùa bằng mơ
hình động lực, phục vụ cơng tác bảo đảm an tồn cho các hoạt động kinh tế - xã hội
và an ninh trên khu vực Biển Đông - Việt Nam

-

Tên tổ chức và cá nhân tham gia Đề xuất:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
GS. TS. Phan Văn Tân

-

Tổ chức được chỉ định chịu trách nhiệm quản lý tài chính khoản tài trợ:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nếu đề xuất của chúng tôi được lựa chọn, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện Đề xuất tài trợ theo đúng

các nội dung nêu trong Đề xuất và tuân thủ các nội dung quy định trong thỏa thuận tài trợ.
Chúng tôi cam kết rằng mọi thông tin cung cấp trong Đề xuất xin tài trợ là trung thực và chính xác.
Đề xuất xin tài trợ của chúng tôi chưa nhận được bất cứ khoản kinh phí tài trợ nào khác.
Chúng tơi cam kết đã có thỏa thuận thống nhất hợp tác với các chuyên gia giỏi nước ngoài tham gia
Đề xuất này.

Đại diện bên Đề xuất tài trợ
HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS. Nguyễn Văn Nội

2


MỤC B
THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT
“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngồi
về Khoa học, Cơng nghệ và Đổi mới Sáng tạo”
Lưu ý:
- Trước khi điền form, cần đọc kỹ Mẫu hồ sơ hướng dẫn lập đề xuất tài trợ cho các chuyên gia giỏi
nước ngoài về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Thông tin của form này có thể được chuyển cho bên thứ 3 để phục vụ mục đích đánh giá.
I. Thơng tin chung về đề xuất
1. Tên của dự án đề xuất xin tài trợ:
Tiếp thu và làm chủ công nghệ dự báo bão hạn mùa bằng mơ hình động lực, phục vụ cơng tác
bảo đảm an tồn cho các hoạt động kinh tế - xã hội và an ninh trên khu vực Biển Đơng - Việt
Nam
2. Hình thức hợp tác của đề xuất xin tài trợ (ứng viên có thể chọn nhiều phương án)
Kiến tạo và chuyển giao tri thức
Triển khai thực hiện các dự án Nghiên cứu & Phát triển (R&D)

Phát triển doanh nghiệp
3. Lĩnh vực tham gia đề xuất tài trợ
Công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ sinh học và nơng nghiệp
Vật liệu mới
Cơ khí và tự động hóa
Hàng hóa và dịch vụ cơng ích
Lĩnh vực khác
4. Tóm tắt ngắn gọn đề xuất [bao gồm mục tiêu, kết quả đầu ra, phương pháp luận/cách tiếp cận
và tính bền vững của Đề xuất;]
Tầm quan trọng, sự cần thiết và lý do đề xuất dự án
Bão nói riêng, xốy thuận nhiệt đới nói chung, là một trong những hiện tượng thời tiết nguy
hiểm. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3000 km, chạy theo hướng bắc - nam, hàng năm
phải chịu ảnh hưởng của khoảng 10-12 cơn bão trên Biển Đông (Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn
Trọng Hiệu, 2013; Phan VT và CS, 2015). Sự xuất hiện của bão thường kéo theo mưa lớn, gió
mạnh, sóng to, nước dâng ven bờ, có thể gây nên những thiệt hại lớn về tài sản và con người ở
những nơi mà nó đi qua. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 100.000 tàu thuyền
đánh cá, trong đó khoảng 95% được làm bằng gỗ và hầu hết là cỡ nhỏ. Sự xuất hiện của bão
trên biển là mối đe doạ khủng khiếp đối với ngư dân đang đánh bắt hải sản, nhất là những
trường hợp đánh bắt xa bờ. Bão cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các lực
3


lượng tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ,... trên biển cũng như hoạt động kinh tế - xã hội của
các cộng đồng sinh sống trên các hải đảo xa xôi. Bởi vậy, những thông tin dự báo và cảnh báo
bão ln là mối quan tâm của tồn xã hội.
Trong dự báo thời tiết, dự báo bão là dự báo quĩ đạo và cường độ của một cơn bão cụ thể sau
khi nó đã hình thành và đang trong q trình di chuyển, với hạn dự báo thường là 2-3 ngày.
Dự báo bão thời tiết có thể cung cấp thơng tin cho việc ứng phó kịp thời với tác động của cơn
bão đang hoạt động.

Khác với dự báo bão thời tiết, dự báo bão hạn mùa không dự báo cho một cơn bão cụ thể,
mà cung cấp thông tin dự báo về quĩ đạo và cường độ của các cơn bão có thể xuất hiện trong
mùa tới, hoặc chi tiết hơn trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tới.
Rõ ràng, đối với những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra nhiều ngày, thậm chí hàng tháng,
trên biển, như hoạt động đánh bắt hải sản, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, lập kế hoạch hành động
ứng phó với thiên tai nói chung, bão nói riêng, thì hạn dự báo của các bản tin dự báo thời tiết
khơng cịn khả năng đáp ứng. Trong trường hợp này dự báo bão hạn mùa là cực kỳ quan
trọng và cần thiết, vì nó có thể cho thơng tin dự báo về số lượng, thời gian và vùng hoạt động
của bão (Kim và CS, 2016; Huang và CS, 2013).
Ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay chưa có một hệ thống nghiệp vụ dự báo
bão hạn mùa nào. Một vài thông tin về sự hoạt động của bão cho 3 tháng tới mới chỉ được đề
cập đến trong “Thơng báo khí hậu” do Viện Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu
(VKTTV) xuất bản hàng tháng dựa trên trung bình khí hậu và sự hoạt động của El Nino, La
Nina (ENSO) (chẳng hạn, xem Tình hình hoạt động của bão cũng được đề
cập đến trước mùa bão hàng năm dưới dạng “một số nhận định” của Trung tâm Khí tượng
Thuỷ văn Quốc gia (TT KTTVQG). Trước nhu cầu cấp thiết của thực tiễn về thông tin dự báo
bão hạn mùa phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội trên biển và trên đất liền cũng như phục vụ
cơng tác chủ động phịng tránh thiên tai, một số nghiên cứu đã được triển khai và đã thu được
một số kết quả bước đầu (Phan VT và CS, 2015). Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để Việt Nam
có được một hệ thống dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ.
Trong quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học với Trung tâm nghiên cứu Khí quyển - Đại
dương (CMAR) thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và kỹ nghệ (CSIRO), Australia, từ đầu
những năm 2000 đến nay, và đặc biệt là trong khuôn khổ dự án hợp tác ba bên giữa Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), CSIRO và
VKTTV ( nhóm đề xuất dự án này đã tìm hiểu và biết được rằng hệ
thống mơ hình của họ hồn tồn có thể ứng dụng được cho bài tốn dự báo bão hạn mùa ở
Việt Nam. Đây là hệ thống mơ hình số tồn cầu nhưng có thể tăng độ phân giải cho một miền
tuỳ ý. Chúng tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và họ sẵn sàng chuyển giao trọn gói tồn bộ hệ
thống, bao gồm cả cơng nghệ vận hành hệ thống mơ hình theo chế độ nghiệp vụ và đào tạo cán
bộ.

Nhận thấy rằng, đây là cơ hội hết sức thuận lợi để Việt Nam có được một hệ thống dự báo
bão hạn mùa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, rút ngắn được thời gian và giảm thiểu rủi ro
trong đầu tư nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đề xuất dự án này.
Mục tiêu của dự án
Mục tiêu chính của dự án là:
1) Tiếp thu và làm chủ được một hệ thống dự báo bão hạn mùa (HTDBBHM) nghiệp vụ cho
4


Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng, góp phần bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh
tế - xã hội và an ninh trên biển và trên đất liền, tăng cường tính chủ động trong cơng tác
phịng tránh thiên tai;
2) Góp phần đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường năng lực trong nghiên cứu dự báo bão
cho Việt Nam
Kết quả, sản phẩm dự kiến của dự án
1) Một HTDBBHM bao gồm bộ mơ hình dự báo bão hạn mùa (phần mềm) và hệ thống tính
tốn hiệu năng cao cùng với hệ thống lưu trữ dữ liệu (HPC - phần cứng) hoạt động ở chế
độ nghiệp vụ, có khả năng cung cấp thơng tin dự báo, cảnh báo số lượng, thời gian và
vùng hoạt động của bão trên khu vực Biển Đông và đất liền Việt Nam với hạn dự báo đến
6 tháng;
2) Ít nhất có 02 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín (ISI) và các bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí quốc gia, các bài đăng trên các kỷ yếu hội nghị, hội thảo
quốc tế;
3) 03 cán bộ được cử đi đạo tạo ngắn hạn (3 tháng) tại CSIRO về hệ thống mơ hình
4) Hỗ trợ đào tạo 02 nghiên cứu sinh và 02 học viên cao học
Phương pháp luận và cách tiếp cận
Dự báo bão hạn mùa có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, như phương pháp
thống kê (chẳng hạn, Nath và CS, 2016), phương pháp động lực hay mơ hình số (chẳng hạn,
Huang và CS, 2013), hoặc kết hợp giữa thống kê và động lực (ví dụ, Kim và CS, 2016). Trong
phương pháp thống kê (STAT), một số đặc trưng của bão, như số lượng bão, số ngày bão hoạt

động, vùng hoạt động,… được xem là các yếu tố dự báo (YTDB); các đặc trưng biến đổi chậm
như nhiệt độ mặt nước biển (SST), các chỉ số ENSO hoặc các chỉ số khí hậu, hoặc số liệu tái
phân tích được sử dụng như là những nhân tố dự báo (NTDB). Trên cơ sở mối quan hệ thống
kê giữa YTDB và NTDB trong quá khứ, các phương trình dự báo sẽ được xây dựng và được
sử dụng trong tương lai. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, khơng địi hỏi nguồn tài
nguyên máy tính mạnh. Nhược điểm cơ bản nhất của nó là cho sai số lớn trong trường hợp
YTDB có tính biến động mạnh.
Phương pháp động lực dựa trên việc giải hệ phương trình thuỷ động lực học khí quyển (và đại
dương nếu là mơ hình kết hợp) tồn cầu (hoặc khu vực trong trường hợp hạ qui mô động lực)
khi cho trước điều kiện ban đầu và điều kiện biên. Phương pháp này còn được gọi là phương
pháp tất định hay mơ hình tất định (DETER). Kết quả của mơ hình là các trường khí quyển
trên các mực mơ hình. Số lượng, thời gian và vùng hoạt động (hoặc tập hợp các quĩ đạo và các
đặc trưng phản ánh cường độ bão) sẽ được xác định từ các trường đầu ra của mơ hình. Ưu
điểm chính của phương pháp này là tất cả các biến mơ hình đều liên hệ với nhau thơng qua các
định luật bảo tồn vật lý (năng lượng, khối lượng và động lượng) nên không bị chi phối bởi
những qui luật thống kê trong quá khứ. Nhược điểm chính của phương pháp này là phải tính
tốn nhiều nên địi hỏi phải có máy tính mạnh, đặc biệt trong trường hợp sử dụng mơ hình kết
hợp Khí quyển - Đại dương. Hơn nữa, kết quả dự báo của mơ hình phụ thuộc vào năng lực của
chính mơ hình cũng như độ chính xác của điều kiện ban đầu và điều kiện biên, nên sản phẩm
dự báo ln tiềm ẩn tính bất định.
Phương pháp kết hợp giữa thống kê và động lực có thể được áp dụng theo hai hướng chính là
1) Ứng dụng phương pháp thống kê như trên đây nhưng các NTDB chính là sản phẩm dự báo
của mơ hình động lực. Cách tiếp cận này còn được gọi là “Thống kê trên sản phẩm mơ hình”
(MOS); và 2) Tổ hợp các kết quả dự báo của mơ hình (ENS). Trong trường hợp này phải có
5


nhiều sản phẩm mơ hình thành phần, chúng có thể được lấy từ nhiều mơ hình khác nhau hoặc
cùng một mơ hình nhưng với nhiều đầu vào khác nhau, hoặc nhiều mơ hình và nhiều đầu vào.
Mỗi mơ hình chạy với một đầu vào lập thành một thành phần tổ hợp. Các đặc trưng bão dự

báo nhận được trên cơ sở tổ hợp từ các đặc trưng thành phần. Đây là phương pháp được ưa
thích nhất hiện nay, vì nó khắc phục được tính bất định trong phương pháp tất định. Tuy nhiên,
phương pháp này địi hỏi lượng tính tốn lớn gấp nhiều lần phương pháp tất định.
Nhận thấy rằng, CSIRO đã có hệ thống mơ hình kết hợp Khí quyển - Đại dương toàn cầu
(AOGCM) với ưu điểm vượt trội là có thể tăng độ phân giải tuỳ ý cho một miền được chọn.
Do đó, trong dự án này chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp ENS trên cơ sở AOGCM.
Cách tiếp cận mà chúng tôi lựa chọn ở đây là: Tổ hợp sản phẩm dự báo bão hạn mùa từ các dự
báo thành phần của AOGCM, trong đó các dự báo thành phần của AOGCM được tạo ra bởi
các điều kiện ban đầu khác nhau. Bão từ các dự báo thành phần được xác định thông qua bộ
chương trình dị tìm xốy. Như vậy, cốt lõi của hệ thống dự báo bão hạn mùa ở đây sẽ gồm ba
khối chính: 1) Bộ mơ hình AOGCM; 2) Bộ chương trình dị tìm xốy; và 3) Tổ hợp sản phẩm
bão dự báo.
Với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các chuyên gia từ CSIRO, hệ thống dự báo nói trên sẽ được phát
triển, cải tiến cho phù hợp với điều kiện địa lý khu vực Biển Đông - Việt Nam và sẽ được
chuyển giao công nghệ bao gồm cả đào tạo nhân lực. Hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu
chạy dự báo nghiệp vụ trên hệ thống máy tính của Việt Nam, đảm bảo sau khi dự án kết thúc
Việt Nam sẽ có một hệ thống dự báo bão hạn mùa trong đó các nhà khoa học Việt Nam làm
chủ hồn tồn và có thể tự cải tiến, phát triển.
Tính bền vững của dự án
Về mặt thực tiễn, HTDBBHM sẽ cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo hạn mùa sự hoạt động
của bão một cách liên tục theo chế độ nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu an toàn cho các hoạt động
kinh tế - xã hội và an ninh trên biển, góp phần tăng cường tính chủ động ứng phó với thiên tai
do bão, chủ động trong việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch hành động của cộng đồng cư
dân và các nhà quản lý trong sản xuất và đời sống.
Về mặt khoa học, sau khi có được cơng nghệ của HTDBBHM, các nhà khoa học Việt Nam có
thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển, cải tiến để nâng cao chất lượng dự báo bão hạn mùa. Các
nhà khoa học Việt Nam có điều kiện để nâng cao trình độ, tăng cường mối quan hệ hợp tác
quốc tế. Hệ thống mơ hình dự báo cịn có thể được sử dụng trong cơng tác đào tạo, đặc biệt
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.

5. Thời gian thực hiện đề xuất:
Từ tháng 04/2017 đến tháng 03/2019 (24 tháng)
6. Tổng kinh phí đề xuất xin tài trợ:
Bằng số

4.026.167.900,00 VNĐ
Bằng chữ
Bốn tỷ không trăm hai mươi sáu triệu một trăm sáu mươi bảy nghìn chín trăm đồng Việt Nam.
7. Tên tổ chức và các cá nhân tham gia đề xuất xin tài trợ
6


7.1. Tên tổ chức Việt Nam tham gia đề xuất (cung cấp thơng tin cơ bản về tình trạng pháp lý, lĩnh
vực hoạt động, số năm kinh nghiệm, tóm tắt thơng tin (nếu có) về nguồn lực, quan hệ với các tổ
chức nghiên cứu nước ngồi, các kết quả, cơng trình nghiên cứu)
Cơ quan đề xuất là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN), Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN). Trường ĐHKHTN là một trường thành viên của ĐHQGHN, tiền thân là Trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội danh tiếng, được thành lập vào năm 1956. Trường ĐHKHTN bao
gồm 8 khoa (Toán - Cơ - Tin học, Vật lý, Hố học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, và Khí tượng
Thuỷ văn và Hải dương học) và một số Trung tâm trực thuộc.
Trường ĐHKHTN có đội ngũ cán bộ hùng hậu hàng đầu cả nước với gần 600 cán bộ giảng
dạy và nghiên cứu (chưa tính số cán bộ làm cơng tác hành chính và các phịng thí nghiệm).
Trong số đó, khoảng 80% có trình độ Tiến sỹ và Tiến sỹ Khoa học, 35-40% có học hàm GS và
PGS. Nhiều cán bộ của Trường là những nhà khoa học đầu ngành, có tầm ảnh hưởng lớn
khơng chỉ trong nước mà cả trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết cán bộ khoa học của
trường ĐHKHTN đều có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, đã từng
chủ trì nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước, hợp tác quốc tế. Rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã
được đăng tải trên các Tạp chí khoa học quốc tế và quốc gia. Hiện tại Trường đang hợp tác
liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức của các nước tiên tiến trên thế giới
như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc,...

Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học (KTTV&HDH) của Trường là cơ sở đào tạo Đại
học và Sau đại học các chuyên ngành Khí tượng và Khí hậu học, Thuỷ văn học, và Hải dương
học đầu tiên của Việt Nam. Trong khoảng 10 năm gần đây các cán bộ của Khoa đã chủ trì 15
đề tài cấp Nhà nước. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học cũng là một trong những thế
mạnh của khoa KTTV&HDH.
Trung tâm Động lực học Thuỷ Khí Mơi trưởng của Trường ĐHKHTN là đơn vị có lĩnh vực
hoạt động chun mơn gắn liền với Khoa KTTV&HDH. Trung tâm đã và đang triển khai
nhiều đề tài dự án quốc gia, quốc tế. Hiện nay Trung tâm đang triển khai thực hiện một dự án
thành phần “Tăng cường năng lực hệ thống cảnh báo sớm và dự báo thời tiết” (Strengthening
Weather Forecasting and Early Warning System) của dự án quốc gia “Quản lý hiểm hoạ thiên
nhiên” (A National project of Managing Natural Hazards - VN-Haz WB5) do Ngân hàng Thế
giới tài trợ (2014-2018).
Nhóm nghiên cứu “Mơ hình hố khí hậu khu vực và Biến đổi khí hậu” (REMOCLIC) do GS
Phan Văn Tân làm Trưởng nhóm, được thành lập bởi ĐHQGHN nhưng đồng thời cũng là một
bộ phận của Khoa KTTV&HDH. REMOCLIC cũng chính là đơn vị đề xuất dự án này. Nhóm
gồm nhiều nhà khoa học trẻ được đào tạo từ nước ngoài, các nghiên cứu sinh, học viên cao
học cũng như mạng lưới cộng tác viên trong nước và quốc tế. Trong gần 10 năm trở lại đây
nhóm đã chủ trì 3 đề tài cấp Nhà nước, 2 dự án hợp tác quốc tế, 2 đề tài nghiên cứu cơ bản
(Nafosted) và một số đề tài cấp ĐHQGHN khác ( tanpv), trong
đó có 2 đề tài liên quan trực tiếp đến dự án này là “Nghiên cứu xây dựng hệ thống mô hình dự
báo hạn mùa một số hiện tượng khí hậu cực đoan phục vụ phòng tránh thiên tai ở Việt Nam.
Đề tài cấp Nhà nước, mã số ĐT.NCCN-ĐHUD.2011-G/09” và “Đánh giá khả năng dự báo
mưa hạn mùa cho Việt Nam bằng các mơ hình khí hậu khu vực, Mã số 105.06-2014.44. Đề tài
NAFOSTED” do GS. Phan Văn Tân làm chủ nhiệm. Số lượng cơng trình cơng bố trên các Tạp
chí quốc tế uy tín (danh mục ISI) tăng đều đặn hàng năm. Sản phẩm nghiên cứu của nhóm
thường là mang tính mở đường cho việc nghiên cứu triển khai ứng dụng thực tiễn.
Về quan hệ quốc tế, REMOCLIC hiện đang hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học với
7



các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Cologne, Viện Cơng nghệ Karlsruhe (KIT), Viện Khí
tượng Max Planck (MPI-M) (Cộng hoà Liên bang Đức), CSIRO (Australia), Trung tâm Vật lý
lý thuyết Quốc tế (ITCP) (Italy) và các nước Đông Nam Á. Trong quá trình cộng tác làm việc
với nhau, các chuyên gia nước ngoài sẽ đến Việt Nam, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức
với các nhà khoa học Việt Nam; các nhà khoa học Việt Nam cũng sẽ có những chuyến cơng
tác, đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài. Hiệu quả mang lại từ hợp tác quốc tế là các bài báo khoa
học đồng tác giả, các dự án hợp tác. Một trong những minh chứng điển hình là REMOCLIC
hiện đang là thành viên chủ chốt của “Sáng kiến khí hậu khu vực Đơng Nam Á” (The South
East Asia Regional Climate Initiative – SEARCI), và đang cùng thực hiện dự án “Thực
nghiệm hạ qui mơ khí hậu Đông Nam Á” (Southeast Asia Climate Downscaling Experiment SEACLID) ( do Mạng lưới nghiên cứu biến đổi toàn cầu
Châu Á - Thái Bình dương (APN) tài trợ. Dự án hợp tác ba bên giữa Trường ĐHKHTN (do
REMOCLIC đại diện), CSIRO và VKTTV ( là một bằng chứng khác.
7.2. Tên tổ chức Việt Nam được chỉ định quản lý tài chính khoản tài trợ của Đề xuất (tóm tắt kinh
nghiệm về năng lực quản lý tài chính các khoản tài trợ, nếu có)
Cơ quan quản lý tài chính khoản tài trợ sẽ là Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Trường
ĐHKHTN đã từng quản lý tài chính nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp quốc tế. Toàn bộ
các đề tài, dự án đều được quản lý, giám sát theo đúng qui định của pháp luật. Về mặt khoa
học, các đề tài, dự án chịu sự giám sát, quản lý của Phòng Khoa học và Công nghệ. Các khoản
tài trợ của các đề tài, dự án đều chịu sự giám sát, quản lý của Phòng Kế hoạch - Tài vụ của
Trường. Mọi khoản thu - chi đều tuân thủ nguyên tắc tài chính và các qui định của pháp luật
Nhà nước.
7.3. Tên chuyên gia giỏi người nước ngoài tham gia đề xuất (cung cấp thơng tin tóm tắt về trình độ,
năng lực, kinh nghiệm, các kết quả, cơng trình nghiên cứu đã thực hiện thành cơng có liên quan đến
nội dung đề xuất)
Dự án đề xuất 3 chuyên gia đến từ Trung tâm Đại dương - Khí quyển (CMAR) thuộc Tổ chức
nghiên cứu khoa học và công nghiệp Liên bang Australia (CSIRO) là TS Jack Katzfey, TS.
John McGregor và TS. Nguyễn Kim Chi. Cả 3 chuyên gia này đều làm việc cùng một nhóm.
Họ là những chuyên gia đã xây dựng và phát triển hệ thống mơ hình AOGCM, thành phần
quan trọng nhất của HTDBBHM dự kiến sẽ được chuyển giao. Họ cũng là những người đã
từng ứng dụng và chuyển giao mô hình của họ cho một số nước như Indonesia, Nam Phi, New

Zealand,… Hệ thống mơ hình của họ cũng đã được IPCC lựa chọn là một trong các mơ hình
cung cấp thơng tin dự tính biến đổi khí hậu. Trong 5 năm gần đây họ đã công bố được khoảng
60 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín. Sau đây sẽ lần lượt giới thiệu về các chuyên gia và
vai trò của họ trong phạm vi dự án.
1) TS. Jack Katzfey: TS Jack Katzfey là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực phát triển và ứng
dụng mơ hình khí quyển độ phân giải cao, chú trọng vào việc mơ phỏng biến đổi khí hậu
và dự báo khí hậu khu vực, đáp ứng nhu cầu khách hàng sử dụng thơng tin về gió và năng
lượng gió và lập kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu. Thế mạnh của TS Jack Katzfey
là phân tích, đánh giá sản phẩm mơ hình, dự báo tổ hợp và hướng dẫn người khác trong
việc ứng dụng mơ hình. Ơng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát
triển các dự án và đã kết thúc thành công các hợp đồng ứng dụng mơ hình khu vực của
CSIRO, mơ hình CCAM, để mơ phỏng khí hậu theo các kịch bản khí nhà kính, bao gồm
mơ phỏng khí hậu 140 năm (1961-2100) cho vùng Đông Australia với độ phân giải 60 km,
8


phát triển các công nghệ tiên tiến để hiệu chỉnh sai số và kiểm chứng mơ hình. Với tư cách
là Chủ nhiệm dự án, TS Katzfey đã ứng dụng các mơ hình vào thị trường phái sinh thời
tiết, như dự báo thời tiết cho Weather News International và cho America's Cup, và đã làm
việc với các cơ quan viện trợ quốc tế về dự án hợp tác quy mô lớn ở khu vực châu Á - Thái
Bình dương để cung cấp thơng tin chi tiết về biến đổi khí hậu và tăng cường năng lực thích
ứng với biến đổi khí hậu cho khu vực dễ bị tổn thương này. Chi tiết về TS Katzfey có thể
xem lý lịch khoa học của ông được kèm theo sau đây.
Là chuyên gia giỏi trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng mơ hình, trong phạm vi dự án
này, TS. Jack Katzfey sẽ thực hiện các nội dung chính là thiết kế hệ thống qui trình cơng
nghệ dự báo nghiệp vụ, xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý sau mơ hình, tổ hợp
sản phẩm dự báo và kết xuất thơng tin dự báo lên website. Với vai trò là trưởng nhóm
chuyên gia, TS. Jack Katzfey cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc đào tạo cán bộ Việt Nam
và chuyển giao công nghệ.
2) TS. John McGregor: TS. McGregor là một chuyên gia tại CSIRO chun phát triển của

các mơ hình dự báo khí hậu. Ơng đã làm việc trong lĩnh vực này trong hơn hai thập kỷ,
phát triển cả mơ hình khí hậu khu vực và tồn cầu trong suốt sự nghiệp của mình. Ơng đã
phát triển mơ hình khí quyển bảo giác lập phương (the Conformal Cubic Atmospheric
Model - CCAM), là một mơ hình tồn cầu nhưng có thể cung cấp độ phân giải cao tuỳ ý
cho một khu vực được lựa chọn. Tiến sĩ McGregor cũng đã nghiên cứu cải tiến các sơ đồ
tham số hố cho mơ hình để mơ phỏng lượng mưa chính xác hơn, đặc biệt là ở các vùng
nhiệt đới. Ông đã phát triển sơ đồ tham số hố đối lưu của riêng mình. Tiến sĩ McGregor
đã từng làm việc tại Việt Nam như là một thành viên trong dự án Dự tính khí hậu độ phân
giải cao cùng với các đồng nghiệp ở HUS và IMHEN. Kết quả của dự án này đã được ứng
dụng trong việc cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Chi tiết về TS. John
McGregor có thể xem lý lịch khoa học của ông được kèm theo sau đây.
Là tác giả chính của hệ thống mơ kết hợp Khí quyển - Đại dương, những nội dung chính
mà TS. McGregor thực hiện trong phạm vi dự án này bao gồm việc khu vực hố các mơ
hình thành phần (Khí quyển và Đại dương) của hệ thống AOGCM, thiết kế và tiến hành
các mô phỏng và dự báo thử nghiệm cũng như kiểm định, đánh giá sai số và hiệu chỉnh mơ
hình. TS. McGregor cũng sẽ tham gia đào tạo cán bộ Việt Nam.
3) TS. Nguyễn Kim Chi: TS. Nguyễn Kim Chi là chuyên gia về phân tích kết quả từ các mơ
hình khí hậu phân giải cao, đặc biệt là những biến đổi trong hoạt động của bão - xốy
thuận nhiệt đới và gió mùa trên khu vực Đông Nam Á. Gần đây bà đã hướng dẫn một
nhóm cán bộ trẻ Việt Nam trong việc phân tích, khảo sát kỹ thuật dị tìm bão từ sản phẩm
mơ hình số. Với vai trị là một thành viên chính của dự án hợp tác giữa CSIRO, HUS và
IMHEN “Dự tính khí hậu phân giải cao cho Việt Nam”, TS. Nguyễn Kim Chi đã từng làm
việc với các cộng sự Việt Nam, phân tích kết quả từ các mơ hình khí hậu mà nó đã được sử
dụng để cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam. Chi tiết về TS. Nguyễn Kim
Chi có thể xem lý lịch khoa học của bà được kèm theo sau đây.
Là một chun gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu mơ hình và dự báo bão đồng thời cũng
là người am hiểu hệ thống gió mùa Châu Á, trong phạm vi dự án này TS. Nguyễn Kim Chi
sẽ đảm nhiệm việc xây dựng, phát triển các sơ đồ dị tìm xốy bão từ sản phẩm mơ hình,
xây dựng các chương trình tính tốn, thiết kế và tiến hành thử nghiệm, đánh giá sai số và
hiệu chỉnh, xây dựng được các bộ chỉ tiêu tuỳ chọn cho việc dị tìm xốy. TS. Nguyễn

Kim Chi cũng sẽ kết hợp cùng TS. McGregor thực hiện việc khu vực hố hệ thống mơ
9


hình AOGCM cho vùng Biển Đơng và Việt Nam. Ngồi ra TS. Nguyễn Kim Chi cũng sẽ
đóng vai trị quan trọng trong việc đào tạo các nhà khoa học Việt Nam.
II. Nội dung chi tiết của đề xuất
1. Lý do đề xuất Dự án là gì? (Chỉ ra tính cần thiết của dự án; xác định các đối tượng thụ hưởng dự
án, chỉ ra các đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề của đơn vị nói riêng và sự phát
triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam nói chung)
Tầm quan trọng và sự cần thiết của dự án
Nằm trong khu vực gió mùa Châu Á, có đường bờ biển dài trên 3000 km, trải dài theo hướng
Bắc - Nam, liền kể ổ bão lớn nhất thế giới Tây Thái Bình dương, hàng năm Việt Nam phải
hứng chịu ảnh hưởng của khoảng 10-12 cơn bão hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong số
đó trung bình có khoảng 5-7 cơn bão, 1-2 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Bão xuất hiện
gây mưa to, gió mạnh, sóng lớn, nước biển dâng ven bờ,... có thể gây thiệt hại lớn về người và
của, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, các hoạt động của tàu
thuyền, an ninh trên biển nói riêng. Bởi vậy, bài toán dự báo bão và nâng cao chất lượng dự
báo bão ln là một trong những vấn đề được tồn xã hội quan tâm đặc biệt.
Thông tin dự báo bão có thể được cung cấp ở các qui mơ thời gian (tức hạn dự báo) khác
nhau, nhưng phổ biến hiện nay là qui mô thời tiết (dưới một tuần) và qui mô mùa (dưới một
năm).
Ở qui mô thời tiết, dự báo bão là dự báo quĩ đạo và cường độ của một cơn bão cụ thể sau khi
nó đã hình thành và đang trong quá trình di chuyển. Hạn dự báo trong trường hợp này thông
thường là 2-3 ngày, hoặc dài hơn là 5-7 ngày. Thông tin dự báo bão ở qui mơ thời tiết có thể
được cập nhật thường xuyên, chẳng hạn từng 3 giờ, 6 giờ hoặc từng nửa ngày tuỳ thuộc vào
mức độ khẩn cấp. Dự báo bão thời tiết có thể cung cấp thơng tin cho việc ứng phó kịp thời với
tác động của cơn bão đang hoạt động.
Khác với dự báo bão thời tiết, dự báo bão hạn mùa không dự báo cho một cơn bão cụ thể,
mà cung cấp thông tin dự báo về quĩ đạo và cường độ của các cơn bão có thể xuất hiện trong

mùa tới, hoặc chi tiết hơn trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tới.
Rõ ràng, đối với những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra nhiều ngày, thậm chí hàng tháng,
trên biển, như hoạt động đánh bắt hải sản, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, lập kế hoạch hành động
ứng phó với thiên tai nói chung, bão nói riêng, thì hạn dự báo của các bản tin dự báo thời tiết
khơng cịn khả năng đáp ứng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 100.000 tàu thuyền đánh cá, trong đó khoảng
95% được làm bằng gỗ và hầu hết là cỡ nhỏ. Sự xuất hiện của bão trên biển là mối đe doạ
khủng khiếp đối với ngư dân đang đánh bắt hải sản, nhất là những trường hợp đánh bắt xa bờ.
Bão xuất hiện cũng làm ảnh hưởng khơng nhỏ, thậm chí gây nguy hiểm, đến các hoạt động
kinh tế - xã hội, của các lực lượng tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ,... trên biển, cũng như
của các cộng đồng sinh sống trên các hải đảo xa xôi. Trong trường hợp này thông tin dự báo
bão hạn mùa là cực kỳ quan trọng và cần thiết, bởi nó có khả năng cung cấp thông tin về số
lượng, thời gian và vùng hoạt động của bão cho 1, 2, 3, 4, 5, 6 tháng tới.
Lý do đề xuất dự án
Cho đến nay, Việt Nam chưa từng có một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa. “Thơng
báo khí hậu” do Viện Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (VKTTV) xuất bản hàng tháng
10


cũng chỉ mới cung cấp một vài thông tin về sự hoạt động của bão cho 3 tháng tới dựa trên
trung bình khí hậu và sự hoạt động của El Nino, La Nina (ENSO) (chẳng hạn, xem
Tình hình hoạt động của bão cũng được đề cập đến trước mùa bão hàng
năm dưới dạng “một số nhận định” của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia (KTTVQG).
Những thơng tin như vậy là chưa đủ chi tiết và còn mang tính chủ quan.
Trước nhu cầu cấp thiết của thực tiễn về thông tin dự báo bão hạn mùa phục vụ hoạt động kinh
tế - xã hội trên biển và trên đất liền, cũng như phục vụ công tác chủ động phịng tránh thiên tai,
một số nghiên cứu của nhóm đề xuất dự án (REMOCLIC) đã được triển khai và đã thu được
một số kết quả bước đầu (Phan VT và CS, 2015). Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để có xây
dựng một hệ thống dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ.
Trong quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học với nhóm các nhà khoa học CSIRO, Australia, từ

đầu những năm 2000 đến nay, và đặc biệt là trong khuôn khổ dự án hợp tác ba bên giữa
Trường ĐHKHTN, CSIRO và VKTTV ( nhóm đề xuất dự án đã tìm hiểu
và biết được rằng, hệ thống mơ hình của họ hồn tồn có thể ứng dụng được cho bài tốn dự
báo bão hạn mùa ở Việt Nam. Đây là hệ thống mơ hình số tồn cầu nhưng có thể tăng độ phân
giải cho một miền tuỳ ý.
Nhận thấy rằng, đây là cơ hội hết sức thuận lợi để Việt Nam có được một hệ thống dự báo bão
hạn mùa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chúng tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và họ sẵn sàng
chuyển giao trọn gói tồn bộ hệ thống, bao gồm cả cơng nghệ vận hành hệ thống mơ hình theo
chế độ nghiệp vụ và đào tạo cán bộ. Vì vậy, chúng tơi đề xuất dự án này.
Đối tượng hưởng lợi của dự án
Sản phẩm quan trọng nhất của dự án là một HTDBBHM cùng với hệ thống tính tốn hiệu
năng cao đặt tại Trường ĐHKHTN và một số cán bộ khoa học đã được đào tạo. Điều đó sẽ
góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho đội ngũ cán
bộ, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, góp phần
nâng cao vị thế của của Trường ĐHKHTN nói riêng, Việt Nam nói chung, trên trường quốc tế.
Dự án cũng sẽ tạo cơ hội để các nhà khoa học của Trường ĐHKHTN nói chung, nhóm
REMOCLIC nói riêng, có được một bộ cơng cụ nghiên cứu hiện đại, tồn diện mà nhờ đó họ
sẽ phát huy được tính sáng tạo của mình trong nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo lại cho các
đồng nghiệp, cho các thế hệ sau cũng như sẵn sàng chuyển giao cho các cơ quan khác có nhu
cầu.
Một khi hệ thống được đưa vào chạy dự báo nghiệp vụ, thông tin dự báo bão hạn mùa sẽ trực
tiếp phục vụ cộng đồng người dân đang sinh sống hoặc đang tham gia các hoạt động dài ngày
trên biển như đánh bắt hải sản, tuần tra, tìm kiếm cứu nạn,... cũng như cư dân ở những nơi bão
có thể đi qua hoặc ảnh hưởng, phục vụ cơng tác chủ động ứng phó với thiên tai do bão.
Đóng góp của dự án cho khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo
Về mặt khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, sự thành công của dự án sẽ:
1) Góp phần làm sáng tỏ bản chất, tính dự báo được của hiện tượng (bão) ở qui mô hạn mùa
trên khu vực Biển Đông và Việt Nam;
2) Tạo cơ hội để Việt Nam lần đầu tiên có và làm chủ được về mặt công nghệ một
HTDBBHM cung cấp thông tin dự báo và cảnh báo sớm sự hoạt động của bão trên khu

vực Biển Đông và Việt Nam;
11


3) Góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực dự báo bão, tạo điều kiện,
môi trường làm việc tốt hơn cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo;
4) Trang bị cho các nhà khoa học Việt Nam một HTDBBHM tiên tiến, hiện đại tạo động lực
thúc đẩy công tác nghiên cứu, phát triển và cải tiến nhằm nâng cao độ chính xác thơng tin
dự báo bão hạn mùa ở Việt Nam.
2. Đề xuất mang tính đổi mới sáng tạo như thế nào? (Mức độ mới và khác biệt của các ý tưởng đề
xuất so với các phương pháp hiện có, số tiền đề xuất tài trợ càng lớn thì ý tưởng đề xuất càng được
kỳ vọng sẽ mang tính đổi mới sáng tạo cao)
Tính đổi mới sáng tạo của đề xuất nằm ở chỗ, dự án sẽ tạo cơ hội để lần đầu tiên Việt Nam
tiếp thu cơng nghệ của một HTDBBHM hồn chỉnh đã được cài đặt, thiết kế trên một HPC có
thể ứng dụng vào dự báo nghiệp vụ và một đội ngũ các nhà khoa học trẻ được đào tạo và làm
chủ công nghệ của HTDBBHM này. Cụ thể:
Về mặt khoa học và công nghệ:
1) Cho đến nay, Việt Nam chưa từng có một HTDBBHM nào. Trước nhu cầu thực tiễn, một
số nghiên cứu thử nghiệm về vấn đề này cũng đã được thực hiện bởi nhóm REMOCLIC,
Trường ĐHKHTN. Tuy nhiên kết quả nhận được còn rất hạn chế và mới chỉ dừng lại ở các
bài báo khoa học (Phan VT và CS, 2015). Những thông tin dự báo hiện nay mới chỉ dựa
vào kinh nghiệm của các nhà chuyên mơn nên cịn sơ sài, chưa chính thống (xem mục
II.1).
2) HTDBBHM của CSIRO là một hệ thống tiên tiến, hiện đại gồm nhiều thành phần liên kết
với nhau rất phức tạp bao gồm các khối chính là (1) Bộ mơ hình kết hợp AOGCM; (2) Bộ
chương trình dị tìm xốy bão (TC-Detect); (3) Bộ chương trình dự báo tổ hợp (TC-Ens);
(4) Bộ các chương trình xử lý đầu vào, đầu ra (Pre-Pos); và (5) Hệ thống điều khiển tự
động chạy dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope). Trong đó, nội dung khoa học của HTDBBHM
là các thành phần (1), (2) và (3) cịn các thành phần (4) và (5) mang nặng tính kỹ thuật công nghệ.
3) Việc xây dựng một HTDBBHM như của CSIRO là một bài tốn lớn và khó, địi hỏi phải

có đội ngũ chuyên gia giỏi với kiến thức sâu, rộng về mặt khoa học - công nghệ như mơ
hình số, phương pháp tính, kỹ năng lập trình tính tốn song song, ngơn ngữ hệ điều hành
và năng lực tính tốn của máy tính, trong khi trình độ nghiên cứu cũng như cơ sở vật chất
của Việt Nam chưa đáp ứng được.
4) Vì vậy, việc triển khai dự án sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam có được một HTDBBHM, tạo ra
một bước đột phá về mặt khoa học và công nghệ trong lĩnh vực dự báo bão hạn mùa, cũng
như tạo tiền đề cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng dự
báo.
Về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội và khả năng lan toả của dự án:
1) Việc có được một HTDBBHM sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam tiến hành
các nghiên cứu, phát triển và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dự báo bão hạn mùa, phục
vụ nhu cầu cấp thiết của thực tiễn hiện nay trong việc bảo đảm an toàn cho các hoạt động
kinh tế - xã hội, an ninh biển và chủ động ứng phó với thiên tai do bão, đặc biệt ở những
vùng biển đảo xa xôi.
2) Việc tiếp thu và làm chủ công nghệ HTDBBHM là một cách “đi tắt, đón đầu” giúp các
nhà khoa học Việt Nam tiệm cận nhanh hơn với trình độ của các nước tiên tiến trong lĩnh
vực dự báo hạn mùa bằng mơ hình số nói chung và dự báo bão hạn mùa nói riêng.
12


3) HTDBBHM sau khi được chuyển giao có thể được sử dụng trong đào tạo và nghiên cứu
khoa học ở Trường ĐHKHTN cũng như có thể được chuyển giao và đào tạo cho các tổ
chức khác của Việt Nam như các trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, TT
KTTVQG, VKTTV,...
4) Các trường dự báo của AOGCM, một thành phần của HTDBBHM, cũng có thể được ứng
dụng nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm dự báo hạn mùa khác như dự báo lượng mưa
tháng, dự báo hạn hán, dự báo nhiệt độ,... cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều
đó cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo cơ hội để cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam mở rộng
đối tượng nghiên cứu dự báo ngoài dự báo bão trên cơ sở sản phẩm HTDBBHM của dự
án.

3. Giải thích tại sao lại cần đến sự tham gia của chuyên gia giỏi nước ngoài trong việc thực hiện dự
án đề xuất (Đơn vị tham gia đã nỗ lực tìm kiếm các chuyên gia giỏi ở Việt Nam chưa? Nếu có thì có
đáp ứng được u cầu hay không...)
Như đã đề cập trên đây, Việt Nam chưa từng có một HTDBBHM trong khi thơng tin dự báo
bão hạn mùa lại cực kỳ quan trọng và cấp thiết. HTDBBHM là một hệ thống phức tạp gồm bộ
mơ hình kết hợp Khí quyển - Đại dương (AOGCM), các bộ chương trình dị tìm xốy bão
(TC-Detect), dự báo tổ hợp (TC-Ens), xử lý đầu vào, đầu ra (Pre-Pos), và hệ thống điều khiển
tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope). Nguyên lý hoạt động của HTDBBHM này là từ số
liệu điều kiện ban đầu và điều kiện biên (ICBC) nhận được qua Pre-Pos, AOGCM sẽ được tích
phân cho khoảng thời gian bằng hạn dự báo (6 tháng). Kết quả của AOGCM sẽ được xử lý qua
Pre-Pos làm đầu vào cho TC-Detect. Các sản phẩm của TC-Detect sẽ được tổ hợp bởi TC-Ens,
sau đó lại đưa vào Pre-Pos để tạo ra sản phẩm dự báo. Tồn bộ qui trình hoạt động đó sẽ được
điều khiển bởi AUTO-Ope. Ở đây Pre-Pos là hệ thống gồm nhiều chương trình thực hiện việc
xử lý đầu vào, đầu ra của cả AOGCM, TC-Detect và TC-Ens. Cốt lõi của HTDBBHM là ba
thành phần AOGCM, TC-Detect và TC-Ens được gắn kết với nhau một cách lôgic và cực kỳ
phức tạp mà trong điều kiện hiện nay cũng như ít nhất 10-15 năm tới Việt Nam chưa thể tự
xây dựng và phát triển được.
Trong khi đó, nhóm các chuyên gia từ CSIRO chính là tác giả của HTDBBHM. Họ đã xây
dựng và phát triển mơ hình CCAM, mơ hình khí quyển của AOGCM, từ đầu những năm 2000
cho mục đích dự báo thời tiết và sau đó là cho mục đích dự báo và mơ phỏng khí hậu. Hệ
thống mơ hình của họ đã từng được ứng dụng và chuyển giao cho nhiều nước trên thế giới như
Indonesia, Nam Phi, New Zealand,… và cũng đã được IPCC lựa chọn là một trong các mơ
hình cung cấp thơng tin dự tính biến đổi khí hậu.
Quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các chun gia CSIRO và chúng tơi, nhóm đề xuất dự án
(REMOCLIC), bắt đầu từ đầu những năm 2000 và đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Hai bên đã
từng cùng nhau thực hiện dự án “Dự tính khí hậu phân giải cao cho Việt Nam”
( Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi đã nắm bắt được những ưu điểm
của hệ thống mơ hình nói trên cho mục đích ứng dụng nó trong điều kiện Việt Nam. Sau khi
chúng tơi đề xuất việc chuyển giao HTDBBHM của họ cho Việt Nam thì các chuyên gia
CSIRO đã nhận lời và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, đồng thời cam kết chuyển giao trọn gói và sẽ

đào tạo cán bộ cho Việt Nam.
Nhận thấy rằng đây là thời điểm thích hợp và thuận lợi để đề xuất dự án này, vì: 1) Sự cần
thiết của HTDBBHM; 2) Việt Nam chưa đủ khả năng để tự phát triển một HTDBBHM của
chính mình; 3) Các chuyên gia CSIRO đã có một HTDBBHM có thể đáp ứng được yêu cầu
của Việt Nam và sẵn sàng chuyển giao cơng nghệ có đào tạo cho Việt Nam; 4) Với đội ngũ
13


cán bộ hiện tại và những kiến thức và kinh nghiệm nhất định đã có, các nhà khoa học Việt
Nam hồn tồn có thể tiếp thu và làm chủ được HTDBBHM này.
Tuy nhiên, để dự án thành công nhất thiết phải có sự tham gia của nhóm chuyên gia của
CSIRO.

4. Kế hoạch thực hiện Đề xuất (Mô tả các hoạt động chính và khung thời gian trong Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề xuất bao gồm cả các hoạt động triển khai nghiên cứu thử nghiệm, huy động và sử
dụng chuyên gia, dự kiến các kết quả thu được có tính logic và nhất quán)
Nguyên lý hoạt động của HTDBBHM trong đề xuất này được minh hoạ trên hình 1. Những
hoạt động của dự án nhằm tiếp thu HTDBBHM này và chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật
chất cho quá trình chạy dự báo nghiệp vụ trong và sau khi dự án kết thúc.
Dự án dự kiến thực hiện trong 2 năm (24 tháng), do đó các hoạt động của dự án sẽ được phân
bổ thời gian cho từng ba tháng một.

Hình 1. Sơ đồ minh hoạ nguyên lý hoạt động của hệ thống dự báo bão hạn mùa
I. Mơ tả tóm tắt những hoạt động chính của dự án:
WP1. Phát triển hệ thống mơ hình kết hợp AOGCM cho khu vực Biển Đông và Việt Nam
Đây là một trong ba bộ phận cốt lõi của hệ thống mô hình. Nó bao gồm hai mơ hình thành
phần là mơ hình khí quyển (AGCM) và mơ hình đại dương (OGCM) chạy song song và tương
tác với nhau thông qua một bộ phận kết nối (COUPLE). Do đặc thù của khác nhau của khí
quyển và đại dương nên mỗi mơ hình thành phần sẽ có những đặc điểm khác nhau khá phức
tạp. Việc nghiên cứu lựa chọn sự tương thích giữa hai thành phần này cho khu vực Biển Đông

và Việt Nam vì vậy nhất thiết phải được thực hiện. Chẳng hạn, cần phải xác định được độ
phân giải ngang sao cho phù hợp giữa mơ hình khí quyển và mơ hình đại dương, số mực thẳng
đứng của mỗi mơ hình thành phần, các dịng trao đổi giữa các mơ hình thành phần, độ phân
giải của số liệu địa hình đáy biển cũng như lục địa trong khu vực,…
WP2. Xây dựng bộ chương trình dị tìm xốy (TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM
14


Khác với bài toán dự báo thời tiết, sản phẩm đầu ra của mơ hình dự báo hạn mùa là cực kỳ lớn.
Chẳng hạn, với trường hợp dự báo thời tiết, hạn dự báo 3 ngày, mỗi ngày kết xuất 4 lát cắt thời
gian, sẽ có tất cả 13 lát cắt, kể cả thời điểm ban đầu. Trong khi đó, với dự báo hạn mùa 6
tháng, trung bình mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày cũng kết xuất 4 lát cắt thời gian thì tống số sẽ
là 6 x 40 x 4 + 1 = 721 lát cắt. Hơn nữa, bão khơng phải là biến dự báo của mơ hình, nên trong
trường hợp dự báo thời tiết, bão có thể được phát hiện “bằng mắt” thông qua việc xem xét các
trường dự báo. Đối với bài toán dự báo mùa, bão được phát hiện một cách khách quan nhờ bộ
chương trình dị tìm xốy. Các xốy bão được phát hiện sẽ được lưu và hiển thị thơng tin về
thời điểm hình thành, thời điểm kết thúc và quĩ đạo chuyển động của chúng. Dự án sẽ tiến
hành xây dựng các thuật tốn dị tìm xốy bão, xây dựng chương trình thực hiện việc dị tìm từ
sản phẩm đầu ra của hệ thống mơ hình.
WP3. Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)
Trong dự báo hạn mùa nói chung, dự báo bão nói riêng, thời điểm làm dự báo sẽ là một tháng,
nghĩa là mỗi ngày có thể chạy mơ hình dự báo tối đa đến 4 lần, tổng cộng mỗi tháng có
khoảng 120 lần dự báo. Các lần dự báo này được xem là các dự báo thành phần. Phụ thuộc vào
năng lực tính tốn, số thành phần này có thể giảm đi, chẳng hạn mỗi ngày là một thành phần.
Dù là trong trường hợp nào thì cuối mỗi tháng sẽ có một loạt sản phẩm dự báo thành phần. Dự
án sẽ xây dựng phương án tổ hợp các thành phần dự báo này sao cho phù hợp nhất với điều
kiện thực tế về năng lực tính tốn cũng như mức độ sai số của mơ hình.
WP4. Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra của mơ
hình
Số liệu được sử dụng làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên cho hệ thống mô hình có thể

được khai thác từ nhiều nguồn miễn phí khác nhau. Cho mục đích xây dựng, phát triển và thử
nghiệm hệ thống mơ hình, các nguồn số liệu tái phân tích và số liệu phân tích sẽ được lựa
chọn. Mỗi một loại số liệu có thể có định dạng và cấu trúc khác nhau, do đó cần phải xây dựng
các chương trình xử lý chúng để nhận được bộ số liệu có cấu trúc và định dạng phù hợp với hệ
thống mơ hình dự kiến sẽ được xây dựng và ứng dụng. Các chương trình này làm thành bộ
chương trình tiền xử lý (PreProc).
Sản phẩm đầu ra của AOGCM là các trường khí quyển, đại dương. Tuy nhiên, cho mục đích
dự báo bão khơng phải tất cả các trường đều được sử dụng mà chỉ có một số trường nhất định
nào đó. Việc trường nào được sử dụng phụ thuộc vào sơ đồ thuật tốn và các tiêu chí dị tìm
xốy. Nói cách khác, để phục vụ cho việc dự báo bão, ở đây cần phải xây dựng được bộ
chương trình xử lý và kết xuất sản phẩm mơ hình làm đầu vào cho chương trình dị tìm xốy
(TD-Detect). Tập hợp các chương trình này làm thành bộ xử lý sản phẩm sau mơ hình hay hậu
xử lý (PosProc).
Hai bộ chương trình PreProc và PosProc được gọi là bộ Pre-Pos.
WP5. Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)
Để HTDBBHM có thể hoạt động ổn định và chính xác, nó phải được vận hành theo một qui
trình chặt chẽ và phải đáp ứng được u cầu nghiệp vụ. Qui trình đó được mơ tả như trên hình
1. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động có thể xảy ra những sự cố khơng mong muốn như việc

15


lấy số liệu có thể bị gián, lỗi của số liệu đầu vào, lỗi trong q trình tính tốn,… Chỉ cần một
sự cố nào đó xảy ra sẽ làm hệ thống ngừng hoạt động. Bởi vậy cần có một bộ chương trình
điều khiển sao cho vừa đảm bảo đúng qui trình hoạt động của HTDBBHM vừa có thể tự động
xử lý những sự cố bất thường và thông báo đến người giám sát về tình trạng hiện tại. Đó là bộ
chương trình AUTO-Ope.
WP6. Thử nghiệm mơ phỏng và dự báo bằng HTDBBHM và đánh giá sai số
Mỗi hệ thống mô hình đều có những ưu nhược điểm vốn có của nó. Để đánh giá được những
ưu nhược điểm này cần phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá năng lực của nó trước khi đưa

vào ứng dụng nghiệp vụ. Dự án dự kiến sẽ tiến hành các thử nghiệm sau:
1) Thử nghiệm mô phỏng với AOGCM (Si-AOGCM): Trong thử nghiệm này hệ thống
AOGCM sẽ chạy với số liệu tái phân tích dùng làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên.
Dự án dự kiến chạy AOGCM mô phỏng cho khoảng 30 năm (1981-2010). Kết quả thử
nghiệm sẽ được kiểm chứng với số liệu quan trắc. Các trường khí quyển (hồn lưu, nhiệt,
ẩm) và đại dương (chủ yếu nhiệt độ bề mặt biển) sẽ được đánh giá sai số.
2) Thử nghiệm chương trình TC-Detect với bộ số liệu mơ phỏng của Si-AOGCM, đánh giá
hiệu quả và hiệu chỉnh các tham số (Si-TC-Detect): Việc dị tìm xốy bão từ sản phẩm mơ
hình phụ thuộc chủ yếu vào thuật toán. Mỗi thuật toán sẽ đưa ra một bộ tiêu chí phát hiện
bão. Dự án sẽ tiến hành thử nghiệm bộ chương trình TC-Detect từ kết quả của Si-AOGCM
và kiểm chứng với số liệu quan trắc bão. Thơng qua q trình thử nghiệm này, các tham
số, tiêu chí phát hiện bão sẽ được hiệu chỉnh sao cho tối ưu.
3) Thử nghiệm dự báo lại bằng AOGCM và đánh giá sai số (Ref-AOGCM): Dự báo lại tức là
thực hiện bài toán dự báo tương tự như dự báo thời gian thực nhưng lùi thời gian về quá
khứ. Dự án sẽ tiến hành dự báo lại với AOGCM cho khoảng 10 năm gần đây (2007-2016)
với hạn dự báo 6 tháng. Kết quả dự báo sẽ được đánh giá bằng cách so sánh với số liệu
quan trắc.
4) Thử nghiệm chương trình TC-Detect với sản phẩm của Ref-AOGCM, đánh giá hiệu quả
và hiệu chỉnh các tham số (Ref-TC-Detect): Thử nghiệm này tương tự như Si-TC-Detect
nhưng áp dụng với bộ số liệu dự báo lại của Ref-AOGCM.
5) Thử nghiệm dự báo thời gian thực bằng HTDBBHM: Bài toán dự báo thời gian thực địi
hỏi nghiêm ngặt về tính ổn định của hệ thống mơ hình, hệ thống tính tốn, thời gian thu
nhận số liệu cũng như phải đáp ứng được thời gian cung cấp thông tin dự báo. Dự án dự
kiến sẽ chạy dự báo HTDBBHM theo chế độ nghiệp vụ cho một mùa bão qua đó đánh giá
sai số, phân tích khả năng đáp ứng của hệ thống mơ hình và nhu cầu tính tốn. Trên cơ sở
đó sẽ lựa chọn phương án tối ưu cho công tác dự báo nghiệp vụ trong tương lai.
WP7. Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài báo khoa học
Để có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc duy trì, phát triển và cải tiến
hệ thống mơ hình trong tương lai, dự án dự kiến gửi 03 cán bộ trẻ đi đào tạo tại CSIRO. Tại
đó, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia CSIRO, họ sẽ từng bước tiếp thu công

nghệ, học tập và làm chủ tất cả các mô hình thành phần của hệ thống mơ hình về mặt khoa học
và cơng nghệ. Điều đó sẽ đảm bảo sau khi hệ thống được chuyển giao và ứng dụng nghiệp vụ
tại Việt Nam họ sẽ là những người tiếp tục cải tiến, phát triển và sẽ đào tạo, chuyển giao lại
16


cho các các bộ khác cũng như các thế hệ khác. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ đào tạo 1-2 nghiên
cứu sinh và 2-3 học viên cao học thực hiện luận án, luận văn theo hướng nghiên cứu của dự
án.
Trong quá trình triển khai dự án, một số hội nghị, hội thảo, seminar khoa học sẽ được thực
hiện. Các hội nghị, hội thảo, seminar khoa học này sẽ là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà
quản lý chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, thơng qua đó những vấn đề khoa học, công nghệ liên
quan đến hệ thống mơ hình sẽ được cải thiện. Hội nghị, hội thảo cũng có thể là nơi quảng bá
các hoạt động và sản phẩm của dự án.
Dự án cũng dự kiến sẽ có 2-3 bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí ISI trên cơ sở những kết
quả nghiên cứu. Điều đó sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
WP8. Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính
Việc triển khai ứng dụng hệ thống mơ hình vào dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ sau này địi hỏi
phải có hệ thống tính tốn hiệu năng cao cùng với hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn. Dự án sẽ trang
bị một hệ thống như vậy và đặt tại Trường ĐHKHTN trong phạm vi kinh phí cho phép đồng
thời phải bảo đảm tối thiểu điều kiện dự báo nghiệp vụ ở Việt Nam. Một số phần mềm biên
dịch mơ hình cũng sẽ được trang bị và cài đặt trên hệ thống máy tính này.
II. Dự kiến thời gian, kế hoạch triển khai và kết quả thu được:
Dự kiến thời gian và kế hoạch triển khai dự án được trình bày trong bảng dưới đây, trong đó
mỗi năm chia thành 4 q (Q1-Q4).
TT

Nội dung cơng việc

Năm thứ

Năm thứ hai
nhất
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

Kết quả, sản phẩm

WP1

Phát triển hệ thống mơ
hình kết hợp AOGCM
cho khu vực Biển Đơng
và Việt Nam

Bộ mơ hình AOGCM phù
hợp cho khu vực Biển
Đơng và Việt Nam

WP2

Xây dựng bộ chương
trình dị tìm xốy (TDDetect) từ đầu ra của
AOGCM

Bộ chương trình dị tìm
xốy (TC-Detect) phù hợp
với sản phẩm của
AOGCM

WP3


Xây dựng và phát triển
phương pháp tổ hợp sản
phẩm dự báo bão (TCEns)

Bộ chương trình tạo ra
sản phẩm dự báo tổ hợp
(TC-Ens)

WP4

Chuẩn bị dữ liệu và xây
dựng các chương trình
tiền xử lý và xử lý đầu ra
của mơ hình (PrePos)

Dữ liệu và bộ chương
trình tiền xử lý và xử lý
sau mơ hình (PrePos)

WP5

Xây dựng và phát triển
hệ thống điều khiển tự
động dự báo nghiệp vụ
(AUTO-Ope)

Bộ chương trình điều
khiển tự động hệ thống dự
báo nghiệp vụ (AUTOOpe)


17


Thử nghiệm mô phỏng
và dự báo bằng
HTDBBHM và đánh giá
sai số

Hệ thống HTDBBHM đã
được thử nghiệm chạy dự
báo nghiệp vụ với cấu
hình tối ưu và kết quả
đánh giá sai số

WP7

Đào tạo nguồn nhân lực,
hội nghị hội thảo, viết bài
báo khoa học

Các khố đào tạo được
hồn tất và các nhà khoa
học Việt Nam có thể làm
chủ được HTDBBHM.
Các bài báo đã được gửi
đăng

WP8

Mua sắp trang thiết bị,

phần mềm máy tính

Hệ thống tính tốn hiệu
năng cao đã được cài đặt
các phần mềm và hệ
thống mơ hình

WP6

III. Khung thời gian huy động chun gia nước ngoài:
Tất cả các hoạt động trên đây đều có sự tham gia của các chuyên gia CSIRO và các nhà khoa
học Việt Nam. Tuy nhiên, theo dự kiến, các chuyên gia CSIRO sẽ đến làm việc với các nhà
khoa học Việt Nam 4 lần, mỗi lần ước tính 10 ngày vào các khoảng thời gian: Quí 1 và quí 2
năm thứ nhất, quí 1 năm thứ hai và quí 4 năm thứ ba.
5. Mục tiêu và kết quả đầu ra của Dự án đề xuất là gì? [Dự án sẽ đạt được những kết quả gì khi dự án
kết thúc: các Kết quả về KHCN, thương mại hóa, chuyển giao tri thức, nâng cao năng lực, các ấn
phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm, v.v]
Mục tiêu của dự án:
1) Mục tiêu tổng quát:
• Thiết lập được một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa cho Việt Nam, góp phần hỗ
trợ ra quyết định trong việc lập kế hoạch phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hoạt
động kinh tế - xã hội, an ninh trên biển và trên đất liền;
• Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dự báo bão cho đội ngũ cán bộ
Việt Nam, góp phần mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm
việc, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế.
2) Mục tiêu cụ thể:
• Xây dựng và phát triển được một hệ thống nghiệp vụ dự báo bão hạn mùa (HTDBBHM)
cho Việt Nam với hạn dự báo đến 6 tháng;
• Thiết lập được một hệ thống tính tốn hiệu năng cao (HPC) kèm theo các phần mềm

chuyên dụng và HTDBBHM đã được cài đặt và chạy dự báo ở chế độ nghiệp vụ;
• Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia dự án thông qua các đợt
thực tập ở nước ngoài và làm việc cùng chuyên gia ở Việt Nam;
• Góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất
phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Kết quả, sản phẩm của dự án:
1) Một HTDBBHM đã được thử nghiệm và đánh giá trên các bộ số liệu tái phân tích, số liệu
dự báo lại và dự báo thời gian thực;
18


2) Một hệ thống tính tốn hiệu năng cao đã được cài đặt các phần mềm chuyên dụng và
HTDBBHM chạy ở chế độ nghiệp vụ;
3) Bộ các chương trình dị tìm xốy, tiền xử lý và xử lý sau mơ hình cung cấp sản phẩm dự
báo cho người dùng và bộ chương trình điều khiển tự động chạy HTDBBHM nghiệp vụ;
4) Ba (3) cán bộ được gửi đi đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài, hỗ trợ đào tạo 2 nghiên cứu
sinh, 2 học viên cao học;
5) 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế ISI và 2-3 bài báo khoa học đăng trên tạp chí
trong nước;
6) Trang web hoạt động của dự án và công bố các sản phẩm dự án.
6. Dự án đề xuất sẽ có đóng góp gì cho sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt
Nam? (Nêu tác động tích cực, lan tỏa của Đề xuất khi kết thúc, khả năng giảm chi phí ứng dụng cơng
nghệ mới của các tổ chức/doanh nghiệp khác trong ngành, nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị)
Dự báo bão hạn mùa là vấn đề mới ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á. Do vậy, sự
thành công của dự án sẽ tạo một bước đột phá là lần đầu tiên Việt Nam có được một hệ thống
dự báo bão hạn mùa nghiệp vụ có khả năng cung cấp thông tin dự báo với hạn đến 6 tháng.
Đây cũng sẽ là hệ thống dự báo bão hạn mùa bằng mơ hình động lực đầu tiên ở Đơng Nam
Á, và có thể so sánh được với các hệ thống hiện có, ít nhất với hệ thống dự báo ở Hồng Kông
( />Dự án sẽ tạo cơ hội cho một hướng nghiên cứu mới được mở ra, trong đó các nhà khoa học
Việt Nam hồn tồn có thể tiếp tục nghiên cứu, cải tiến hệ thống mơ hình để nâng cao chất

lượng dự báo bão hạn mùa, thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển khoa học cơng nghệ cũng
như hiểu biết sâu sắc hơn về tính dự báo được của hiện tượng.
Dự án sẽ góp phần đào tạo đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam có khả năng làm chủ, có thể
đào tạo và chuyển giao HTDBBHM cho các cơ quan khác như Trung tâm khí tượng thuỷ văn
Quốc gia, Viện khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu và các trường Đại học, viện nghiên cứu
khác ở Việt Nam.
Dự án cũng sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam gia tăng số lượng cơng trình cơng
bố trên các tạp chí quốc tế, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác với CSIRO.
Một khi đã được đưa vào nghiệp vụ, HTDBBHM sẽ cung cấp thông tin dự báo về số lượng,
vùng hoạt động và thời gian hoạt động của bão, góp phần hỗ trợ cơng tác chủ động ứng phó
với thiên tai do bão, hỗ trợ ra quyết định trong việc lập kế hoạch hoạt động kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng, đặc biệt đối với những hoạt động dài ngày trên biển cũng như đối với quân
và dân đang sinh sống và làm việc trên các vùng biển đảo xa xôi.
Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là, trong số các thành phần của HTDBBHM có
hệ thống mơ hình kết hợp AOGCM mà sản phẩm dự báo của nó là các trường khí quyển, đại
dương. Các trường dự báo này cũng có thể được ứng dụng nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm
dự báo hạn mùa khác như dự báo lượng mưa tháng, dự báo hạn hán, dự báo nhiệt độ,... cũng
như các hiện tượng thời tiết cực đoan. Điều đó cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo cơ hội để cộng
đồng các nhà khoa học Việt Nam mở rộng đối tượng nghiên cứu dự báo ngoài dự báo bão trên
cơ sở sản phẩm HTDBBHM của dự án.
7. Dự án hỗ trợ sự hình thành các cơ hội kết nối mạng lưới trong tương lai như thế nào? (Đề xuất có
tạo ra các cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngồi hay khơng? có khuyến khích trao đổi tri thức
với mạng lưới chuyên gia giỏi tài năng quốc tế hay không?)
19


Trước hết, dự báo bão là một trong những vấn đề được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt ở những
nơi chịu ảnh hưởng của bão hoạt động. Bài toán dự báo bão là một trong những bài tốn khó
nhất, hóc búa nhất bởi cơ chế hình thành và phát triển của nó vơ cùng phức tạp. Bởi vậy nó đã
thu hút một lực lượng đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy

nhiên, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về dự báo bão hạn mùa trên khu vực Biển Đông và
Việt Nam. Bởi vậy, việc triển khai thực hiện dự án này chắc chắn sẽ được nhiều nhà khoa học
quan tâm, ít nhất là nhóm các nhà khoa học trong khu vực chịu ảnh hưởng của ổ bão Tây Bắc
Thái Bình dương và Biển Đông, như Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Trung Quốc và một số
vùng lãnh thổ khác. Điều đó cũng có nghĩa là dự án sẽ tạo cơ hội hình thành một cộng đồng
quốc tế các nhà khoa học trong đó thông tin, kinh nghiệm, tri thức sẽ được chia sẻ cùng nhau,
dẫn đến sự hình thành các dự án liên quốc gia thu hút đầu tư từ các nguồn ngân sách khác như
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Mạng lưới nghiên cứu biến đổi toàn cầu Châu Á - Thái
Bình dương (APN) hay Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP),...
Ngoài ra, dự án cũng sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội hợp tác với
nhau, tiếp xúc, hợp tác với các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi đến từ các nước phát triển,
qua đó có thể hình thành những ý tưởng mới cho những dự án khác.
8. Đề xuất có tuân thủ theo các tiêu chuẩn an tồn về mơi trường và xã hội khơng? (Trình bày ngắn
gọn sự tn thủ với các quy định biện pháp an tồn về mơi trường và xã hội của Dự án FIRST)
Tất cả các hoạt động của dự án khơng liên quan đến hố chất, chất thải, khơng có các đợt điều
tra, khảo sát thực địa nên hồn tồn khơng có bất cứ một tác động, ảnh hưởng nào đến môi
trường và xã hội.
Hệ thống tính tốn hiệu năng cao là phương tiện duy nhất để thực hiện các nhiệm vụ của dự án
sẽ được đặt tại phòng máy chủ ở Trường ĐHKHTN và hoạt động theo qui định chung về an
tồn phịng cháy, chữa cháy nên sẽ khơng có rủi ro về vấn đề môi trường và xã hội.
9. Các cá nhân và đơn vị tham gia có chấp thuận cho Dự án FIRST cơng bố thơng tin (ngoại trừ
thơng tin tài chính) về hồ sơ đề xuất này khơng?

Khơng
10. Các thơng tin khác liên quan đến Đề xuất, nếu có

20


MỤC C

BẢNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ XUẤT
“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”
Lưu ý: Kế hoạch phải được lập cung cấp đầy đủ chi tiết các hoạt động triển khai thực hiện Dự án đề xuất theo mẫu bảng dưới đây.

Số
TT

Nội dung hoạt động triển khai thực hiện

Thời gian bắt
đầu

Thời gian kết
thúc

(tháng /201--)

Độ dài
(tháng)

(tháng /201--)

Kết quả
đầu ra dự kiến

WP1

Phát triển hệ thống mơ hình kết hợp AOGCM cho
khu vực Biển Đơng và Việt Nam


07/2017

9

03/2018

Bộ mơ hình AOGCM phù hợp cho khu vực
Biển Đông và Việt Nam

WP2

Xây dựng bộ chương trình dị tìm xốy (TDDetect) từ đầu ra của AOGCM

07/2017

9

03/2018

Bộ chương trình dị tìm xốy (TC-Detect)
phù hợp với sản phẩm của AOGCM

WP3

Xây dựng và phát triển phương pháp tổ hợp sản
phẩm dự báo bão (TC-Ens)

10/2017

9


06/2018

Bộ chương trình tạo ra sản phẩm dự báo tổ
hợp (TC-Ens)

WP4

Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các chương trình tiền
xử lý và xử lý đầu ra của mơ hình (PrePos)

04/2017

9

12/2017

Dữ liệu và bộ chương trình tiền xử lý và xử
lý sau mơ hình (PrePos)

WP5

Xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển tự
động dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

10/2018

6

03/2019


Bộ chương trình điều khiển tự động hệ thống
dự báo nghiệp vụ (AUTO-Ope)

WP6

Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng
HTDBBHM và đánh giá sai số

12/2018

Hệ thống HTDBBHM đã được thử nghiệm
chạy dự báo nghiệp vụ với cấu hình tối ưu và
kết quả đánh giá sai số

10/2017

18

21


WP7

Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội thảo, viết bài
báo khoa học

04/2017

6


03/2019

Các khố đào tạo được hồn tất và các nhà
khoa học Việt Nam có thể làm chủ được
HTDBBHM. Các bài báo đã được gửi đăng

WP8

Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy tính

04/2017

3

06/2017

Hệ thống tính tốn hiệu năng cao đã được cài
đặt các phần mềm và hệ thống mơ hình

22


MỤC D
BẢNG DANH MỤC ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ
(MÁY MÓC THIẾT BỊ/DỊCH VỤ/ HỘI NGHỊ HỘI THẢO… ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ)
“Khoản Tài trợ cho các Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo”
Lưu ý: Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện ở Mục C, theo từng hoạt động triển khai đơn vị lập Dự án/Đề xuất xác định các danh mục máy móc trang thiết
bị, dịch vụ hỗ trợ, hội nghị hội thảo, các chuyến cơng tác ở trong và ngồi nước… đề xuất Dự án tài trợ.


Số TT

WP1

Tên các hoạt động/danh mục yêu cầu
tài trợ theo từng hoạt động

Mô tả phạm vi yêu cầu đối danh mục tài trợ
(đơn vị tham gia phải cung cấp tóm tắt (i) thơng
số kỹ thuật đối với máy móc TB, vật tư, hóa chất
mua sắm (ii) phạm vi công việc/dịch vụ tư vấn
(iii) thời gian, địa điểm các chuyến cơng tác/hội
nghị/ hội thảo/khóa đào tạo tổ chức, số lượng
người tham gia…)

Phát triển hệ thống mơ hình kết hợp
AOGCM cho khu vực Biển Đông và
Việt Nam

Hội thảo về lựa chọn cấu hình thích hợp của
AOGCM cho khu vực Biển Đơng và Việt Nam:
Miền tính, độ phân giải, các sơ đồ tham số
hoá,...; các phương pháp, thuật toán và các chỉ
tiêu dị tìm xốy từ sản phẩm mơ hình AOGCM
(Kết hợp với nội dung WP2)
Thởi gian và số người tham dự hội thảo:
07/2017, Hà Nội, 70 người/lần
Chuyên gia sang làm việc với các nhà khoa học
Việt Nam để thống nhất các phương án khu vực
hoá AOGCM cho Việt Nam. Thời gian lưu lại:

10 ngày

23

Đơn vị tính

Số lượng

Lần

1

Người/Lần

3

Ghi chú (Cung
cấp phụ lục, tài
liệu giải trình và
làm rõ nếu cần
thiết)


WP2

Xây dựng bộ chương trình dị tìm xốy
(TD-Detect) từ đầu ra của AOGCM

Hai nhà khoa học Việt Nam sang CSIRO làm
việc với chun gia về các sơ đồ dị tìm xoáy,

kết hợp với các nội dung trong WP3 và WP5

Người/Lần

2

Lần

1

Người/Lần

3

Lần

1

Người/Lần

3

Người

3

Thởi gian dự kiến: 4 tuần (1 tháng) vào 12/2017
WP3

Xây dựng và phát triển phương pháp tổ

hợp sản phẩm dự báo bão (TC-Ens)

Hội thảo về các phương án tổ hợp sản phẩm bão
dự báo nhằm lựa chọn phương án tối ưu
Thởi gian và số người tham dự hội thảo:
03/2018, Hà Nội, 50 người/lần
Chuyên gia sang làm việc với các nhà khoa học
Việt Nam về các phương pháp tổ hợp dự báo.
Thời gian lưu lại: 10 ngày

WP4

Chuẩn bị dữ liệu và xây dựng các
chương trình tiền xử lý và xử lý đầu ra
của mơ hình (PrePos)

Hội thảo khởi động dự án và thảo luận kế hoạch
chi tiết triển khai dự án
Thởi gian và số người tham dự hội thảo:
04/2017, Hà Nội, 70 người/lần
Chuyên gia sang dự hội thảo và làm việc với các
nhà khoa học Việt Nam về các kế hoạch triển
khai dự án. Thời gian lưu lại: 10 ngày

WP5

Xây dựng và phát triển hệ thống điều
khiển tự động dự báo nghiệp vụ
(AUTO-Ope)


WP6

Thử nghiệm mô phỏng và dự báo bằng
HTDBBHM và đánh giá sai số

WP7

Đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị hội
thảo, viết bài báo khoa học

Gửi cán bộ đi đào tạo ở CSIRO, thời gian đào
tạo là 3 tháng
24


Hội thảo báo cáo tổng kết dự án. Chuyển giao
công nghệ, bàn giao hệ thống HTDBBHM. Thởi
gian và số người tham dự hội thảo: 03/2019, Hà
Nội, 70 người/lần
Chuyên gia sang dự hội thảo thực hiện các thủ
tục chuyển giao công nghệ, công bố sản phẩm
dự án.

WP8

Mua sắp trang thiết bị, phần mềm máy
tính

Trang thiết bị sẽ mua sắm ở đây là hệ thống tính
tốn hiệu năng cao và hệ thống lưu trữ dữ liệu

phục vụ việc thử nghiệm hệ thống mơ hình dự
báo (STCPS) trong q trình triển khai dự án
đồng thời sẽ là hệ thống chạy dự báo nghiệp vụ
sau khi dự án kết thúc.
Về nguyên tắc hệ thống tính tốn càng mạnh thì
càng hiệu quả. Trong phạm vi dự án này hiệu
năng tính tốn của hệ thống được ước lượng ở
mức tối thiểu.

25

Lần

1

Người/Lần

3

Bộ

1


×