Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho doanh nghiệp tư nhân Gia Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.49 KB, 94 trang )

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
PHẦN MỞ ĐẦU
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
− Tìm hiểu đặc trưng của nước thải các ngành chế biến thủy hải sản nói
chung và nhà máy chế biến thủy sản Công ty Gia Hòa nói riêng.
− Tìm ra các giải pháp xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thủy sản Công
ty Gia Hòa, đây là mục tiêu chính của đề tài.
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Các nội dung của luận văn bao gồm:
− Giới thiệu sơ lược công nghiệp chế biến thủy hải sản.
− Giới thiệu về nhà máy chế biến thủy sản Công ty Gia Hòa và nước thải
sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy.
− Đề xuất công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản Công ty Gia Hòa.
− Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thủy sản
Công ty Gia Hòa với công suất 250m
3
/ngày.đêm.
− Dự trù kinh phí thực hiện cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của
nhà máy chế biến thủy sản Công ty Gia Hòa.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 1
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
 Thời kỳ thứ nhất (từ năm 1980 về trước):
Ngành thủy sản Việt Nam về cơ bản vẫn là một ngành kinh tế tự cấp, tự túc,
thiên về khai thác những tiềm năng sẵn có. Cơ chế quản lý hoạt hóa tập trung
kéo dài, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm đã khiến chúng ta quen đánh giá
thành tích theo tấn, theo tạ bất kể giá trò, triệt tiêu tính hàng hóa của sản phẩm.
Điều đó dẫn tới sự suy kiệt của các động lực thúc đẩy sản xuất, đưa ngành tới bờ


vực suy thoái vào cuối những năm 70.
 Thời kỳ thứ hai (từ những năm 1980 đến nay):
Thời kỳ này được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu và thử
nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải” mà thực chất là chú trọng nâng cao giá
trò của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng đã tạo
nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thủy sản có thể coi là một ngành
tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thò trường theo
đònh hướng xã hội chủ nghóa ở nước ta. Trong quá trình đó, từ những ngành nghề
sản xuất nhỏ bé, ngành đã có vò thế xứng đáng và đến năm 1992 đã được Đảng
và Nhà nước chính thức xác đònh là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
đất nước.
Tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990. Đặc
biệt, nước ta đã đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản
trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã vượt qua mức
500 triệu USD năm 1995 và đang tiến tới rất gần mốc 1 tỷ USD. So với năm
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 2
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
1980, đến năm 1999 tổng sản lượng tăng gấp 2 lần, còn giá trò kim ngạch xuất
khẩu tăng tới 87 lần.
Năm 2000, ngành thủy sản tiếp tục triển khai toàn bộ các chương trình kinh
tế – xã hội mục tiêu:
- Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản
- Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản
- Chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ và ổn đònh khai thác vùng
gần bờ
- Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thò trường quốc tế, đưa ngành
thủy sản thực sự là ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn của đất nước.
Toàn ngành phấn đấu sản xuất đạt tổng sản lượng thủy sản 1.940.000 tấn,

trong đó có sản lượng hải sản khai thác 1.220.000 tấn, sản lượng nuôi trồng
720.000 tấn, giá trò kim ngạch xuất khẩu 1.100 triệu USD. Việc thực hiện thành
công những chỉ tiêu này sẽ là tiền đề cho việc bắt tay xây dựng chương trình phát
triển giai đoạn 2001 -2005 và đến 2010.
2. CÁC LOẠI CHẤT THẢI TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI
SẢN
2.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong ngành chế biến thủy hải sản chia làm 2 loại: chất thải
trong công nghiệp chế biến và chất thải sinh hoạt.
 Chất thải trong quá trình chế biến đông lạnh:
- Chất thải rắn trong quá trình chế biến tôm đông lạnh: đầu tôm, vỏ tôm.
- Chất thải rắn trong quá trình chế biến cá đông lạnh: đầu, đuôi, xương,
da cá.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 3
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
- Chất thải rắn trong quá trình chế biến nhuyễn thể: đầu, da, nang mực.
- Ngoài ra còn có chất thải trong quá trình chế biến những loài 2 mảnh
vỏ hay ghẹ…
 Chất thải trong công nghiệp chế biến nước mắm: Chất thải chủ yếu
là cặn bã, thành phần là những chất hữu cơ không hòa tan, canxi. Cứ sản
xuất khoảng 1000 lít mắm thì có 0,2 tấn bã.
 Chất thải trong chế biến thủy sản khô: Chất thải ở công đoạn này
chủ yếu là chất thải trong quá trình chế biến tôm đông lạnh như: đầu tôm,
vỏ tôm, đầu cá, xương cá, nội tạng cá, chất thải rắn từ các loại nhuyễn thể.
Thành phần chính trong chất thải rắn chủ yếu là protein và canxi.
 Chất thải trong quá trình chế biến đồ hộp: Chất thải trong quá trình
chế biến đồ hộp chủ yếu là đầu, da, xương, vẩy, vây và nội tạng của cá.
 Chất thải chế biến agar: Chất thải rắn trong chế biến agar chủ yếu
là cellulozer.

 Chất thải trong công nghệ chế biến bột cá.
 Chất thải sinh hoạt của các doanh nghiệp : chủ yếu là chất thải hữu
cơ, túi nilông hay các chất thải sinh hoạt.
2.2. Nước thải trong chế biến thủy sản
Nước thải trong công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, chế biến hàng
khô: bao gồm nước thải trong quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt.
Nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm: nước rửa nguyên liệu, nước rửa
bán thành phẩm, nước dùng trong vệ sinh dụng cụ, nước làm mát sản phẩm sau
khi luộc. Đối với các xí nghiệp sản xuất sản phẩm đông lạnh chín và cá cơm thì
nước thải của nguồn này bao gồm: máu, nhớt, thòt vụn, bùn đất, rác….
Nước thải sinh hoạt chủ yếu là từ các nguồn: nhà ăn tập thể, nước thải từ khu
nhà tắm, nước nhà vệ sinh và nước rửa chân tay.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 4
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
 Nước thải trong công nghiệp chế biến nước mắm:
Nước thải trong công nghiệp chế biến nước mắm chủ yếu là nước rửa
nguyên liệu và nước rửa dụng cụ. Nước thải trong công nghiệp này không thải ra
liên tục vì thời gian chế biến một mẻ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, vì vậy trong
thời gian này không có nước thải. lượng nước thải này phụ thuộc vào mức độ sạch
của nguyên liệu mà độ hao nước khác nhau.
Hàm lượng chất hữu cơ trong nhà máy chế biến nước mắm không cao bằng
nhà máy chế biến thủy hải sản khác.
 Nước thải trong công nghiệp chế biến đồ hộp:
Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là khâu rửa nguyên liệu, nước rửa bán
thành phẩm, nước hấp cá, nước rửa dụng cụ, nước rửa lò hơi và nước khử trùng đồ
hộp.
Đặc trưng của nước thải này là chứa nhiều chất hữu cơ, hợp chất nitơ, hợp
chất photpho, và lipit.
 Nước thải trong công nghiệp chế biến agar:

- Nước rửa nguyên liệu
- Nước thải sau khi xử lý kiềm
- Nước rửa sau khi xử lý kiềm
- Nước thải sau khi xử lý axit
- Nước rửa sau khi xử lý axit.
Thành phần nước thải này bao gồm bã rong vụn, các hóa chất dư trong quá
trình chế biến.
 Nước thải trong công nghiệp chế biến bột cá:
Nguồn phát sinh chính trong quá trình này chủ yếu là:
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 5
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
- Nước rửa nguyên liệu
- Nước ép tách cá sau khi hấp
- Nước rửa thiết bò dụng cụ.
Hầu hết các xí nghiệp chế biến thủy sản của nước ta còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là vấn đề xử lý nước thải. Theo các kết quả cho thấy, để sản xuất ra 1
tấn sản phẩm thì phải xả vào môi trường khoảng 70 m
3
nước thải. Nước thải của
các xí nghiệp chế biến thủy sản có độ nhiễm bẩn cao vượt quá tiêu chuẩn quy
đònh, nhưng hầu hết chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu mà cứ xả ra
nguồn tiếp nhận, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến tình trạng vệ sinh trong chế biến ở các xí nghiệp này và ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Việc xử lý nước thải thủy sản gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do các nguyên
nhân sau:
- Quy mô sản xuất nhỏ, các nhà máy chế biến phân bố rãi rác, không thể
xử lý nước thải tập trung để hạ giá thành.
- Nguồn nước thải không ổn đònh vì công nghệ chế biến thủy sản lạc hậu,

sản xuất mang tính chất mùa vụ, chưa có quy trình chặc chẽ dẫn đến
nguồn thải thất thường.
- Công nghệ nhập khẩu để xử lý nước thải phần nhiều tỏ ra ít hiệu quả vì
chưa tính đến các yếu tố khí hậu đặc thù của từng vùng ở Việt Nam,
cộng với trình độ của công nhân vận hành thấp, dẫn đến chi phí vận
hành dài hạn và không mang lại hiệu quả kinh tế.
- Chi phí đầu tư quá cao khi nhập công nghệ và thiết bò nước ngoài.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 6
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Bảng 1. Nồng độ các chất ô nhiễm tại một số nhà máy chế biến và doanh nghiệp tư nhân
Chỉ tiêu
CT cổ phần
đồ hộp Long
Hải
CT XNK Sông
Hương (Thừa
Thiên Huế )
CT chế biến
thủy sản
Khánh Hòa
Nhà máy đông
lạnh Toàn Sáng,
Đồng Tháp
Hộ tư nhân
ở Thái Bình
Nhà máy chế
biến Thanh Hóa
Hộ tư nhân ở Hải
Phòng

pH 6,76 7 7-8 7,80 6,72 7,24
Màu Vàng đục Vàng phớt hồng Đen
Mùi Thối Tanh Hôi
DO (mg/l) 4,50 6,47 2,67
BOD (mg/l) 127,15 510 1740 667,25 247,82 670,04
COD (mg/l) 468,6 704 820 1129,28 426,89 892,82
NH
4
+
(mg/l) 82,14 6,46 49,75
N
Tổng
(mg/l) 4,84 62 206 157 290,55 10,71 188,69
NO
2
-
(mg/l) 0 0 0
NO
2
(mg/l) 0,05 0,005 0,01
P
Tổng
(mg/l) 11,82 25 22
PO
4
-2
(mg/l) 28,61 28,54 21,05
Zn(mg/l) 0 0 0
Fe(mg/l) 0,27 0,15 1,00
Cr(mg/l) 0 0 0

H
2
S(mg/l) 4,65 0 5,12
TS(mg/l) 1029,51 862,44 950
SS(mg/l) 100 200 172 664,72 146,67 228,18
ColiformTB/1020ml) 5,01x10
7
0,5x10
7
7,6x10
7
Dầu mỡ 9mg/l) 4,75 5,45 4,18
(Nguồn tài liệu: Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam (INCEDA))
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 7
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
2.3. Khí thải phát sinh trong công nghiệp chế biến thủy hải sản
 Khí thải từ nguồn chất đốt:
Nguồn phát sinh khí thải chủ yếu từ hệ thống máy phát điện, nồi hơi, các
máy dùng nhiên liệu đốt cháy sản sinh ra khói độc và đặc trưng là aldehyt, bụi
khói, muội than, HC, SO
2
, CO
2
, NO
2
, CO.
 Mùi hôi tanh từ khu vực sản xuất:
Mùi hôi tanh đặc trưng cho các nhà máy chế biến thủy hải sản chính là mùi
phát sinh từ bản thân nguyên vật liệu, mùi phát sinh từ quá trình phân hủy nội

tạng của nguyên liệu thủy hải sản và quá trình phân hủy chất thải.
Thành phần chủ yếu của mùi này là hợp chất hữu cơ như: metylamin và các
sản phẩm của quá trình phân hủy hữu cơ.
 Mùi hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất:
Hóa chất chủ yếu là hơi Clo từ khâu khử trùng và quá trình máy:
− Hàm lượng Clo trong nước rửa tay là 10ppm.
− Nước nhúng ủng trước khi vào phân xưởng là 100ppm.
− Nước rửa dụng cụ thiết bò là 100ppm.
− Nước sản xuất là 10ppm.
 Khí thải từ hệ thống làm lạnh:
Các khí này chủ yếu là từ hệ thống làm lạnh của nhà máy như: tủ đông, hầm
đông, từ hệ thống làm nước đá. Khí thoát ra từ hệ thống này chủ yếu là Freon.
Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp phát
triển khá mạnh ở khu vực phía Nam. Bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về
kinh tế – xã hội, ngành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường
bức xúc cần phải giải quyết, trong đó ô nhiễm do nước thải và xử lý nước thải
công nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 8
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Nguyên liệu của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng, từ các
loại thủy hải sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi. Công nghệ chế biến
cũng khá đa dạng tùy theo từng mặt hàng nguyên liệu và đặc tính các loại sản
phẩm (thủy sản tươi sống đông lạnh, thủy sản khô, thủy sản luộc cấp đông…). Do
sự phong phú về dạng, loại nguyên vật liệu và sản phẩm nên thành phần và tính
chất nước thải công nghiệp chế biến thủy sản cũng hết sức đa dạng và phức tạp.
Trong quy trình công nghệ chế biến các loại thủy sản, nước thải chủ yếu sinh
ra từ công đoạn rửa sạch và sơ chế nguyên liệu. Trong nước thải thường chứa
nhiều mảnh vụn thòt và ruột các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng
và dễ phân hủy nên có mùi hôi tanh. Ngoài ra, nước thải còn thường xuyên có các

loại vẩy cá và mỡ cá. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thay đổi theo
đònh mức sử dụng nước và có khuynh hướng giảm dần ở những chu kỳ rửa sau
cùng.
Nhìn chung nước thải chế biến thủy sản bò ô nhiễm hữu cơ ở mức độ cao:
COD trong nước thải dao động trong khoảng 1.000 ÷1.200 mg/l, BOD
5
vào khoảng
600 ÷ 950 mg/l, tỷ số BOD/COD vào khoảng 75 ÷ 80 thuận lợi cho quá trình xử lý
bằng phương pháp sinh học. Hàm lượng nitơ hữu cơ trong nước thải cũng rất cao,
đến 70 ÷ 110 mg/l, rất dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước
thải. Ngoài ra trong nước thải đôi khi còn có chứa các thành phần hữu cơ mà khi bò
phân hủy chúng sẽ tạo ra các sản phẩm có chứa indol và các sản phẩm trung gian
của sự phân hủy các axít béo không no, gây nên mùi hôi thối rất khó chòu và đặc
trưng.
Một cách tổng quát, nước thải công nghiệp chế biến thủy sản nhìn chung là
có các thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép. Trong khi đó, lưu
lượng nước thải tính trên một đơn vò sản phẩm cũng khá lớn thường từ 30 ÷ 80 m
3
nước thải cho một tấn sản phẩm thành phẩm. Đây là một trong nhiều ngành công
nghiệp có tải lượng ô nhiễm cao, cần phải có những biện pháp thích hợp để kiểm
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 9
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
soát ô nhiễm nước thải, trong đó xử lý nước thải là một trong những yêu cầu hết
sức cần thiết.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 10
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN

CÔNG TY TNHH GIA HÒA
1. GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ CÔNG TY GIA HÒA
Công ty TNHH GIA HÒA tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 21.166,13 m
2
thuộc ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu.
Tên Công ty : Công Ty TNHH GIA HÒA
Lónh vực hoạt động : chế biến đồ hộp, thức ăn gia súc
Đòa chỉ : Ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Ròa Vũng Tàu
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Công ty TNHH Gia Hoà thuộc ấp Láng Cát, xã Tân Hải. Xã có diện tích tự
nhiên 2242,13 ha. Phía Đông tiếp giáp Phường Kim Dinh; Phía Tây tiếp giáp xã
Tân Hòa; Phía Nam tiếp giáp xã Long Sơn; Phía Bắc tiếp giáp xã Châu Pha. Xã
có 5 thôn ấp , có 4 dân tộc anh em chung sống, với 2054 hộ dân chung sống,
10422 nhân khẩu.
Khu du lòch sinh thái: Suối Tiên (suối Đá) là nơi dừng chân lý tưởng với
phong cảnh hữu tình, không khí tronh lành. Nơi đây, quý vò có thể thưởng thức
nguồn nước ngọt trong lành va mát rượi.
 Hệ thống giao thông rất phát triển, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên
vật liệu phục vụ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
 Điều kiện cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc tương đối đầy
đủ.
− Hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện có sẵn hoàn toàn đáp ứng hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 11
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
− Chưa có hệ thống cấp thoát nước. Công ty phải tự khoan giếng lấy nước
phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Toàn bộ nước mưa, nước thải
sẽ thoát ra sông Sớm Mới, nên việc thoát nước phải được kiểm soát

chặc chẽ, nước thải ra phải đạt tiêu chuẩn quy đònh mới thải ra ngoài.
 Điều kiện khí hậu:
− Khí hậu Vũng Tàu mang đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa với 2
mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
− Toàn vùng có nền nhiệt độ cao, không đều, không gặp thời tiết quá
lạnh, ít trường hợp có mưa quá lớn. Nhìn chung, khí hậu ôn hoà, ít có
thiên tai và thời tiết thất thường.
3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯNG NGUỒN NƯỚC
3.1. Chất lượng nước mặt
Chất lượng nước sông nói chung và tại khu vực Tân Hải nói riêng đã được
khảo sát, đo đạc để phục vụ cho nhiều đề tài nghiên cứu khoa học khác nhau.
Diễn biến chất lượng nước sông có những đặc điểm sau:
− Giá trò pH ở vùng thượng nguồn thấp nhất, sau đó tăng dần theo hướng
hạ lưu.
− Độ dẫn điện ở thượng nguồn thấp (<8,5µm) cho thấy nước sông không bò
nhiễm mặn. Tại Tân Hải, do ảnh hưởng của triều xâm nhập từ cửa sông
Cái Mép và đòa hình thấp nên giá trò này tăng lên đến 1540-1680µm
(tương đương độ mặn 0,7-0,8%). Tuy nhiên, độ mặn này chưa ảnh hưởng
đến canh tác lúa, mía.
− Hàm lượng chất lơ lững (SS) tại Tân Hải thấp (<13mg/l), càng lên
thượng nguồn giá trò này càng giảm, hàm lượng phù sa kém.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 12
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
− Tại Tân Hải nồng độ NO
3
-
từ 0,59-0,64mg/l, NH
4

+
từ 0,18-0,2mg/l cao
hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn.
− Tại Tân Hải, nồng độ BOD khoảng 6 mg/l, vượt 1,5 lần so với tiêu
chuẩn TCVN 5942-1995, ô nhiễm hữu cơ dẫn đến giảm oxy hòa tan. Tại
Tân Hải, giá trò DO là 5,2 mg/l
− Nồng độ một số kim loại nặng còn ở mức thấp (Cu<0,001mg/l,
Pb<0,001mg/l). Tuy nhiên, nồng độ sắt khá cao vượt tiêu chuẩn quy đònh
cho nguồn A là 1mg/l.
− Ô nhiễm do vi trùng ở mức độ thấp, tổng vi khuẩn coliform tại Tân Hải
từ 1500-4300MPN/100m, thấp hơn tiêu chuẩn quy đònh cho nguồn. Sông
Sớm Mới là nguồn cấp nước tự nhiên cho các huyện.
− Chất lượng nước ngầm
Theo các tài liệu đo đạc, khảo sát trong nhiều năm tại nhiều vùng thuộc
huyện Tân Thành, có thể đánh giá chất lượng nước ngầm như sau:
− Các giếng khoan có giá trò pH trong khoảng 7,0-8,3 nằm trong giới hạn
cho phép (6,5-8,5) theo tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944-1995.
− Các thông số về độ màu, tổng cứng, Nitrat, Clorua trong nước ngầm đạt
tiêu chuẩn TCVN 5944-1995.
− Nồng độ sắt tại hầu hết các giếng đều ở mức thấp, trong khoảng từ 0,02-
2,80 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép (1-5mg/l) đối với nước ngầm.
− Nhiều giếng khoan có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, giá trò Fecal Coliform
cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0 MPN/100ml).
Nhậân xét: Chất lượng nước ngầm khá tốt. Có thể khai thác để sử dụng cho
sản xuất và sinh hoạt, cần có thêm biện pháp xử lý để đạt tiêu chuẩn nước cấp cho
mục đích sản xuất, sinh hoạt.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 13
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN

4.1. Nguyên, nhiên liệu sử dụng
a. Nguyên liệu:
− Cá khoảng 500 tấn/tháng và cà chua khoảng 60 tấn/tháng
− Lon: dùng đóng hộp cá thành phẩm khoảng 10.800.000 hộp/tháng
− Cá phế phẩm được tận dụng để chế biến thức ăn gia súc, khoảng 65
tấn/tháng.
b. Nhiên liệu:
− Điện sử dụng khoảng 110.000 kW/tháng, được cung cấp từ lưới điện
quốc gia.
− Nước: lượng nước sử dụng được lấy từ giếng khoan khoảng 6000
m
3
/tháng gồm nước sinh hoạt và nước sản xuất. Trong đó nước dùng cho
sinh hoạt của 100 công nhân khoảng 300 m
3
/tháng.
Sản phẩm cá hộp khoảng 10.500.000 hộp/tháng, bột cá khoảng 20 tấn/tháng.
4.2. Quy trình sản xuất thức ăn gia súc
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 14
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Hình 1. Sơ đồ công nghệ chế biến thức ăn gia súc
Mô tả công nghệ chế biến thức ăn gia súc:
Các phế phẩm lấy từ quá trình chế biến cá hộp được đưa vào 4 bồn sấy làm
cho nguyên liệu được khô. Sau đó tiếp tục qua máy nghiền để nguyên liệu được
nghiền nhỏ theo yêu cầu. Cuối cùng nguyên liệu được trộn đều lại theo yêu cầu
về thành phần dinh dưỡng của khách hàng và đóng bao thành phẩm.
4.3. Quy trình công nghệ sản xuất cá hộp
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 15
SVTH : PHAN THANH LIÊM

Các phế phẩm cá
Sấy
Nghiền
Trộn
Đóng bao
Thành phẩm
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Hình 2. Sơ đồ công nghệ chế biến cá hộp
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 16
SVTH : PHAN THANH LIÊM
Cá nguyên liệu
(đã cắt đầu, tách ruột nội tạng)
Muối
Rửa sạch
Vô hộp
Hấp chín, rót nước sốt
Bài khí
Đóng nắp hộp
Thanh trùng
Dán nhãn, bao gói
Thành phẩm tiêu thụ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Mô tả công nghệ chế biến cá hộp:
Cá (đã cắt đầu, tách nội tạng) được muối để sát trùng và tăng độ cứng cho
sản phẩm, sau đó cá được rửa sạch, vô hộp. Kế tiếp, cá được đưa qua công đoạn
hấp chín rồi rót nước cốt vào. Tiếp đến cá hộp được đưa qua công đoạn bài khí
nhằm khử mùi và hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật. Sau khi đóng hộp, sản
phẩm được thanh trùng, dán nhãn, đóng thùng cho ra thành phẩm.
5. CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG
5.1. Khí thải

Phần lớn các xí nghiệp chế biến thủy hải sản sinh ra khí độc hại ở mức độ
còn tương đối thấp. Khí thải sinh ra từ các nhà máy bao gồm:
− Khí Clor sinh ra từ quá trình khử trùng thiết bò, dụng cụ và nhà xưởng
chế biến, khử trùng nguyên liệu và bán thành phẩm.
− Bụi sinh ra do quá trình vận chuyển và bốc dỡ bao bì.
− Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển, máy phát điện, lò hơi
với các thành phần chủ yếu là: CO
2
, NOx, SO
2
, CO. nguồn ô nhiễm này
rất khó kiểm soát vì phải phụ thuộc vào chất lượng các phương tiện vận
chuyển, điện áp của mỗi lưới điện.
− Hơi dung môi chất lạnh bò rò rỉ bao gồm các loại khí như R
12
, R
22
, NH
3

các khí này có thể ảnh hưởng đến tầng ôzôn (riêng mùi hôi của NH
3
sẽ
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu bò rò rỉ).
Hiện nay, đặc trưng của hầu hết các nhà máy chế biến thủy hải sản là mùi
hôi do sự phân hủy các chất hữu cơ. Theo thời gian, các chất hữu cơ đặc biệt là
các chất thải rắn sẽ phân giải các axit amin thành các chất đơn giản như
trimethylamine, dimethylamine… là những chất có mùi tanh và hôi thối.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 17
SVTH : PHAN THANH LIÊM

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
5.2. Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác của
con người, làm giảm thính lực của người lao động, giảm hiệu suất lao động và
phản xạ của công nhân, ngoài ra tiếng ồn cũng tạo ra các vết nứt. Tác động của
tiếng ồn có thể biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến hoạt
động của hệ thần kinh thực vật, khả năng đònh hướng, giữ thăng bằng và qua đó
ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiếng ồn quá lớn có thể gây thương tích.
Mức độ ồn và độ rung tại xí nghiệp chế biến thủy hải sản có thể chấp nhận
được vì hầu hết các thiết bò máy móc đều được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn quy đònh cho mức tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất là 75dB.
5.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong nhiều công đoạn nhất vẫn là ở khâu sơ chế. Tùy
thuộc vào quy trình, chủng loại sản phẩm, trình độ tay nghề, công nghệ mà lượng
phát sinh chất thải rắn cũng khác nhau.
Số liệu điều tra năm 2002 của Bộ Thủy Sản cho thấy, khi sản xuất 1 tấn tôm
đông lạnh xuất xưởng sẽ thải ra môi trường 0,65 tấn phế liệu (đầu, vỏ, nội tạng),
đối với cá phi lê đông lạnh 0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu là 0,45 tấn, nhuyễn thể
hai mảnh vỏ đông lạnh > 4 tấn, riêng với chế biến nước mắm lượng bã sinh ra ước
tính khoảng 0.3 tấn/tấn sản phẩm. Tỷ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở
các nhà máy rất khác nhau, dao động từ 0.07-1.05 tấn, vì nó phụ thuộc vào mặt
hàng chính của xí nghiệp.
Chất thải rắn ngành chế biến thủy sản thường phát sinh từ 3 nguồn:
− Từ quá trình chế biến: bao gồm các loại vỏ, đầu tôm, đầu cá, nội tạng,
vảy… hoặc là vỏ của các loại củ quả (sắn, khoai mì, bắp, mía, rau quả…)
nếu chất thải thuộc loại này không được thu gom sẽ phân hủy gây mùi
khó chòu, tạo ra môi trường kém vệ sinh.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 18
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA

− Từ khu vực phụ trợ: Bao gồm các loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở
căn tin hoặc bao bì hư hỏng từ khu bao bì. Chúng có thành phần gần
giống với rác thải đô thò.
5.4. Tác nhân nhiệt
Nước thải từ lò nấu (nhiệt nóng) và từ hệ thống lạnh (nhiệt lạnh) và tiếng ồn
từ các thiết bò sản xuất (máy bơm, máy nén lạnh, băng chuyền…) ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của công nhân, nhân dân xung quanh và cả môi trường thủy
sinh của nơi tiếp nhận nước thải.
5.5. Tác nhân hóa học
Bao gồm các loại hóa chất khử trùng và tẩy trùng như Chlorine, xà phòng,
các chất phụ da, bảo quản thực phẩm đều là những chất gây hại cho môi trường.
5.6. Tác nhân sinh học
Các loại chất thải như nước thải, chất thải rắn đều có chứa đựng các tác nhân
sinh học đó là các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật nuôi. Nếu
chúng ta không phát hiện và xử lý kòp thời nguồn nguyên liệu bò nhiễm bệnh thì
rất dễ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của cộng đồng.
5.7. Tác nhân khác
Hầu hết các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Việt Nam đều trang bò ủng, găng
tay, khẩu trang, nón (bảo hộ lao động) cho công nhân trong quá trình làm việc.
Môi trường làm việc của công nhân trong các xưởng chế biến thủy hải sản thường
bò ô nhiễm do độ ẩm cao và mùi hôi. Do đó tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như thấp
khớp, viêm họng, viêm bệnh đường hô hấp… thường chiếm tỷ lệ cao. Vấn đề vệ
sinh công nghiệp còn bò hạn chế bởi các phòng chế biến, sàn nhà xưởng, đường
thoát nước cũng như bàn chế biến chưa được thiết kế hợp lý. nh sáng trong nhà
chế biến thường chưa đủ độ sáng. Trần nhà, tường ngăn không sạch sẽ, hệ thống
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 19
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
vòi nước, chân bàn, khay đựng còn sử dạng kim loại dễ bò rỉ sét. Ở nhiều cơ sở bố

trí mặt bằng sản xuất còn chật hẹp, nhà xưởng gần nơi đổ phế liệu. Trong khu vực
sản xuất có nơi còn đọng nước bẩn và phế thải, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo.
5.8. Ô nhiễm do nước thải
a. Ô nhiễm do nước thải sản xuất
Nguồn thứ nhất: nguồn nước thải từ quá trình vệ sinh các phương tiện vận
chuyển, dụng cụ bốc xếp cá tươi,…
Nguồn thứ hai: nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồ hộp, đặc biệt là
trong quá trình rửa sạch nguyên liệu. Trong dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc,
không sử dụng nước nên không sinh ra nước thải.
Nguồn thứ 3: Một lượng nước thải không đònh kỳ khác là nước thải sinh ra
trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bò. Nguồn nước thải này có
thành phần ô nhiễm chính là dầu mỡ và chất rắn lơ lững.
Tổng lưu lượng nước thải sản xuất hiện nay trung bình khoảng 240m
3
/ngày.
Nước thải sản xuất có chứa nhiều các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững, các chất
hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
b. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:
Tổng số lao động hiện nay của Công ty Gia Hòa là 100 người. Nếu mỗi ngày,
trung bình mỗi người sử dụng 100 lít/người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt hiện
nay là 10 m
3
/ngày.
Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững, các chất
hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Nếu thải trực tiếp ra sông sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 20
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
c. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn:

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn từ nhà xưởng cuốn theo nguyên vật liệu
dư thừa, bột cá, thức ăn gia súc, dầu mỡ… gây ô nhiễm cho nguồn nước tiếp nhận.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn: Tổng nitơ 0,5-1,5mg/l, Tổng
Photpho 0,004-0,05mg/l, COD 50-80mg/l, Tổng SS 10-20mg/l. Nước mưa chỉ được
chảy qua các mương thu nước chảy tràn và xả trực tiếp ra môi trường với điều
kiện không chảy qua những khu vực có các chất ô nhiễm như bãi rác, nơi chứa các
phế liệu từ cá…
6. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI
Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản Công ty Gia Hòa bao gồm: nước
thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn. Trong đó, nước mưa
chảy tràn sẽ được tách riêng với nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, sau đó
được đưa vào hệ thống mương thu gom riêng rồi xả ra Kênh.
Tính chất của nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt có mức độ nhiễm bẩn
khác nhau, trong đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn. Nhìn chung
nước thải của hai nguồn này có các tính chất như sau:
− Hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải lớn.
− Trong nước thải thường chứa các vụn tôm, râu mực… các vụn này dễ
lắng.
− Hàm lượng Nitơ cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ khá cao (70-110
mg/l).
− Ngoài ra trong nước thải thủy hải sản có chứa các thành phần hữu cơ khi
bò phân hủy tạo các axit béo không bão hòa tạo ra mùi khó chòu và đặc
trưng, làm ô nhiễm về mặt cảm quan và không tránh khỏi sự ảnh hưởng
đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp làm việc.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 21
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Bảng 2: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải của
nhà máy chế biến thủy sản Công ty Gia Hòa
TT Chất ô nhiễm Đơn vò Nồng độ

TCVN 6980 -2001
Loại F1
1 pH - 6,61 6-9
2 COD mg/l 1450 50
3 BOD mg/l 419,4 20
4 SS mg/l 417 50
5 Tổng N mg/l 90 3
6 Tổng P mg/l 16,5 4
7 Dầu mỡ mg/l 0,56 5
8 Độ mặn 1,9 -
9 Tồng Coliform MPN/100ml 240.10
5
5000
10 E.coli 1100.10
4
-
(Sở Tài ngytên và Môi trường, tỉnh Vũng Tàu)
Với tải lượng ô nhiễm của nguồn nước thải này, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến hệ sinh thái nước khi xả ra nguồn tiếp nhận mà không qua hệ thống xử lý:
− Làm tăng độ độc của nước, cản ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của hệ thủy sinh, làm giảm khả năng tạo oxy hòa tan
trong nước.
− Hàm lượng chất hữu cơ cao tạo điều kiện thiếu oxy, trong nước xảy ra
quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại như H
2
S,
Mercaptans (R-SH), … gây mùi hôi thối và làm cho nước có màu đen.
Chính do sự thiếu dưỡng khí cộng với các sản phẩm khí độc hại như H
2
S,

Mercaptans, … được tạo ra trong nước làm cho các động vật trong nước
như tôm, cá… cùng hệ thực vật bò hủy diệt, đây là nguồn gốc gây bệnh
dòch theo đường nước.
− Nước thải ngấm xuống đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Cho nên việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho
Công ty Gia Hòa là hết sức cần thiết và cấp bách.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 22
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
7. TIÊU CHUẨN XẢ NƯỚC THẢI RA NGUỒN TIẾP NHẬN
Nguồn tiếp nhận: Nước thải được thải ra kênh thoát nước công cọâng và
dẫn ra sông Sớm Mới.
Tiêu chuẩn xả thải: Nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt loại F1
theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6980 -2001.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 23
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN
THỦY SẢN
1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠ HỌC
Mục đích của phương pháp xử lý cơ học là tách các chất không hòa tan và
một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.
1.1. Thiết bò tách rác
a. Thiết bò tách rác thô
Nhằm giữ lại các vật rắn thô như: rơm cỏ, gỗ mẫu, bao bì chất dẻo, giấy,
giẻ…. Các thiết bò tách rác thô thường là song chắn rác hoặc lưới chắn rác.
b. Thiết bò lọc rác tinh
Thiết bò lọc rác tinh thường đặt sau thiết bò tách rác thô, có chức năng loại bỏ

các tạp chất rắn có kích cở nhỏ hơn, mòn hơn. Thiết bò lọc rác tinh thường có dạng
hình trống.
1.2. Bể lắng
Bể lắng là các loại bể, hố, giếng cho nước thải chảy vào theo nhiều cách
khác nhau: theo tiếp tuyến, theo dòng ngang, theo dòng từ trên xuống và tỏa ra
xung quanh. Nước qua bể lắng dưới tác dụng của trọng lực của hạt cặn sẽ lắng
xuống đáy và kéo theo một số tạp chất khác.
Bể lắng thường được chia thành bể lắng cát và bể lắng bùn, cặn. Các loại bể
lắng cát thông dụng là bể lắng cát ngang, hố lắng cát đứng và bể lắng cát tiếp
tuyến. Bể lắng bùn, cặn thường là bể lắng ngang hoặc bể lắng đứng.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 24
SVTH : PHAN THANH LIÊM
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN CÔNG TY TNHH GIA HÒA
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng bao gồm: khối lượng riêng và tải
trọng tính theo chất rắn lơ lửng, tải trọng thủy lực, sự keo tụ các chất rắn, vận tốc
dòng chảy trong bể, sự nén bùn đặc, nhiệt độ nước dòng thải và kích thước bể
lắng,…
1.3. Bể tách dầu mỡ
Nước thải của một xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp
ép dầu thường có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt
nước, một phần tan trong nước dưới dạng nhũ tương. Nước thải sau xử lý không có
lẫn dầu mỡ mới được phép thải vào nguồn tiếp nhận. Hơn nữa, nước thải có lẫn
dầu mỡ khi đưa vào hệ thống xử lý sinh học sẽ làm bít các lỗ ở vật liệu lọc, ở
màng lọc sinh học và còn làm hỏng cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aeroten.
1.4. Bể lọc cơ học
Được dùng trong quy trình xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ
khỏi nước thải mà bể lắng không lắng được. Trong các loại phin lọc thường có loại
phin lọc dùng vật liệu lọc dạng tấm hoặc hạt. Vật liệu dạng tấm có thể làm bằng
thép có đục lỗ hoặc lưới bằng thép không gó, nhôm, niken, đồng thau, các loại vải
khác nhau (thủy tinh, bông, len, sợi tổng hợp…). Tấm lọc cần có trở lực nhỏ, đủ

bền và dẻo cơ học, không bò nở và bò phá hủy bởi điều kiện lọc.
Vật liệu lọc dạng hạt là cát thạch anh, than antracit, than cốc, sỏi, đá nghiền,
thậm chí cả than nâu, than bùn hay than gỗ.
Đặc tính quan trọng của lớp hạt lọc là độ xốp và độ bền. Quá trình lọc có thể
xảy ra dưới tác dụng của áp suất cao trước vật liệu lọc hoặc chân không sau lớp
lọc.
Các phin lọc làm việc sẽ tách các phần tử tạp chất phân tán hoặc lơ lửng khó
lắng khỏi nước. Các phin lọc làm việc không hoàn toàn dựa vào nguyên lý cơ học.
GVHD : ThS. NGUYỄN TUẤN ANH 25
SVTH : PHAN THANH LIÊM

×