Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ MS 2 " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.89 KB, 7 trang )






Bé N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn N«ng Th«n





Chương trình Hợp tác Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (CARD)





Báo cáo tiến độ dự án

002/04VIE: Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng
cao phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ


MS 2: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất







Ngày 29/7/2005







1

Mục lục

1. Thông tin đơn vị
2. Tóm lược dự án
3. Báo cáo tóm tắt
4. Giới thiệu và bối cảnh
5. Tiến độ đến thời điểm báo cáo
5.1. Những điểm nổi bật
5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ
5.3. Xây dựng năng lực
5.4. Quảng bá
5.5. Quản lý dự án
6. Báo cáo về vấn đề đ
an chéo
6.1. Môi trường
6.2. Vấn đề xã hội và giới
7. Sự thực hiện và tính bền vững
7.1. Khó khăn và trở ngại
7.2. Giải pháp
7.3. Tính bền vững

8. Hoạt động tiếp theo
9. Kết luận

3
4
4
5
5
5
6
6
6
6
6
6
6
7
7
7
7
7
8












1. Thông tin về đơn vị

2


Tên dự án Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất
lượng cao phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ
Đơn vị phía Việt nam Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sản I
Giám đốc dự án phía Việt Nam TS. Phạm Anh Tuấn
Đơn vị phía Australia Đại hoc Deakin , Australia
Cộng tác chính TS. Christopher Austin
Thời gian bắt đầu 8/03/2005
Thời gian kết thúc 30/02/2007
Giai đoạn viết báo cáo Báo cáo 6 tháng thứ nhất


Cán bộ liên lạc

Phía Australia: Cố vấn trưởng
Họ tên: TS. Chris Austin
Chức vụ: Phó giáo sư
Tổ chức: Đại hoc Deakin , Australia

Ở Australia: đầu mối liên hệ chính
Họ tên: David Bridge
Chức vụ: Nhân viên phòng hành chính
Tổ chức: Đại hoc Deakin , Australia


Phía Việt Nam
Họ tên: TS. Phạm Anh Tuấn
Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Tổ chức: Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sản I

Điện thoại: 03 5563 3518
Fax: 03 5563 3462
Email:



Điện thoại: 03 5227 2793
Fax: 03 5227 2175
Email:


Điện thoại: 84 4 8781084
Fax: 84 4 8785748
Email:



2. Trích lược dự án
Tăng sản lượng cá nuôi nội địa được Chính phủ Việt Nam dành ưư tiên cao trong lĩnh vực phát
triển nông thôn nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người

3

dân. Nâng cao chất lượng di truyền đàn cá ở các viện nghiên cứu, tổ chức phát tán có hiệu quả các

đàn cá bố mẹ chất lượng tới các trại giống tỉnh và các nông hộ nuôi cá, bên cạnh đó nâng cao năng
lực nghiên cứu di truyền chọn giống của các cơ quan nghiên cứu và quản lý tốt đàn cá bố mẹ của các
trại giống. Dự án trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện rất tố
t. hầu hết các hoạt động và mục tiêu đề
ra đều hoàn thành tốt hoặc hoàn thành vượt. Bộ câu hỏi được phóng vấn điểm, sau đó chỉnh sửa và
tiến hành phỏng vấn 100 bộ. Thu mẫu các quần đàn cá chép tại 52 điểm, đó là từ các Viện nghiên
cứu, các trại giống tỉnh, trại tư nhân và các hộ dân nuôi cá và các quần đàn cá tự nhiên. Đã hoàn
thành 2 khoá tập huấn trong tháng 5/2005, 1 khoá cho các chủ trại sản xu
ất cá giống và các hộ dân
nuôi cá, 1 khoá tập huấn dành cho các cán bộ nghiên cứu trẻ. Các thiết bị phòng thí nghiệm đã mua
và đang được sử dụng.

3. Báo cáo tóm tắt
Những công việc của dự án sẽ được đưa ra chi tiết ở báo cáo tiến độ và quá trình tiến hành dự
án luôn bám sát theo mục đích của dự án.

Dự án bắt đầu từ 8/03/2005, hầu hết các hoạt động và mục tiêu đề ra trong 6 tháng đầu đều hoàn
thành tốt hoặc hoàn thành vượt. Bộ câu hỏi được phóng vấn điểm, chỉnh sửa và đã phỏng vấn 100
bộ. Đã thu mẫu các quần đ
àn cá chép tại 52 điểm, đó là từ các Viện nghiên cứu, các trại giống tỉnh,
trại tư nhân và các hộ dân nuôi cá trên khắp nước để phân tích di truyền ADN. Đã hoàn thành tốt 2
lớp tập huấn trong tháng 5/2005, một khoá tập huấn dành cho các cán bộ nghiên cứu trẻ, một dành
cho chủ các trại sản xuất cá giống và các hộ dân nuôi cá. Lớp tập huấn đầu tiên (5-9/5/2005) cho 23
cán bộ trẻ từ 6 các tổ chức và viện nghiên cứu. Bao gồm Viện nghiên c
ứu thuỷ nuôi trồng Thuỷ Sản
I, II và III, Đại hoạc Cần Thơ, Trường Trung cấp Thuỷ Sản, Đại Học Thuỷ Sản Nha Trang, Đại
Học Vinh, Đại học Huế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện nghiên cứu Hải Sản. Lớp tập huấn
thứ hai (10-15/5/2005) cho 19 hộ nuôi cá và các chủ trại sản xuất giống thuộc các tỉnh: Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc, Hà nội, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Bình, Bình Định, Gia lai, Nghệ An, Hả
i Dương.

Các tài liệu và báo cáo liên quan đến tập huần đã được hoàn thành. Trang thiết bị phòng thí nghiệm
cũng đã được mua và đang được sử dụng.


4. Giới thiệu và bối cảnh
Mục đích của dự án, kết quả mong đợi và phương pháp tiến hành.

4

Mục tiêu chung của dự án là xác định được cá chép có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sử
dụng giống của nông hộ góp phần tăng năng xuất và giảm giá thành sản xuất, đóng góp quan trọng
trong việc xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho nông hộ nuôi cá.
Cá chép được lựa chọn vì là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở Việt Nam (sản lượng ước
chừng 20.000 tấn/năm), đặc biệ
t với các cộng đồng dân cư ở những vùng có thu nhập thấp (vùng
núi, đồng bào dân tộc…). Hơn nữa, Chính Phủ Việt Nam đã và đang có những quan tâm, đầu tư
đáng kể cho sản xuất và phổ biến giống cá chép có chất lượng cao, và một số cán bộ (Viện nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản I) đã có những kinh nghiệm đáng kể trong việc nâng cao chất lượng di
truyền giống.
Mục tiêu cụ th
ể của dự án : (1) Đánh giá hiện trạng sinh sản, quản lý đàn cá chép bố mẹ liên
quan đến công tác chọn giống, và lưu giữ các phẩm giống nâng cao tại các viện, trại sản xuất giống
(nhà nước và tư nhân) và các nông hộ nuôi cá. Đánh giá hiểu biết về giống và chọn đàn giống của
các nông hộ; (2) Xác định đa dạng di truyền và hình thái giữa các dòng cá chép, bao gồm cả các đàn
cá tự nhiên và các đàn cá gia hoá của Việ
t Nam, đánh giá mức độ thành công của việc phát tán đàn
cá chép chọn giống; (3) Nâng cao hiệu quả trong sinh sản cá chép, quản lý đàn cá bố mẹ và ương
nuôi con giống của các nông hộ và người sản xuất giống; (4) Nâng cao năng lực cho các cán bộ
nghiên cứu và kỹ thuật viên trẻ về nghiên cứu di truyền trong quản lý đàn cá bố mẹ, di truyền phân
tử và chọn giống cá.

Phương pháp tiến hành của dự án là sự kết hợ
p giữa hai phương pháp truyền thống và hiện đại.
Hiểu biết về nguồn gen cá chép ở Việt Nam, và phát tán hiệu quả đàn cá đã được chọn lọc tới nông
hộ dựa trên sự kết hợp phương pháp hiện đại (di truyền phân tử) và phương pháp truyền thống (hình
thái học và nuôi thử nghiệm), thông qua mô hình trình diễn (giống tốt tại các ao của hộ dân) và
phỏng vấn các bên có liên quan. Phương thức phân tán sản xuất gi
ống sẽ hiệu quả hơn khi hiểu biết
hơn về nguồn tài nguyên di truyền cá chép và kiến thức của các chủ trại sản xuất giống được nâng
cao (thông qua tập huấn) để quản lí tốt và nâng cao hơn chất lượng giống cá.
5. Tiến độ đến thời điểm báo cáo
5.1. Những điểm nổi bật
Ghi chú: Chi tiết của quá trình thực hiện đã được ghi rõ ở phần khung logic dự án. Báo cáo được
viết như hướng dẫn. Mục đích của báo cáo tiến độ là báo cáo lại chi tiết các hoạt động của dự án
đã đạt được trong phần khung logic dự án.
Những hoạt động đã tiến hành:

5

(1) Hoàn thành 2 lớp tập huấn tổ chức tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sản 1.
(2) Xây dựng bộ câu hỏi để đánh giá hiểu biết về giống và nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật
sinh sản cá chép của các nông hộ, cán bộ quản lý trại sản xuất giống và đã phỏng vấn 100 nông
hộ và cán bộ trại giống trên toàn quốc (vượt kế hoạch).
(3) Thu mẫu quầ
n đàn cá chép ở Việt Nam (vượt kế hoạch)
5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là các nông hộ nuôi cá, họ đã được tham gia lớp tập huấn tại
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, tiến hành phỏng vấn về hiện trạng sinh sản, quản lý đàn cá
bố mẹ có liên quan đến công tác chọn giống.
5.3. Xây dựng năng lực
Nâng cao khả n

ăng nghiên cứu về di truyền giống cho các cán bộ trẻ ở các Viện nghiên cứu,
trường đại học thông qua chương trình tập huấn .
5.4. Quảng bá
Chưa xuất bản
5.5. Quản lý dự án
Đã quản lý và tổ chưc thực hiện dự án rất có hiệu quả.

6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo
6.1. Môi trường
Không có vấn đề về môi trường.
6.2. Vấn đề xã hội và giới
Đã có sự cân bằng về giới trong khoá tập huấn thứ nhất cho cán bộ nghiên cứu trẻ (14 nữ; 9
nam), Tuy nhiên tỷ lệ giới tính đã không cân xứng trong lớp tập huấn cho nông hộ nuôi cá và các
chủ trại sản xuất giống (2 nữ; 17 nam). Các nông hộ nuôi cá và trại sản xuất giống phần lớn là nam
giới và dự án sẽ tă
ng tỷ lệ nữ giới tham gia tập huấn trong thời gian tới.


7. Sự thực hiện và tính bền vững

6

7.1. Những khó khăn và trở ngại
Dự án đã được tiến hành rất thành công trong thời gian qua, tuy nhiên đầu năm có sự chuyển
công tác của Tiến sĩ Chris Burridge, di truyền cá, là nghiên cứu sinh Postdoctoral của Phó Giáo sư
Austin. Sự ra đi của Ts Chris Burridg đã được bù đắp bằng tham gia thêm từ TS. Austin, và
Schultz và Barranski. Một vấn đề nảy sinh là TS. Austin được bổ nhiệm là Giáo sư, Trưởng khoa,
Khoa học và Cơ sở Công nghiệp thuộc Đại học Charles Darwin, Darwin, Australia. TS. Austin sẽ
giữ nhận công tác ở vị trí mới từ tháng 11 năm 2005.
7.2. Giải pháp

Trường Charles Darwin có nguồn lực về lĩnh vực thuỷ sản và di truyền giống tương tự hoặc
có thể có phần tốt hơn so với nguồn lực hiện có tại Warrnambool - Đại học Deakin, vì vậy sẽ không
có vấn đề gì cho khi chuyển dự án từ trường Deakin sang trường Charles Darwin. Trường Đại học
Deakin và trường Đại học Charles Darwin sẽ
gửi công văn về việc chuyển dự án này tới Hassall &
Associates trong thời gian tới. Hơn nữa, Trường Đại học Charles Darwin sẽ bổ nhiệm 1 cán bộ
nghiên cứu về di truyền cá vào cuối năm nay để trợ giúp TS. Austin trong những chương trình
nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản, di truyền cá kể cả bao gồm dự án này.
7.3. Tính bền vững
Không có vấn đề gì khác ngoài vấn đề nêu trên.
8. Các hoạt động tiếp theo
Một số các hoạt động tiếp theo của dự án là:
(1) Phân tích và tổng kết số liệu thu được trong phỏng vấn các nông hộ nuôi cá và chủ trại
sản xuất cá giống
(2) Phân tích biến dị di truyền
(3) Tập huấn chuyên sâu cho 2 cán bộ khoa học trẻ của Việt Nam tại Australia
Không có những khó khăn lớn đối với mục tiêu dự án đặt ra. Hai cán bộ trẻ của Việt Nam đã
được xác định và thư mờ
i tập huấn đã gửi đến họ.
Chỉ có 1 bước thêm nữa là chuyển dự án từ trường Deakin sang trường Charles Darwin.
9. Kết luận
Dự án được thực hiện đúng tiến trình, các hoạt động trong 6 tháng đầu tiên đã hoàn thành và vượt
các chỉ tiêu đề ra.

7

×