KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ MÔN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
THỰC TẬP KHOA HỌC ĐẤT
HÀ NỘI, 2021
1
BÀI 1: XÁC ĐỊNH PH VÀ ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
1.1. Xác định PH của đất
1.1.1. Khái niệm pH của đất
PH là đại lượng biểu thị phản ứng của dung dịch đất pH = -lg [H+]. Phản ứng của
dung dịch đất thể hiện tính chua, tính kiềm hay tính trung hịa của dung dịch đất
1.1.2. Ý nghĩa việc xác định pH đất
Độ PH của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển cây trồng,
nhưng phải xác định PH vì:
- PH đánh giá tính chua của đất:
pH
Đánh giá đất
< 4,5
Đất rất chua
4,5 – 5,5
Đất chua vừa
5.5-6.5
Đất ít chua
6.5-7.0
Đất trung tính
7.0-8.0
Đất kiềm yếu
>8.0
Đất kiềm mạnh
- PH xác định được giá trị sử dụng của các dinh dưỡng khoáng trong đất cung cấp
cho cây trồng sinh trưởng phát triển (bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi
lượng). PH thấp có ảnh hưởng xấu đến giá trị của các nguyên tố N, K, Ca, Mg. Các
nguyên tố Fe, Mn, Bo, Cu và Zn tốt hơn trong điều kiện PH thấp .
- PH đất cũng được dùng như một chi thị cho sự xuất hiện các vấn đề của đất như
sau:
- PH < 5.0: Al, Fe, và Mn trở nên dễ hồ tan và có thể gây độc cho cây, xuất hiện
dấu hiệu thiếu Ca và Mo.
- PH < 5.5: Xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.
- PH > 7.5: Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.
- PH > 8.0: Có sự tạo thành các Calcium Phosphate mà cây không hấp thu được.
- PH > 8.5: Lượng Na trên mức bình thường, ngộ độc muối, xuất hiện dấu hiệu
thiếu Zn và Fe.
1.1.3. Nguyên lý phương pháp
PH là đại lượng biểu thị hoạt độ H+ trong môi trường đất. Hoạt độ H+ được xác
định bằng điện cực chọn lọc ion H+ (điện cực thủy tinh). Vậy có thể xác định PH của đất
bằng phương pháp đo máy PH meter.
1.1.4. Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích, Bình tam giác 100ml, Máy lắc đất, Máy đo PH meter.
2
Dung dịch KCl 1N: hòa tan 74,6g KCl trong 500ml nước cất, lên thể tích 1lit với
nước cất.
1.1.5. Trình tự tiến hành thí nghiệm
- Cân 10g đất (đã qua rây 2mm) cho vào bình tam giác dung tích 100ml.
- Thêm 50 ml dung dịch KCl 1N (tỷ lệ 1:5)
- Lắc trong thời gian 30 phút
- Sau đó để lắng khoảng 15 phút và đo PH bằng máy đo PH meter trong dung dịch
huyền phù.
- Đọc kết quả đo
1.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
1.2.1. Khái niệm:
Độ chua của đất là một trong những yếu tố đặc trưng cho độ phì nhiêu của đất. Độ
chua của đất do H+ và các ion Al3+ trong dung dịch đất tạo nên, khả năng tạo thành H+ và
Al3+ càng lớn thì đất càng chua. Độ chua của đất được chia thành 2 loại chính là độ chua
hoạt tính và độ chua tiềm tàng (độ chua trao đổi và độ chua thủy phân)
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn việc xác định độ chua của đất:
• Độ chua hoạt tính: PHH2O
Căn cứ vào PH H20 để bố trí cây trồng cho phù hợp với từng loại đất cụ thể. Vì độ
chua hoạt tính gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây và vi sinh vật, nên mỗi loại cây và vi sinh
vật chỉ thích hợp sống ở một khoảng PHH20 nhất định.
• Độ chua tiềm tàng :
+ Độ chua trao đổi: PHKCl
Căn cứ vào trị số PHKCl dùng để đánh giá mức độ cấp thiết phải bón vơi cho đất.
PHKCl
Mức độ
< 4,5
Cấp thiết phải bón vơi
4,6 – 5,5
Cần vừa
5,5-6,5
Cần ít hoặc chưa cần
Căn cứ vào trị số PHKCl để tính liều lượng vơi bón cho đất một cách tương đối.
Thành phần cơ giới đất
PHKCl
Mức độ chua của đất
Nhẹ
Trung bình
Nặng
<3,5
Đặc biệt chua
10-20
20-30
30-40
3,6-4,5
Rất chua
7-10
10-15
15-20
4,6-5,5
Chua
5-7
7-8
8-10
5,6-6,5
Ít chua
2-3
3-4
4-5
+ Độ chua thủy phân: Htp
3
Căn cứ vào độ chua thủy phân để tính lượng vơi bón trung hịa độ chua của đất.
1.2.3. Các ngun lý phương pháp xác định độ chua của đất
• Độ chua hoạt tính PHH20:
Độ chua hoạt tính gây nên bởi ion H+ tự do trong dung dịch đất. Hàm lượng ion H+
càng tăng thì dung dịch đất càng chua. Chiết rút ion này bằng nước cất.
• Độ chua trao đổi PHKCl:
Độ chua trao đổi được thể hiện khi đất bị tác động bởi dung dịch muối trung tính
KCl. Lúc này cation của muối trung tính sẽ đẩy H+và Al3+vào dung dịch đất và làm
xuất hiện một axit mạnh. Axit tự do này được chuẩn độ bằng dung dịch kiềm NaOH.
Dùng dung dịch NaOH 0,02N chuẩn độ sẽ biết được tổng số độ chua trao đổi.
• Độ chua thủy phân HTP:
Khi xử lý đất chua với dung dịch CH3COONa thì sẽ xuất hiện CH3COOH.
Cứ bao nhiêu ion Na+tham gia đẩy H+và Al3+thì có b ấy nhiêu phân tử CH3COONa bị
thủy phân và có bấy nhiêu phân tử CH3COOH sinh ra trong dung dịch và do đó dùng
NaOH để chuẩn độ thì ta biết được HTP.
1.2.4. Dụng cu và hóa chất:
- NaOH 0,01N, KCl 1N, chỉ thị phenolphthalein, axit axetic, giấy quỳ
- Cốc định mức 100ml, Bình tam giác 100ml, buret chuẩn độ.
1.2.5. Trình tự tiến hành thí nghiệm:
Độ chua trao đổi:
- Lấy 10g đất đã qua sàng 2mm cho vào bình tam giác
- Cho 50 ml dung dịch KCl 1N vào, sau đó lắc trong 15 phút
- Sau đó để lắng 30 phút và tiến hành lọc bằng giấy lọc.
- Lấy 20ml dịch lọc vào bình tam giác 100ml
- Thêm vào 3 giọt phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,02N tiêu
chuẩn đến khi xuất hiện màu hồng bền (không biến mất trong khoảng 1 phút).
* Tính kết quả:
Độ chua trao đổi (mgđl/100đất) = V.N.K.100/C
Trong đó:
V: là số ml NaOH chuẩn độ mẫu.
N: là nồng độ của NaOH (0,01N).
C: là lượng đất tương đương với thể tích dung dịch đem phân tích
C= 20 (ml) x 10 (g)/50ml
K: là hệ số khơ kiệt của đất (trong thí nghiệm này đất phải khơ kiệt nên K có giá
trị bằng 1).
4
BÀI 2. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT
2.1. Xác định độ ẩm tự nhiên của đất.
2.1.1. Khái niệm
Độ ẩm tự nhiên là lượng nước chứa trong đất tính theo tỷ lệ % so với khối lượng đất
khô tuyệt đối gọi là độ ẩm tuyệt đối, so với khối lượng đất cịn ẩm gọi là độ ẩm tương
đối. Có 2 loại độ ẩm của đất là độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối.
2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn việc xác định độ ẩm tự nhiêncủa đất:
- Độ ẩm đất làm cơ sở tham khảo để xác định thời kỳ làm đất, xác định được nhu
cầu tưới nước hợp lý cho cây trồng.
- Dựa vào độ ẩm đất tính lượng nước hữu hiệu trong đất.
- Từ độ ẩm đất tính được hệ số khô kiệt của đất (K) thường dùng trong các cơng
thức tính kết quả phân tích đất. Ví dụ: Tính độ mặn của đất, xác định khả năng trao đổi
ion trong đất, xác định thành phần khoáng sét trong đất.
2.1.3. Nguyên lý phương pháp:
Dựa trên sự chênh lệch về khối lượng giữa mẫu đất khơ khơng khí và mẫu đất khô
kiệt sau sấy ở nhiệt độ từ 100 0C đến 105 0C đến khối lượng khơng đổi để tính độ ẩm của
đất.
2.1.4. Dụng cụ, hóa chất:
Tủ sấy, hộp nhơm, cân phân tích.
2.1.5. Trình tự tiến hành thí nghiệm:
- Lấy 1 hộp nhôm đựng mẫu đất cân trước khối lượng trên cân phân tích, cân chính
xác 4 số được trọng lượng (P0).
- Lấy khoảng 20g đất đã phơi khô không khí cho vào hộp nhơm, sau đó cân chính
xác 4 số cả lượng đất và hộp nhôm được trọng lượng (P1).
- Cho vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 105oC trong khoảng 6-8 giờ đến khi khối lượng
không đổi.
- Sau đó lấy hộp nhơm ra ngồi, để nguội đến nhiệt độ trong phòng, tiếp tục cân
khối lượng của hộp nhôm và lượng đất sau khi sấy được trọng lượng P2.
* Tính kết quả:
Độ ẩm tuyệt đối A(%) = P1 – P2/P2 - P0 x 100.
Độ ẩm tương đối B(%) = P1 – P2/P1 - P0 x 100.
Trong đó:
P0 là khối lượng của hộp nhôm.
P1 là khối lượng của hộp nhôm và đất trước khi sấy.
P2 là khối lượng của hộp nhôm và đất sau khi sấy.
100 là hệ số quy đổi ra(%)
5
TENSIOMETER VÀ LISIMETER ĐO ĐỘ ẨM ĐẤT
* Hệ số khô kiệt (K):
Khi phân tích chúng ta sử dụng đất ở trạng thái khơ khơng khí tức là cịn chứa
lượng nước hút ẩm trong đó, chưa thể khơ tuyệt đối. Vì vậy khi tính tốn kết quả
phân tích đất phải quy đổi về đất khô tuyệt đối nên phải nhân với hệ số K. K là hệ
số quy đổi về đất khô tuyệt đối. K thường lớn hơn 1.
K = (100+A)/100.
K = 100/(100-B).
2.2. Xác định độ ẩm cây héo.
2.2.1. Khái niệm
Là lượng nước cịn lại trong đất khi cây héo tính theo % trọng lượng đất. Độ ẩm
cây héo phụ thuộc loại cây trồng, thời kỳ sinh trưởng của cây và thành phần cơ giới đất.
Đất có thành phần cơ giới nặng thì độ ẩm cây héo cao. Cây chịu hạn tốt thì độ ẩm cây héo
thấp). Sự chênh lệch về độ ẩm cây héo nhiều nhất là do thành phần cơ giới đất.
2.2.2. Dụng cụ, máy móc
Cân phân tích, tủ sấy, hộp nhôm, dao cắt.
2.2.3. Cách xác định
Lấy mẫu đất tại vị trí cây đang khơ, héo trên đồng ruộng cho vào hộp nhơm mang
về phịng và tiến hành thí nghiệm tương tự như xác định độ ẩm tự nhiên.
2.3. Xác định độ ẩm tối đa đồng ruộng
2.3.1. Khái niệm
Là độ ẩm đồng ruộng mà lúc đó có cả nước mao quản treo và nước mao quản leo.
2.3.2. Dụng cụ, máy móc
Cân phân tích, tủ sấy, ống trụ (dao vịng), ống chụp, dao cắt
2.3.3. Cách xác định
- Dùng ống trụ kim loại (thường có thể tích 50-100 cm3)
- Đặt ống trụ lên chỗ đất bằng phẳng đã xủi sạch cỏ, lá cây trên bề mặt. Dùng một
ống chụp đặt lên trên ống trụ, đóng ống trụ xuống đất và giữ trạng thái tự nhiên của đất.
- Khi ống trụ đã lún đến mức cần thiết, lấy ống chụp ra.
- Dùng xẻng hoặc dao lấy từ từ toàn bộ ống trụ và đất lên.
- Dùng dao mỏng cắt phẳng đất hai đầu ống trụ rồi cho vào túi polietilen mang về
phòng phân tích.
- Ngâm ngập nước phần đất và ống trụ đã lấy trong khoảng 6- 8 tiếng.
- Sau khi ngâm, tiến hành cân khối lượng của đất và ống trụ (P1)
- Sau đó, sấy khơ kiệt trong tủ sấy trong thời gian 1 ngày đêm.
-Tiến hành cân khối lượng phần đất và ống trụ đã sấy khô kiệt (P2).
6
*Tính kết quả:
Wtđđr = (P1-P2)/V.
Trong đó: P1 là trọng lượng của đất và ống trụ trước khi sấy.
P2 là trọng lượng của đất và ống trụ sau khi sấy.
V là thể tích ống trụ.
2.4. Xác định độ ẩm bão hịa
2.4.1. Khái niệm độ ẩm bão hòa
Độ ẩm bão hòa (hay độ ẩm toàn phần): Là lượng nước lớn nhất đất chứa được khi
tất cả các lỗ hổng trong đất đều chứa đầy nước.
2.4.2. Dụng cụ, máy móc xác định độ ẩm bão hịa
Cân phân tích, tủ sấy, ống trụ (dao vòng), ống chụp, dao cắt
2.4.3. Cách xác định độ ẩm bão hòa
Tương tự như độ ẩm tối đa đồng ruộng nhưng thực hiện ngâm ngập nước phần đất
và ống trụ trong thời gian 24 tiếng.
BÀI 3
XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG, DUNG TRỌNG, ĐỘ XỐP CỦA ĐẤT.
3.1. Xác định tỷ trọng
3.3.1. Khái niệm tỷ trọng
- Tỷ trọng của đất là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích xác định đất khơ kiệt
(đất khơng có lỗ hỏng) và khối lượng của nước cùng thể tích ở 40C. Ký hiệu: d
- Tỷ trọng của đất phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
- Thành phần khoáng vật: Những loại đất phát triển trên đá có chứa khống vật
nặng thì có tỷ trọng lớn và ngược lại.
- Thành phần cơ giới đất: Hạt đất càng nhỏ hay đất có thành phần cơ giới nặng thì
tỷ trọng lớn và ngược lại. Tỷ trọng các loại đất thường ở phạm vi 2,3 - 2,9, đa số đất có tỷ
trọng từ 2,5 - 2,7.
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất: Trên cùng một loại đất, nếu đất giàu chất hữu
cơ thì thì tỷ trọng giảm đi và ngược lại.
3.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc xác định tỷ trọng đất
Thơng qua tỷ trọng đất có thể nhận xét sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ, thành phần
khoáng vật, thành phần cơ giới của một loại đất nào đó. Ngồi ra, tỷ trọng đất được ứng
dụng trong cơng thức tính độ xốp.
3.1.3. Dụng cụ, máy móc
Bình Picnơmet, Cân phân tích, Bếp đun.
3.1.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm
- Mẫu đất được nhặt sạch xác thực vật, khô tuyệt đối, giã và rây qua rây cỡ 1 2mm.
7
- Đổ nước cất đã đun sôi để nguội vào đầy bình picnomet đậy nút lại, lau sạch khơ
bên ngồi rồi cân được P1 gam.
- Đổ bớt ra 1/2 lượng nước trong bình, cân 10gam đất (Po) đã qua rây 1mm rồi
dùng phễu cho vào bình, lắc đều, rồi đun cho sơi nhẹ 5 phút để loại khơng khí ra khỏi đất,
để nguội.
- Dùng nước cất đã đun sôi để nguội đổ thêm vào cho đầy bình, đậy nút lại, lau
khơ bên ngồi rồi cân được trọng lượng P2 gam.
* Tính kết quả
d = Po/(Po+P1-P2)
Trong đó:
d là tỷ trọng của đất.
Po là khối lượng đất khô tuyệt đối (g)
P1 là khối lượng Picnomet và nước (g).
P2 là khối lượng Picnomet chứa đất và nước (g).
3.2. Xác định dung trọng
3.2.1. Khái niệm
- Dung trọng là khối lượng (g) của một đơn vị thể tích đất (cm3) ở trạng thái tự
nhiên sau khi đã sấy khô kiệt. Ký hiệu dung trọng là D; Đơn vị tính: g/cm3 hoặc kg/dm3
hoặc tấn/m3
- Dung trọng đất phụ thuộc vào các yếu tố: Tỷ trọng đất, kết cấu đất và độ xốp
của đất. Các loại đất tơi xốp thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những đất bí chặt,
kém tơi xốp thì dung trọng lớn. Các tầng đất càng xuống sâu thì dung trọng càng tăng
dần.
3.2.2. Ý nghĩa thực tiễn việc xác định dung trọng
- Dung trọng được sử dụng trong việc tính khối lượng đất trên một đơn vị diện tích
nào đó. Khối lượng đất = S. h. D (trong đó: S là diện tích, h là lớp đất cần tính, D là dung
trọng đất).
- Dung trọng được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất, tính trữ lượng các chất
dinh dưỡng hay trữ lượng nước trong đất.
- Dung trọng còn dùng để kiểm tra chất lượng cơng trình thủy lợi, đê mương máng
cần có D > 1,5.
3.2.3. Dụng cụ, máy móc
Cân phân tích, Tủ sấy, Ống trụ hay dao vịng, Ống chụp.
3.2.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm
8
- Dùng ống trụ kim loại (dao vịng) có thể tích 50-100 cm3 đặt lên chỗ đất bằng
phẳng đã sạch cỏ, lá cây trên bề mặt. Sau đó dùng ống chụp đặt lên trên ống trụ để khi
đóng đất có thể giữ được trạng thái tự nhiên của đất.
- Đóng ống trụ xuống đất lún đến mức cần thiết, lấy ống chụp ra. Dùng xẻng hoặc
dao lấy từ từ toàn bộ ống trụ và đất lên. Dùng dao mỏng cắt phẳng đất hai đầu ống trụ rồi
cho vào túi polietilen mang về phịng phân tích.
- Lấy khối đất ra khỏi ống trụ và sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khối lượng khơng
đổi (8-10 tiếng).
- Sau đó để nguội đất đến nhiệt độ phòng.
- Cân khối đất trên cân phân tích và xác định được khối lượng đất khơ kiệt (P).
* Tính kết quả:
D = P/V (g/cm3)
Trong đó:
D: là dung trọng đất (g/cm3)
P: là khối lượng đất ở trạng thái tự nhiên khơ tuyệt đối (g)
V: Thể tích ống trụ chứa đất (cm3).
3.2.5. Thang đánh giá đất dựa vào dung trọng
Loại đất
Dung trọng (g/cm3)
Đất giàu chất hữu cơ
<1
Đất trồng trọt điển hình
1,0-1,1
Đất hơi chặt
1,2 -1,3
Đất chặt
1,3-1,4
Đất quá chặt, điển hình cho tầng đế cày
1,4-1,6
Tầng tích tụ quá chặt
1,6-1,8
3.3. Xác định độ xốp của đất.
3.3.1. Khái niệm
- Độ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất so với thể tích chung của
đất. Ký hiệu: P; Đơn vị tính: %.
- Độ xốp của đất phụ thuộc vào các yếu tố: Tỷ trọng, dung trọng và kết cấu của
đất và các biện pháp canh tác như: cày, bừa, xới xáo.
- Độ xốp của đất có thể biến động từ 30-70% tùy thuộc vào loại đất và kết cấu đất.
Độ xốp đất trồng trọt tốt nhất là 50%, khi đó chế độ nước và khơng khí trong đất được
điều hòa và chế độ cung cấp thức ăn cho cây cũng được điều hòa tốt.
3.3.2. Ý nghĩa thực tiễn việc xác định độ xốp của đất.
Độ xốp rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất nơng nghiệp, vì độ phì đất phụ thuộc
đáng kể vào độ xốp của đất. Nếu đất tơi xốp thì rễ cây phát triển được dễ dàng, khả năng
9
3.3.3. Cách xác định độ xốp của đất:
P(%) = (d - D) x 100/d
Trong đó
P(%): độ xốp của đất.
D: dung trọng của đất.
d: Tỷ trọng của đất
3.3.4. Thang đánh giá đất dựa vào độ xốp
Loại đất
Đất rất xốp
Tầng canh tác điển hình của đất trồng trọt
Đất đạt yêu cầu đối với tầng canh tác
Đất không dạt yêu cầu đối với tầng canh tác
Đất đặc trưng cho tầng tích tụ
Độ xốp (%)
>70
55 - 65
50 – 55
<50
25-40
BÀI 4
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT.
4.1. Khái niệm
Tỷ lệ các cấp hạt cơ giới có trong đất được gọi là thành phần cơ giới đất. Có 3 cấp
hạt cơ giới đất là: cấp hạt cát, cấp hạt limon (thịt hay bụi) và cấp hạt sét.
4.2. Ý nghĩa của việc xác định thành phần cơ giới đất
- 3 cấp hạt cơ giới: cát, limon và sét đã tạo nên “bộ xương” của đất. Vì vậy thành
phần cơ giới đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính chất của đất:
+ Thành phần cơ giới ảnh hưởng đến lý tính của đất: tỷ trọng, dung trọng, độ xốp,
tính liên kết, tính dính, tính dẻo, tính đàn hồi, sức cản của đất, tính thơng khí, tính thấm
nước và nhiệt dung của đất.
+ Thành phần cơ giới ảnh hưởng đến hóa tính của đất: sự tích lũy và phân giải
mùn, khả năng hấp phụ, tính đệm, tính oxyhóa-khử và chế độ cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây của đất.
+ Thành phần cơ giới ảnh hưởng đến hoạt tính sinh học của đất: sự hoạt động của
vi sinh vật đất
- Việc xác định thành phần cơ giới đất nhằm: bố trí cây trồng phù hợp với từng
loại đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp trên từng chân đất cụ thể.
4.3. Dụng cụ, hóa chất
Máy tách thành phần hạt, Máy đo nồng độ muối, Nhiệt kế, Cân phân tích, Bếp
đun, Tủ sấy, Ống hút, Ống mao dẫn 1000ml, Cốc sứ 100ml, Bát sứ 1000ml .
H2O2: ô xi già
10
Chất khuếch tán Na4P2O7.10H2O: hòa tan 65g Na4P207.10H20 trong 700ml, sau
đó lên thể tích 1 lít với nước cất.
Chất khuếch tán (NaPO3)6: hòa tan 40g (NaPO3) trong 700ml nước cất, thêm 10 g
Na2C03 khan khuấy cho tan hết, sau đó lên thể tích 1lít với nước cất.
4.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Xử lý đất
Đất phơi khơ khơng khí, nghiền đất, rây đất cỡ sàng 1-2mm (nếu có sỏi sạn phải
nhặt sạch).
Bước 2: Cân đất
Cân khoảng 10g đất vào bát hoặc cốc sứ.
Bước 3: Đốt cháy chất hữu cơ trong đất.
- Chú ý:
+ Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ít hoặc trung bình q trình đốt cháy sẽ nhanh
gọn.
+ Hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng nhiều q trình đốt cháy càng lâu và cơng
phu hơn.
- Lấy khoảng 30ml H2O2 vào bát (cốc) sứ có đất vừa cân. Dùng đũa thủy tinh
khuấy đều đất trong H2O2 (3-4 phút). Nếu bọt trào lên nhiều thì nhỏ thêm vài giọt cồn
vào bát (không để dung dịch trào ra ngoài).
- Ngâm qua đêm đến khi chất hữu cơ được đốt cháy hết (bề mặt dung dịch trên bát
trở nên trong).
- (Nếu đất nhiều chất hữu cơ thì lặp lại quá trình đốt cháy trên 1 lần nữa đến khi hết
chất hữu cơ).
- Đun dung dịch trên bếp cách điện để H2O2 bay hơi hết và dung dịch được cô cạn
(Đun sôi cẩn thận không để dung dịch trào ra ngồi. Nếu trào ra thì lượng đất trong bát sẽ
trào ra làm q trình phân tích khơng chính xác).
- Rửa sạch H2O2 bằng cách đổ đầy nước cất vào dung dịch đã cô cạn, khuấy đều
dung dịch, để lắng và gạn phần nước trong đi.
Bước 4: Khuếch tán các hạt trong đất.
- Lấy khoảng 30ml dung dịch chất khuếch tán vào dung dịch vừa được gạn rửa trên.
- Ngâm qua đêm.
- Dùng đũa thủy tinh khuấy đều dung dịch trên khoảng 20 phút.
- Đổ dung dịch vừa khuấy vào ống mao dẫn 1000ml.
- Lên thể tích bằng nước đến 1000ml và dùng đũa cao su khuấy đều từ dưới lên trên
khoảng 10 phút.
Bước 5: Tách các hạt.
* Tách hạt sét:
11
- Sau khi khuấy 10 phút, để dung dịch đất trong ống mao dẫn lằng xuống 10 phút,
dùng ống hút căm xuống ống ở độ sâu 10cm, hút lấy dung dịch theo chiều từ dưới lên
trên, hút 100ml vào cốc thủy tinh ( đã cân trước khối lượng).
- Cô cạn dung dịch trên bếp và sấy khô qua đêm (10 tiếng) đến khối lượng không
đổi.
- Đề nguội ở nhiệt độ khơng khí và cân được KLhạtsét.
* Tách hạt cát và một phần hạt Limon:
- Đổ dung dịch trong ống mao dẫn ra gáo nhựa đỏ.
- Gạn hết phần hạt cát và 1 phần hạt limon lắng xuống đáy ống mao dẫn vào cốc
thủy tinh.
- Cô cạn và sấy khô 10 tiếng (qua đêm) đến khối lượng không đổi.
- Rây phần hạt cát và một phần hạt limon trên máy rây tách thành phần hạt ở cỡ
sàng 50 micromet. Phần lọt qua sàng là một phần hạt limon, phần không lọt qua sàng là
hạt cát.
- Cân khối lượng hạt cát trên sàng được KL hạt cát.
Bước 6: Tính tốn.
KL hạt sét = Msét x1000/100
% Hạt sét = KL hạt sét x100/KL đất.
% Hạt cát = KL hạt cát x100/KL đất
% Limon = 100% - (% hạt cát+% hạt sét).
4.5. Đánh giá thành phần cơ giới:
- Dựa vào quy tắc tam giác (trong giáo trình khoa học đất).
BÀI 5. XÁC ĐỊNH ĐỘ MẶN CỦA ĐẤT.
5.1. Khái niệm
Độ mặn đặc trưng cho tính chất hóa học của đất. Khi nghiên cứu độ mặn của đất
thường dựa vào các chỉ tiêu: độ dẫn điện EC, tổng số muối tan, Cl-, SO425.2. Ý nghĩa thực tiễn việc xác định độ mặn của đất
Độ mặn của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây. Hàm
lượng muối tan trong đất cao làm cho cây không hút được nước và không sinh trưởng,
phát triển được.
5.3. Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích, Máy lắc đất, Máy đo độ dẫn và nồng độ muối, bình tam giác 100ml
dung dịch KCl 1N.
5.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm
12
- Cân 10g đất (đã qua rây 2mm) cho vào bình tam giác dung tích 100ml.
- Thêm 50 ml dung dịch KCl 1N (tỷ lệ 1:5)
- Lắc trong thời gian 30 phút
- Sau đó để lắng khoảng 15 phút và đo EC, Sal bằng máy đo
- Đọc kết quả đo
5.5. Thang đánh giá mức độ mặn của đất dựa vào nồng độ muối đo được
Mức độ mặn
Nồng độ muối (%)
Đất khơng mặn
<0,3
Đất mặn ít
0,3 - 0,6
Đất mặn trung bình
0,6 – 1,0
Đất mặn
1,0 – 2,0
Đất rất mặn
2,0 – 3,0
Đất Solontrat
>0,3
BÀI 6
XÁC ĐỊNH CHẤT HỮU CƠ TỔNG SỐ TRONG ĐẤT
6.1. Khái niệm
Chất hữu cơ là một bộ phận cấu thành đất, là nguyên liệu để tạo nên độ phì nhiêu
của đất, là phần quý giá nhất của đất, là kho dự trữ dinh dưỡng cho cây trồng. Thành
phần và tính chất của chất hữu cơ có ảnh hưởng lớn đến q trình hình thành đất và các
tính chất lý, hóa, sinh học xảy ra trong đất.
Chú ý: Mùn là sản phẩm được tạo ra từ q trình mùn hóa các hợp chất hữu cơ
Q trình mùn hóa là q trình kết hợp các phản ứng phân giải và các phản ứng tổng
hợp chất hữu cơ do vi sinh vật đảm nhiệm, để tạo ra một hợp chất hữu cơ phức tạp, cao
phân tử gọi là mùn. Như vậy, trong đất mùn là nhóm hợp chất hữu cơ phức tạp, cao phân
tử (chiếm 85-90%) hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất. Nhóm hợp chất hữu cơ
khơng phải là mùn (chiếm 10-15%).
Thực tế, xác định hàm lượng mùn tổng số chưa đủ mà trong đất còn (10-15%)
hàm lượng hợp chất hữu cơ không phải là mùn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất
- Chất hữu cơ hay mùn cải thiện tính chất vật lý đất:
+ Tạo kết cấu đất làm cho đất tơi xốp, cải thiện thành phần cơ giới của đất.
+ Ảnh hưởng đến tỷ trọng, dung trọng, tính liên kết, tính dính, dẻo và sức cản của
đất.
+ Là nhân tố điều hòa nhiệt độ, tránh được sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ của đất
ảnh hưởng đến cây trồng.
13
+ Làm tăng khả năng giữ nước, đồng thời tăng tính thấm nước của đất, hạn chế
nước chảy trên bề mặt, làm giảm q trình rửa trơi xói mịn đất.
- Chất hữu cơ hay mùn quyết định tính chất hóa học quan trọng của đất:
+ Ảnh hưởng đến phản ứng PH của dung dịch đất.
+ Đất càng giàu chất hữu cơ thì khả năng hấp phụ CEC càng cao, làm tăng khả
năng chịu nước, chịu phân cho đất.
+ Đất giàu chất hữu cơ có tính đệm cao, đảm bảo các phản ứng hóa học và
oxyhóa-khử xảy ra bình thường, khơng gây hại cho cây trồng.
- Chất hữu cơ là kho dự trữ thức ăn cung cấp từ từ và thường xuyên cho cây trồng
và vi sinh vật trong đất
6.3. Dụng cụ, hóa chất
- Cân phân tích, bình tam giác 250ml, buret chuẩn độ, pipet lấy mẫu
- Dung dịch K2Cr2O7 1N: hịa tan 49,03g K2Cr2O7 ( đã sấy khơ ở 200oC) trong
cốc thể tích 500ml. Sau đó chuyển dung dịch đã hịa tan vào bình định mức 1l và lên thể
tích tới vạch định mức 1000ml bằng nước cất.
- Dung dịch FeSO4 0,5N: Hòa tan 278g FeSO4.7H20 trong một cốc thủy tinh
500ml. Sau đó thêm vào 15ml dung dịch axit H2SO4 đặc. Chuyển sang một bình định
mức có thể tích 1l và lên thể tích tới vạch định mức 1000ml bằng nước cất thu được dung
dịch FeSO4 1N. Pha loãng 2 lần dung dịch trên được dung dịch FeSO4 0,5N
- Phenylantranylic: Cân 0,2g hòa tan trong 100ml Na2CO3 2% ( Na2CO3 2% : hòa
tan 2 g Na2CO3 trong 100ml nước cất)
- H3PO4 đậm đặc 85%
- H2SO4 đậm đặc 98%.
6.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm:
Phương pháp Walkley - Black
- Cân 0,2 gam đất khơ khơng khí đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác 250ml
- Dùng pipet cho thêm vào bình 5ml dung dịch K2Cr2O7 1N rồi đậy kín miệng bình
để ngưng lạnh.
- Cho vào bình 10ml dung dịch H2SO4 đặc.
- Lắc nhẹ và giữ cho đến khi nguội (khoảng 30 phút).
- Thêm vào bình 100ml nước cất và sau đó thêm 1ml H3P04 đặc.
- Thêm vào 1ml phenylantranylic.
- Lắc nhẹ và chuẩn độ bằng dung dịch FeSO4 0,5N cho đến khi dung dịch chuyển
từ màu tím nâu sang màu xanh lá cây.
- Cần tiến hành đồng thời thí nghiệm đối chứng khơng có đất tương tự như trên.
* Tính kết quả:
OC (%) = ((V1-V2) x N x 0,39 x K)/M
14
Trong đó: V1 là thể tích dung dịch dùng chuẩn độ thí nghiệm đối chứng (khơng có
đất)
V2 là thể tích dung dịch đã dùng chuẩn độ
N là nồng độ dung dịch chuẩn độ
M là khối lượng đất dùng để phân tích
K là hệ số khơ kiệt đất (lấy K = 1)
0,39 là hệ số quy đổi. 0,39 = 3 x 10-3 x 1,3 x 100 ( trong đó 1,3 là hệ số hiệu chỉnh
phương pháp vì lượng C hữu cơ khơng được oxy hóa hết; 3 x 10-3 nghĩa là cứ 1mđlg
K2Cr207 oxy hóa được 0,003g C; 100 là tính ra %)
6.5. Thang đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất
Mức độ
OC tổng số (%)
Rất cao
>3,5
Cao
2,51-3,5
Trung bình
1,26-2,5
Thấp
0,6-1,25
Rất thấp
<0,6
BÀI 7: XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH TRAO ĐỔI CATION CEC TRONG ĐẤT
Xác định dung tích trao đổi CEC bằng phương pháp amon axetat
7.1. Khái niệm
Dung tích trao đổi cation CEC là tổng các cation có thể chiết được từ đất hoặc là
tổng số các cation ở trạng thái trao đổi trong điều kiện tiêu chuẩn và có khả năng trao đổi
với các cation của dụng dịch tương tác với đất.
Ký hiệu: CEC; đơn vị tính: mđ/100g đất.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của việc xác định CEC
CEC là chỉ tiêu quan trọng của độ phì nhiêu đất, phản ánh khả năng giữ và điều hịa
chất dinh dưỡng của đất. Trên cơ sở đó có biện pháp bón phân hợp lý cho cây trồng.
7.3. Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích, phễu.
CH3COONH4 1N: 77g CH3COONH4 pha với nước cất 1lit.
KCl 0,1N: Hòa tan 7,5 g KCl với nước cất và lên thể tích 1 lit.
Focmalin 20%: pha từ focmalin thơng dụng khoảng 38% sau đó trung hòa bằng
NaOH 0,05 N với phenolphthalein.
Phenolphtalein 0,1%: hòa tan 0,1g phenol trong 100ml cồn 90o
NaOH 0,05N
7.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm
15
- Cân 10g đất đã qua rây 1mm vào phễu trao đổi cation.
- Lấy 100ml CH3COONH4 1N chia 10 lần, mỗi lần 10ml để bão hòa đất bằng
+
NH4 .
- Tiến hành rửa đất 3 lần bằng etylic, mỗi lần 15ml
- Dịch trao đổi để xác định thành phần cation trao đổi khi cần thiết.
- Chuyển toàn bộ phễu và đất sang bình định mức 250ml. Sau đó dùng 250ml KCl
0,1N trao đổi (25mlx10 lần) lên thể tích đến 250ml.
- Lấy 25ml dịch trao đổi này trung hòa với 10ml Focmalin 20%, thêm vào 5 giọt
phenolphthalein.
- Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,05N tiêu chuẩn đến màu hồng nhạt.
*Tính kết quả
CEC (mgđl/100g đất) = (V.N.K.100)/M
Trong đó
CEC: dung tích trao đổi cation (mgđl/100g đất)
V: thể tích NaOH chuẩn độ được
N: nồng độ NaOH dùng để chuẩn độ
M: khối lượng đất dung để phân tích
K: hệ số pha lỗng (250/25=10).
7.5.
Thang đánh giá CEC của đất
Mức độ
Rất cao
Cao
Trung bình
Thấp
Rất thấp
CEC ( mgđl/100gđất)
>40
26-40
13-25
6-12
<6
BÀI 8: XÁC ĐỊNH NITO, PHỐTPHO VÀ KALI TỔNG SỐ TRONG ĐẤT
Công phá mẫu để xác định N% và P%
- Cân 1gam đất khơ khơng khí đã qua rây 0,25mm cho vào ống Kjelhdal.
- Thêm 5ml nước cất thấm ướt đất rồi đổ từ từ vào 10ml dung dịch H2SO4 đặc
(d=1,84) và thêm vào 5 giọt axit pecloric (HClO4) 70%.
- Cắm trên miệng ống một phễu con để ngưng lạnh.
16
- Sau đó, đun nhẹ trên giàn cơng phá mẫu trong khoảng 30 phút đến khi đất ở đáy
bình có màu trắng tức là đã phá hủy hết chất hữu cơ.
- Đối với một số loại đất khó phân hủy chất hữu cơ, lặp lại q trình cơng phá (Tiếp
tục thêm vào 10ml dung dịch H2SO4 đặc và cho thêm 5 giọt HClO4. Đun nhẹ trên giàn
công phá mẫu trong khoảng thời gian 30 phút đến khi nào chất hữu cơ được phá hủy hết.)
- Lấy ra để nguội, chuyển tồn bộ sang bình định mức dung tích 100ml (dùng nước
cất tráng nhiều lần cho sạch ống rồi đổ nhập vào bình định mức).
- Lên nước cất cho đến vạch 100ml ta sẽ có dịch cơng phá.
* Chú ý: Q trình đun trên bếp khơng được để cạn axit (ít nhất còn dư lại
khoảng 1 ml axit).
8.1. Xác định nitơ tổng số trong đất
8.1.1.Khái niệm
- Nitơ (N) là nguyên tố quyết định năng suất cây trồng, là chỉ tiêu quan trọng nhất
đánh giá độ phì của đất. N khơng có nguồn gốc từ khoáng vật mà chủ yếu do nguồn hữu
cơ và nguồn N cố định từ khơng khí cung cấp.
- N chiếm từ 5 - 10% tổng số chất hữu cơ (tỷ lệ C/N từ 6 - 12). Trong đất 95 - 99%
N ở dạng hữu cơ, chỉ có 1 - 5% ở dạng vô cơ. N vô cơ trong đất có ở dạng NH4+, NO2và NO3- được tạo thành do q trình khống hóa và tổng hợp với 2 q trình amon hóa
và q trình nitrat hóa có sự tham gia của vi sinh vật.
8.1.2. Ý nghĩa thực tiễn việc xác định N(%) trong đất
- Nito tổng số (%) giúp ta so sánh được các loại đất để lựa chọn cây trồng phù hợp,
- Dựa vào hàm lượng N (%) đánh giá khả năng tiềm tàng N trong đất.
8.1.3. Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích, Máy cất nito Kjeldahl, Máy cơng phá mẫu Kjeldahl, Tủ hút khí,
Buret chuẩn độ, pipet lấy mẫu, bình tam giác 250ml, ống Kjeldahl
- H2SO4 đậm đặc
- Dung dịch NaOH 40%: Hòa tan 40g NaOH trong 100ml nước cất đựng trong cốc
định mức 250ml.
- Chất chỉ thị màu hỗn hợp: Hòa tan 0,1g bromocresol xanh và 0,07g metyl đỏ trong
100ml etanol 96o.
- Hỗn hợp axit boric (H3BO4) 2% và chất chỉ thị màu: Hòa tan 20g H3BO4 trong
900ml nước cất nóng đựng trong cốc định mức 1000ml. Sau đó để nguội và thêm vào đó
20ml chất chỉ thị màu hỗn hợp pha trên. Cho thêm từng giọt NaOH 0,1N
(0,4g NaOH hòa tan trong 100ml nước cất) cho đến khi dung dịch chuyển màu đỏ
tía nhạt. Cho thêm nước cất đến vạch định mức.
- HCl 0,01N: Lấy 0,82ml HCl đặc, dung nước cất pha loãng đến thể tích 1 lít.
8.1.4. Trình tự tiến hành thí nghiệm
17
- Dùng pipet lấy khoảng 50ml dịch công phá mẫu cho vào bình chưng cất N (ống
chưng cất).
- Thêm khoảng 20ml hỗn hợp axit boric và chất chỉ thị vào bình hứng (bình tam
giác thể tích 250ml.) Sau đó cho đầu ra của hệ thống làm lạnh ngập vào bình hứng trên.
- Bắt đầu quá trình chưng cất N bằng cách mở van nước và vận hành máy chưng
cất. NH3 được giữ lại trong axit boric chứa trong bình hứng (sự đổi màu của chất chỉ thị
tăng lên từ đỏ sang xám xanh tới xanh lục).
- Lấy bình hứng ra và chuẩn độ dịch chưng cất bằng axit HCl 0,01N tới khi dng
dịch chuyển về màu ban đầu (màu tím nhạt).
- Tiến hành thí nghiệm tương tự như trên với mẫu đối chứng khơng có đất
* Tính kết quả
N (%)= ((a-b).N.14.V.100.K)/(1000.V1.M)
Trong đó
a: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu có đất.
b: Thể tích HCl dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng khơng có đất.
N: Nồng độ dung dịch HCl dùng để chuẩn độ.
V: Thể tích tồn bộ dịch cơng phá (ml)
V1: Thể tích dịch cơng phá lấy để chưng cất N (ml)
M: Khối lượng đất khô láy để phân tích.
K: Hệ số khơ kiệt của đất.
14: Đương lượng gam của N.
1000: Đổi từ mg ra g.
100: Tính ra %
8.1.5. Thang đánh giá hàm lượng nito tổng số trong đất
Mức độ
N tổng số (%)
Rất cao
>0,3
Cao
0,226-0,3
Trung bình
0,126-0,225
Thấp
0,05-0,125
Rất thấp
<0,05
8.2. Xác định Phốt pho tổng số.
8.2.1.Khái niệm
- P là nguyên tố rất cần thiết đối với cây trồng, có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng cũng
như về mặt khắc phục một số yếu tố độc hại của đất. Trong đất, nguồn P chủ yếu từ các
apatit, photphorit phong hóa tạo thành. P trong đất tồn tại ở dạng vô cơ và hữu cơ.
18
+ P dạng vô cơ chủ yếu là các muối phơtphat Ca, Al, Fe. Trong đất trung tính và
kiềm dạng photphat canxi chiếm ưu thế và trong đất chua phôtphat sắt, nhôm chiếm ưu
thế.
+ P dạng hữu cơ là những hợp chất P liên kết với chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật,
trong xác thực vật, trong các sản phẩm hữu cơ đang phân giải trung gian và trong mùn.
- Thường P% ở tầng sát mặt đất cao hơn các lớp sâu do sự tích tụ trong chất hữu cơ.
- Đất Việt Nam có P% biến thiên từ 0,03%- 0,35%.
8.2.2.Ý nghĩa thực tiễn việc xác định hàm lượng P.
- Xác định hàm lượng P để biết được lượng lân tiềm tàng của đất trên cơ sở đó
nghiên cứu tình hình phân bố lân.
- Xác định sự cân bằng lân trong đất đối với các thí nghiệm bón lân lâu dài trên cơ
sở đó có hướng sử dụng phân lân hiệu quả hơn.
8.2.3.Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích, giàn cơng phá mẫu, máy so màu.
- H2SO4 đậm đặc
- Dung dịch H2SO4 10N: lấy 28ml H2SO4 đặc pha loãng vào 65ml nước cất và lên
thể tích đến vạch 100ml bằng nước cất
• Chú ý : Pha lỗng axit phải đổ từ từ axit vào nước không được đổ ngược lại
sẽ cháy nổ.
- Dung dịch Na2SO3 20%: Hòa tan 20g Na2SO3 trong nước cất, sau đó lên thể tích
100ml.
- Hỗn hợp molipdat amon: hòa tan 2g molipdat amon trong 100 ml dung dịch
H2SO4 10N. Bảo quản trong chai thủy tinh.
- Dung dịch tiêu chuẩn 50ppm P: Lấy 10ml dung dịch chuẩn PO42- 1000ppm vào
cốc định mức và lên thể tích 200ml bằng nước cất.
8.2.4.Trình tự tiến hành thí nghiệm
- Dùng pipet lấy 10ml dịch cơng phá vào bình định mức dung tích 50ml
- Thêm vào khoảng 15ml nước cất và 2 ml Na2SO3 20% để khử lượng Fe trong đất.
Đun trên bếp điện giàn hoặc ngâm dung dịch ở nhiệt độ 100oC khoảng 5 phút đến khi dịch
trong suốt.
- Thử môi trường của dung dịch trong bình định mức bằng giấy quỳ, nếu dung dịch
có tính kiềm thì dùng H2SO410N điều chỉnh để có mơi trường chua (vì trong mơi trường
kiềm, phốtpho molipdat khơng lên màu).
- Để nguội dung dịch, sau đó thêm vào bình 15 ml dung dịch molipdat amon, thêm
nước cất đến khoảng 45 ml.
- Đun sôi dung dịch trên bếp điện giàn 10 phút kể từ lúc sôi để dung dịch hiện màu
xanh.
19
- Lấy bình ra để nguội, thêm nước cất đến vạch định mức 50ml, lắc đều, đem so
màu trên máy ở bước sóng 660nm.
- Xây dựng thang chuẩn: Lấy 7 bình định mức thể tích 50ml, lần lượt cho vào các
bình dãy dung dịch: 0-2,5-5-10-15-20-25 ml dung dịch tiêu chuẩn 50ppm PO43-. Sau đó
cho vào lần lượt các bình dung dịch H2SO4 0,1N cho đến vạch định mức thu được dãy
các bình tiêu chuẩn với nồng độ: 0-2,5-5,0-10-15-20-25ppm PO43-. Lấy 2ml các dung
dịch tiêu chuẩn trên lần lượt vào7 bình định mức dung tích 50ml. Sau đó, lên màu dung
dịch đun trên bếp điện giàn 10 phút kể từ khi sơi. Để nguội dung dịch và lên thể tích đến
vạch bằng nước cất ta có dãy dung dịch tiêu chuẩn nồng độ: 0-0,1-0,2-0,4-0,6-0,8-1,0
ppm PO43-. So màu trên máy để xây dựng đường chuẩn P sau đó mới so màu các mẫu thí
nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm tương tự với mẫu đối chứng khơng có đất.
*Tính kết quả
P(%) = ((a-b).V.V2.K.100)/(V1.M.1000.1000) = ((a-b).V.V2.K)/(V1.M.104).
Trong đó
a: nồng độ ppm trong dịch mẫu thí nghiệm
b: nồng đồ ppm trong dịch mẫu đối chứng khơng có đất
V: thể tích dung dịch mẫu cơng phá (ml)
V1: thể tích dung dịch mẫu lấy để phân tích (ml)
V2: thể tích dung dịch PO43- đã lên màu (ml)
M: Khối lượng đất khơ dùng để phân tích
K: hệ số khơ kiệt của đất
100: đổi ra phần trăm; 1000: đổi từ ppm ra mg; 1000: đổi từ mg ra g.
8.2.5.Thang đánh giá đất theo hàm lượng P (%) tổng sô.
Mức độ
P tổng số(%)
Nghèo P
<0,06
Trung bình
0,06-0,1
Giàu P
>0,1
Xác định K tổng số trong đất
8.3.1.Khái niệm
- Kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng, nhất là với cây có củ
và cây lúa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ.
- Hàm lượng K tổng số trong đất khác nhau, chênh lệch nhau rõ rệt, phụ thuộc vào
đá mẹ và mẫu chất hình thành đất. Đất feralit nhiệt đới (0,5-2%, đất cát ( 0,2-0,3%), đất
phù sa sông Hồng (1,2-1,8%), đất than bùn (0,1-0,15%).
8.3.
20
- Hàm lượng kali trong đất khá cao nhưng thường ở dạng khó tan, cây khơng sử
dụng trực tiếp được. Hàm lượng kali hịa tan trong nước khơng đáng kể so với hàm lượng
kali tổng số có trong đất.
8.3.2.Ý nghĩa việc xác định hàm lượng K tổng số trong đất
Hàm lượng K tổng số giúp ta biết được lượng K tiềm tàng trong đất.
8.3.3.Dụng cụ, hóa chất
Cân phân tích, Giàn cơng phá mẫu, Tủ hút khí, Máy quang phổ AAS
Axit HF đặc, HClO4 đặc, HCl 6M, dung dịch tiêu chuẩn 1000ppm K.
8.3.4.Trình tự tiến hành thí nghiệm
*Cơng phá mẫu để xác định K (%)
- Cân 0,2g đất khơ khơng khí đã qua rây 0,2mm cho vào ống Kjelhdal, làm ẩm đất
bằng 5ml nước cất.
- Thêm vào 10ml dung dịch HF và 1 ml HClO4, đun trên giàn công phá mẫu có tủ
hút khí đến khi mẫu tan. Nếu cơ cạn mà mẫu chưa tan hồn tồn thì phải lặp lại q trình
cơng phá tiếp đến khi mẫu tan hồn tồn.
- Sau khi để nguội mẫu thêm vào 5 ml HCl 6M và tia nước cất rửa sạch ống.
- Chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức 100ml, sau đó lên thể tích đến vạch bằng
nước cất.
- Tiến hành thí nghiệm tương tự với mẫu khơng có đất
Đo mẫu trên máy quang phổ AAS.
*Tính kết quả
K(%) = ((a-b).V.V2. K.100)/(V1.M.1000.1000) = ((a-b).V.V2.K)/(V1.M.104).
Trong đó
a: nồng độ K trong dung dịch mẫu thí nghiệm
b: nồng độ K trong dung dịch mẫu dối chứng không có đất
V: thể tích dung dịch mẫu cơng phá. (ml)
V1: Thể tích dung dịch cơng phá lấy để pha lỗng. (ml)
V2: thể tích dung dịch K sau khi pha lỗng (ml)
M: khối lượng đất khơ lấy để phân tích (ml)
K: hệ số khơ kiệt của đất.
100: tính ra phần tram; 1000: đổi từ ppm ra mg; 1000: đổi từ mg ra g
8.3.5.
Thang đánh giá đất theo hàm lượng K %
Mức độ
Nồng độ K tổng số (%)
Nghèo K
<1%
21
Trung bình
Giàu K
1-2%
>2%
BÀI 9. XÁC ĐỊNH KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
(CADIMI. CROM, COBAN, CHÌ, ĐỒNG, KẼM, MANGAN VÀ NIKEN)
Thiết bị: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử phải được trang bị: một đèn catốt rỗng hoặc một
đèn phóng điện khơng điện cực phù hợp với nguyên tố (theo kiến nghị hiện hành về đèn
của nhà sản xuất máy), một hệ thống hiệu chỉnh nền, một đèn đốt thích hợp với ngọn lửa
khơng khí/axêtylen hoặc nitơ oxit/axêtylen (vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất
máy). Việc hiệu chỉnh nền bằng đèn đơteri là qui định kỹ thuật tối thiểu được chấp nhận
cho hiệu chỉnh nền để đo bước sóng thấp hơn 350 nm và một đèn halogen để đo bước
sóng trên 350 nm. Những hệ khác (như phân cực Zeeman, Smith – Hleftje) cũng được
chấp nhận là như nhau và trong những tình huống nhất định có thể tốt hơn. (CẢNH BÁO
– Phải tuân thủ nghiêm chỉnh những khuyến cáo về an toàn của nhà sản xuất máy khi sử
dụng những ngọn lửa đó).
Các bước tiến hành thí nghiệm
- Mẫu thử: Sử dụng dịch chiết đất bằng cường thủy theo TCVN 6649 (ISO
11466).
- Phép thử trắng: Tiến hành phép thử trắng ở cùng thời điểm với phép thử dịch
chiết bằng cường thủy nhưng sử dụng cát thạch anh sạch thay cho mẫu đất và theo quy
định giống như qui trình đối với đất, sử dụng cùng một lượng các thuốc thử cũng giống
như phép xác định trong đất.
- Chuẩn bị các dung dịch hiệu chuẩn: Trước mỗi đợt xác định cần chuẩn bị từ
dung dịch tiêu chuẩn nguyên tố (xem 3.3) có nồng độ 20 mg/l, ít nhất năm dung dịch hiệu
chuẩn bao trùm khoảng nồng độ cần xác định như dưới đây. Các dung dịch hiệu chuẩn
mới đối với tất cả các nguyên tố
+ Dung dịch hiệu chuẩn cadimi: Dùng pipet lấy 1,00 ml; 2,00 ml; 4,00 ml; 6,00
ml; 8,00 ml; 10,00 ml dung dịch tiêu chuẩn cadimi (3.3.1.2) cho vào một dãy bình định
mức 100 ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2).
Pha loãng đến vạch mức bằng nước và trộn đều. Các dung dịch này có nồng độ cadimi
tương ứng là 0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,8 mg/l; 1,2 mg/l; 1,6 mg/l và 2,0 mg/l.
+ Dung dịch hiệu chuẩn crom: Dùng pipet lấy 5,00 ml; 10,00 ml; 20,00 ml; 30,00
ml và 40,00 ml dung dịch tiêu chuẩn crom (3.3.2.2) cho vào một loạt bình định mức 100
ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2). Pha loãng
bằng nước đến vạch mức và trộn đều. Đối với phép đo ngọn lửa khơng khí/axêtylen,
thêm vào 10 ml dung dịch lantan clorua (3.2.6) trước khi pha loãng đến vạch mức. Các
dung dịch này có nồng độ crom tương ứng là 1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 4,0 mg/l; 6,0 mg/l và 8,0
mg/l.
22
+ Dung dịch hiệu chuẩn coban: Dùng pipet lấy 5,00 ml; 10,00 ml; 20,00 ml; 30,00
ml và 40,00 ml dung dịch tiêu chuẩn coban (3.3.3.2) cho vào một loạt bình định mức 100
ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2). Pha loãng
bằng nước đến vạch mức và trộn đều. Những dung dịch này tương ứng với nồng độ
coban là 1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 4,0 mg/l; 6,0 mg/l và 8,0 mg/l.
+ Dung dịch hiệu chuẩn đồng: Dùng pipet lấy 5,00 ml; 10,00 ml; 20,00 ml; 30,00
ml và 40,00 ml dung dịch tiêu chuẩn đồng (3.3.4.2) cho vào một loạt bình định mức 100
ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2). Pha loãng
bằng nước đến vạch mức và trộn đều. Các dung dịch này tương ứng với nồng độ đồng là
1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 4,0 mg/l; 6,0 mg/l và 8,0 mg/l.
+ Dung dịch hiệu chuẩn chì: Dùng pipet lấy 5,00 ml; 10,00 ml; 20,00 ml; 30,00 ml
và 40,00 ml dung dịch tiêu chuẩn chì (3.3.5.2) cho vào một loạt bình định mức 100 ml.
Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2). Pha loãng bằng
nước đến vạch mức và trộn đều. Các dung dịch này tương ứng với nồng độ chì là 1,0
mg/l; 2,0 mg/l; 4,0 mg/l; 6,0 mg/l và 8,0 mg/l.
+ Dung dịch hiệu chuẩn mangan: Dùng pipet lấy 2,00 ml; 5,00 ml; 10,00 ml;
20,00 ml; 30,00 ml và 40,00 ml dung dịch tiêu chuẩn mangan (3.3.6.2) cho vào một loạt
bình định mức 100 ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric
(3.2.2). Pha loãng bằng nước đến vạch mức và trộn đều. Đối với phép đo với ngọn lửa
khơng khí/axêtylen cần thêm vào 10 ml dung dịch lantan clorua (3.2.6) trước khi pha
loãng đến vạch mức. Các dung dịch này tương ứng với nồng độ mangan là 0,4 mg/l; 1,0
mg/l; 2,0 mg/l; 4,0 mg/l; 6,0 mg/l và 8,0 mg/l.
+ Dung dịch hiệu chuẩn niken: Dùng pipet lấy 5,00 ml; 10,00 ml; 20,00 ml; 30,00
ml và 40,00 ml dung dịch tiêu chuẩn niken (3.3.7.2) cho vào một loạt bình định mức 100
ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2). Pha loãng
đến vạch mức bằng nước và trộn đều. Các dung dịch này tương ứng với nồng độ niken là
1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 4,0 mg/l; 6,0 mg/l và 8,0 mg/l.
+ Dung dịch hiệu chuẩn kẽm: Dùng pipet lấy 1,00 ml; 2,00 ml; 4,00 ml; 6,00 ml;
8,00 ml và 10,00 ml dung dịch tiêu chuẩn kẽm (3.3.8.2) cho vào một loạt bình định mức
100 ml. Thêm vào mỗi bình 21 ml axit clohidric (3.2.1) và 7 ml axit nitric (3.2.2). Pha
loãng bằng nước đến vạch mức và trộn đều. Các dung dịch này tương ứng với nồng độ
kẽm là 0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,8 mg/l; 1,2 mg/l; 1,6 mg/l và 2,0 mg/l.
-
Hiệu chuẩn
+ Đặt máy quang phổ hấp thụ nguyên tử theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy vào
bước sóng thích hợp, sử dụng các điều kiện thích hợp (xem bảng 2) và thao tác hệ thống
hiệu chỉnh nền phù hợp. Hút dung dịch hiệu chuẩn (3.5.3) và tối ưu hóa những điều kiện
23
hút, chiếu cao của giá đốt và những điều kiện của ngọn lửa. Điều chỉnh tín hiệu của máy
tới điểm hấp thụ “zero” khi đang hút nước.
+ Hút một dãy các dung dịch hiệu chuẩn theo trật tự từ dưới lên và dung dịch hiệu
chuẩn trắng coi như “không” (3.2.7 hoặc 3.2.8). Sau khi dừng hơn 10 giây, đọc độ hấp
thụ của mỗi dung dịch ít nhất hai lần và nếu các giá trị rơi vào một khoảng chấp nhận
được, thì lấy giá trị trung bình. Cần phải cẩn thận để đảm bảo rằng độ hấp thụ < 1, thích
hợp nhất là không lớn hơn 0,7 khi dùng dung dịch tiêu chuẩn đậm đặc hơn.
24