Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tíc và ứng dụng phong cách nội thất nhật bản trong thiết kế nhà ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CƠNG NGHIỆP

Nguyễn Thị Mai

PHÂN TÍC VÀ ỨNG DỤNG
PHONG CÁCH NỘI THẤT NHẬT BẢN
TRONG THIẾT KẾ NHÀ Ở
NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT

Giarng viên hướng dẫn: Đào Thị My

Hà Nội, tháng 11/2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG

6

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ NỘI THẤT NHẬT BẢN

10



CHƯƠNG III ỨNG DỤNG

19

PHẦN KẾT LUẬN

22


MỞ ĐẦU
I. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Phong cách cổ điển, gam màu ấm áp, sử dụng tối ưu vật liệu tự nhiên, chú trọng
sự hoà quyện của các yếu tố thiên nhiên với không gian sống như ánh sáng mặt trời,
khơng khí trong lành, thực vật…và đáp ứng những nhu cầu về sự đơn giản, tiện lợi
đang là những xu hướng thiết kế nội thất hiện đại. Nhật Bản là đất nước có phong
cách thiết kế nội thất rất độc đáo, có lịch sử lâu đời từ những năm đầu cơng ngun
và vẫn gìn giữ được những tinh hoa theo thời gian. Không gian được thiết kế phong
cách Nhật Bản đều nhắm tới sự tối giản kể cả các vật trang trí trong nhà. Những
tơng màu áp dụng đối với phong cách này đã được đơn giản hóa với các màu tự
nhiên như màu nâu của gỗ, màu xám từ gạch ốp hoặc màu xanh của cây nhằm đem
đến khoảng khơng gian hài hồ đầy sức sống. Ở Nhật Bản vì là một đất nước thiếu
hẳn nguồn tài nguyên đa dạng nên tre nứa và cây tuyết tùng được ứng dụng rất thông
minh vào trong không gian nội thất. Người dân ở đây tận dụng các vật liệu tự nhiên
như gỗ, thông, tuyết tùng, bách để làm nhà và tạo ra các đồ thủ công mĩ nghệ rất
độc đáo thay vì các vật trang trí hiện đại như các phong cách kiến trúc ở châu Âu.
Ngày nay, trong căn nhà của người Nhật cũng tận dụng tối đa vật liệu gỗ để thiết kế
bàn ghế, cửa lùa, nền nhà , vật dụng… Thoáng đãng là điểm nổi bật trong thiết kế
nội thất ở Nhật Bản, các khoảng không được bày biện những chậu cây xanh xinh
xắn hay những chậu cây bonsai,… tạo cảm giác thoáng đãng cho căn nhà. Khi thực

hiện thiết kế nội thất theo phong cách Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ đến đến lối
thiết kế tối giản vì người Nhật ln coi trọng những điều đơn giản mà vẫn đảm bảo
tính hồn thiện và tinh tế của khơng gian căn phịng. Ngày nay, những căn nhà
truyền thống của Nhật cũng không mất đi nét đặc thù những đồ trang trí được chọn
1


lọc và sắp đặt gọn ghẽ, các bức tường ngăn cách được loại bỏ để tạo khoảng khơng
thơng thống cho căn nhà. Tất cả các đặc điểm kể trên của phong cách thiết kế nội
thất Nhật Bản cho thấy sự phù hợp đến ưu việt với những yêu cầu thiết kế nội thất
hiện đại.

Nội thất phòng khách Nhật Bản phong cách hiện đại (Nguồn: sưu tầm)

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu, quan sát và phân tích các khía cạnh
như khơng gian, tơng màu, chất liệu, bài trí… của phong cách nội thất nhà ở Nhật
Bản tham khảo từ nhiều bài phân tích, hình ảnh có trong các nguồn tư liệu uy tín.
Qua đó học hỏi, chắt lọc những tinh tuý để ứng dụng hiệu quả vào quá trình thiết
kế.

.

2


III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Một số bài báo và nghiên cứu liên quan
Peter McNeil (1992). Myths of Modernism: Japanese Architecture, Interior
Design and the West, c. 1920-1940. Journal of Design History. Oxford

University.
K Yagi (1982), A Japanese Touch for Your Home, Kodansha International.
Heino Engel (2020). Measure and Construction of the Japanese House. Tuttle
Publishing.
Alice Mabel Bacon (1893). A Japanese Interior. Houghton, Mifflin.
Nguyễn, Thị Thương (2020). Nghiên cứu vai trò vật liệu gỗ trong nội thất kiến
trúc truyền thống và đề xuất các ứng dụng cho nội thất kiến trúc đương đại.
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
Trên đây có những nghiên cứu được xuất bản đã lâu nên phần nào khơng cịn
đáp ứng được nhu cầu của thiết kế hiện đại, nhưng cũng là nguồn tài liệu quý báu
để giúp bài nghiên cứu này được kế thừa những tinh hoa học thuật trong phân tích
nội thất và kiến trúc nhà ở Nhật Bản. Ở trong nước, chủ đề này còn chưa được khai
thác điều này nhấn mạnh thêm tính cấp thiết của đề tài. Việc ứng dụng phong cách,
nghệ thuật thiết kế nội thất Nhật Bản vào kiến trúc, nội thất nhà Việt cần được
nghiên cứu kĩ lưỡng để đảm bảo tính thẩm mĩ, tính kế thừa phát triển và sự giao
thoa giữa văn hóa Việt – Nhật trong cùng một không gian.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng được nghiên cứu là kiến trúc xây dựng, phong cách thiết kế nội thất
nhà dân sinh của Nhật Bản và cách ứng dụng vào thực tiễn thiết kế nội thất nhà ở.

3


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mối liên hệ giữa kiến trúc xây dựng và thiết
kế nội thất nhà dân sinh của Nhật Bản, phân tích cách bài trí nội thất trong từng
khơng gian (phịng khách, phịng ngủ, sân vườn…)

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hướng tiếp cận

Nội thất là phạm trù của nghệ thuật kiến trúc và bài trí, tuy nhiên phong cách
nghệ thuật nói chung và phong cách bài trí nội thất của Nhật Bản nói riêng chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ các yếu tố về lịch sử, văn hóa, xã hội và văn hóa của người dân
xứ sở hoa anh đào. Để có cơ sở lí luận chặt chẽ, đảm bảo tính học thuật và tính
khách quan cho đề tài, việc lựa chọn hướng tiếp cận từ nhiều khía cạnh đã được thực
hiện triệt để.

Phương pháp tiếp cận
Phương pháp luận: Liên hệ đặc trưng, nét độc đáo trong thiết kế nội thất của
Nhật Bản với hệ thống luận điểm cơ sở của thiết kế nội thất phổ thơng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Khai thác các nguồn tư liệu chất lượng và
đa dạng về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… để khái quát được sự ảnh hưởng từ các
yếu tố xã hội của Nhật Bản lên nghệ thuật kiến trúc và bài trí nội thất.
Phương pháp quan sát: Các luận điểm trong quá trình nghiên cứu được kiểm
chứng cẩn thận thơng qua q trình thực địa, trải nghiệm trực tế.

4


VI. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa lí luận
Bài nghiên cứu sẽ trở thành tư liệu tham khảo quý báu, khởi gợi cảm hứng và
ý tưởng cho các nhà thiết kế nội thất nói riêng, kiến trúc sư nói chung. Là cơ sở cho
luận điểm minh chứng học thuật cho sự gắn kết chặt chẽ giữa yếu tố lịch sử, xã hội
và nền mĩ thuật, hội họa, kiến trúc.

Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh nhu cầu ngày càng cao của con người về yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật
trong không gian sống. Việc đưa ra các ý tưởng theo sát những yêu cầu, nhu cầu
thực tế của các nhà thiết kế, kiến trúc sư không phải lúc nào cũng thuận lợi. Sự chắt

lọc, học hỏi và cải tiến những giá trị cổ điển giúp gìn giữ, kế thừa văn hóa, tinh hoa
của những bậc tiền nhân, mở ra vùng đất mới cho các ý tưởng thiết kế hiện đại trong
tương lai. Việc chú trọng vào phân tích chi tiết cách bài trí, thiết kế vật dụng, kiến
trúc xây dựng… mở ra nguồn ý tưởng chất lượng, bất tận cho các nhà thiết kế nội
thất, kĩ sư kiến trúc và những người thợ thủ cơng, mỹ nghệ... Tuy có lịch sử lâu đời
song phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản đang đáp ứng rất tốt các xu hướng,
tiêu chí thiết kế của nội thất hiện đại và hứa hẹn trong cả tương lai. Việc tiếp cận
phong cách nội thất Nhật Bản khơng cịn chỉ từ khía cạnh quan sát, cảm quan mà từ
khía cạnh học thuật cùng cơ sở lí luận chặt chẽ sẽ giúp các nhà thiết kế, kiến trúc sư
dễ dàng học hỏi và chắt lọc những nét đặc sắc, tinh túy nhất từ phong cách nội thất
của đất nước mặt trời mọc và tác phẩm thiết kế của mình.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. KHÁI NIỆM XU HƯỚNG
Xu hướng là thuật ngữ thường được sử dụng để đề cập đến những sự kiện, ý
tưởng hoặc mốt thịnh hành trong một khoảng thời gian cụ thể. Các trào lưu này tồn
tại ở nhiều lĩnh vực khác nhau như nội thất, thời trang, kinh tế, văn hóa… bị biến
đổi do chịu tác động từ nhiều yếu tố như thị hiếu, sự phát triển xã hội, tiến bộ công
nghệ cũng như các sự kiện lịch sử, y tế, kinh tế và xã hội.
Có ba yếu tố để tạo nên một xu hướng thiết kế đó là: đánh dấu một cảm xúc
sâu sắc của một tập thể, cho phép sự ảnh hưởng từ xã hội và có sự gắn kết với các
phương tiện văn hóa đại chúng.

II. KHÁI NIỆM KHƠNG GIAN NỘI THẤT
Khơng gian nội thất là một hồn cảnh vật chất đã được mỹ hóa là sản phẩm của
việc kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ thuật. Không gian không chỉ cho ta cảm xúc mà

cịn phân biệt được hình khối, tiếng động. Khơng gian nội thất là mối quan hệ hữu
cơ giữa không gian kiến trúc với con người, mọi hoạt động của con người sẽ quyết
định không gian nội thất. Yếu tố này ln gắn liền với cơng trình kiến trúc và tạo
lập môi trường sống của con người, đôi khi ranh giới giữa trang trí nội thất và kiến
trúc khơng cịn rõ rệt mà kết hợp hài hòa với nhau.

6


III. KHÁI NIỆM THIẾT KẾ NỘI THẤT
Thiết kế nội thất là hoạt động của con người nhằm sáng tạo và làm đẹp mơi
trường sống của mình.
“Trang trí nội thất là tổ chức không gian, một trong những hoạt động sáng tạo
nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của con người
để đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội, chính trị.” Trích “Nội thất kiến trúc tập 1” Đặng
Thái Hoàng

IV. KHÁI QUÁT PHONG CÁCH NỘI THẤT NHẬT BẢN
Nội thất Nhật Bản là sự lai tạo giữ phong cách Bắc Âu và phong cách Nhật
Bản. Là sự kết hợp hoàn hảo của nét hiện đại đặc trưng phong cách Scandinavian
và sự thanh lịch, tinh tế của phong cách Nhật Bản. Nội thất Nhật Bản luôn chú trọng
đến không gian sử dụng trên nguyên tắc là sử dụng nội thất giản đơn, mang tính
tượng trưng. Thường sử dụng các màu sắc tự nhiên, lấy tông màu sáng làm chủ đạo
giúp nội thất Japandi trở nên tinh tế, hoàn hảo đến từng milimet. Sự ảnh hưởng của
văn hóa và lối sống của người Nhật Bản mang đến cho phong cách nội thất của họ
những ưu điểm nổi bật. Hướng đến lối sống tối giản nên đồ nội thất trang trí thường
nhỏ gọn, thanh mảnh nhưng khơng kém phần khoa học. Khơng sử dụng những vật
trang trí cầu kỳ, kích thước lớn, rườm rà nên dễ dàng vệ sinh, tiết kiệm khá nhiều
thời gian dọn dẹp. Luôn có một khơng gian rộng, thống đãng, thoải mái cho gia
đình. Hướng đến cuộc sống giản đơn giúp con người giải phóng nguồn năng lượng

bí bách, chật chội, nâng cao tinh thần và sức khỏe.

7


V. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT
NHẬT BẢN
Khi chúng ta nghĩ về thiết kế nội thất Zen Nhật Bản, điều đầu tiên hiện lên
trong đầu có lẽ là phịng trà được trang trí bằng nệm futon và chiếu tatami, một loại
vật liệu sàn truyền thống làm từ rơm rạ và vải. Người ta cho rằng phong cách nội
thất Nhật Bản ra đời từ thời Heian (794 – 1185). Trước đây, người Nhật hay đến
suối nước nóng và tận hưởng thiên nhiên vì lợi ích sức khỏe và tinh thần. Cửa sổ có
tầm nhìn đẹp là nét đặc trưng trong văn hóa thiết kế nội thất Nhật Bản. Qua cửa sổ,
người ta có thể nghe thấy tiếng nước chảy trong suối nước nóng, nhìn thấy làn sương
mù bồng bềnh trên làn nước trắng xóa và ngửi thấy mùi thơng từ rừng. Đó là điều
xa xỉ đối với những người dân thành thị thời nay. Tuy nhiên, trong văn hóa Thiền,
tinh thần tĩnh lặng và thái độ sống là những gì tất cả chúng ta có thể chia sẻ bất chấp
những hạn chế do môi trường áp đặt. Và đây chính là niềm tin trọng tâm của thiết
kế nội thất *Wa-Fu (和風) đương đại. Cư dân thành thị bận rộn khao khát sự yên
tĩnh và thời gian để thư giãn. Miễn là có nhu cầu về sự thoải mái, phong cách truyền
thống của Nhật Bản sẽ vẫn được yêu thích lâu năm trong những năm tới.
Sự sắp xếp khơng gian thông minh kết hợp với sự kết hợp màu sắc tài tình ,
được điểm tơ bởi sự bài trí thực vật, những đồ nội thất trang trí độc đáo mang phong
cách nhật bản như đồ gỗ Nuguri – Kakou, đồ trang trí bằng giấy… mang đến cho
khơng gian sống một nét thanh tao, cao nhã và bình yên.

*Wa-Fu (和風) là một khái niệm đề cập đến một trạng thái ổn định và thoải mái.

8



V. TỔNG KẾT CHƯƠNG I
Nội dung của chương I là cơ sở xác định phương hướng nghiên cứu cho đề tài
này. Việc xác định rõ các khái niệm liên quan, phân tích khái quát các đặc trưng của
đối tượng nghiên cứu mà cụ thể ở đây là phong cách thiết kế nội thất nhà ở Nhật
Bản giúp quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, nội dung được chắt lọc kỹ càng từ
đó củng cố cơ sở của phương pháp luận, nâng cao tính chính xác và yếu tố học thuật
của nghiên cứu này.

9


CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ NỘI THẤT
NHẬT BẢN
I. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ NỘI THẤT NHẬT BẢN
Kiến trúc và nội thất Nhật Bản mang một vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt với các
phong cách nội thất khác. Điều đó được thể hiện rõ rệt qua các đặc điểm trong thiết
kế.
Kiến trúc: Thiết kế nhà gỗ truyền thống kiểu Nhật lấy cảm hứng từ kiến trúc
đình chùa chịu ảnh hưởng từ 3 đạo giáo chính: Thần đạo, Thiên chúa giáo và Phật
giáo. Biệt thự mái nhật kiến trúc hiện đại được thiết kế hệ mái đơn giản hơn, hình
khối nhà gọn gàng, vng vắn hơn.
Sự hịa quyện thiên nhiên: Từ khâu thiết kế kiến trúc xây dựng, việc thiết kế
không gian theo phong cách Nhật Bản cần lưu tâm sự giao thoa giữa khơng gian nội
thất và ngồi trời để đảm bảo sự thoáng đãng và tối ưu ánh sáng tự nhiên. Những
cánh cửa sổ lớn, sân vườn, thủy tinh mờ và cây xanh được bài trí để tối ưu yếu tố
thiên nhiên trong không gian sống.
Lựa chọn vật liệu: Cơng trình nhà Nhật Bản truyền thống sử dụng hệ vật liệu
tự nhiên như gỗ, tre, nứa, giấy,... là chủ yếu. Biệt thự hiện đại kết hợp với những
loại vật liệu hoàn thiện bằng sơn giả đá, trần nhựa giả gỗ hay ngói sóng màu nâu,

kính cường lực trong suốt... dễ kiếm ở bất kỳ nơi đâu, có độ bền cao và độ mở không
gian.

10


Hòa phối màu sắc: Biệt thự Nhật Bản hiện đại hay truyền thống thì đều ưa
chuộng những sắc màu lì, trung tính, đem đến cảm giác bình tâm. Tuy nhiên, trong
kiến trúc nhà Nhật Bản hiện đại, đã có sự xuất hiện của 1 đến 2 màu nổi và nhiều
màu sáng hơn nhằm tạo điểm nhấn và phá cách so với nhà gỗ truyền thống. Đèn
giấy mang đến là nguồn ánh sáng nhân tạo được ưu tiên lựa chọn vì mang đến ánh
sáng dịu nhẹ, có màu sắc đồng điệu với nội thất, đảm bảo cảm giác an yên, thuần
nhã vốn có.
Thiết kế mái nhà: Mái nhà Nhật truyền thống có dáng cong cong như con
thuyền, gồm 4 loại là mái đầu hồi (Kirizuma), mái dốc 4 bên (Yosemune), mái đầu
hồi Đơng Á (Irimoya) và mái hình chóp vng (Kogyo). Mái nhà hiện đại có thể là
hình bánh ú được tối giản hoá từ mái cong truyền thống, hoặc mái bằng.
Thiết kế và bài trí nội thất: Giữa các phịng trong nhà truyền thống thường
được ngăn cách bởi tấm vách trượt bằng giấy mờ, gỗ hoặc tre gọi là shoji. Ngồi ra
người Nhật rất thích ngồi trên đất hoặc thưởng trà đạo, nên cịn có chiếu cói tatami,
cửa lùa fusuma, bàn thấp chabudai và tấm gỗ chắn mặt tiền engawa. Thiết kế nhà
Nhật hiện đại không sử dụng tường fusuma nhưng vẫn lựa chọn vật liệu gỗ cho trần
và sàn.

II. SỰ DUNG HỢP HÀI HÒA CỦA CÁC YẾU TỐ THIẾT KẾ
Sự cân bằng
Quy luật cân bằng được thể hiện ở tất cả các yếu tố sắp xếp trong một bố cục
khơng gian. Đó là sự đối xứng, cân đối của các yếu tố cấu tạo không gian nội thất
từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng không gian, màu sắc, ánh sáng… Quy luật
cân bằng trong thiết kế nội thất có thể là ở bố cục đồ nội thất, trang trí nghệ thuật

trong khơng gian.
11


Sự cân bằng này đặc biệt quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến thẩm mỹ
mắt nhìn, nếu mất đi sự đối xứng khơng gian sẽ dễ lệch lạc, khó bài trí. Cân
bằng trong thiết kế nội thất có hai loại chính đó là cân bằng đối xứng và cân
bằng bất đối xứng.
Cân bằng đối xứng là một một kiểu thiết kế truyền thống, theo đó khi bạn lấy
một đường thẳng làm tâm thì một nửa cịn lại sẽ được phản chiếu một cách tương
tự, bạn sẽ dễ dàng hình dung ra nửa còn lại. Sự cân bằng đối xứng được thể hiện rõ
rệt qua các thiết kế kiến trúc, đồ nội thất và cả phong cách bài trí phong cách Nhật
Bản. Người bản địa tại đây hướng tới sự đơn giản, tiện lợi và gọn gàng cho mọi thiết
kế của họ. Đặc điểm này tạo nên ưu điểm, nét đặc thù riêng biệt của phong cách
này.

Không gian thưởng trà Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)
12


Cân bằng bất đối xứng là nghệ thuật sử dụng các đối tượng khác nhau nhưng
có kích thước, hình ảnh tương tự nhau. Trong phong cách Nhật Bản các sự bài trí
các vật dụng nột thất hoặc cây cảnh rất chú trọng đảm bảo yếu tố cân bằng này song
song với cân bằng đối xứng. Những chậu cây cảnh, bình hoa,… có cùng kích thước
cũng được bài trí đối xứng để đảm bảo tính hài hịa, nâng cao chất lượng mỹ quan
cho khơng gian.

Phịng khách phong cách Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

Nhịp điệu trong không gian

Việc sử dụng chung một tone màu trong cả thiết kế, tạo thành một dòng chảy
êm đềm liên tục của tầm nhìn trong một khơng gian. Nhịp điệu có thể là màu sắc,
hình dạng, bố cục cho đến một dòng theo một hướng xuyên suốt. Nhịp điệu như là
một đường dẫn mà do đó ta có thể đọc được các phần quan trọng của ý đồ thiết kế,
nó là một mẫu thức của nghệ thuật.

13


Luật nhịp điệu được phong cách thiết kế Nhật Bản áp dụng thể hiện ở màu
sắc các nội thất từ sofa phòng khách đến bàn, ghế ăn, sơn tường đều cùng tone màu
đặc trưng. Thiết kế Nhật Bản sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong một
bố cục, lặp lại những tone màu và phong cách bài trí xuyên suốt cả bản thiết kế.
Phong cách Nhật Bản quan tâm đến cách hướng mắt, dẫn dắt ánh nhìn liên tục từ
điểm này sang điểm khác. Nhịp điệu trong thiết kế Nhật Bản còn được tạo ra bằng
cách chuyển đổi ổn định thường bằng một đường ổn định, trong thiết kế kiến trúc
ví dụ như vịm, gờ phào trong phòng, kệ sách,… Việc áp dụng luật nhịp điệu hiệu
quả giúp phong cách Nhật Bản mang đến những tác phẩm nội thất hài hòa, du dương
như một bản nhạc nhẹ của nghệ thuật màu sắc và sự bài trí.

Sự lặp lại về màu sắc trong không gian của thiết kế Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

14


Điểm nhấn thiết kế
Hiệu ứng tác động đến thị giác của người xem, tạo nên sự thu hút và giữ sự
tập trung cho không gian nội thất. Điểm nhấn không nhất thiết là một sản phẩm có
kích thước to, quan trọng là sự nổi bật để tạo sức hút cho thị giác. Khi lướt nhìn
tồn bộn khơng gian người ta thường dừng lại ở một điểm thì điểm đó chính là

điểm nhấn thiết kế. Những tấm cửa sổ trong với kích thước lớn vừa đủ, tủ kệ,
thực vật hoặc những thanh katana thường được lựa chọn là yếu tố tạo nên điểm
nhấn cho không gian. Giống như việc áp dụng nhịp điệu trong thiết kế được coi
như bản nhạc du dương thì những chi tiết điểm nhấn chính là điệp khúc, tạo nên sự
cao trào, tạo nên dấu ấn cho không gian được thiết kế nội thất.

Không gian nội thất với bức tranh là điểm nhấn (Nguồn: Sưu tầm)

15


Sự tương phản
Tương phản màu sắc là cách bố trí đơn giản, dễ dàng nhất trong bản thiết kế
nội thất. Bạn có thể chọn hai màu sắc đối lập vừa làm nền, vừa bổ sung cho nhau.
Cách này sẽ tạo cho bạn một khơng gian độc đáo, thú vị. Ví dụ hai màu đen và trắng
sẽ không bao giờ lỗi trong phong cách tương phản. Có những cặp màu sắc sinh ra
là để dành cho nhau, tuy tương phản nhưng vẫn hòa quyện làm một. Những màu
được ưu ái trong phong cách thiết kế Nhật Bản tạo ra sự tương phản tuyệt vời với
màu xanh lục của cỏ cây thổi vào bản thiết kế một yếu tố đậm nét tự nhiên và đầy
sức sống cho không gian nội thất thông qua việc bài trí thêm cây xanh trong nội thất
hoặc thay thế một số bức tường bằng tấm kính thủy tinh trong, lớn nhìn ra khoảng
khơng gian sân vườn. Sự tương phản cũng có thể áp dụng cho thiết kế nội thất chung
cư hay nhà cao tầng, màu sắc không gian đô thị và màu của bầu trời cũng tạo ra hiệu
ứng tương phản tuyệt vời không kém đối với bộ màu được lựa chọn cho thiết kế nội
thất Nhật Bản.

Tương phản màu sắc trong thiết kế nội thất Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

16



III. SO SÁNH VỚI PHONG CÁCH THIẾT KẾ CỔ ĐIỂN
Sự tương đồng
Khi nhìn thấy kiến trúc và cách sắp xếp các dãy nhà ở khu vực phố cổ Hà Nội,
tôi có cảm giác rất thân thuộc. Với cách bố trí các thanh chớp đứng và mái hiên nhô
dài để che nắng và tránh ánh nhìn trực tiếp từ bên ngồi là giải pháp xử lý chung
đối với khí hậu nóng ẩm trong mùa hè của khu vực châu Á. Cấu trúc không gian
tương đồng giữa các căn nhà cổ trên phố Mã Mây và những căn nhà của Kyoto Nhật
Bản. Giữa trung tâm của khu đất dài và hẹp có bố trí khoảng khơng gian sân ngồi
nhà. Ngồi ra, có sự tương đồng về hình thái các căn nhà ở truyền thống của dân tộc
thiểu số Việt Nam và nhà mái dốc lợp lá ở Hidatakayama Nhật Bản, nhà có sàn tầng
một được nâng cao tại Nhật Bản cũng được sử dụng để đối phó với vùng khí hậu
ẩm thấp. Đó là kết quả của sự tương đồng về khí hậu và văn hóa sinh hoạt – bối
cảnh cho sáng tạo kiến trúc.

So sánh sự tương đồng kiến trúc nhà phố ở Nhật Bản bên trái và Việt Nam bên phải
(Nguồn: Sưu tầm)
17


Sự khác biệt
Bắt nguồn từ sự khác nhau về mặt tinh thần kiến trúc liên quan đến sự nhận
thức về không gian, đặc biệt khi thiết kế nhà ở. Điều này chính là cảm giác về
khoảng cách trong các mối quan hệ xung quanh. Thế giới quan về tương tác xã hội
của người Việt Nam và người Nhật khác nhau rất nhiều. Người Nhật khơng thích
căn hộ của mình có thể bị nhìn thấy từ căn hộ đối diện, nhưng nó khơng phải là vấn
đề đối với người Việt Nam. Ở Nhật Bản, thường hạn chế thiết kế phòng sinh hoạt
chung của căn hộ kết nối trực tiếp vào phòng ngủ và cần có thêm hành lang kết nối
đến từng phòng. Đây là kết quả của việc chú trọng một cách cực đoan vào không
gian cá nhân trong kế hoạch xây dựng nhà ở sau chiến tranh. Kéo theo đó là một sự

biến đổi to lớn mối quan hệ trong gia đình, giao tiếp của cha mẹ và con cái giảm
đi. Ở Việt Nam, thiết kế căn hộ có sự kết nối từ phòng khách đến phòng ngủ và
hạn chế những hành lang vì người Việt khơng thích tối tăm, và nghĩ chúng sẽ gây
ra sự lãng phí khơng gian.

IV. TỔNG KẾT CHƯƠNG II
Việc phân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng về phong cách nội thất Nhật Bản đã được
xác định đầy đủ ở phần I và II để làm cơ sở so sánh với nội thất Việt Nam ở phần
III. Chương II là tiền đề, là lí thuyết cốt lõi để thực hiện mục đích của bài nghiên
cứu được trình bày rõ ở chương III.

18


CHƯƠNG III ỨNG DỤNG
I. GIÁ TRỊ CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT NHẬT BẢN
Giá trị thẩm mỹ
Các thiết kế Nhật Bản khơng chỉ thể hiện tính tối giản mà cịn truyền cảm
hứng cho nó. Vận dụng các yếu tố tự nhiên để tạo ra thứ gì đó đơn giản, hài hịa và
có tính ứng dụng cao. Đó là cốt lõi của sự tối giản trong kiến trúc Nhật Bản. Phong
cách thiết kế nội thất Nhật Bản xuất phát từ văn hóa và tinh thần triết lý Nhật Bản.
Phong cách này tập trung vào sự tối giản, tinh tế và hài hòa trong không gian sống,
kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố con người, thân thiện với tự nhiên và nhấn
mạnh sự cân bằng giữa yếu tố chức năng và thẩm mỹ điều mà đã được làm rõ và
nhấn mạnh ở phần I và II. Trong một ngôi nhà hiện đại của Nhật Bản được xây dựng
theo phong cách truyền thống, việc trang trí gần như hồn tồn mang tính kết cấu,
và nơi ở của mọi tầng lớp đều gọn gàng và khơng có sự thơ tục. Sự hài hòa và tinh
tế của chúng bắt nguồn từ sự biến đổi vô tận của các chi tiết trong một khung cảnh
hồn tồn được tiêu chuẩn hóa.


Giá trị văn hóa
Có lịch sử xuất hiện từ những năm đầu công nguyên, trải qua nhiều sự ảnh
hưởng từ văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, các nước phương Tây… tuy nhiên phong
cách nội thất của Nhật Bản vẫn được gìn giữ rất trọn vẹn và có ít thay đổi từ thời
Trung Cổ đến nay. Phong cách bài trí nội thất cịn là minh chứng cho tính cách, lối
sống của người dân xứ sở mặt trời mọc. Là di sản nghệ thuật vô cùng quý báu, mang
đậm nét truyền thống dân tộc, nên được lưu giữ bảo tồn và phát triển hơn nữa

19


II. HỌC HỎI VÀ ĐIỀU CHỈNH
Điểm này phần nào được bộc lộ ở phần III của chương II. Sự khác biệt về văn
hóa, lối sống khiến một số đặc trưng cần phải được điều chỉnh hoặc loại bỏ khi đặt
bút thiết kế để phù hợp hơn với nội thất người Việt. Tham khảo kĩ ý kiến của kiến
trúc sư về phong cách mong để đạt được hiệu quả mong muốn sau thi cơng. Chiếu
Tatami nên được thay bằng thảm phịng kích thước lớn. Bàn và ghế ngồi bệt được
thay bằng bộ sofa, đôn và bàn thấp. Tăng cường thiết kế các hốc, tủ, ngăn kéo âm
tường để cất giữ vật dụng trong nhà giúp tăng sự thống đãng tầm nhìn trong không
gian. Lựa chọn màu sắc và chất liệu cho sàn, tường và mọi vật dụng nội thất theo
những đặc trưng được phân tích ở phần I chương II. Khi bài trí cần chú ý yếu tố đối
xứng như kích thước và hình dạng đồ nội thất, phân bố trang trí trong khơng gian…
và yếu tố tạo điểm nhấn cho không gian như những bức tranh lớn, cây lớn... Thay
thế tường bằng tấm kính lớn để tối ưu ánh sáng tự nhiên, bài trí thêm cây xanh để
tăng sự tương phản màu sắc và sinh khí cho nội thất.

Phịng ngủ mang nội thất phong cách Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)

20



III. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN
Từ phân tích trong phần mở đầu đã bộc lộ rõ tiềm năng của phong cách nội
thất này trong tương lai. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nội thất sẽ
chịu ảnh hưởng không nhỏ khi thiết bị trong nhà ngày một tăng lên, cuộc sống đô
thị ngày càng kéo con người rời xa tự nhiên. Sự tinh giản, gọn gàng cùng những bài
trí kết hợp với thiên nhiên, cây xanh là những ưu điểm mang phong cách thiết kế
nội thất nhà ở Nhật Bản tiệm cận với những yêu cầu dù là khắt khe nhất, đảm bảo
những nhu cầu thực tế nhất và là phong cách đáp ứng tốt nhất những xu hướng thiết
kế nội thất trong tương lai. Tất cả khẳng định một tiềm năng ứng dụng trong tương
lai không thể phụ nhận của phong cách nội thất xứ sở hoa anh đào.

21


PHẦN KẾT LUẬN
Một ngơi nhà có thiết kế kiến trúc đẹp đến đâu đi chăng nữa mà không coi
trọng việc thiết kế nội thất thì cũng khơng mang lại giá trị sống cao. Và không dừng
ở nhà ở, các công trình kiến trúc khác như nhà hàng, quán café, văn phịng làm
việc… cũng cần thiết kế và bố trí nội thất hài hịa, hợp lý để tạo nên một khơng
gian vừa đẹp, vừa hữu ích. Thiết kế nội thất nhà ở, biệt thự, những tòa cao ốc văn
phòng, quán cafe… tất cả đều mang đến những không gian không chỉ phù hợp với
cuộc sống mà còn đậm chất nghệ thuật. Thậm chí thiết kế nội thất cịn mang trong
mình hơi thở của thời đại, văn hóa của một quốc gia hay gắn liền với cả một thương
hiệu. Những đặc điểm nổi bật của phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản được
minh chứng bởi sự kế thừa và bảo tồn dù đã tồn tại qua hơn 2000 năm lịch sử,
chứng kiến nhiều thời đại của một đất nước nghèo tài nguyên nhưng người dân kỉ
luật, tài năng và quật cường. Tinh thần võ sĩ đạo và di sản của đế chế Yamato được
thấm đậm trong từng hơi thở của người dân Nhật Bản và nội thất là thứ được thừa
hưởng hết tất cả những tinh hoa văn hóa đó do không thể tách rời với sinh hoạt đời

sống hàng ngày. Phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản khơng cịn dừng lại ở
một phong cách nghệ thuật mà nó bao gồm sức mạnh tinh thần, ý nghĩa lịch sử, là
biểu tượng đại diện cho tinh thần của người dân Nhật Bản. Việc học hỏi và kế thừa
phong cách nội thất đó góp phần bảo tồn văn hóa, tăng cường sự giao thoa và hiểu
biết về lối sống, tinh thần của người dân Nhật Bản, một trong những đất nước hiện
đại và phát triển bậc nhất thế giới.

22



×