Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.91 KB, 5 trang )
Cỗ cưới Hà Nội xưa
Ẩm thực Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa từ rất nhiều vùng miền khác
nhau. Tuy nhiên không vì thế mà nó bị lu mờ, ngược lại văn hóa ẩm
thực Hà Thành đã tạo được cho mình một bản sắc rất riêng : Hào hoa
mà thanh lịch như chính con người nơi đây. Theo đó, cỗ cưới của người
Hà Nội mà đặc biệt là cỗ cưới Hà Nội xưa có rất nhiều điểm khác biệt so
với các vùng miền khác.
Người Hà Nội thường ngày vốn đã cầu kỳ trong chuyện ăn uống. Vào các
dịp lễ tết hay khi nhà có việc, mâm cỗ càng được chú trọng bởi nó không
đơn thuần chỉ là chuyện ăn mà cao hơn nó thể hiện bộ mặt của gia đình,
dòng tộc. Cưới hỏi là việc lớn, việc hệ trọng trong đời, nên dù thời nào, với
người Hà Nội việc lo chu toàn cho lễ cưới mà đặc biệt là mâm cỗ là việc
luôn được lưu tâm hàng đầu.
Một đám cưới của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20
Vào khoảng đầu những năm 20 của thế kỷ trước, khi xã hội có sự phân cấp
giàu nghèo rõ ràng thì cũng là lúc xung quang mâm cỗ cưới của người Hà
Nội có nhiều chuyện để nói nhât.
Nhà giàu, mâm cỗ cưới bao giờ cũng phải đủ bốn bát, sáu đĩa. Theo quan
niệm của thời bấy giờ, con số 10 tròn trĩnh tượng trưng cho lời chúc hạnh
phúc trọn vẹn cho đôi vợ chồng mới. Sáu đĩa bao gồm: Một đĩa thịt gà úp lật
quân cờ vàng rượi, một đĩa thịt lợn quay xếp hình cánh hoa đều tăm tắp, một
đĩa giò lụa , một đĩa chả quế, thêmmột đĩa xôi gấc, một đĩa nộm thập cẩm.
Bốn góc mâm là bốn bát canh bao gồm: một bát măng hầm, một bát mọc nấu
thả, một bát chim bồ câu hầm hạt sen, và một bát mực nấu rối gồm xu hào,
cà rốt thái chỉ, trứng tráng thái chỉ, giò lụa thái chỉ, mực khô thái chỉ xào
cháy cạnh với nước mắm đường Đó là chưa kể đến các loại đĩa bát phụ
như đĩa rau thơm, chanh, ớt, nước mắm hạt tiêu Ngoài ra, nhà nào sang
còn có thêm đĩa hoa quả tráng miện hay đĩa chè kho.Mỗi mâm đặt 1 chai
rượu trắng và 6 chiếc chén nhỏ bằng hạt mít cho khách uống rượu.