Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khai thác hệ thống điện thân xe ô tô cerato 2019 thiết kế mô hình hoạt động một số hệ thống điện thân xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ơ TƠ
CERATO 2019
THIẾT KẾ MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ HỆ
THỐNG ĐIỆN THÂN XE
Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ơ TƠ

Giảng viên hướng dẫn: Th.S DƯƠNG MINH THÁI
Sinh viên thực hiện: TRẦN VĂN NGHĨA
MSSV: 18L1080019

Lớp: CO18LT

TP. Hồ Chí Minh, 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE Ơ TƠ
CERATO 2019
THIẾT KẾ MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ HỆ
THỐNG ĐIỆN THÂN XE
Ngành: KỸ THUẬT CƠ KHÍ


Chuyên ngành: CƠ KHÍ Ơ TƠ

Giảng viên hướng dẫn: Th.S DƯƠNG MINH THÁI
Sinh viên thực hiện: TRẦN VĂN NGHĨA
MSSV: 18L1080019

Lớp: CO18LT

TP. Hồ Chí Minh, 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng
được sự giúp đỡ động viên rất tận tình của quý thầy cô và bạn bè, nhất là các thầy cô
trong Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí giúp đề tài của chúng em đã được hoàn thành tốt đẹp theo
đúng kế hoạch.
Chúng em xin chân thành cảm ơn :
Tồn thể q thầy cơ trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM đã nhiệt tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tại trường.
Quý thầy cơ Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí đã quan tâm, dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi
cho chúng em trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là trong thời gian thực hiện đề tài
này.
Đặc biệt chúng em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến thầy DƯƠNG MINH THÁI,
thầy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ chúng em rất tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài để chúng em có thể hoàn thành đề tài một cách trọn vẹn và
đúng thời gian quy định.
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực hết mình khi thực hiện đề tài, nhưng do kiến thức
và thời gian còn hạn chế nên chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Mong muốn
có được ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các bạn.

Cuối cùng chúng em xin kính chúc q thầy cơ Trường Đại Học Giao Thông Vận
Tải TP.HCM, đặc biệt là q thầy cơ Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí lời chúc sức khỏe, thành
cơng và hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh,ngày ....tháng.....năm........

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, khi mà khoa học cơng nghệ phát triển khơng ngừng mỗi ngày, nó đã
đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Con người đã ứng dụng những thành tựu
khoa học đó vào trong ngành công nghiệp ô tô để sản xuất ra những chiếc xe với đầy
đủ các trang thiết bị điện – điện tử rất hiện đại. Có thể nói hệ thống điện thân xe là bộ
phận rất quan trọng góp phần trong việc điều khiển các hệ thống trên xe. Giữa thập kỷ
1950, những chiếc xe được trang bị hệ thống điện 12V, giúp các nhà sản xuất có thể sử
dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng
điện cho xe hơi. Ngày nay, những chiếc xe đều được trang bị các hệ thống điện - điện
tử rất hiện đại, phục vụ cho nhu cầu của con người như: Hệ thống âm thanh, giải trí, hệ
thống phanh chống bó cứng trên xe ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí SRS
an tồn, hệ thống kiểm sốt động cơ, hệ thống thơng tin hiển thị, hệ thống lái tự
động…Nhằm đem lại sự thoải mái những gì tốt nhất cho người sử dụng nhưng phải
đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như về khí thải ơ nhiễm mơi
trường và suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất.
Vì vậy, việc tìm hiểu hệ thống điện thân xe giúp ta hiểu rõ hơn về tính năng kỹ
thuật của hệ thống, cũng như để sử dụng hiệu quả hơn. Và có thể chẩn đoán được một
số bệnh khi hệ thống xảy ra hư hỏng. Luận văn này tập trung tìm hiểu hệ thống điện
thân xe ô tô Cerato 2019, thiết kế mơ hình hoạt động một số hệ thống thân điện xe ô tô.
Bố cục luận văn gồm 6 Chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Chương 2: Khảo sát hệ thống điện thân xe KIA CERATO 2019

Chương 3: Bảo dưỡng xe KIA CERATO 2019
Chương 4: Chuẩn đoán hư hỏng và khắc phục một số chi tiết xe Cerato 2019
Chương 5: Thiết kế mơ hình một số hệ thống điện thân xe
Chương 6: Kết luận

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................. 1
1.1

Mục đích, ý nghĩa, của đề tài ......................................................................... 1

1.1.1 Công dụng hệ thống điện. ................................................................................... 1
1.1.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 3
1.1.3 Phân loại ............................................................................................................. 3
1.2 Phân loại hệ thống điện thân xe ............................................................................. 4
1.3 Ký hiệu trong hệ thống điện và điện tử trên xe ô tô. ............................................. 5
1.2

Giới thiệu tổng quan về xe Kia Cerato 2019 .................................................. 9

1.2.1

Giới thiệu chung ............................................................................................. 9

1.2.2. Thông số kỹ thuật ............................................................................................ 11
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA CERATO 2019
...................................................................................................................... 14

2.1 Hệ thống chiếu sáng-tín hiệu............................................................................... 14
2.1.1 Hệ thống chiếu sáng ......................................................................................... 14
2.1.2 Hệ thống tín hiệu và an tồn ............................................................................ 21
2.2 Hệ thống gạt mưa và nâng hạ kính...................................................................... 26
2.2.1 Hệ thống gạt mưa ............................................................................................. 26
2.2.2. Hệ thống nâng hạ kính .................................................................................... 28
2.2.3 Hệ thống điện điều khiển gương chiếu hậu bên ngoài ..................................... 29
CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG XE KIA CERATO 2019 ........................................ 34
3.1 Thời gian kiểm tra xe .......................................................................................... 34
3.1.1 Kiểm tra hàng tháng ......................................................................................... 34
3.1.2 Kiểm tra 2 lần 1 năm ........................................................................................ 35
3.1.3 Kiểm tra 1 lần 1 năm ........................................................................................ 37
3.2 Lịch bảo trì thơng thường (theo km) ................................................................... 39
CHƯƠNG 4: CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ KHẮC PHỤC MỘT SỐ CHI TIẾT
XE CERATO 2019 ..................................................................................... 48
4.1 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng ................................................. 48
4.1.1 Cháy cầu chì ..................................................................................................... 48
4.1.2 Vấn đề dây điện ................................................................................................ 48
iii


4.1.3 Rơ le bị hỏng .................................................................................................... 48
4.1.4 Bóng đèn bị cháy .............................................................................................. 48
4.2 Các biện pháp sửa chữa:...................................................................................... 49
4.2.1 Thay thế bóng đèn pha (chiếu xa) .................................................................... 53
4.2..2 Thay thế đèn chạy ban ngày (loại LED) ......................................................... 54
4.2.3 Thay bóng đèn bên ........................................................................................... 55
4.2.4 Đèn phanh và đèn đuôi ..................................................................................... 56
4.2.5 Thay bóng đèn hậu phía trong .......................................................................... 57
4.3 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống tín hiệu ...................................................... 58

4.3.1 Thay thế Fuse ................................................................................................... 58
4.3.2 REMOTE KEYLESS ENTRY (IF EQUIPPED) Dùng để đóng, mở cửa, có thể
trang bị thêm mở cốp ................................................................................... 59
4.3.3 Kiểm tra cần gạt mưa ......................................................................................... 61
CHƯƠNG 5 :THIẾT KẾ MƠ HÌNH MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE
...................................................................................................................... 64
5.1 Mục tiêu thiết kế .................................................................................................. 64
5.1.1 Mơ hình Thiết kế............................................................................................... 64
5.1.2.Dự đốn vật liệu làm mơ hình hệ thống chiếu sáng – tín hiệu ......................... 65
5.2

Các bộ phận của hệ thống chiếu sáng – tín hiệu .......................................... 65

5.2.1 Hệ thống dãy led .............................................................................................. 65
5.2.2. Công tắc sừng trâu........................................................................................... 66
5.2.3. Nguồn tổ ong ................................................................................................... 66
5.2.4. Các bộ phận khác ............................................................................................ 67
5.3 Lý thuyết liên quan đến đề tài.-Các loại đèn của hệ thống chiếu sáng ............... 68
5.3.1 Hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài.................................................................. 68
5.3.2. Hệ thống đèn hậu ơ tơ ..................................................................................... 69
5.4. Tính Tốn thiết kế: ............................................................................................. 70
5.4.1. Thiết kế hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên mơ hình: .................................... 70
5.4.2. Sơ đồ và hoạt động của mạch điện hệ thống chiếu sáng trên mô hình ........... 71
5.4.3. Nguyên lý hoạtđộng. ....................................................................................... 71
5..4.4. Sơ đồ mạch điện và hoạt động đèn báo rẽ, báo phanh trên mơ hình ............. 72
iv


5.4.5. Quy trình thực hiện làm mơ hình .................................................................... 73
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN ......................................................................................... 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 80

v


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Mục đích, ý nghĩa, của đề tài
Ngành ơ tơ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc
ứng dụng ngày càng nhiều thành tựu công nghệ vào quy trình sản xuất, lắp đặt linh
kiện ơ tơ. Trong đó hệ thống điện thân xe là bộ phận khơng thể thiếu.
Ngày nay, những chiếc xe đều được trang bị các hệ thống điện - điện tử rất hiện
đại, phục vụ cho nhu cầu của con người như: Hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống
phanh chống bó cứng trên xe ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí SRS an tồn,
hệ thống kiểm sốt động cơ, hệ thống thông tin hiển thị, hệ thống lái tự động…Nhằm
đem lại sự thoải mái những gì tốt nhất cho người sử dụng nhưng phải đảm bảo các yêu
cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như về khí thải ơ nhiễm mơi trường và suất
tiêu hao nhiên liệu thấp nhất.
Vì vậy, luận văn tập trung tìm hiểu hệ thống điện thân xe giúp ta hiểu rõ hơn về tính
năng kỹ thuật của hệ thống, cũng như để sử dụng hiệu quả hơn. Và có thể chẩn đốn
được một số bệnh khi hệ thống xảy ra hư hỏng.
1.1.1 Công dụng của hệ thống điện
1.1.1 Công dụng hệ thống điện.
Hệ thống điện dùng để:
Hệ thống điện và điện tử có cơng dụng can thiệp vào gần như tất cả các hệ thống
trên một chiếc xe, từ hệ thống đơn giản có từ lâu đời như khởi động, cung cấp điện, đánh
lửa đến những hệ thống mới được nghiên cứu ứng dụng như phanh, lái, treo.
Cung cấp điện năng cho những hệ thống và thiết bị điện khác trong hệ thống điện,
cung cấp từng phần hoặc toàn bộ nếu động cơ chưa làm việc hoặc đã làm việc mà máy
phát điện chưa phát đủ công suất
Cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho accu trên ô tô

Cung cấp nguồn điện cho màn hình hiển thị thơng tin và các đèn báo hiệu giúp
người lái, người sửa chữa biết được trạng thái hoạt động của xe cũng như của các bộ
phận, hệ thống trên xe
1


Với sự phát triển vượt bậc về công nghệ trên ô tô, các hệ thống được trang bị trên ô
tô nhằm tăng khả năng an toàn, tiện nghi, và độ tin cậy của ô tô. Các hệ thống điện này
bao gồm các mạch điện, thiết bị cảm biến nằm ở các vị trí khác nhau trên xe, và chúng
cần liên kết với nhau để hoạt động đồng bộ dưới sự điều khiển của bộ xử lý trung tâm
ECU (Electronic Control Unit). Để kết nối các hệ thống cần một lượng dây điện khá
phức tạp gây nên các vẫn đề như: Xe nặng thêm vì dây điện, hỏng hóc vì q nhiều đầu
nối, nhiễu tín hiệu khi truyền tải. Để khắc phục điêu đó mạng thơng tin ra đời và mạng
CAN (Controller Area Network) đã đáp ững được nhiều vấn đề cho các hệ thống trên xe.
Ngồi ra cịn cung cấp điện để hoạt động các hệ thống như:
Hệ thống chống bó cứng : ABS (Anti-Lock brake system) là hệ thống chống bó
cững bánh xe khi phanh. Ta biết khi phanh bánh xe có xu hướng bị bó cứng gây nên hiện
trượng trượt lết bánh xe trên mặt đường làm giảm hiệu suất phanh, làm xe mất ổn định
gây mất an tồn và gây mịn lốp. Vì vậy hệ thống ABS khắc phục các hiện tượng trên để
đảm bảo cho quá trình phanh được tối ưu, giữ ổn định cho xe khơng bị mất lái, quay
vịng và trượt lết trên đường.
Hệ thống túi khí SRS (Supplemental Restraint System):Các túi khí được
thiết kế để bảo vệ lái xe và hành khách ngồi phía trước được tốt hơn ngồi biện pháp
bảo vệ chính bằng dây an toàn. Trong trường hợp va đập mạnh từ phía trước túi khí
làm việc cùng với đai an toàn để tránh hay làm giảm sự chấn thương bằng cách phồng
lên, nằm làm giảm những nguy cơ sau:Giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và
mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.Giảm
thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người
Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất
cho người lái, đặc biệt là vào ban đêm và đảm bảo an tồn khi tham gia giao thơng.

Hệ thống cịi: Hệ thống cịi và chng nhạc trên xe nhằm mục đích báo hiệu
bằng tiếng động cho các phương tiện giao thông khác và người đi đường biết nhằm
đảm bảo an toàn giao thơng.
Hệ thống đèn tín hiệu:Hệ thống đèn tín hiệu trên xe bao gồm các hệ thống
chiếu sáng kiểu công tắc đèn báo rẽ, báo nguy. Tất cả đều nhằm mục đích đảm bảo an

2


tồn giao thơng khi xe lưu hành trên đường và các mục đích khác.
Hệ thống gạt nước và rửa kính: Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ
thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và
kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước
nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an tồn của xe khi chạy.
Luật giao thơng bắt buộc cầm ô tô phải trang bị máy gạt nước kính chắn gió ở phía
trước xe hơi ơ tơ.
Hệ thống điều hịa: Trên xe ô tô được trang bị hệ thống điều hồ khơng khí, hệ
thống này tạo ra sự thoải mái, dể chịu cho hành khách trong xe. Máy điều hoà nhiệt độ
có nhiệm vụ đưa khơng khí sạch vào trong xe và duy trì nhiệt độ khơng khí trong xe ở
nhiệt độ thích hợp.
1.1.2 Yêu cầu
Các bộ phận điện trên ô tô phải chịu sự rung xóc với tấn suất từ 50 đến 250
Hz,chịu được lực với gia tốc 150m/s2
Các thiết bị điện ô tô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên đến vài trăm
Volt
Các thiết bị phải chịu được độ ẩm cao thường có ở các nước nhiệt đới
Tất các hệ thống điện trên ô tô phải được hoạt động tốt trong khoảng

1,25


Udm (Udm =14V hoặc 28V) ít nhất trong thời gian bảo hành của xe.
Các thiết bị điện và điện tử phải chịu được nhiễu điện từ xuất phát từ hệ thống đánh
lửa hoặc các nguồn khác.
1.1.3 Phân loại
Nếu như trên những ô tô đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như không có gì ngồi
bộ phận để châm lửa đốt cháy hỗn hợp rất thơ sơ bằng dây đốt, thì ngày hơm nay trên ô
tô được trang bị các hệ thống như sau:
+ Hệ thống cung cấp (Charging system)
+ Hệ thống khởi động (Starting system)

3


+ Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Linghting and signal system)
+ Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system)
+ Hệ thống điều khiển ô tô (Vehicle control system)
+ Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system)
+ Hệ thống phụ
1.2 Phân loại hệ thống điện thân xe
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, chiếc xe ngày nay ngày một tiện nghi và hiện
đại hơn. Những phát triển gần đây trên ô tô chủ yếu liên quan đến phần điện. Trên một
chiếc ô tô hiện đại, phần điện chiếm một phần đáng kể trong giá trị tổng thành của nó.
Hệ thống điện và điện tử can thiệp vào gần như tất cả các hệ thống trên một chiếc xe, từ
hệ thống đơn giản có từ lâu đời như khởi động, cung cấp điện, đánh lửa đến những hệ
thống mới được nghiên cứu ứng dụng như phanh, lái, treo. Xe ôtô ngày càng hiện đại về
công nghệ với các nghiên cứu tạo ra những chiếc xe an toàn hơn nhưng vẫn dễ dàng điều
khiển và tạo hứng thú cho người lái. Các hệ thống điện được trang bị trên xe hiện nay
gồm các hệ thống sau:
Hệ thống cung cấp (Charging system): Máy phát điện, bộ tiết chế, Ắc quy, đèn
báo sạc, công tắc máy, bộ điều chỉnh điện.

Hệ thống khởi động (Starting system): Máy khởi động, các rơle điều khiển và
bảo vệ máy khởi động.
Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Linghting and signal system): Gồm hệ thống
đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, cịi, các cơng tắc và rơ le, loa tín hiệu.
Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Bao gồm các đồng hồ hiển thị
trên bảng Taplo, các đèn báo.
Hệ thống điều khiển ô tô (Vehicle control system): Bao gồm hệ thống điều
khiển ABS (antilock bracke system), hộp số tự động, tay lái điện, hệ thống treo, hệ
thống tuyền lực, hệ thống gối đệm.
Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system): Bao gồm máy nén,
giàn nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác.
4


Hệ thống phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước rửa kính, nâng hạ kính, đóng
mở của xe, Audio, hệ thống chống trộm,...
Tất cả các hệ thống trên tạo thành hệ điện thống nhất trên ô tô. Hoạt động thống
nhất đảm bảo tính hiệu quả và an tồn của xe. Được phân ra thành 2 phần chính: Nguồn
điện cung cấp (hệ thống cung cấp) và các phụ tải tiêu thụ.
Nguồn điện trên ôtô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ắc quy nếu động cơ
chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ), hoặc bởi máy phát nếu động cơ làm
việc ở số vòng quay trung bình và lớn. Để tiết kiệm dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa
chữa, …, trên đa số các xe người ta sử dụng thân sườn xe làm dây dẫn chung. Vì vậy,
đầu âm của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe.
Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì
máy khởi động là bộ phận tiêu thụ điện mạnh nhất (dịng điện cung cấp bởi ắc quy khi
khởi động có thể lên đến 400÷600 (A) đối với động cơ xăng, hoặc 2000 (A) đối với
động cơ diesel). Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau:
+ Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,…
+ Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,…

+ Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian ngắn: Gồm các đèn báo rẽ, đèn phanh,
mơ tơ gạt nước lau kính, cịi, máy khởi động, hệ thống xông máy,…
+ Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện, bao gồm:
Các dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối khác
nhau.
Với sự phát triển vượt bậc về khoa học và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ
thuật điện tử và điều khiển tự động, các trang thiết bị điện, điện tử trên xe khơng cịn
là những bộ phân riêng lẽ độc lập mà chúng được kết nối lại thành những bộ vi mạch
tinh vi được xử lý và điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm theo các chương trình đã được
lập trình sẵn.
1.3 Ký hiệu trong hệ thống điện và điện tử trên xe ơ tơ.
Các kí hiệu trong hệ thống điện và điện tử xe Kia Cerato cũng giống như các kí

5


hiệu trong hệ thống điện xe Kia nói riêng và các hãng xe nói chung được quy ước giống
nhau trong sơ đồ mạch điện.
Bảng 1.1. Ký hiệu trong hệ thống điện và điện tử xe Kia Cerato

STT
1

Ký hiệu

Công dụng

Tên
Diodes


Một linh kiện bán dẫn mà chỉ cho phép lưu
lượng dòng đi qua một phương hướng.
Diode chỉ cho dòng điện chạy qua một

2

Diodes zener

hướng. Nhưng với Diode zener thì khi điện
áp lớn hơn điện áp định mức thì nó cho
dịng điện chạy theo hướng ngược lại.

3

Cầu dao hai tiếp

Thay đổi sự điều khiển thông qua sự tiếp

điểm

điểm của hai má tiếp điểm
Là một sợi chì mỏng. mà khi dịng điện có

4

Cầu chì

cường độ cao qua nó thì nó sẻ tự chảy lỏng
làm ngắt mạch điện qua đó bảo vệ mạch
điện.


5

Cầu chì chính
(liên kết mạch)

Dùng trong các mạch có cường độ cao.
Khi dịng điện đi qua sẻ làm cho các sợi

6

Bóng đèn

dây bị nóng lên và phát sáng. Trong một
bóng người ta có thể dùng một sợi hoặc hai
sơi.

7

Cảm biến

Phát hiện những tín hiệu xung từ sự quay
đối tượng.
Năng lượng điện chuyển hóa bên trong. Là

8

Ắc quy

nơi cung cấp dòng điện DC cho tồn bộ

các thiết bị điện tử trên ơtơ

9

Tụ điện

Là nơi tích trử tạm thời năng lượng điện
6


cho các mạch tiêu thụ. Tụ mà thường
xuyên tích trử thì được gọi là tụ cái
Là cơng cụ để kết nối, có thể dùng thay
10

Giắc cắm

cho phích cắm. Các giắc cắm này khơng có
ren mà chỉ có khố

11

Bóng đèn

Khi có dòng điện di qua là nguyên nhân
làm cho các sợi đối nóng lên và phát sáng
Sau khi có dịng chạy qua thì nó phát sáng

12


LED

chi có điều khơng có sức nóng như bóng
đèn. Nó dược sử dụng trong cơng cụ hiển
thị

13

Cơng tắc

14

Mơ tơ

Mở ra hoặc đóng các mạch . Cho phép
điều khiển các dòng.
Là một cổ máy chuyển điện năng thành cơ
năng. Sinh mơmen quay.
Về cơ bản thì rờle giống như một cơng tắc.

15

Rơle

Có thể là loại thường đóng hay thường mở.
Cuộn dây tạo ra lực từ để đóng, mở rơle.
Là một linh kiện có giá trị điện trở khơng

16


Điện trở

đổi. Khi đặt trong một hiệu điện thế thì nó
giảm điện áp.

17

Biến trở

18

Cảm biến nhiệt

19

Loa

Là một điện trở có giá trị điện trở Có thể
thay đổi được.
Là một điện trở mà giá trị của nó có thể
thay đổi được khi thay đổi nhiệt độ.
Một thiết bị tao ra âm thanh khi có dao
động điện.
7


20

Diode phát quang


Là một loại diode phát sáng khi có dòng

(LED)

điện chạy qua.
Là một linh kiện bán dẩn. Giống như rơle

21

điện tử, điều khiển thơng qua điện áp cở

Transitor

sở.
22

Bộ sấy

23

Vịi phun

24

Cịi

Là một thiết bị sinh nhiệt khi có dịng điện
đi qua.
Khi có tín hiệu điện sẽ thực hiện việc
phun.

Khi có tín hiệu sẽ phát ra âm thanh.

Bảng 1.2. Ký hiệu màu dây hệ châu Âu

Màu
Đỏ
Trắng/Đen

Ký hiệu

Đường dẫn
Từ accu

Rt

Công tắc đầu

Ws/ Sw

Trắng

Ws

Đèn pha(chiếu xa)

Vàng

Ge

Đèn cốt(chiếu gần)


Xám

Gr

Xám/ Đen

Đèn kích thước và rẽ chính
Đèn kích thước trái

Gr/Sw

Xám/Đỏ

Gr/Rt

Đen/Vàng

Sw/Ge

Đánh lửa

Sw/ Ws/ Gn

Đèn báo rẽ

Đen/Trắng/Xanh lá

Đèn kích thước phải


Đen/Trắng

Sw/ Ws

Báo rẽ trái

Đen/Xanh lá

Sw/ Gn

Báo rẽ phải

Xanh lá nhạt

LGn

Âm bobine
8


Nâu

Br

Mass

Đen/Đỏ

Sw/ Rt


Đèn trắng

Bảng 1.3. Ký hiệu đầu dây hệ Châu Âu

1

Âm bobine

4

Dây cao áp

15

Dương công tác máy

30

Dương accu

31

Mass

49

Ngõ vào cục chớp

49a


Ngõ ra cục chớp

50

Điều khiển đề

53

Gạt nước

54

Đèn thắng

55

Đèn sương mù

56

Đèn đầu

56a

Đèn pha

56b

Đèn cốt


58

Đèn kích thước

61

Báo sau

85,86

Cuộn dây relay

87

Tiếp điểm relay

1.2 Giới thiệu tổng quan về xe Kia Cerato 2019
1.2.1

Giới thiệu chung
Kia Cerato là một mẫu sedan du lịch khá ăn khách tại Việt Nam. Với những nỗ lực
9


cải tiến về thiết kế cũng như tính năng vận hành, Kia Cerato đã gặt hái được khá nhiều
thành công với doanh số 12.000 xe trong năm 2018 và hơn 1200 xe trong đầu năm 2019
.Cerato thuộc phân khúc C với các đối thủ như Toyota Corolla Altis, Ford Focus,
Hyundai Elantra, Mazda 3 hay mẫu xe Đức duy nhất là Volkswagen Jetta.
Ra mắt người tiêu dùng Việt Nam vào tháng 12/2018 ,Kia Cerato 2019 lấy cảm
hứng thiết kế từ mẫu sedan thể thao anh em Kia Stinger nên khơng khó để nhận ra

phong cách thể thao và hầm hố.

Hình 1.1 Xe Kia Cerato 2019

Nếu mang chiếc xe này ra so với những chiếc sedan thuộc phân khúc B như Honda
City hay Vios thì rõ ràng chiếc xe rất nặng ký, khi người tiêu dùng thực dụng cân nhắc
đến không gian, giá tiền, trang bị. Thế hệ mới nhất này cũng hứa hẹn sẽ có một kết quả
kinh doanh sáng lạng, khi có thiết kế đẹp và đặc biệt cái giá dễ tiếp cận, hiệu năng sử
dụng thực tế cao và tồn diện
Chắc chắn Cerato mới trơng nổi bật hơn so với người tiền nhiệm rồi, thiết kế được
làm lại chia sẻ rất nhiều từ phong cách của Kia Stinger.Lưới tản nhiệt hình "mũi hổ" đặc
trưng có phần trung tâm hẹp hơn và mép ngồi góc cạnh hơn đi kèm khung viền crom
nhấn nhá nổi bật. So với thế hệ trước, thiết kế lưới tản nhiệt này đã mạnh mẽ hơn.Đèn
pha (Halogen dạng thấu kính ở bản tiêu chuẩn và LED ở bản cao cấp) cũng có thiết kế
mới khi khơng còn liền mạch với lưới tản nhiệt và cũng mỏng hơn. Điều này giúp mang
10


lại ngoại hình thể thao hơn. Trong khi đó, cản xe có một lỗ thơng hơi trung tâm lớn và
sâu hơn với đèn sương mù Halogen Projector - điểm cộng lớn so với các đối thủ đến từ
Nhật. Hút gió cũng lớn hơn so với trên Stinger.
Đuôi xe Kia Cerato 2019 khơng có nhiều điểm giống với Stinger và cũng khác biệt
đáng kể so với đời trước. Đèn hậu đẹp hơn, có bố cục LED độc đáo với thiết kế hơi
hướng tương lai và nối liền với nhau bằng dải đèn nằm ngang - thiết kế này sẽ thực sự trở
thành điểm cộng cực lớn cho Cerato nếu nó phát sáng giống các mẫu xe sang Đức như
Audi. Hãng xe Hàn đã tạo cho mình một lối đi riêng và khá táo bạo khi tách đèn xi-nhan
riêng biệt hoàn toàn so với đèn hậu. Cuối cùng, cốp sau được làm trịn trịa bằng cánh gió
nhỏ và hệ thống xả đơn bố trí lệch thay vì dạng đơi như thế hệ cũ.

Hình 1.2: Đi xe Kia Cerato 2019


Di chuyển ra phía sau xe có khoang hành lý rộng 502 lít, đây là một ưu thế không chỉ
trong phân khúc C mà còn vượt trội trong phân khúc B.
Hệ truyền động của Cerato 2019 là hộp số 6 cấp được mang từ thế hệ trước qua,
bạn đừng quá mong đợi nhiều từ động cơ chỉ có cơng suất khiêm tốn 126 mã lực,
nhưng tự trọng của Cerato chỉ 1260kg cũng phần nào tăng được hiệu suất của động cơ
không phải gánh vác quá nhiều.
1.2.2. Thông số kỹ thuật
Bảng 1.4 Thông số kỹ thuật của xe Kia Cerato 2019

11


STT

Tên thơng số

Kí hiệu Đơn vị

Giá trị

KÍCH THƯỚC CỦA XE
1

Chiều dài tổng thể

L

mm


4640

2

Chiều rộng tổng thể

B

mm

1680

3

Chiều cao tổng thể

H

mm

1450

4

Chiều dài cơ sở

L0

mm


2700

5

Khoảng nhơ ra phía trước

mm

900

6

Khoảng nhơ ra phía sau

mm

1040

TRỌNG LƯỢNG CỦA XE
1

Khối lượng khơng tải

G0

Kg

1260

THƠNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ

Động cơ xăng I4,16 vale

1

Động cơ

2

Số xi lanh

Z

3

Dung tích xi lanh

V

4

Đường kính xilanh x hành trình

DOHC
4
cc

DxS

1591
86 x 86

128 tại số vịng quay

5

Cơng suất cực đại

Nemax

KW

6

Mơ men xoắn cực đại

M

Nm

7

Tỉ số nén

10.5:1

8

Thứ tự làm việc

1-3-4-2


6300 vòng/phút [7]
157 tại số vòng quay
4850 vòng/phút [7]

HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG
1

Hộp số

6 cấp số sàn,

12


2

Dẫn động

1 cầu trước

HỆ THỐNG TREO
1

Trước

2

Sau

Kiểu McPherson

Trục xoắn lò xo trụ

HỆ THỐNG LÁI
1
2

Kiểu
Bán kính vịng quay tối thiểu

Tay lái trợ lực điện
Rmin

m

5.2

HỆ THỐNG PHANH
1

Trước

Đĩa

2

Sau

Đĩa

13



CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA CERATO 2019
2.1 Hệ thống chiếu sáng-tín hiệu
2.1.1 Hệ thống chiếu sáng
2.1.1.1 Cụm đèn trước:

Hình 2.1 Sơ đồ mạch điện của cụm đèn trước

Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống được điều khiển thơng qua q trình nhập xuất dữ liệu giữa mỗi
mơ-đun . Cụm đèn trước được điều khiển bằng mô-đun điều khiển IPS vàARISU-LT
IPS 1, 3 trong bộ điều khiển thông minh. Để vận hành cụm đèn trước, công tắc phải ở
vị trí ON . Xoay cơng tắc đèn của cơng tắc đa năng về vị trí HEAD và xác định
LOW/HIGH của công tắc đèn pha/cốt.
Công tắc đèn pha/cốt: LOW
Ở vị trí HEAD của cơng tắc đèn, khi cơng tắc đèn pha/cốt tại LOW, BCM nhận tín
hiệu và truyền nó đến cụm đồng hồ và mô-đun điều khiển IPS thông qua CAN.
MICOM trong cụm đồng hồ bật đèn pha và IPS điều khiển mô-đun điều khiển
ARISU-LT IPS 1, 3 để bật cụm đèn trước (LOW). Kết quả điều khiển và chẩn đốn
được gửi đến BCM thơng qua CAN.
14


Cơng tắc đèn pha/cốt:HIGH
Ở vị trí HEAD của cơng tắc đèn, khi công tắc đèn pha/cốt tại HIGH, BCM nhận
được tín hiệu và truyền nó đến cụm đồng hồ và mô-đun điều khiển IPS thông qua
CAN. MICOM trong cụm đồng hồ bật đèn cốt và điều khiển ips mô-đun điều khiển
arisu 1, 3 để bật cụm đèn trước (HIGH). Kết quả kiểm sốt và chẩn đốn được gửi đến
BCM thơng qua CAN.

Công tắc đèn pha/cốt: PASS
Kéo công tắc đèn pha/cốt đi về phía người lái 2~3 lần để cảnh báo phương tiện
khác và bật đèn cốt trong cụm đồng hồ và cụm đèn trước (HIGH). Nó có thể được vận
hành bất kể vị trí HEAD của cơng tắc đèn.
Tính năng đèn pha Escort
Hệ thống này cung cấp khả năng quan sát của người lái xe trong đêm. Nếu bạn
xoay công tắc đánh lửa sang vị trí ACC hoặc OFF cùng với đèn pha ON, đèn pha vẫn
sáng trong khoảng 20 phút. Nếu cửa người lái được mở và đóng, đèn pha sẽ tắt sau 30
giây. Có thể tắt đèn pha bằng cách nhấn nút khóa trên bộ phát (hoặc chìa khóa thơng
minh) hai lần hoặc xoay cơng tắc đèn sang vị trí OFF hoặc chế độ tự động
Chức năng điều khiển - CAN FAIL
Nếu CAN( mạng lưới khu vực điều khiển) không thành công và công tắc đánh
lửa ON , Khối đấu dây thông minh bật cụm đèn trước (LOW) bằng lực để đảm bảo an
toàn cho người lái.
Kiểm tra cơng tắc đa chức năng:
Kiểm tra tính liên tục giữa các thiết bị đầu cuối tại mỗi vị trí của cơng tắc đa
chức năng. Nếu nó khơng hoạt động liên tục, hãy thay thế công tắc đa năng.

15


Hình 2.2 Cơng tắc chiếu sang, đèn pha/cốt

16


2.1.1.2 Đèn báo rẽ và đèn khẩn cấp

Hình 2.3 Sơ đồ đèn báo rẽ và đèn khẩn cấp


Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống được điều khiển thơng qua q trình nhập xuất dữ liệu giữa mỗi
mô-đun với hệ thống mạng. Đèn báo rẽ & đèn báo nguy hiểm được điều khiển bằng
mô-đun điều khiển IPS và ARISU-LT IPS 1, 3, 4 (4CH) trong Hộp đấu dây thông
minh.
17


Đèn báo rẽ:
Vận hành đèn báo rẽ bằng nguồn IG1 và đặt công tắc đèn xi nhan thành LH hoặc
RH. Khi công tắc đèn xi-nhan được vận hành, mô-đun điều khiển IPS nhận tín hiệu và
điều khiển ARISU-LT IPS 1, 3, 4 với Rơle âm thanh của đèn xi nhan để bật đèn xi
nhan và tín hiệu báo rẽ với âm thanh xin rẽ. Hoạt động sẽ tự động bị ngừng sau khi
xoay hồn thành. Xoay lại cơng tắc về giữa nếu đèn báo rẽ không ngừng tự động.
Khi chuyển làn, người lái có thể vận hành cơng tắc bằng cách di chuyển nhẹ Cần
trước khi bấm. Đèn rẽ sẽ tự động tắt khi công tắc được nhả ra và trở về vị trí ban đầu.
Đèn khẩn cấp:
Đèn khẩn cấp được vận hành bằng cách nhấn công tắc đèn khẩn cấp bất kể trạng
thái khởi động động cơ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó được sử dụng để ngăn ngừa tai
nạn. Trong khi nhấn công tắc Đèn khẩn cấp, mô--đun điều khiển IPS nhận được tín
hiệu điều khiển ARISU-LT IPS 1, 3, 4. Vì vậy, tất cả các đèn xi nhan sẽ nhấp nháy
trong cùng một lúc. Khi nhấn lại, đèn khẩn cấp sẽ bị ngừng. Trong lúc đèn khẩn cấp
hoạt động, đèn báo rẽ sẽ khơng thể kích hoạt.
Nếu đèn báo rẽ và đèn báo nguy hiểm nhấp nháy nhanh hoặc chậm bất thường,
có thể có vấn đề về tiếp đất hoặc hệ thống dây điện của đèn.

18



×