Uy-lit-xơ trở về
Tác phẩm Ô-đi-xê ra đời vào thời kì con người Hi Lạp chuẩn bị mở rộng địa bàn
hoạt động ra biển cả. Chiến tranh giữa các bộ lạc đã qua đi rồi giờ đây chỉ còn là
những kí ức. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới biển cả bao la và bí
hiểm đó ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như
thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Ô-đi-xê chính là lí
tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ Hy Lạp.
Mặt khác, Ô-đi-xê ra đời khi người Hy Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ
chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc với lối sống thành
từng cộng đồng để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ một chồng xuất
hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung giữa vợ chồng.
Hô-me-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình
yêu thuỷ chung được thể hiện trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
Hô-me-rơ sống vào thế kỷ thứ IX trước công nguyên. Nơi ông sinh ra ven bờ biển
tiểu á. Ông là tác giả của hai cuốn sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê. Oâng đã tái
hiện lại sự kiện cách ông ba thế kỷ và là một nghệ sĩ mù đi lang thang khắp đất
nước Hy Lạp để kể về tác phẩm của mình.
2. Vị trí đoạn trích:
Nằm trong chương khúc 23 sau khi Ô-đi-xê rời đất Phen-xi và được nữ thần A-tê-
na giúp đỡ đã trở về quê hương I-tát. Tại đây chàng đã tiêu diệt 108 bọn cầu hôn
và gặp lại Pê-nê-lốp-người vợ yêu quý của chàng.
3. Bố cục
-Đoạn 1: từ đầu đến “Người giết chúng”: tác động của nhũ mẫu với nàng Pê-nê-
lốp.
-Đoạn 2: tiếp đó đến “Người kia gan dạ”: tác động của Tê-lê-mác v?i mẹ.
-Đoạn 3: còn lại: cuộc đấu trí qua thử thách giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, gia đình
đoàn tụ.
4. Đại ý:
Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp trước hai tác động và cuộc đấu trí để thử thách Ô-
đi-xê.
II. ĐỌC HIỂU:
1.Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp:
- Chờ đợi chồng hai mươi năm trời dằng dẵng
+ Tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để làm kế trì hoãn sự thúc bách của bon cầu hôn.
+ Cha mẹ đẻ của nàng thúc giục tái giá.
- Nàng không bác bỏ ý của nhũ mẫu mà thần thánh hoá sự việc: “Đây là một vị
thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham
và những hành động nhuốc nhơ của chúng… nên chúng phải đền tội đó thôi”. Còn
về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng đã hết hy vọng trởi lại đất
A-cai, chính chàng cũng nghĩ mình đã chết rồi. Thái độ ấy thể hiện nàng trấn an
nhũ mẫu và cũng là cách để tự trấn an mình.
- Tâm trạng của nàng “rất đỗi phân vân” nó biểu hiện ở dáng điệu cử chỉ, trong sự
lúng túng tìm cách ứng xử: “Không biết nên đứng xa xa hay nên lại gần ôm lấy
đầu, cầm lấy tay người mà hôn”.
Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mung lung ngưng cũng không giấu được sự bàng
hoàng xúc động: “Ngồi lặng yên trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm
âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.
- Nàng Pê-nê-lốp xúc động nói với con trai mình: “Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng.
Mẹ không sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng
mặt người. Nếu quả thật đây chính làUy-lít-xơ, bây giờ đã trở về thì con có thể tin
chắc rằng thế nào cha con và mẹ cũng sẽ nhận ra nhau một cách dễ dàng, vì cha và
mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai
biết hết”. Nàng nói với con trai nhưng cũng là nói với Uy-lít-xơ đang ngồi trước
mặt.
=> Cách nói thật tế nhị, khéo léo. Nàng giấu đi sự thử thách, nhưng chắc chắn tâm
trí nàng liên tưởng tới “dấu hiệu riêng ấy- chiếc giường”.
- Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của
mình. Nàng còn là con người thận trọng. Với nàng lúc này thận trọng không thừa.
Nàng là con người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng.
- Nghệ thuật miêu tả của Hô-me-rơ không hề mổ xẻ tâm lý nhân vật mà đưa ra
dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, xây dựng đối thoại. Lời nói mang tính lập luận,
song rất chất phác, hồn nhiên của người Hi Lạp thời cổ.
2. Thử thách và sum họp
- Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách. Dáu hiệu của sự thử thách được đưa ra qua
lời của nàng thật tế nhị và khéo léo. Đó là lừoi nói với Tê-lê-mác cũng như nói với
Ô-di-xê => nàng không nói ra chiếc giường. Bởi chiếc giường nàgy cưới là kỉ vật
còn giữ lại nhiều điều bí mật chỉ có hai vợ chồng biết, người ngoài không thể biết.
- Người chấp nhận là Ô-đi-xê.
Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau 20 năm xa cách, chàng đã kìm nén mọi
xúc động của tình vợ chồng cha con =>thể hiện sự thông minh khôn khéo qua thái
độ và hành động.
Giả vờ làm hành khất.
Kể chuyện về chồng Pê-nê-lốp cho nàng nghe.
Tiêu diệt 108 kẻ cầu hôn láo xược.
Khi nghe Pê-nê-lôp nói với con trai, chàng “mỉm cừơi”. Đây là cái mỉm cười nói
với conđồng tình chấp nhận, và chàng tin vào trí tuệ của mình. trai “đừng là rầy
mẹ. Mẹ còn muốn thử thách cha tại cái nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng nhận ra,
chác chắn là như vậy” > sự tế nhị, khôn khéo. Nói với con nhưng cũng đồng thời
nói với Pê-nê-lôp
Mục đích cao nhất của chàng là vợ nhận ra mình nên chành không nôn nóng như
con trai. Với cái đầu lạnh chàng cố nén cái cháy bỏng, sục sôi trong lòng để có
thái độ bình tĩnh, tự tin.
Ô-đi-xê nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc giường: “già ơi! Hãy kê cho tôi một
chiếc giường như tôi ngủ một mình bấy lâu nay”
Nàng sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng => đây là sự thử
thách bắt đầu.
Câu nói ấy làm Ô-đi-xê chột dạ giật mình => buộc chàng phải lên tiếng
Ô-đi-xê đã miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về chiếc giường > muốn nhắc lại tình yêu, tình
vợ chồng chung thuỷ, nhưng kỉ niệm đẹp của vợ chồng 20 năm về trước =>chàng
đã giải mã dấu hiệu riêng mà vợ mình đặt ra.
Nàng “bủn rủn chân tay”, “bèn chạy lại nứơc mắt chan hoà ôm lấy cổ chồng, hôn
lên trán chồng”=> cử chỉ thể hiện tình cảm của nàng với người chồng thân yêu sau
20 năm trời xa cách. Nàng nói với chồng vì sao từ lâu nàng tự khép cửa lòng mình
trước bất cứ ai.
Đây là cử chỉ, hành động, lời nói của một người vợ nhất mực thuỷ chung. Những
lời của nàng vừa là khẳng định, vừa như thanh minh cho tấm lòng trong sạch thuỷ
chung của mình.
Pê-nê-lôp dùng sự khôn ngoan để xác minh sự thật.
Ô-đi-xê bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách ấy => sự gặp gỡ của
hai tâm hồn, hai trí tuệ, cả hai đều thắng không có người thua.
3.Ý nghĩa đoạn trích
Đoạn trích đã đề cao khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người. Đồng
thời làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp chuyển từ chế độ thị tộc
sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
Tác giả xây dựng nhân vật Ô-đi-xê thành nhân vật kết tinh được mọi phẩm chất
cao đẹp nhất mà người Hy Lạp đang khát khao vươn tới
Đoạn trích thể hiện thiên tài của Hô-me-rơ về tư tưởng và nghệ thuật.