Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ảnh đen trắng trong thời đại số potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137 KB, 8 trang )

Ảnh đen trắng trong thời đại số
Nếu xét theo các thống kê kinh tế thì thể loại ảnh đen trắng cổ điển chụp
phim đang mất dần thị trường. Thế nhưng trong số những người đam mê
nhiếp ảnh vẫn còn rất nhiều đam mê với thể loại ảnh này. Tuy nhiên vào thời
điểm hôm nay để chụp ảnh đen trắng bằng phim ta cần phải có một Labo
riêng. "Muốn ăn phải lăn vào bếp" mà lại, thêm nữa để nấu ăn ngon liệu ta
có thể thoả mãn với chiếc lò vi sóng? Tạp chí nhiếp ảnh RP #151 giới thiệu
với chúng ta 10 lý do để trung thành với ảnh phim đen trắng của Philippe
Bachelier và Jean-Christophe Béchet, NTL xin được lược dịch lại cùng các
bạn.

1. Khoái cảm của tiếp xúc

Từ khi nhiếp ảnh từ bỏ việc lưu ảnh trên kính thì chụp ảnh đen trắng luôn
gắn liền với phim và giấy ảnh, điều này có nghĩa là những thao tác của tiếp
xúc. Chính yếu tố kỹ thuật này đã tạo thành thói quen, một cách nhìn nhận
và chụp ảnh. Khi ta lắp phim vào máy ảnh là lúc ta tiếp xúc trực tiếp với vật
thể sẽ trở thành phim âm bản sau này. Tất cả những gì đã chụp, thành công
hay thất bại, đều được ghi lại trên phim theo một trật tự nhất định. Dĩ nhiên
tất cả những thứ này đều không thể nhìn thấy, vẫn là tiềm ẩn một khi cuộn
phim chưa được tráng rửa. Thế nhưng hình ảnh đã thật sự tồn tại một cách
hoàn toàn vật lý trong những lớp nhũ tương. Tiếp theo công đoạn tráng
phim, ta đã có thể nhìn ngắm những hình ảnh trong suốt trên một bàn soi
phim chuyên dụng. Như thế những cảm xúc đầu tiên trào tới: ta nhận ra hay
thấp thỏm hy vọng một hình ảnh thành công để đem đi in ảnh. Nhưng ta
cũng có thể hoàn toàn để những âm bản này vào lưu trữ, thậm chí không in
cả ảnh mục lục, cho tới ngày ta có hứng thú muốn nhìn thấy chúng hiện trên
giấy.

Với phim cổ điển, một cuộn phim được tráng rửa với những "nghi lễ" trong
ánh đèn đỏ của Labo, người thao tác thật sự một mình Thao tác rọi ảnh áp


đặt ta phải tách rời với thế giới bên ngoài: bàn tay tạo nên ánh sáng trên tấm
giấy ảnh rất nhạy sáng rồi tiếp theo là những xử lý mang tính hóa học Ta
cảm nhận được sự khoái cảm của việc đụng chạm vào những trang thiết bị
được dùng để tạo nên hình ảnh. Cũng như vậy, các thao tác hiệu chỉnh tông
xám, chi tiết trên từng phần của hình ảnh, ta có cảm giác như trong một
khoảnh khắc của không gian đã trở thành một nhà luyện kim của thời xa
xưa

2. Thiết bị nhiếp ảnh không bao giờ lỗi mốt

Trong ảnh phim đen trắng, những mẹo chụp ảnh luôn có hiệu quả. Ta có thể
hoàn toàn chụp ảnh "theo phong cách của ai đó" với một thân máy SLR "cổ
điển" hay với một chiếc Leica, một ống kính 50mm và một cuộn phim Tri-X
nếu như ta có được cảm hứng từ HCB, chụp ảnh phong cảnh với ống kính
góc rộng kiểu Sieff, những tấm ảnh chân dung với Rolleiflex như Irving
Penn hoặc những tấm ảnh panorama kiểu Koudelka. Tất cả truyền thống của
ảnh đen trắng ở đằng sau chúng ta, hãy tận hưởng những kinh nghiệm quý
báu đó để tự thỏa mãn hay lấy cảm hứng chụp ảnh.

Ta không hề phải đối mặt với những rủi ro của việc tương thích khi sử dụng
ống kính, thân máy lỗi mốt bởi một dSLR khác có nhiều pixels hơn Cũng
sẽ không còn là cần thiết việc thường xuyên theo dõi thông tin "update" trên
internet. Như vậy, nhiếp ảnh gia đen trắng có thể nghiên cứu sâu hơn về kỹ
thuật và trụ vững với nó. Những căn bản được nắm chắc rồi thì ta chỉ cần tập
trung vào riêng sáng tạo

3. Từ khổ 24x36 tới 4x5

Nhiếp ảnh đen trắng rất đa dạng trong chủng loại phim, về độ nhạy cũng như
định dạng. Nếu như ta nói rằng một chiếc dSLR 6 Mpix cho ảnh có chất

lượng nói chung tương đương với một chiếc SLR lắp phim 24x36 ISO 100
thì chiếc máy ảnh "Moyen- Format", với giá khá đại chúng, lại cho kết quả
đẹp hơn nhiều. Giá của một cuộn phim 120 vào khoảng 2,5 - 3,5€ và các
thao tác tráng, in ảnh cũng không có gì đặc biệt hơn loại phim 135. Và như
thế thì tại sao ta lại không nghiêng về chất lượng hình ảnh khó có thể so
sánh nổi với dòng máy "Moyen-Format". Hiện tại, mua một chiếc máy
20x25cm mác Edward Weston "second-hand" chỉ khoảng 1 500€, và để
trang bị một labo in ảnh "planches-contact" cũng rất đơn giản.

Với mỗi một "format" ta có một chất lượng ảnh rất đặc trưng. Ta vẫn hay
thường nói là có thể chấp nhận độ phân giải thấp vì sẽ đứng ngắm tấm ảnh
từ xa, tối thiểu là tại một khoảng cách tương đương với đường chéo của ảnh.
Nhưng một trong những khoái cảm của ảnh phim là có thể ngắm nhìn các
tấm ảnh khổ lớn thật gần để thích thú với những chi tiết hay các "motif" của
hạt ảnh mà nếu đứng xa ta chỉ có thể nhìn rất chung chung mà thôi. Đó
chính là lý do khiến ta dùng máy ảnh "Moyen-Format", "Grand-Format" hay
loại phim như "Technical Pan".

4. Tất cả mọi độ nhạy

Từ độ nhạy siêu chính xác của Technical tới hạt ảnh của Delta 3200 hay
Tmax 3200, chúng ta có một sự lựa chọn rất rộng. Ta có thể nhẩm tính được
tối thiểu là 20 loại phim "tiêu chuẩn". Và mỗi loại phim có một chất riêng
không thể nào bắt chước với một gam mầu xám của chính nó. So với kỹ
thuật số thì phim cổ điển hoàn toàn chiếm ưu thế với độ nhạy lớn hơn ISO
400. Tại ISO 800, ISO 1600 hay ISO 3200, lúc chụp ảnh trong nhà, khi một
cú đèn flash làm hỏng hết ánh sáng không gian, thì phim đen trắng vẫn là
không thể nào sánh được.

5. Đầu tư cho Labo rẻ


Khi ta đọc lại những gì được viết trong quyển "La Photo" của Sieff hoặc
trong "La Photopgraphie" của Boubat, những tác phầm được tái bản nhiều
lần từ 30 năm nay, ta có thể nhận thấy rằng những lời khuyên và kinh
nghiệm quý báu không hề mất đi giá trị của chúng. Một chiếc máy phóng
"Durst" của những năm 60, 70 luôn cho phép phóng những tấm ảnh đẹp. Thị
trường thiết bị nhiếp ảnh cũ ngày càng phong phú cho phép ta mua được
những thứ tốt và rẻ. Và nếu như bạn quyết định đầu tư vào thiết bị mới toanh
thì chắc chắn trong vòng 10 năm sẽ chẳng phải lo lắng gì về kỹ thuật cả.

Điều quan tâm duy nhất là tìm được một diện tích đủ rộng để lắp đặt Labo.
Với chi phí khoảng giá tiền một chiếc dSLR loại nghiệp dư, mà giá trị của
nó sẽ mất đi -50% trong vòng 6 tháng, bạn hoàn toàn có thể trang bị một
Labo "Pro" cho thể loại 24x36 hay 6x7

6. Phóng ảnh ở mọi kích thước

Đây là một tiêu chuẩn mà nhiều người quên khi lựa chọn kỹ thuật số: ta bị
hạn chế với khổ giấy của máy in, A4, trong 90% các nhu cầu sử dụng thông
dụng.
Trái lại trong Labo ta có thể phóng ảnh 30x40 cm cũng như 24x30 hay
40x50, 50x60 mà chỉ cần sắp xếp lại một chút. Gam giấy phóng ảnh vẫn còn
rất phong phú từ số lượng cho tới các tông giấy khác nhau. Nếu như bạn
muốn làm một triển lãm ảnh thì hoàn toàn có thể in ảnh tại gia. Với kỹ thuật
số, ta bắt buộc phải mang ảnh tới các Labo Pro với giá cắt cổ hay tạm hài
lòng với chất lượng phóng ảnh "đại chúng" của các Lab bình dân.
Và ta cũng không nên quên rằng với phim, ta sẽ có được tấm ảnh chung
cuộc chất lượng cao và giá rẻ hơn là tự phóng lấy với máy in. Cuối cùng thì
ảnh phóng từ phim không bị hiện tượng "métamérisme" - thay đổi tông mầu
tuỳ theo nguồn sáng như với ảnh in bằng inkjet.


7. Chất hạt trên ảnh

Ảnh từ phim mang một dấu ấn đặc trưng: hạt ảnh. Nó chính là ADN của
phim, hiện thân của cấu trúc phim - rất không đều. Cho dù hạt phim có hiện
rõ hay không trên ảnh thì chúng vẫn là một phần của thế giới phim.
Một số người tìm cách tránh, một số khác lại đi tìm hạt phim thể hiện trên
ảnh. Khi ta muốn hạn chế hạt phim thì có thể dùng các phim có độ nhạy
thấp, như Technical Pan ISO 100, Acros, Delta hay Tmax. Chuyển sang
dùng MF hay "chambre" cũng cho phép tạo nên những hình ảnh mà hạt
phim là không nhìn thấy hay rất mịn. Ngược lại, khi ta muốn thể hiện sự nổi
hạt trên ảnh thì chỉ cần dùng các phim có độ nhạy ISO tối thiểu từ 400 hay
thậm chí dùng ISO 1000 (Fuji Neopan, Ilford Delta và Kodak Tmax).
Mỗi một loại phim có một cấu trúc hạt điển hình của nó, như thế ta chỉ cần
lựa chọn loại phim thích hợp với chủ đề mà mình định thể hiện mà thôi.
Thiết bị tráng phim cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới độ hạt của phim. Cặp
Tri-X/Rodinal rất nổi tiếng về chất lượng ảnh hạt.
Trong kỹ thuật số, mọi lao tâm khổ tứ của nhiếp ảnh giá đều bị khống chế
bởi khả năng thể hiện của thiết bị in như kích thước của giọt mực chẳng hạn.

×