Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Skkn huyền ok (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Thành phố Thái Ngun
Tơi ghi tên dưới đây:
Số
TT

Họ và tên

Ngày, tháng
năm sinh

1 Hoàng Thị Thanh Huyền 08/10/1993

Đơn vị
cơng tác

Tỷ lệ (%)
Chức Trình độ đóng góp vào
danh chun mơn việc tạo ra
sáng kiến

Trường Tiểu Giáo
học Sơn Cẩm 3 viên

Cử nhân

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến :


‘‘Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 đạt kết quả cao khi làm văn
miêu tả tại trường Tiểu học Sơn Cẩm 3’’
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Không
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực sư phạm
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm 2022
A. Mô tả bản chất của sáng kiến:
I. Thực trạng
1. Khái quát tình hình chung về nhà trường
Trường Tiểu học Sơn Cẩm 3 nằm trên địa bàn xóm Cao Sơn 5, xã Sơn
Cẩm, Thành phố Thái Nguyên. Trường hiện có 02 tổ chun mơn và 01 tổ văn
phịng với 20 cán bộ giáo viên, nhân viên. Học sinh phần lớn là con em các gia
đình cơng nhân, làm nơng nghiệp hoặc bn bán nhỏ.
Trường có 10 lớp học được trang bị bàn ghế đầy đủ, đảm bảo ánh sáng và
quạt máy theo đúng tiêu chuẩn quy định. Cảnh quan môi trường xanh – sạch –
đẹp. Có các phịng: Tin học, Giáo dục nghệ thuật, phòng Truyền thống, phòng
Thư viện-Thiết bị dạy học, có nhà ăn bán trú cho học sinh, có sân chơi, bãi tập.
Mơi trường học tập thân thiện, gần gũi, là một ngôi trường hạnh phúc.
2. Thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 4
Đầu năm học 2022 - 2023, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4A và
qua quá trình giảng dạy và dự giờ thăm lớp, trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận


2

thấy việc dạy học tập làm văn ở lớp 4 cịn gặp một số khó khăn như sau:
* Đối với giáo viên
Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học còn hạn chế.
* Đối với học sinh
- Do suy nghĩ và tư duy của học sinh tiểu học còn đơn giản, trực quan nên
việc viết văn của các em cịn gặp nhiều khó khăn. Khả năng cảm thụ văn học

còn hạn chế dẫn đến kết quả các bài viết chưa cao.
- Vốn từ ngữ của học sinh còn hạn hẹp. Phần lớn các em chưa có thói
quen đọc sách, chưa ham đọc sách nên ít có sự say mê, hứng thú với các tác
phẩm văn học. Mặt khác Tập làm văn là mơn học khó nên các em ngại học, ngại
viết và không mấy hứng thú.
- Học sinh hay viết lan man, dài dòng, kể lể, liệt kê sự việc, viết không
đúng trọng tâm đề yêu cầu, ý văn nghèo nàn, dùng từ khơng chính xác, lặp từ
ngữ, kiểu câu đơn điệu.... Phần lớn các em lười suy nghĩ, chỉ biết và thích sao
chép lại các bài văn mẫu có sẵn. Vì vậy, kết quả làm văn của học sinh chưa cao.
Để khảo sát kết quả thực tế, tôi ra một đề tập làm văn sau: Hãy tả một đồ
dùng học tập mà em yêu thích. Sau khi phân loại, tôi thu được kết quả thể hiện ở
bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
Mơn tập làm văn
Viết đúng chính tả, đủ ý, trọn câu
Chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật khi viết
văn
Đặt câu, viết văn cịn nghèo nàn về vốn từ
Sử dụng câu có cấu trúc lặp lại nhiều lần
Dùng từ trong câu chưa hợp lí

Số lượng

Tỉ lệ (%)

14/32

43,75

20/32


62,5

16/32

50,0

15/32

46,87

17/32
53,12
Trước thực tế trên, tơi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giúp học
sinh lớp 4 đạt kết quả cao khi làm văn miêu tả.
II. Giải pháp
1. Tích lũy vốn từ
Từ ngữ giống như những viên gạch góp phần xây dựng nền móng vững
chắc là những sản phẩm của học sinh, là các câu văn, đoạn văn, bài văn. Để có
được các sản phẩm ấy, đòi hỏi người học phải biết kết nối các từ ngữ thành
những câu văn, đoạn văn hay, có cảm xúc. Muốn vậy, các em phải hiểu nghĩa


3

của các từ ngữ muốn dùng thì mới có thể sử dụng đúng, sử dụng hay trong việc
diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Tuy nhiên, vốn từ của các em còn nghèo
nàn, chưa hiểu hết ý nghĩa của các từ ngữ. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với giáo
viên là làm sao bổ sung vào kiến thức của học sinh một số từ ngữ gợi hình, gợi
tả âm thanh. Cách làm nhanh nhất là thông qua các bài đọc trong phân môn Tập

đọc. Sau khi đọc thầm bài, tơi cho các em nêu các từ khó mà các em chưa hiểu
nghĩa và tập giải thích theo ý hiểu của mình, sau đó tơi kết luận lại đáp án, yêu
cầu các em ghi vào “Sổ tay từ ngữ”, tập đặt câu với các từ đó để nắm chắc hơn.
Ví dụ: Cho học sinh tìm một số từ chỉ màu đỏ khác nhau, tôi cho học sinh
quan sát thật nhiều màu đỏ, yêu cầu học sinh nhận xét mức độ đỏ của từng màu
mà phân biệt được màu đỏ đó:
+ Đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ hoa, đỏ chót, đỏ rực, đỏ đào,…
+ Đo đỏ, đỏ đắn,…
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh học bài Đường đi Sa Pa. (Tiếng Việt lớp 4,
tập 2, trang 102), tôi giúp các em bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và hình
ảnh sau: leo chênh vênh, cảm giác bồng bềnh huyền ảo, rực lên, lướt thướt liễu
rủ...
Bài Con chuồn chuồn nước (Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 127), tơi cho các
em tìm hiểu và thêm vào vốn từ của mình các từ ngữ: lấp lánh, long lanh, mênh
mơng, thung thăng, cao vút, rì rào… rồi có thể u cầu các em đặt câu với một
trong các từ nêu trên.
- Cánh đồng lúa rộng mênh mơng thẳng cánh cị bay.
Có thể thấy, sau mỗi bài đọc trong phân mơn Tập đọc giúp học sinh tích
lũy được vốn từ khơng hề nhỏ. Ngoài ra, trước khi kết thúc tiết Tập đọc, tơi
thường cho học sinh tìm những câu văn hay trong bài, những câu văn có hình
ảnh đẹp... để các em có thể đưa vào bài viết của mình. Hơn nữa, các em còn học
được ở mỗi bài tập đọc cách dùng từ, đặt câu và cách viết văn.
Ví dụ:
- Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
(Con chuồn chuồn nước)
- Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mơng, những em bé Tu Dí,
Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.
(Đường đi Sa Pa)
- Lá xanh um, mát rượi ngon lành như lá me non.
(Hoa học trị)

Tơi thường xuyên khuyến khích các em đọc sách, báo và các tài liệu tham
khảo để tăng vốn từ ngữ, vốn sống. Ngồi ra tơi cịn nhắc nhở các em dành thời


4

gian nghỉ để đọc sách, báo, tài liệu, truyện...nhằm tận dụng khoảng thời gian quý
giá, tích lũy cho bản thân một số vốn từ kha khá, phục vụ tốt hơn cho việc học
tập môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập làm văn.

Hình ảnh các em học sinh lớp 4A đọc sách trong giờ giải lao
2. Luyện tập điền từ với những từ ngữ sẵn có
Song song với việc mở rộng vốn từ qua phân môn Tập đọc, trong tiết
luyện viết đoạn văn tôi thường xuyên cho các em củng cố về từ ngữ qua dạng
bài luyện từ, từ dễ đến khó.
Ví dụ: * Điền từ để câu văn giàu hình ảnh:
- Nắng ban mai (hồng tươi) nhuốm chan hồ trên từng sắc lá.
- Hoa hồng đẹp (lộng lẫy) cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung).
- Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi.
- Mào của trống ta y hệt một bơng hoa đỏ (chon chót)
- Những quả cam (vàng óng), da (căng mọng) như mời gọi người đến
thưởng thức.
Lưu ý: Với mỗi câu văn có yêu cầu lựa chọn từ cần điền, giáo viên nên để
học sinh điền một cách tự nhiên theo cảm nhận của các em mà không hề áp đặt.
Sau khi chữa bài, tôi cho các em khác trong lớp nhận xét xem câu nào hay hơn.
Qua đó chắc chắn các em học chưa tốt, lựa chọn chưa chính xác có thể hiểu và
nhận ra sự lựa chọn của mình là chưa đúng, học hỏi thêm những kiến thức mình
cịn hạn chế. Giáo viên nên khuyến khích và động viên mỗi khi học sinh làm tốt,
chỉ cần một cử chỉ nhỏ thôi đôi khi cũng có tác dụng gây sự húng thú học tập bộ



5

mơn của các em. Với những câu q khó học sinh chưa thể làm được ngay, giáo
viên có thể gợi ý thêm.
Với dạng bài này, tôi cho các em luyện tập ở các tiết “Luyện tập xây dựng
đoạn văn”, các tiết “Hướng dẫn học” môn Tiếng Việt buổi chiều giúp các em lựa
chọn các câu văn hay để viết đoạn văn, vừa khiến cho các em thoải mái, tự tin
trong giờ học, vừa nhớ lâu.
3. Dạy học sinh viết câu có cấu trúc đơn giản
Để viết được những câu văn hay, giàu hình ảnh, trước hết học sinh cần
nắm được câu trong dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu học sinh đã được
học trong chương trình mơn Tiếng Việt từ lớp 2: Câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai
thế nào? Câu kể Ai là gì?
Phần kiến thức này không hề mới mẻ với học sinh. Các em đã được trang
bị cơ bản từ lớp 2, 3, 4, ta chỉ cần hướng dẫn, củng cố lại qua tiết Luyện từ và
câu. Thường xuyên cho các em luyện tập thực hành nhiều để ghi nhớ và nắm
vững kiến thức.
Điều then chốt cơ bản mà giáo viên cần giúp học sinh nắm được và ghi
nhớ là khi viết câu phải có đủ hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ.
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? ...
- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Là gì? Thế nào?
Để giúp các em nhớ lâu, tơi cho các em thực hành viết câu, phân tích câu,
vốn từ lấy ngay trong các bài Tập đọc mà học sinh tích lũy được.
Ví dụ: Sau khi học xong bài Tập đọc “Sầu riêng” Tiếng Việt 4 tập 2:
+ Học sinh cần ghi nhớ các từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: ngào ngạt, quyến
rũ, quyện.
+ Đặt câu và phân tích:
Hương thơm/ đã ngào ngạt xơng vào cánh mũi.
CN

VN
Hương vị / quyến rũ đến kì lạ.
CN
VN
Tiếng đàn và tiếng hát / quyện vào nhau.
CN
VN
Cứ như vậy, học sinh càng luyện tập thực hành nhiều thì các em càng nắm
chắc kiến thức về câu.
4. Dạy học sinh viết dạng câu có cấu trúc phức tạp hơn
Nếu cả bài văn học sinh chỉ viết bằng một loại câu, một kiểu câu thì sẽ
gây ra đơn điệu, khơng lơi cuốn, hấp dẫn người đọc. Bởi vậy, tôi trang bị thêm


6

cho các em những kiến thức nâng cao về câu. Tuy nhiên, ta không bắt buộc học
sinh tiếp thu những gì q phức tạp khơng phù hợp với tâm lí lứa tuổi mà có thể
hướng dẫn các em từ từ, có thể tạo sự gắn kết giữa kiến thức cũ và mới để các
em dễ tiếp thu. Tôi hướng dẫn các em một số dạng câu có cấu trúc phức tạp hơn
như:
- Câu có bộ phận trạng ngữ.
- Câu có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ.
* Với câu có bộ phận trạng ngữ
Ở nội dung này, ta nên hướng dẫn để học sinh nắm được trạng ngữ là bộ
phận phụ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu. Câu có thể có trạng ngữ
hoặc khơng nhưng hướng các em nên viết những câu có bộ phận trạng ngữ để bổ
sung ý nghĩa cho chủ ngữ, vị ngữ. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu
sau:
1. Chim hót líu lo.

2. Trong vịm cây, chim hót líu lo.
Yêu cầu học sinh phân tích chủ ngữ, vị ngữ của hai câu văn này. Với câu
thứ nhất thì hầu hết các em đều dễ dàng phân tích được như sau:
Chim / hót líu lo.
CN
VN
Riêng câu thứ hai, có thể những học sinh chưa thể nhận ra ngay đâu là chủ
ngữ, đâu là vị ngữ. Các em có thể sẽ cho rằng “Trong vịm cây” là chủ ngữ. Khi
đó, giáo viên có thể gợi ý như sau:
Con gì hót líu lo? (HS chắc chắn sẽ trả lời được: Con “chim” hót líu lo)
Giáo viên: Vậy “Chim” là chủ ngữ.
Con chim làm gì ? (Học sinh: Chim “hót líu lo”)
Giáo viên: Vậy “hót líu lo” là vị ngữ.
Chim hót líu lo ở đâu? (Học sinh: Chim hót líu lo ở trong vòm cây.)
Như vây học sinh sẽ phát hiện ra “Trong vịm cây” là bộ phận trạng ngữ.
Giáo viên cũng nói ngay cho học sinh biết giữa bộ phận chủ ngữ và vị
ngữ không bao giờ ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (ví dụ như trong câu trên,
đã có những học sinh cho rằng “Trong vòm cây” là chủ ngữ) mà lưu ý: dấu phẩy
ngăn cách giữa trạng ngữ với nòng cốt câu hoặc ngăn cách giữa các bộ phận giữ
cùng chức vụ trong câu.
Phần này, giáo viên cũng cho học sinh nhắc lại các loại trạng ngữ đã được
học như trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích, nơi chốn để học sinh
có thể đặt câu:
Ví dụ:


7

- Trên bờ đê, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.
- Chủ nhật tuần sau, lớp em sẽ đi trải nghiệm ở trang trại Dê Trắng.

- Để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, chúng em cần
chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức và rèn luyện bản thân.
Có thể trong q trình viết, học sinh sẽ viết một loạt các câu đơn có cấu
trúc giống nhau, mỗi câu chỉ diễn đạt một ý nhỏ, một khía cạnh của sự vật như:
Cánh hoa hồng đỏ thắm.
Cánh hoa hồng mềm mại.
Cánh hoa hồng mịn như nhung.
Tôi đã gợi ý để các em biết kết hợp những câu văn cùng nói về một sự vật
thành một câu.
Ví dụ: Cánh hoa đỏ thắm, mềm mại, mịn như nhung.
Bằng cách làm này, các câu văn sẽ không bị lặp từ và cấu trúc cũng như
sẽ giảm đi sự cứng nhắc, khô khan, kể lể. Học sinh sẽ viết được những câu văn
mềm mại hơn, hấp dẫn hơn.
Ví dụ:
- Trong vườn hoa, lan, cúc, hồng đua nhau khoe sắc.
- Mấy chú gà con nhảy nhót, nhởn nhơ vui đùa quanh gà mẹ.
- Chú mèo cuộn mình, lăn trịn như quả bóng.
Sau khi sử dụng biện pháp trên, học sinh sẽ biết kết hợp các ý cùng tả, nói
về một sự vật, sự việc để diễn đạt thành một câu văn có nhiều chủ ngữ hoặc
nhiều vị ngữ. Do đó, bài văn sẽ không rời rạc, khô khan bởi chỉ được viết từ các
câu có cấu trúc đơn giản.
5. Dạy các biện pháp nghệ thuật tu từ
Để giúp học sinh viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay thì giáo
viên cần giúp các em biết đưa các biện pháp nghệ thuật tu từ vào bài viết của
mình. Để đưa biện pháp nghệ thuật tu từ vào trong văn có rất nhiều biện pháp.
Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù
hợp nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng nhất là so sánh và nhân hóa.
Trong chương trình phân mơn Luyện từ và câu lớp 3, các em cũng đã
được học về biện pháp so sánh và các kiểu so sánh nên giáo viên chỉ cần cho
học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản nhất về biện pháp này. Học sinh sẽ

nhớ lại được “So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác
có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt”. Có
hai kiểu so sánh là so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Các em sẽ nhắc
lại các từ so sánh thường dùng là: như, tựa như, giống, giống như, là, hơn,
kém, chẳng bằng...


8

Tơi sẽ đi sâu hướng dẫn học sinh tìm hiểu biện pháp so sánh trong các bài
Tập đọc đã học.
Ví dụ:
- Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trơng giống những tổ kiến.
- Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu
vườn
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Với những cánh tay quều quào xoè rộng, nó như con quái vật già nua
cau có và khinh khỉnh giữa đám bạch dương tươi cười.
Với những câu văn trên, tôi sẽ hướng dẫn để các em nắm chắc được biện
pháp so sánh bằng cách sau:
Ví dụ:
Câu “Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trơng giống những tổ kiến”.
Tơi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả lấy hình ảnh những tổ kiến
để tả trái sầu riêng.
Để thấy được tính ưu việt của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy thêm một
câu khác để mô tả trái sầu riêng:
“Trái sầu riêng nhỏ nhắn, có rất nhiều gai” và yêu cầu học sinh nhận xét
xem câu nào hay hơn. Chắc chắn 100% học sinh được hỏi đều trả lời câu thứ
nhất hay hơn. “Hay hơn vì sao?”. Các em trả lời: “Vì trong câu văn thứ nhất tác
giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh”. Như vậy là các em đã cảm nhận

được cái hay của câu văn khi sử dụng biện pháp so sánh. Muốn các em nắm
vững hơn về cách so sánh, tôi lại đưa ra một câu văn thứ ba:
“Trái sầu riêng trông như quả mít”
Yêu cầu học sinh nhận xét, so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng
định câu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi đặt câu hỏi:
“Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay
hơn?” và giải thích “ở câu thứ nhất, tác giả dùng hình ảnh những tổ kiến đang
lủng lẳng” một hình ảnh đẹp, sinh động và rất độc đáo để so sánh vì vậy đã làm
cho trái sầu riêng trông sống động hơn, tươi đẹp hẳn lên. Còn câu thứ ba so sánh
trái sầu riêng với quả mít có đặc điểm rất giống trái sầu riêng song đơn điệu và
giảm đi giá trị vẻ đẹp của nó. Từ đó giúp học sinh hình thành sự hiểu biết. Khi
so sánh, muốn làm cho một sự vật đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống
nhưng đẹp hơn, có những nét độc đáo, nổi bật hơn và ngược lại.
Việc làm này phải cho học sinh luyện tập thường xun, vì nếu khơng


9

luyện tập thì các kiến thức đó các em sẽ quên đi và cũng mai một dần. Sau
đây là một vài dạng bài tập mà tôi đã thực hiện trong tiết “Luyện tập xây
dựng đoạn văn”.
Dạng 1: Nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn
Khi dạy các tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”, tôi thường cho các em
tìm hiểu, phân tích các câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh. Giúp các em tìm
ra những hình ảnh được so sánh với nhau và cho biết giữa những sự vật đó có
sự tương đồng gì? Từ đó, tơi hướng các em trả lời câu hỏi: So sánh như vậy
giúp các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật?
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng

chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu trịn và hai con mắt
long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng
mùa thu.
Dạng bài này khá khó đối với học sinh bởi không phải học sinh nào cũng
cảm nhận được cái đẹp, cái mới mẻ trong đoạn văn, mà đa phần các em chỉ tìm
ra được các hình ảnh so sánh. Giáo viên sẽ hướng dẫn, gợi ý để học sinh đều có
thể nhận ra và cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái mới mẻ của sự vật nhờ cách
so sánh được sử dụng.
Dạng 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu văn có hình
ảnh so sánh gợi tả
Mục đích: Giúp học sinh lựa chọn từ ngữ so sánh phù hợp để viết được
câu văn hay, giàu hình ảnh.
Tơi có thể đưa ra cho các em các ví dụ:
- Nhìn từ xa, cây bàng … một chiếc ô xanh khổng lồ.
- Những trái chuối cong cong … vầng trăng khuyết.
- Những chiếc gai … những chú lính đứng trang nghiêm gác cho nàng
cơng chúa hoa hồng.
Việc lựa chọn từ ngữ phù hợp điền vào các câu này khơng phải là một
việc làm khó, hầu hết các em đều có thể làm được khi các em đã nắm chắc cấu
trúc của một hình ảnh so sánh, các em chỉ cần thêm vào yếu tố còn thiếu để hồn
chỉnh hình ảnh so sánh. Ở những ví dụ trên, yếu tố còn thiếu là từ so sánh. Giáo
viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ so sánh phù hợp. Chẳng hạn:
- Nhìn từ xa, cây bàng giống như (như, tựa như) một chiếc ô xanh khổng lồ.


10

Dạng 3: Thêm từ ngữ để được hình ảnh so sánh thích hợp để mỗi dịng
dưới đây trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động
Đây là dạng bài tập yêu cầu ở mức độ cao hơn, khó hơn hẳn so với hai

dạng bài tập trước. Nó địi hỏi ở học sinh một sự liên tưởng phong phú và khả
năng tư duy lô-gic tốt. Tôi đưa ra những câu văn chưa hoàn chỉnh và yêu cầu các
em hãy dùng trí liên tưởng phong phú của mình để tìm ra những hình ảnh tương
đồng với hình ảnh đã cho để câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động hơn.
Ví dụ: Trong câu sau:
Lá cọ trịn x ra nhiều phiến nhọn dài, trơng xa như …………………….
Từ hình ảnh lá cọ học sinh có thể liên tưởng ngay tới bàn tay vẫy hoặc
mặt trời mới mọc.

- Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như (bàn tay vẫy hoặc
một mặt trời mới mọc)
- Đôi cánh của gà mẹ xoè ra như (hai mái nhà hoặc chiếc ô dù vững chãi)
che chở cho các chú gà con.
- Ánh mắt dịu hiền của mẹ là (ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con hoặc ngôi
sao) dẫn đường cho con đi lên phía trước.
- Nụ hồng trơng giống hệt những (chiếc tháp hoặc ngon lửa hồng) bé bé,
xinh xinh
- Búp bàng như những (ngọn lửa màu xanh hoặc như hai bàn tay em bé úp
vào nhau) lấp ló dưới tán cây to.
Với dạng bài này, tôi thường xuyên cho học sinh luyện tập chọn từ ngữ
điền thoải mái, không áp đặt. Sau đó cho các em chia sẻ trước lớp và nhận xét,
góp ý, tìm ra những từ ngữ hay nhất, câu văn hay nhất và khen học sinh đã có


11

những ý tưởng hay, những câu văn hay để tạo cho học sinh sự hứng thú trong
giờ học.
Dạng 4: Tập so sánh
Nếu như dạng bài thứ ba đã đưa ra yêu cầu cao đối với học sinh thì ở

dạng thứ tư này mức độ yêu cầu lại được nâng cao hơn một bậc nữa. Tôi yêu
cầu các em dựa vào các sự vật cho sẵn, tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt
câu văn của mình. Tơi đưa ra những sự vật sau và yêu cầu học sinh hãy viết
những câu văn nói về sự vật này trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật so
sánh: mặt hồ, đồng lúa, bãi cỏ…

Ví dụ:
- Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ soi bóng mây trời.
- Đồng lúa chín y như tấm thảm vàng rực rỡ.
- Bãi cỏ như một tấm thảm khổng lồ xanh mơn mởn.
Để làm được bài tập dạng này, đòi hỏi mỗi học sinh có trí tưởng tượng
phong phú và kĩ năng diễn đạt mới có thể tạo ra những câu văn hay. Sau khi cho
các em tự đặt câu, chia sẻ trước lớp và tìm ra câu văn hay nhất, tơi thường đưa ra
những câu tham khảo để các em có thể tích luỹ để làm tư liệu.
Ví dụ:
- Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như
những chiếc tai thỏ.
- Bông hướng dương như vầng mặt trời tỏa những tia nắng vàng rực rỡ.
Cứ như vậy, qua nhiều lần luyện tập thực hành với nhiều sự vật khác nhau
thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong phú, khả năng diễn đạt câu
văn cũng ngày càng một nâng cao. Từ đó, việc đưa các biện pháp mô tả vào để
so sánh trong bài làm của các em là một việc làm trở nên đơn giản hơn, dễ chịu
hơn so với trước đây.
* Biện pháp nhân hóa
Bên cạnh biện pháp nghệ thật so sánh thì nhân hóa cũng là một biện pháp


12

được sử dụng khá phổ biến. Các em được tiếp xúc với biện pháp này từ khi cịn

nằm trong nơi, qua những lời ru của bà, của mẹ. Qua những câu chuyện cổ tích
của bà, của cơ giáo, các em đã được đưa vào thế giới của những loài vật, cỏ cây
đã được nhân hố.
Nhân hóa là gì? Khi dạy đến phần này, giáo viên vẫn nên cho học sinh
nhắc lại thế nào là nhân hóa và các cách nhân hóa để các em nắm được. Giáo
viên chỉ cần giới thiệu, gợi ý, học sinh sẽ nhanh chóng nắm bắt được ngay. (Hơn
nữa, kiến thức về nhân hóa các em cũng được học ở phân môn Luyện từ và câu
lớp 3).
Ví dụ: Để giúp học sinh thấy rõ được vai trị, tác dụng của biện pháp nghệ
thuật này, tơi đã cho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể sau:
- Thân chuối màu đen khơ ráp vì nắng gió.
- Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khơ ráp vì nắng gió.
Tơi hỏi học sinh: Qua hai câu văn này em thấy câu nào hay hơn? Vì sao?
Từ đó tơi đưa ra cho học sinh các cách nhân hóa.
Cách thứ nhất: Gọi sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người
Chẳng hạn tôi đưa ra hai bài viết của hai bạn trong lớp tôi hỏi học sinh:
Trong hai bài viết này em thấy bài viết nào hay hơn? Vì sao?
Ví dụ bài của bạn Quỳnh Trang:

Ví dụ bài viết của bạn Bảo Anh:

Trong bài viết này có thể thấy bạn Bảo Anh chưa biết nhân hóa đồ vật,
hơn thế nữa đọc bài viết thấy bị lặp từ “chiếc cặp”. Để giúp em, tôi đã hướng
dẫn em xác định từ bị lặp và nhân hóa đồ vật để nó trở nên gần gũi hơn.
+ Trong đoạn văn này em thấy từ nào bị lặp nhiều lần?


13

+ Muốn cho chiếc cặp gần gũi hơn em có thể dùng từ nào để thay thế?

Dựa vào điểm này tôi đã hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế: Anh, chị,
cơ, chú, nàng, cơ nàng, nó, bạn,… để tả. Nhờ vậy mà đồ vật trở nên sinh động,
hấp dẫn dù là những vật vốn quen thuộc hàng ngày.
Chúng ta có thể gọi các con vật, đồ vật, cây cối... bằng những từ ngữ dùng
để gọi người:
Giáo viên đưa ra những sự vật và yêu cầu học sinh hãy nhân hóa các sự
vật đó theo cách nhân hóa thứ nhất.
Ví dụ: cơ Trăng, chị Gió, ơng Mặt Trời, anh Gà Trống, chị Mái Mơ, bác
Mèo Mướp, chị Chuối Tiêu...
Cách thứ hai: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người
Bình thường, sự vật quanh ta vốn chỉ là những sự vật vô tri vô giác.
Nhưng với biện pháp nghệ thuật này, ta hồn tồn có thể biến chúng thành
những sự vật có suy nghĩ, hành động, tính cách giống như con người.
Tương tự như vậy tôi sẽ đưa ra một số sự vật và yêu cầu học sinh tập nhân
hóa các sự vật theo cách thứ hai. Chẳng hạn:
- Gió vui đùa cùng lá.
- Mai vàng rực rỡ đón xuân.
- Bác trâu cần cù.
- Những bé gà ngơ ngác.
- Ánh nắng nhảy nhót trên ngọn cây.
- Trăng tinh nghịch nhòm qua cửa sổ.
Kết quả thu được như sau:
Ví dụ bài của bạn Minh Tuệ:

Bài của bạn Hồng Dương:

Hay bài chiếc đèn của bạn Khánh Ly:


14


Song song với việc giới thiệu, tôi thường dành thời gian đọc cho các em
nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá như: “Dế Mèn
phiêu lưu kí”, “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Hai con ngỗng” của nhà văn Tơ Hồi (tiến
hành vào tiết Sinh hoạt tập thể, Kể chuyện hoặc cho các em đọc trong thư viện
nhà trường vào các giờ ra chơi); nhắc học sinh liên tưởng đến các câu chuyện cổ
tích có các con vật đáng u, thơng minh, tinh nghịch; lấy đó làm những câu
mẫu để các em tập và học tập cách sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Cách thứ ba: Nói với sự vật thân mật như nói với con người
Các sự vật vốn vơ tri vơ giác nhưng nhờ có cách nhân hóa này khiến
chúng trở nên thân quen, gần gũi như những người bạn của con người vậy. Tôi
lấy cho học sinh một số ví dụ để các em hiểu rõ hơn về cách nhân hóa này.
Ví dụ:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta!”
GV phân tích: Tác giả nói chuyện với trâu thân mật như nói với một người bạn.
Sau đó tơi u cầu học sinh hãy nêu một vài ví dụ trước lớp.
Ví dụ:
Chị Mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lịng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi!
(Ơng trời bật lửa - SGK Tiếng Việt 3, tập 2)
Tác giả gọi mưa thân mật như gọi người bạn thân thiết của mình.
Khi các em đã có được sự hiểu biết rõ ràng về biện pháp nghệ thuật này,
tôi cho các em luyện tập ngay một số bài tập:
1. Em hãy tập nhân hoá các con vật, cây cối, đồ vật xung quanh bằng cách
thứ nhất, cách thứ hai hoặc cách thứ ba.
2. Nêu tâm trạng của các loài hoa vào mùa xuân.
3. Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện của bầy chim, những chú chó, mèo?

4. Chị Mái Mơ rất giống một người mẹ hiền. Em hãy tưởng tượng những


15

cử chỉ, lời nói, việc làm của chị chứng tỏ điều đó?
Dựa vào những kiến thức đã học, những kinh nghiệm thực tế và qua
phim ảnh thì những bài tập trên khơng q khó đối với học sinh. Tuy nhiên,
giáo viên cần lưu ý chủ đề viết. Có thể gợi ý học sinh như sau:
- Ông Mặt Trời toả ánh nắng ban mai hồng tươi.
- Chị Gió tinh nghịch nơ đùa cùng đám lá.
- Cô Gà Mái đảm đang dẫn đàn con đi kiếm mồi.
- Chị Chim Sâu chăm chỉ lách chách chuyền cành.
- Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng.
- Cúc vàng ủ rũ nhìn các bạn đi hội xn. Nó khơng cịn bộ quần áo nào
lành lặn cả...
Việc làm quen và thực hành tốt các bài tập này sẽ giúp cho việc vận dụng
biện pháp nhân hố vào bài văn sẽ có sự tiến bộ rõ rệt.
6. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập trong tiết Tập
làm văn, dạy học theo hướng tập trung vào học sinh.
Tổ chức tốt các hình thức dạy học sẽ cuốn hút học sinh vào các hoạt động
học tập một cách chủ động tích cực. Muốn rèn kĩ năng cho học sinh thì giáo viên
phải tổ chức giờ học theo hướng tập trung vào học sinh, tạo nhiều cơ hội cho
học sinh hoạt động. Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học như: Thảo luận
nhóm, đàm thoại với nhau, với chính thầy cơ hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại)
về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: Đóng hoạt cảnh,
chơi trị chơi, thi tiếp sức. Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác
“học mà chơi, chơi mà học”. Khơng khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh
dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá
trước đơng người một cách lưu lốt, rành mạch, dễ hiểu.

Ví dụ: Khi dạy bài Tâp làm văn trong chủ điểm: Tiếng sáo diều. Bài Cách
quan sát đồ vật. Ở bài này tôi tiến hành như sau:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Mỗi bạn tự chuẩn bị một món đồ
chơi hoặc đồ dùng mà em yêu thích nhất mang đến lớp.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật:
Để các em có thể vẽ lại được cụ thể, sinh động mọi vật trong đời sống
hằng ngày, các em cần phải quan sát cụ thể vật đó: Quan sát phải kết hợp sử
dụng nhiều giác quan (mắt - nhìn, tai - nghe, mũi - ngửi, tay - sờ…) để thu nhận
được càng nhiều chi tiết thì bài miêu tả càng giống với đối tượng miêu tả; quan
sát theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ tổng quát đến cụ thể rồi ghi


16

chép lại vào sổ tay văn học. Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, ngay
tại lớp, tại trường. Giáo viên cho một vài học sinh nói trước lớp về những gì
mình quan sát được. Các bạn nhận xét, giáo viên hướng dẫn sửa từ, câu.
Giáo viên cho một vài học sinh nói trước lớp về những gì mình quan sát
được. Các bạn nhận xét, giáo viên hướng dẫn sửa từ, câu.
Học sinh có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh như sau: Chú gấu chỉ to
như con mèo, nhưng hình dáng thì trịn trịa, mập mạp hơn. Chú luôn trong tư
thế ngồi chễm trệ, hai cái tay ngắn củn dang rộng về phía trước lúc nào như
cũng đang muốn ơm. Tồn thân chú khốc lên mình một bộ lông màu nâu tây
rất đẹp, chỉ ở tai, miệng, hai bàn chân là màu đỏ đất,…
Sau đó để cho nhiều em được nói hơn tơi tổ chức trị chơi học tập cho
học sinh.
* Có thể cho học sinh chơi trị chơi: Phỏng vấn.
- Hình thức chơi: Một bạn sẽ là phóng viên đi xung quanh lớp học sau đó
sẽ hỏi các bạn về đồ vật mình có.
- Theo các câu hỏi gợi ý sau: Đồ vật bạn định giới thiệu là gì? Nó có đặc

điểm gì? Bạn u thích gì nhất ở đồ vật đó?
Chú ý: Học sinh có thể hỏi phỏng vấn bạn các câu hỏi khác ngồi câu hỏi
có sẵn để buổi phỏng vấn sinh động hơn.
Trên đây là các bước tạo tiền đề giúp các em có vốn từ ngữ nhất định
phục vụ cho viết văn. Tuy nhiên các em sử dụng các “viên gạch” đó xây nền các
“ngơi nhà” như thế nào mới quan trọng.
⁕ Kết quả đạt được: Kết quả đạt được:
Với những biện pháp đưa ra trong giải pháp, qua thực tế áp dụng tại lớp
4A mà tôi trực tiếp giảng dạy, tôi đã thu được những kết quả rất đáng mừng:
Vốn từ của học sinh được làm giàu lên, chất lượng dùng từ, đặt câu, viết văn
được nâng cao rõ rệt. Học sinh hào hứng học mơn Tiếng Việt nói chung và phân
mơn Tập làm văn nói riêng, tiến bộ trong giao tiếp. Ngồi những bài văn miêu tả
hay giàu hình ảnh cảm xúc, một số em còn viết được các bài thuyết trình lơi
cuốn, những bản kịch ngắn đầy ý nghĩa và các em tự tin trình bày trước lớp,
trước toàn trường. Qua đây một số em bộc lộ khả năng có năng khiếu về văn học.
Một số bài văn điển hình của học sinh


17

III. Tính mới sáng kiến
⁕ Kết quả đạt được: Tính mới
Sáng kiến thể hiện tính thực tiễn trong cơng tác giảng dạy và học tập tại
trường, lớp. Dễ dàng phổ biến và áp dụng. Các hình thức có thể linh hoạt, lồng
ghép được trong các mơn học. Nó tiết kiệm được công sức, thời gian trong công
tác dạy học, phát triển tư duy hình thành các kĩ năng cho học sinh. Tiết dạy diễn
ra nhẹ nhàng, học sinh hứng thú học tập.
Những giải pháp tôi nêu trên chưa từng công khai dưới mọi hình thức,
chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình bắt buộc phải thực hiện, khơng
trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng và dùng thử

⁕ Kết quả đạt được: Khả năng áp dụng của sáng kiến


18

Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng biện pháp thì giờ đây tất cả các em
học sinh viết văn khơng có chút gị bó theo khn mẫu và thực sự được sáng tạo
theo khả năng và trí tưởng tượng của mình và quan trọng là trong bài văn của
mỗi học sinh đều có nét riêng, có cảm nhận riêng về sự vật được miêu tả và chất
lượng viết văn miêu tả của học sinh lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh đã
hứng thú và yêu thích phân môn Tập làm văn. Các em đã biết diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách cụ thể, có hồn hơn, biết
chọn những chi tiết độc đáo, nổi bật, viết câu giàu hình ảnh, biết sử dụng các
biện pháp nhân hóa, so sánh khi miêu tả.
- Qua việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy tôi thấy
phần lớn học sinh trong lớp đều có ý thức học tập tốt ở tất cả các bài học, giờ
học, buổi học. Như vậy có thể kết luận: Sáng kiến của tơi có thể áp dụng rộng
rãi tới tất cả các khối lớp trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
B. Thông tin cần được bảo mật: Không
C. Các điều để áp kiện cần thiết dụng sáng kiến:
+ Có đủ tài liệu sách giáo khoa, vở, bút, thước,...
+ Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
+ Sự tận tâm với học sinh, yêu nghề của giáo viên.
+ Giáo viên phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động dựa vào
kế hoạch đã đề ra.
+ Giáo viên nắm chắc những kiến thức cơ bản, các hình thức tổ chức hoạt
động học tập theo hướng tích cực thơng qua 4 kỹ năng cơ bản để có cảm hứng
vận dụng, linh hoạt các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở trường.
D. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

Kết quả thu được
Sau khi áp dụng sáng kiến “một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 đạt
kết quả cao khi làm văn miêu tả tại trường Tiểu học Sơn Cẩm 3” tôi nhận
thấy sự thay đổi đáng kể trong thái độ của học sinh khi luyện tập các kỹ năng đạt
kết quả khả quan.
Học sinh hào hứng học Tiếng Việt hơn, từ chỗ viết văn còn lan man, sơ sài,
nghĩ thế nào viết thế ấy, viết theo hình thức liệt kê nay các em đã biết viết những


19

bài văn súc tích, ngắn gọn rõ ý và có ý riêng, có cảm xúc và tiến bộ trong giao
tiếp.
Giải pháp này khi được áp dụng giúp các em có vốn từ được phong phú,
vốn từ được mở rộng, nâng cao; có khả năng giải nghĩa từ và biết cách hệ thống
hóa vốn từ theo chủ điểm. Đồng thời thơng qua một số những bài tập thực hành
viết câu sẽ giúp cho học sinh hoàn thiện kĩ năng viết câu đúng và hay. Nhờ vậy
các em biết viết văn và hứng thú, tích cực hơn với mơn học đồng thời làm cho
tâm hồn các em thêm phong phú, hướng thiện hơn.
Các em đã biết viết những bài văn súc tích, ngắn gọn rõ ý và có ý riêng,
có cảm xúc và tiến bộ trong giao tiếp. Những học sinh yếu môn Tiếng Việt đã
dần khắc phục được điểm yếu của mình, thể hiện qua các bài làm của học sinh.
Khơng cịn tình trạng học sinh yếu kém về viết, vốn từ ngữ và khả năng viết của
các em đã có những tiến bộ rõ rệt.
So sánh kết quả của trước và sau khi thực hiện biện pháp.
- Tổng số học sinh: 32 em. Trong đó: (Nữ: 20 em = 53% + Nam: 12 em =
47%).
- Trước khi áp dụng biện pháp:
BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VIẾT VĂN CỦA CÁC
EM HỌC SINH LỚP 4A

(Lần 1 - Thời điểm: Tháng 10 năm 2022)
Thời điểm tiến
hành khảo sát
Tuần 04/10

Tổng số học sinh

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

tham gia khảo sát

(%)

(%)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

32


100

9

28,125

23

71,875

- Sau khi áp dụng biện pháp:
BẢNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VIẾT VĂN CỦA CÁC
EM HỌC SINH LỚP 4A
(Lần 2 - Thời điểm: Tháng 01 năm 2023)
Thời điểm tiến
hành khảo sát
Tuần 02/ 01

Tổng số học sinh

Hoàn thành tốt

tham gia khảo sát
(%)
Số lượng
%
Số lượng
%
32

100
20
62,5

Hoàn thành (%)
Số lượng
12

%
37,5


20

Tôi tin rằng nếu các giải pháp này được áp dụng xuyên suốt với đầy đủ
điều kiện cần thiết thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng học sinh yếu phân
mơn Tập làm văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung, góp phần thúc đẩy
chất lượng giáo dục ngày một đi lên.
E. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử
Sau khi thực nghiệm thành công giải pháp tại chính lớp 4A, trên cơ sở đó,
nhận thấy tính khả thi của đề tài, tôi đã trao đổi với tổ phó chun mơn phụ trách
khối 4 của trường để xin thử nghiệm giải pháp của mình với nhiều đối tượng học
sinh trong các lớp khác nhau.
Sau khi áp dụng giải pháp trên, tôi tiến hành khảo sát vể chất lượng giáo dục
học sinh của phân môn Tập làm văn. Kết quả điều tra qua giáo viên giảng dạy của
các lớp này sau khi áp dụng giải pháp cho thấy được sự tiến bộ hơn hẳn ở các em.
Kết quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát chất lượng môn tập làm văn ở khối 4

Chất lượng phân mơn Tiếng Việt
(Tính theo số lượng)
STT Dạy lớp Sĩ số
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
1
2

4A
4B

32
33

0
0

10
13

22
20

Từ kết quả này, tôi thấy rằng giải pháp trên được áp dụng vào q trình dạy
học phân mơn Tập làm văn có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng
giáo dục học sinh.
Tôi tin rằng nếu các giải pháp này được áp dụng xuyên suốt với đầy đủ
điều kiện cần thiết thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng học sinh yếu phân
mơn Tập làm văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung, góp phần thúc đẩy

chất lượng giáo dục ngày một đi lên.
Giải pháp này khi triển khai trong tổ chuyên môn được tập thể giáo viên
đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là
giải pháp hay và có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện.
F. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×