Bài Thảo Luận
Môn: Kỹ Thuật Xử Lý Nước Thải
Đề Tài: Nêu dây chuyền công nghệ và đặc
trưng nước thải của lò giết mổ gia súc gia cầm.
Danh sách nhóm:
1. Đinh Thị Hương
2. Lê Thị Hương
3. Phạm Thị Hường
4. Nguyễn Xuân Khôi
I. Mở đầu:
Trong suốt thời gian qua vấn đề ô nhiễm môi
trường do chất thải của các lò giết mổ gia súc-
gia cầm đang là một trong những vấn đề đáng
quan tâm của toàn xã hội. Do đặc điểm công
nghệ của ngành, ngành giết mổ gia súc-gia cầm
đã sử dụng một lượng nước khá lớn trong quá
trình chế biến. Vì vậy, ngành đã thải ra môi
trường một lượng lớn nước thải, khí thải và chất
thải rắn, là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường chung của đất nước.
II. Dây chuyền công nghệ và đặc trưng nước
thải
1. Các dây chuyền giết mổ
1.1. Giết mổ gia súc
a, giết mổ gia Trâu Bò:
- Khu vực tiếp nhận: Để giảm thiểu căng
thẳng cua gia súc, chống suy kiệt, các gia súc
được lưu lại từ 24-36 giờ và thường xuyên
được kiểm tra sức khỏe trước khi giết mổ.
- Gây ngất: Các gia súc được chuyển từ khu
vực tiếp nhận đến khu vực giết mổ, tại đây các
gia súc sẽ được gây ngất bằng điện trước khi
mổ và đảm bảo không cử động, cắm một con
dao nhỏ vào não của gia súc và sau đó treo lên
bằng hai chân sau.
- Giết mổ: Mạch máu được cắt đứt để huyết
chảy ra, sừng chân cũng được cắt rời trước khi
lột da.
- Lột da: Da sẽ được lột bỏ bằng những con
dao sắc và kéo ra bằng tay, huyết và nước mô
rơi xuống nhà.
- Moi ruột: Thân gia súc đã được lột da được
cắt mở ra và tách các bộ phận có thể ăn được
và không thể ăn được đến khâu làm sạch.
- Xẻ thịt và rửa: Thân gia súc sẽ được xẻ đôi
bằng cưa điện, rửa sạh và cắt xén gọn gang
trước khi kiểm tra chất lượng, cân và giao cho
chủ hang vận chuyển đến khu vực chế biến.
b, giết mổ heo
- Trại nhốt: Heo được nhốt trong 24 giờ để hồi
phục và giảm căng thẳng và đủ nước để tống
các vi trùng ra khỏi ruột
- Làm ngất: Trước khi mổ heo bị làm ngất bằng
dòng điện tần suất cao, điện áp thấp và được
kéo lên giá treo để mổ.
- Cắt tiết: Động mạch và tĩnh mạch cổ bị cắt
đứt để máu chảy ra hết và làm mềm các cơ thịt
để cạo lông được dễ dàng.
- Nhúng và cạo lông: Đầu heo được cắt riêng
và bụng được mổ banh ra. Phần nội tạng được
chuyển đi để tách riêng những phần dùng được
và không dùng được. Ruột được làm sạch để
làm lạp xưởng.
- Cắt xẻ: Phần thân heo sau khi được làm sạch
và cắt gọn ghẽ được xẻ đều ra làm 2 phần. Mỗi
phần lại được làm sạch một lần nữa và được
kiểm tra chất lượng trước khi đi giao.
1.2. Giết mổ gia cầm
- Trại nhốt: Gia cầm được nhốt trong 24 giờ để
hồi phục và giảm căng thẳng và đủ nước để
tống các vi trùng ra khỏi ruột
- Làm ngất: Trước khi mổ gia cầm bị làm ngất
bằng dòng điện tần suất cao, điện áp thấp và
được kéo lên giá treo để mổ.
- Cắt tiết: Động mạch và tĩnh mạch cổ bị cắt
đứt để máu chảy ra hết và làm mềm các cơ thịt
để vặt lông được dễ dàng.
- Nhúng và vặt lông: Đầu gia cầm được cắt
riêng và bụng được mổ ra một phần để lấy hết
phần nội tạng ra ngoài. Phần nội tạng này được
chuyển đi để tách riêng những phần dùng được
và không dùng được.
- Cắt xẻ: Phần thân gia cầmsau khi được làm
sạch và cắt gọn ghẽ được xẻ riêng biệt phần đùi
và ức ra hoặc để cả con. Sau đó được kiểm tra
chất lượng trước khi đi giao hoặc được đưa
sang khu vực chế biến và đóng đồ hộp.
Một số hình ảnh về lò giết mổ gia súc-gia
2. Đặc trưng của nước thải:
Các loại chất thải và ô nhiễm chủ yếu, nguồn
gốc:
- Nước Thải: Nguồn gốc:
+ Nước thải từ quá trình sản xuất
+ Nước vệ sinh thiết bị nhà xưởng
+ Nước sinh hoạt cho các công nhân của
nhà máy
Nước thải của cơ sở giết mổ có nồng độ chất
rắn cao, BOD và COD khá cao và luôn luôn
chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ bao
gồm các hợp chất của cacbon, nito, photpho.
Các hợp chất hữu cơ này làm tăng độ phì của
nước đồng thời dễ bị phân hủy bởi các vi sinh
vật, gây mùi hôi thối và làm ô nhiễm nguồn
nước.
Nước thải của các cơ sở chế biến thịt cá
thường chứa một lượng lớn vi sinh vật. Nếu
không có biện pháp xử lý thì rất dễ gây ô nhiễm
bởi các vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc nguồn
nước sử dụng
Ngoài ra ngành giết mổ là một ngành đòi hỏi
sử dụng nước rất nhiều, hầu như các công đoạn
xử lý nguyên liệu đều có nhu cầu dung nước
như:
+ Khâu rửa sơ bộ nguyên liệu
+ Khâu làm rã nước đá đông lạnh
+ Khâu xử lý nguyên liệu
+ Khâu chế biến như hấp, luộc…
Nước thải của công ngệ chế biến thịt gần
giống nước thải sinh hoạt nhưng có độ nhiễm
cao hơn nhiều. Chúng có độ dầu mỡ, axit béo
rất cao, ngoài ra còn có chất tẩy rửa, lông…
Nước thải giết mổ còn chứa chất dinh dưỡng
như Prootein, khi amin hóa tạo ra NH3, vì thế
nước thải cần phải được Nitrit hóa.
Bảng 1.1 cho thấy tính chất lý hóa của loại nước
thải này:
TT Thông số Hàm
lượng và
tính chất
1 PH 5,3 - 8,9
2 Độ dẫn
điện
(m3/cm)
2,8 - 6,1
3 Clorit ( mg/l
)
1,1 - 390
4 Chất rắn
qua lọc
( mg/l)
160 - 580
5 BOD5
( mg/l )
1500 -
7400
6 COD
( mg/l )
2400 -
9600
7 TCO
( mg/l )
1180 -
3400
8 Chất béo
( mg/l )
115 -
300
9 Axít hữu cơ
( mg/l )
61 -
350
10 Nito amon
( mg/l )
230 -
1120
11 H2S
( mg/l )
0 -
20
12 Phootspho
tổng số
( mg/l )
16 -
53
13 Độ cứng
( mg/l )
35,6 -
125
14 Độ kiềm
(NaOH)
( Mol/l)
30 -
70
III. Kết luận
Qua phân tích chúng ta có thể thấy được quy
trình công nghệ cũng như các tính chất đặc
trưng của nguồn thải từ các lò giết mổ gia súc-
gia cầm. Chất thải thường chứa hàm lượng chất
hữu cơ lớn, thành phần khá phức tạp. Vì vậy
cần có các biện pháp xử lý thích hợp đối với
nguồn thải này trước và sau khi thải chúng ra
môi trường, nhằm tránh ô nhiễm và bảo vệ môi
trường trong lành nhất.