Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2012 - BÀI 14 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.23 KB, 5 trang )

BÀI 14
MIỀN NAM CHỐNG “CHIẾN TRANH ĐƠN PHƯƠNG” CỦA MĨ – DIỆM
(1954 – 1960)
1. Âm mưu chiến lược của Mĩ – Diệm ở miền Nam sau Hiệp định Giơ –
ne - vơ
Sau khi thực dân Pháp thất bại, Mĩ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. Ngày
7/11/1954, Mĩ cử tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm
mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc
và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN ở Đông Nam Á.
Dựa vào Mĩ, Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng dựng lên một chính quyền độc
tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức chống phá cách mạng.
Giữa năm 1954, Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền.
Cuối năm 1954, chúng thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra
mục tiêu: “chống cộng, đả thực, bài phong”.
Tháng 10/1955, Diệm tổ chức trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại.
Tháng 3/1956, Diệm tổ chức bầu cử và thành lập Quốc hội lập hiến ở miền
Nam, bất chấp hiệp định Giơ-ne-vơ; đến tháng 10/1956, Diệm cho ban hành Hiến
pháp và lập ra cái gọi là “Nước Việt Nam Cộng Hòa”.
Sau khi đứng vững ở miền Nam, Diệm bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch “tố
cộng”, “diệt cộng”; vây bắt, tàn sát, tù đày những người kháng chiến cũ, những
người đấu tranh đòi tuyển cử thống nhất đất nước và cả những người không phục
tùng chúng với phương châm “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”, “thà giết lầm
còn hơn bỏ sót”… nhằm làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.
Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại
ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điền, khu trù
mật để kìm kẹp nhân dân.
Chính quyền Ngô Đình Diệm còn gây nhiều tội ác đối với nhân dân:
Ngày 04/9/1954, chúng tàn sát nhân dân ở Chợ Được – Quảng Nam làm 39
người chết, 37 người bị thương.
Ngày 21/01/1955, chúng trả thù những người kháng chiến cũ ở Vĩnh Trinh
(Quảng Nam).


Ngày 01/12/1958, chúng đầu độc 6000 người yêu nước ở nhà tù Phú Lợi,
làm hơn 1000 người chết.
Nghiêm trọng hơn, Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và
tháng 5/1959, ra đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những
người vô tội.
2. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và
phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ mới cho cách mạng
miền Nam là: chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang cuộc đấu
tranh chính trị chống Mĩ – Diệm đòi chúng thi hành Hiệp định để củng cố hòa
bình, giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng.
Dưới sự chỉ đạo đó, tháng 8 năm 1954, phong trào hòa bình của tri thức và
các tầng lớp nhân dân ra đời ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã tổ chức nhiều cuộc Mittinh
đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, hiệp thương tổng tuyển cử…, nhưng đã bị chính
quyền Diệm đàn áp và khủng bố.
Tiếp sau đó, phong trào chống “trưng cầu dân ý”, chống bầu cử quốc hội, đòi
hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, chống khủng bố, đàn áp,
chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, đòi quyền tự do dân chủ… lại tiếp tục dâng
cao và lan rộng từ thành thị đến nông thôn.
Các cuộc đấu tranh chính trị hòa bình của ta đã bị chính sách khủng bố và tàn
sát dã man của Diệm dìm trong bể máu, lực lượng cách mạng tổn thất nặng nề:
nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt bớ, giam cầm và giết hại. Nhưng cũng chính sự tàn
bạo đó của Diệm đã làm cho tinh thần cách mạng của quần chúng ngày càng dâng
cao.
3. Phong trào Đồng Khởi 1959 – 1960
Những tổn thất to lớn của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1959
cho thấy, chủ trương đấu tranh chính trị hòa bình đã không còn thích hợp, cách
mạng miền Nam cần phải có một đường lối đấu tranh mới.
Tháng 01/1959, Trung ương Đảng đã tiến hành hội nghị BCH TW Đảng lần
thứ 15; Hội nghị đã ra nghị quyết xác định: con đường phát triển cơ bản của

cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng
lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang
nhân dân.
Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của nghị quyết 15 như một ngọn gió
thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng; phong trào Đồng Khởi bùng lên khắp miền
Nam.
Mở đầu là cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Bắc Ái (Ninh
Thuận) vào 02/1959. Sau đó lan đến Trà Bồng (Quảng Ngãi) – 8/1959 và đặc biệt
là cao trào Đồng Khởi ở Bến Tre:
Ngày 17/01/1960, tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước
Hiệp và Bình Khánh (Mỏ Cày) với gậy, gộc, súng ống… đồng loạt nổi dậy đánh
đồn bốt và giải tán chính quyền địch.
Cuộc nổi dậy lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, phá tan từng mảng
lớn bộ máy cai trị của địch, thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đất cho
dân cày nghèo.
Từ Bến Tre, phong trào lan rộng khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở
Trung Trung bộ.
Đến cuối năm 1960, ta đã giải phóng được 600/1298 xã ở Nam bộ, 904/3829
thôn ở Trung bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên.
Trên đà thắng lợi, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam ra đời, trực tiếp lãnh đạo thống nhất phong trào cách mạng miền Nam.
* Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi
Phong trào Đồng Khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân
mới của Mĩ ở miền Nam; làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm.
Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng
miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công và làm thất bại chiến lược
“chiến tranh đơn phương” của Mĩ - Diệm.
Câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Bối cảnh, diễn biến của phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt

Nam năm 1960. Tại sao nói phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước chuyển của
cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
(Xem thêm ở Phụ lục: Đề thi Đại học từ 2002 đến 2007)

×