Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.59 KB, 15 trang )

Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối

Bóng đổ (Bóng ngả)
Bóng đổ được hiểu là bóng của một vật thể, nó chính là bóng đen theo hình
dáng, kích thước của vật thể được nguồn sáng chính (lưu ý là nguồn sáng
chính) hắt ra theo hướng chiếu của nguồn sáng. Trong toán học người ta gọi
là "hình chiếu", thông thường chúng ta chỉ học hình chiếu vuông góc (góc
chiếu bằng 90 độ) mà thôi. Trong khi đó thực tế lại là một số hoàn toàn
không biết trước. Bóng đổ đôi khi cũng được gọi là "Bóng ngả".

Cái hay của "bóng đổ" là hình dáng của chúng phụ thuộc vào bề mặt nơi
bóng xuất hiện, để đơn giản tôi tạm gọi là "mặt đổ bóng: MĐB. MĐB càng
phẳng (mặt có thể nằm hoặc đứng (như bức tường)) thì bóng đen càng in rõ
lên MĐB, nhưng nếu MĐB ghồ ghề, lồi lõm (sa mạc, bãi cát chính là nơi lý
tưởng) thì bóng sẽ thành đường uốn khúc, cong keo theo MĐB. Chúng ta
hay lưu ý là MĐB không chỉ cố định mà nó có thể thay đổi như mặt nước
lúc gợn sóng, có lúc chúng ta pahỉ cố tình tạo sự gợn sóng này, cảnh sắc trở
nên đẹp và có hồn hơn.

Ngoài ra bóng đổ còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Cường độ ánh sáng và khoảng cách của nguồn sáng chính: Cường độ càng
mạnh, khoảng cách càng gần bóng càng sẫm, càng sắc cạnh nhưng chi tiết
càng kém rõ. Tuy nhiên, lúc đó tương phản đen trắng càng cao, cảm giác
chói trang càng lớn.

Ngược lại bóng càng mờ nhạt càng cho cảm giác dịu mát.

- Hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng càng nằm ngang (nguồn sáng chính
là mặt trời thì đó là thời điểm càng gần mặt trời mọc và lặn), bóng đổ càng
dài. Nó sẽ mất khi mà chiếu chủ thể vuông góc với mặt đổ bóng (chiếu đúng


đỉnh đầu)

Bóng đổ thường giúp ích cho việc tôn thêm vẻ đẹp, ý nghĩa của chủ thể bằng
hình dáng và sự tương phản của nó. Có thể nó cũng chính là đối tượng chụp,
để nói lên chủ thể người ta thường gọi là "chủ thể gián tiếp"

Nhiều nhiếp ảnh gia (nhất là phương Tây) rất ưu thích lấy bóng đổ làm chủ
đề gián tiếp, nhưng trong thực tế của bất kỳ ai cầm máy, việc loại bỏ bóng
đổ cũng không kém phần quan trọng . Các bác nào rình hoa quỳnh nở chắc
biết rồi, ngoài nguồn sáng chính chúng ta phải dùng các nguồn sáng phụ
chiếu vào bóng để loại bỏ bóng đổ.

Thông thường cách để loại bỏ bóng đổ là:

- Dùng nguồn sáng mạnh chiếu vào bóng để xoá đi.
- CHọn vị trí để đẩy lùi hậu cảnh vào bóng tối
- Hậu cảnh xa chủ thể cũng làm cho bóng đổ không rõ nét

Bóng đối xứng chính là kết quả của hiện tượng phản xa ánh sáng xảy ra
trong thiên nhiên - còn được gọi là bóng chiếu hay bóng nước.

Điều kiện để vật thể có bóng chiếu hoàn toàn đối xứng là: mặt nước phải
thật phẳng, thật lặng sóng và phản xạ nhiều ánh sáng . Chỉ có gương soi mới
thỏa mản được các điều kiện đó, còn mặt nước, mặt sàn, mặt đường phản
xạ yếu hơn nên chỉ đảm bảo sự đối xứng về hình chứ không phả ảnh đúng
sắc độ và độ rõ nét của vật. Bóng chiếu lúc này nhìn chung là kém sáng và
kém rõ so với vật thực. Gặp trường hợp mặt nước bị xao động, chu vi của
bóng chiếu bị dao động theo sẽ biến thành những đường sóng lượn lăn tăn
kéo dài làm hình dạng của bóng chiếu sẽ bi méo mó, phá vỡ quan hệ đối
xứng giữa bóng và vật, dẫn đến hậu quả bị xóa đi một phần hay toàn phần.

Khi mặt nước gợn lăn tăn quá nhiều hoặc có sóng to thì không còn làmặt
gương phẳng và bóng nước cũng không xuất hiện.



Ở hình 1, khi mặt nước phẳng lặng thì tia sáng phát ra từ A chỉ phản xạ
tới mắt chỉ một điểm, và cho thấy một ảnh đôc nhất là A'. Lúc mặt nước
hơi dao động, mỗi gợn sóng như được hợp thành bởi nhiều mặt gương
nghiêng cho thấy nhiều ảnh của A cao hơn hay thấp hơn A' và kết thành
một chuỗi lung linh theo phương thẳng đứng.

Muốn chụp buổi chiều đối xứng cho đẹp và sinh động, người chụp cần chú
ý:

- Vị trí quan sát và đặt máy bao giừo cũng cao hơn mặt nước.

- Điều thú vì là có những chi tiết ta nhìn thấy ở vật nhưng không thấy ở
ảnh, trái lại qua ảnh ta lại thấy những phần khuất của vật soi bóng.



Ở hình 2, chiếc nón úp trên cọc ở giữa ao cho thấy bóng là một chiếc nón
ngửa, làm hiện rõ các vành nón, lúc đó nhìn từ trên cao là những chi tiết
bị che khuất

Sự sai lệch giữa ảnh và vật càng rõ rệt hơn nếu vị trí quan sát càng cao và
càng gần đối tượng. Điểm nhìn cao làm tăng khoảng cách giữa mặt nước và
mặt phẳng tầm mắt khiến các hình đối xứng có chiều hướng biến dạng.
Điểm nhìn gần làm tăng kích thước góc của vật, nếu gộp cả thêm bóng phía
dưới thì kích thướt góc càng lớn.


Sử dụng kính phân cực (Polarize filter) chỉnh giữa trục ngấm với mặt phẳng
chứa đối tượng một góc gần bằng 37 độ khủ bớt những ánh phản chiếu khó
chịu đồng thời làm màu xanh lam của bầu trời sẫm thêm mà không làm hỏng
các màu khác.

Nhìn theo quan điểm tạo hình thì bóng phản chiếu dù ở trạng thái tĩnh hay
động đều góp phần làm duyên cho cảnh vật. Bên hồ nước, khung cảnh trong
bức ảnh như được nhân đôi, không gian như được cao hơn, rộng thêm và
giàu yếu tố biểu cảm hơn. Trên mặt bằng kiến trúc cổ Việt Nam hầu như các
ngôi đình, chùa luôn được xây dựng kèm một hồ nước nhỏ có thả bèo, trồng
sen chủ yếu tạo thêm bóng thấp thoáng của công trình, vừa làm tăng vẻ bề
thế, vừa giàu chất thơ. Trong nhiếp ảnh, những thể loại phong cảnh, kiến
trúc có kèm theo bóng nước đối xứng biểu hiện khá rõ trạng thái không
gian và cảm xúc: ở dạng tĩnh ảnh gợi sự êm ả, thanh bình, ở dạng động ảnh
khơi gợi sự xao xuyến, buâng khuân tựa như những làn gió thầm thì đánh
thức nơi người thưởng ngoạn lòng yêu quý và ý thức gìn giữ vẻ đẹp của
thiên nhiên.

Tác giả: Lê Xuân Thăng
5.6.Bóng đối xứng (Bóng chiếu)
Bóng đối xứng chính là kết quả của hiện tượng phản xa ánh sáng xảy ra
trong thiên nhiên - còn được gọi là bóng chiếu hay bóng nước.

Điều kiện để vật thể có bóng chiếu hoàn toàn đối xứng là: mặt nước phải
thật phẳng, thật lặng sóng và phản xạ nhiều ánh sáng . Chỉ có gương soi mới
thỏa mản được các điều kiện đó, còn mặt nước, mặt sàn, mặt đường phản
xạ yếu hơn nên chỉ đảm bảo sự đối xứng về hình chứ không phả ảnh đúng
sắc độ và độ rõ nét của vật. Bóng chiếu lúc này nhìn chung là kém sáng và
kém rõ so với vật thực. Gặp trường hợp mặt nước bị xao động, chu vi của

bóng chiếu bị dao động theo sẽ biến thành những đường sóng lượn lăn tăn
kéo dài làm hình dạng của bóng chiếu sẽ bi méo mó, phá vỡ quan hệ đối
xứng giữa bóng và vật, dẫn đến hậu quả bị xóa đi một phần hay toàn phần.
Khi mặt nước gợn lăn tăn quá nhiều hoặc có sóng to thì không còn làmặt
gương phẳng và bóng nước cũng không xuất hiện.



Ở hình 1, khi mặt nước phẳng lặng thì tia sáng phát ra từ A chỉ phản xạ
tới mắt chỉ một điểm, và cho thấy một ảnh đôc nhất là A'. Lúc mặt nước
hơi dao động, mỗi gợn sóng như được hợp thành bởi nhiều mặt gương
nghiêng cho thấy nhiều ảnh của A cao hơn hay thấp hơn A' và kết thành
một chuỗi lung linh theo phương thẳng đứng.

Muốn chụp buổi chiều đối xứng cho đẹp và sinh động, người chụp cần chú
ý:

- Vị trí quan sát và đặt máy bao giừo cũng cao hơn mặt nước.

- Điều thú vì là có những chi tiết ta nhìn thấy ở vật nhưng không thấy ở
ảnh, trái lại qua ảnh ta lại thấy những phần khuất của vật soi bóng.



Ở hình 2, chiếc nón úp trên cọc ở giữa ao cho thấy bóng là một chiếc nón
ngửa, làm hiện rõ các vành nón, lúc đó nhìn từ trên cao là những chi tiết
bị che khuất

Sự sai lệch giữa ảnh và vật càng rõ rệt hơn nếu vị trí quan sát càng cao và
càng gần đối tượng. Điểm nhìn cao làm tăng khoảng cách giữa mặt nước và

mặt phẳng tầm mắt khiến các hình đối xứng có chiều hướng biến dạng.
Điểm nhìn gần làm tăng kích thước góc của vật, nếu gộp cả thêm bóng phía
dưới thì kích thướt góc càng lớn.

Sử dụng kính phân cực (Polarize filter) chỉnh giữa trục ngấm với mặt phẳng
chứa đối tượng một góc gần bằng 37 độ khủ bớt những ánh phản chiếu khó
chịu đồng thời làm màu xanh lam của bầu trời sẫm thêm mà không làm hỏng
các màu khác.

Nhìn theo quan điểm tạo hình thì bóng phản chiếu dù ở trạng thái tĩnh hay
động đều góp phần làm duyên cho cảnh vật. Bên hồ nước, khung cảnh trong
bức ảnh như được nhân đôi, không gian như được cao hơn, rộng thêm và
giàu yếu tố biểu cảm hơn. Trên mặt bằng kiến trúc cổ Việt Nam hầu như các
ngôi đình, chùa luôn được xây dựng kèm một hồ nước nhỏ có thả bèo, trồng
sen chủ yếu tạo thêm bóng thấp thoáng của công trình, vừa làm tăng vẻ bề
thế, vừa giàu chất thơ. Trong nhiếp ảnh, những thể loại phong cảnh, kiến
trúc có kèm theo bóng nước đối xứng biểu hiện khá rõ trạng thái không
gian và cảm xúc: ở dạng tĩnh ảnh gợi sự êm ả, thanh bình, ở dạng động ảnh
khơi gợi sự xao xuyến, buâng khuân tựa như những làn gió thầm thì đánh
thức nơi người thưởng ngoạn lòng yêu quý và ý thức gìn giữ vẻ đẹp của
thiên nhiên.

Tác giả: Lê Xuân Thăng
5.7.Bóng đen (Bóng khối)
Như các bạn đã biết Nguồn chiếu sáng không chỉ tạo ra bóng đổ, hay tạo ra
ánh sáng phản chiếu từ chính bề mặt của vật thể và đó được coi là nguồn
sáng thứ hai. Ngoài ra chúng ta còn có thể chụp thể loại ảnh "Bóng đen" hay
còn được gọi bóng khối hoặc bóng bản thân nữa.



Khi nguồn sáng chính chiếu vào chủ thể nó chia chủ thể thành hai vùng rõ
rệt. Vùng hướng về nguồn sáng được gòi là vùng sáng, phần không được
chiếu sáng chính là bóng đen hay bóng khối. Điều này dễ hiểu nhất khi quan
sát mặt trăng, nhưng khi trăng khuyết chính là chúng ta thấy cả hai vùng:
Vùng sáng và bóng đen.

Những bức ảnh này thường chụp chủ thể mà hậu cảnh là bình minh hoặc
hoàng hôn Đây là kỹ thuật sử dụng ánh sáng ngược (back lighting): Ánh
sáng chiếu từ sau lưng chủ đề đến ống kính .

Ánh sáng này cần nhiều kinh nghiệm về khẩu độ và tốc độ, nếu chủ đề là
chân dung thì ánh sáng trên mặt rất dịu , tóc có viền sáng , mặt mày không
nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng .

Tone màu?
Loayhoay:
bác NTL có thể nói thêm về cách "làm chủ" màu sắc hay tone màu được
ko ? có điểm gì tương đồng và khác biệt trong cách "nhìn" màu giữa
nhiếp ảnh và hội hoạ ?
(cám ơn bác về bài viết rất bổ ích )

Câu hỏi của bác loayhoay vô cùng quan trọng, hấp dẫn và rất xương để có
thể trả lời cặn kẽ!
NTL sẽ cố làm sáng tỏ vấn đề bằng những kiến thức ít ỏi của mình, mong
được các bạn giúp đỡ thêm nếu có gì thiếu sót.

Như mình đã nói trong bài post trước đó, sự khác biệt căn bản giữa Hội hoạ
và Nhiếp ảnh nằm trong chỗ sự sáng tạo của Hội hoạ hoàn toàn tự do và nằm
trong ý niệm của hoạ sĩ còn nghệ sĩ nhiếp ảnh chỉ có thể tái tạo lại những gì
đã tồn tại theo một cách nhìn nghệ thuật, bằng các phương tiện kỹ thuật có

thể mà thôi. Điều này dẫn đến câu trả lời thứ nhất: Hoạ sĩ có thể làm chủ
mầu sắc mà anh ta muốn sáng tạo nên, anh ta có một gu nhất định về mầu
sắc và số lượng tông màu không giới hạn. Trong nhiếp ảnh thì mầu sắc đã
tồn tại trước khi ta bấm máy. Những gì ta có thể ghi lại trên phim (kiểu cổ
điển hay kỹ thuật số) chỉ là những mảnh vụn tách ra từ tổng hoà mầu sắc của
tự nhiên mà thôi. Bằng cách này hay cách khác mà mỗi nhiếp ảnh gia có thể
tái tạo lại mầu sắc tự nhiên theo cách nhìn của mình. Số lượng màu sắc là vô
hạn trong thiên nhiên nhưng nhiếp ảnh không thể trộn chúng lại và tạo thành
những gam mầu mới như hội hoạ được.

Thế nhưng bên cạnh đó cách nhìn nhận đánh giá mầu sắc của cả hai bên lại
có những điểm chung. Đó là sự sáng tạo trong tâm hồn người nghệ sĩ giúp
anh ta có những cái nhìn xuyên qua vật thể, tách lớp mầu sắc để tìm ra
những điều mà chúng ta nhất thời chưa nhận ra.

Khi ta nói rằng một tấm ảnh đẹp như một bức tranh thì đó gần như là một lời
khen ngợi. Trong trường hợp ngược lại thì giống như một lời chê trách. Hội
hoạ là siêu hình và mầu sắc của nó cũng siêu thực trong một chừng mực nào
đó. Nhiếp ảnh không thể là siêu thực nhưng mầu sắc của nó cũng có thể đạt
tới độ siêu thực trong một số điều kiện nhất định.

Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, khi ánh sáng trắng đi qua các lớp lọc mầu Cyan -
Magenta - Yellow với phim cổ điển hay Red - Green - Blue với kỹ thuật số
thì mỗi một lớp lọc ấy giữ lại một lượng mầu nhất định của một mầu đơn
sắc. Vì các lớp lọc là "trong suốt" nên ta có thể nhìn thấy tất cả các mầu
cùng một lúc và tuỳ theo tỉ lệ mầu phân bố tại một điểm nhất định mà ta sẽ
có muôn vạn mầu sắc khác nhau. Về nguyên tắc đây là sự trộn mầu mang
tính loại bỏ dần của ánh sáng.

Trong hội hoạ cũng tồn tại kiểu phối mầu loại bỏ nhưng lại theo một kiểu

khác. Mầu sắc trong hội hoạ chia làm hai thể loại. Loại mầu "đặc" như sơn
dầu, acrrylic, sơn nước chỉ có thể hoà trộn với nhau khi còn ướt và thường
hay được pha thêm mầu đen hay trắng để tạo cảm giác tối hơn hay sáng hơn.
loại mầu "trong suốt" như mầu nước, mực tầu thì lại có thể hoà trộn với
nhau khi uớt, khi đã khô, hoặc là vẽ đè lớp sau lên lớp trước. Những loại
mầu này thường được làm sẫm hơn bởi mầu đen và như mầu nước có thể
được làm loãng ra bằng nước. Đặc tính của thể loại mầu "trong suốt" là
chúng có thể hấp thu một số mầu khác và như thế kết quả mà mắt người có
thể nhìn thấy là những mầu không bị hấp thụ.

Không có ranh giới rõ ràng trong sáng tạo nghệ thuật. Người hoạ sĩ "nhìn"
mầu bằng cảm xúc và tái tạo lại nó, hay nói đúng hơn là sáng tạo lại cũng
bằng cảm xúc của chính mình mmột cách độc đáo. Như thế một ngày trời
nắng có thể mang mầu đỏ khát khao Người nghệ sĩ nhiếp ảnh bấm máy
bằng cảm xúc và tâm hồn mình nhưng anh ta chỉ có thể ghi lại những cảm
xúc ấy nguyên vẹn trên phim ảnh mà không thể áp đặt ý muôn chủ quan của
mình trong sáng tạo.

Như thế thiết tưởng có thể tóm gọn lại bằng mấy từ:

Hội hoạ: tưởng tượng ra mầu sắc.
Nhiếp ảnh: lựa chọn mầu sắc.

×