Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ - MS6 " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.4 KB, 7 trang )






Bé N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn N«ng Th«n





Chương trình Hợp tác Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (CARD)




Báo cáo tiến độ dự án 002/04VIE


Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao phục vụ
nuôi cá quy mô nhỏ




MS6: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai










Ngày 12/01/2006


10



Mục lục

1. Thông tin đơn vị
2. Tóm tắt dự án
3. Tóm tắt báo cáo
4. Giới thiệu và bối cảnh
5. Tiến độ đến thời điểm báo cáo
5.1. Những điểm nổi bật
5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ
5.3. Xây dựng năng lực
5.4. Quảng bá
5.5. Quản lý dự án
6. Báo cáo về những vấn đề
đan chéo
6.1. Môi trường
6.2. Vấn đề xã hội và giới
7. Sự thực hiện và tính bền vững
7.1. Khó khăn và trở ngại

7.2. Các giải pháp
7.3. Tính bền vững
8. Những hoạt động tiếp theo
9. Kết luận

3
4
4
5
5
5
6
6
6
6
6
6
6
7
6
7
7
7
7












11


1. Thông tin về đơn vị
Tên dự án Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất
lượng cao phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ
Đơn vị phía Việt nam Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sản I
Giám đốc dự án phía Việt Nam TS. Phạm Anh Tuấn
Đơn vị phía Australia Đại hoc Deakin , Australia
Cộng tác chính TS. Chris Austin
Thời gian bắt đầu 8/03/2005
Thời gian kết thúc 30/01/2007
Thời gian duyệt lại 28/02/2007
Giai đoạn viết báo cáo Báo cáo 6 tháng lần thứ hai

Cán bộ liên lạc
Phía Australia: Cố vấn trưởng
Họ tên: TS. Chris Austin
Chức vụ: Giáo sư/Trưởng khoa
Tổ chức: Đại học Error! Reference source not
found.

Ở Australia: đầu mối liên hệ chính
Họ tên: TS. Jenny Carter
Chức vụ: Quản lý nghiên cứu

Tổ chức: Đại học Charles Darwin

Phía Việt Nam
Họ tên: TS. Phạm Anh Tuấn
Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Tổ chức: Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ Sả
n I

Điện thoại: 08 8946 7276
Fax: 08 8946 6151
Email:



Điện thoại: 08 8946 6708
Fax: 08 8946 7199
Email:



Điện thoại: 84 4 8781084
Fax: 84 4 8785748
Email:



2. Tóm tắt dự án

12


Tăng sản lượng cá nuôi nội địa được Chính phủ Việt Nam dành ưư tiên cao trong lĩnh vực
phát triển nông thôn nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho
người dân. Mục đích của dự án là tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng di truyền cá chép, tổ chức
phát tán có hiệu quả các đàn cá bố mẹ chất lượng từ các viện nghiên cứu tới các trại giống t
ỉnh và
các nông hộ nuôi cá, bên cạnh đó nâng cao năng lực nghiên cứu di truyền chọn giống của các cơ
quan nghiên cứu và quản lý tốt đàn cá bố mẹ của các trại giống. Dự án trong 6 tháng đầu đã thực
hiện rất tốt. Hầu hết các hoạt động và mục tiêu đề ra đều hoàn thành tốt hoặc hoàn thành vượt kế
hoạch. Bộ câu hỏi điều tra, tư liệu các hiểu biết và thự
c hành di truyền giống cá được xây dựng,
phỏng vấn điểm, sau đó chỉnh sửa và tiến hành phỏng vấn 100 bộ. Thu mẫu các quần đàn cá chép tại
hơn 50 điểm, đó là từ các Viện nghiên cứu, các trại giống tỉnh, trại giống tư nhân và các hộ dân nuôi
cá và các quần đàn cá tự nhiên. Đã hoàn thành 2 khoá tập huấn trong tháng 5/2005, 1 khoá cho các
chủ trại sản xuất cá giống và các hộ dân nuôi cá, 1 khoá tập huấn dành cho các cán bộ nghiên c
ứu
trẻ. Các thiết bị phòng thí nghiệm đã mua và đang được sử dụng cho nghiên cứu và đào tạo.
3. Tóm tắt kết quả thực hiện
Tiến độ của dự án là rất xuất sắc. Dự án bắt đầu từ 8/03/2005, hầu hết các hoạt động và mục
tiêu đề ra trong 6 tháng thứ hai đều hoàn thành tốt hoặc hoàn thành vượt. Bộ câu hỏi được hoàn
chỉnh để tìm hiểu những hiểu biết của người dân và các trại tư nhân về các vấn đề tiến hành cho cá
đẻ, với tổng số 133 bộ câu hỏi được phóng vấn tại 21 tỉnh. B
ước đầu phân tích số liệu và tổng kết
những thông tin thu được trong phóng vấn. Trên 2000 mẫu vây cá chép đã được thu từ 60 quần đàn
cá, từ các Viện nghiên cứu, các trại giống tỉnh, trại giống tư nhân, chợ và các hộ dân nuôi cá trên
khắp cả nước và đã hoàn thành phân tích số liệu di truyền ADN của 20 quần đàn và hiện vẫn đang
tiếp tục tiến hành trên các quần đàn còn lại. Kết quả ban đầu đ
ã phản ánh được ảnh hưởng của cận
huyết và sự phát tán của các quần đàn cá chất lượng và đã viết bài gửi tạp chí Aquaculture. Hai cán
bộ khoa học trẻ của Việt Nam đã được tập huấn tại Australia trong tháng 11 và tháng 12 năm 2005.
4. Giới thiệu và bối cảnh

Mục tiêu chung của dự án là xác định được phẩm giống cá chép có chất lượng cao, nâng cao
hiệu quả sử dụng giống của nông hộ góp phần tăng năng xuất và giảm giá thành sản xuất, đóng góp
quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho nông hộ nuôi cá.
Cá chép được lựa chọn vì là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở Việt Nam (sản lượng
ước chừng 20.000 tấn/năm), đặc biệ
t với các cộng đồng dân cư ở những vùng có thu nhập thấp
(vùng núi, đồng bào dân tộc…). Hơn nữa, Chính Phủ Việt Nam đã và đang có những quan tâm, đầu
tư đáng kể cho sản xuất và phổ biến giống cá chép có chất lượng cao, và Việt nam có những kinh

13

nghiệm đáng kể trong việc nâng cao chất lượng di truyền giống (ví dụ một số cán bộ của Viện
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I).
Mục tiêu cụ thể của dự án : (1) Đánh giá hiện trạng sinh sản, quản lý đàn cá chép bố mẹ liên
quan đến công tác chọn giống, và lưu giữ các phẩm giống nâng cao tại các viện, trại sản xuất giống
(nhà nước và tư nhân) và các nông hộ
nuôi cá. Đánh giá hiểu biết về giống và chọn đàn giống của
các nông hộ; (2) Xác định đa dạng di truyền và hình thái giữa các dòng cá chép, bao gồm cả các đàn
cá tự nhiên và các đàn cá gia hoá của Việt Nam, đánh giá mức độ thành công của việc phát tán đàn
cá chép chọn giống; (3) Nâng cao hiệu quả trong sinh sản cá chép, quản lý đàn cá bố mẹ và ương
nuôi con giống của các nông hộ và người sản xuất giống; (4) Nâng cao năng lực cho các cán bộ
nghiên cứu và kỹ thuật viên trẻ về nghiên cứu di truyền trong quản lý đàn cá bố mẹ, di truyền phân
tử và chọn giống cá. (5) Cá chép đã được nâng cao chất lượng di truyền sẽ được nuôi tại một số
nông hộ và trại giống.
Phương pháp tiến hành của dự án là sự kết hợp giữa hai phương pháp truyền thống và hiện
đại. Hiểu biết về nguồn gen cá chép ở Việt Nam, và phát tán hiệu quả
đàn cá đã được chọn lọc tới
nông hộ dựa trên sự kết hợp phương pháp hiện đại (di truyền phân tử) và phương pháp truyền thống
(hình thái học và nuôi thử nghiệm), thông qua mô hình trình diễn (giống tốt tại các ao của hộ dân) và
phỏng vấn các bên có liên quan. Phương thức phân tán sản xuất giống sẽ hiệu quả hơn khi hiểu biết

hơn về nguồn tài nguyên di truyền cá chép dựa trên việc so sánh giữa các qu
ần đàn gia hoá và quần
đàn tự nhiên ở các vùng địa lý khác nhau và kiến thức của các chủ trại sản xuất giống được nâng cao
(thông qua tập huấn) để quản lí tốt và nâng cao hơn chất lượng giống cá.
5.Tiến độ đến thời điểm báo cáo
5.1. Những điểm nổi bật
Những kết quả nổi bật chính của dự án trong kỳ báo cáo gồm:
(1) Hoàn thành tập huấn chuyên sâu về di truyền và cách xử lý số liệu cho 2 cán bộ trẻ của Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ Sản I tại trường Đại Học Deakin.
(2) Tiến hành phỏng vấn 133 hộ dân nuôi cá và trại giống tư nhân để đánh giá mức độ hiểu biét
về phươ
ng thức cho cá chép đẻ, cải tạo di truyền. Bước đầu phân tích số liệu và tổng kết
những thông tin thu được từ phỏng vấn.
(3) Thu mẫu và phân tích kiểu gen của các quần đàn cá chép ở các địa phương trên toàn quốc,
kết quả này vượt kế hoạch dự kiến.
5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ

14

Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là các nông hộ nuôi cá, họ đã được tham gia lớp tập huấn tại
Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, tiến hành phỏng vấn về hiện trạng sinh sản, quản lý đàn cá
bố mẹ có liên quan đến công tác chọn giống.
5.3. Xây dựng năng lực
Nâng cao khả năng nghiên cứu về di truyền thông qua việc tập huấn chuyên sâu cho 2 cán bộ
trẻ t
ại trường Đại học Deakin.
5.4. Quảng bá
Hiện chưa có.
5.5. Quản lý dự án
Đã quản lý và tổ chưc thực hiện dự án rất có hiệu quả.

6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo
6.1. Môi trường
Không có vấn đề về môi trường.
6.2. Vấn đề xã hội và giới
Hai cán bộ trẻ tham gia tập huấn tại Deakin bao gồm 1 nam và 1 nữ.
7. Sự thực hiện và tính bền vững
7.1. Những khó khăn và trở ngại
Việc thực hiện dự án có phần phức tạp do sự chuyển công tác của 1 số cán bộ và những nhu
cầu công việc không dự kiến được trước từ các dự án khác ở phía Úc. Khó khăn này đã được giải
quyết bằng việc thay thế cán bộ và tăng thời gian làm việc.
Trưởng nhóm đối tác phía Australia, Tiến Sỹ Austin được bổ nhiệm là Giáo sư, Trưởng
khoa, Khoa họ
c và Công nghiệp Sơ cấp thuộc Đại học Charles Darwin, Darwin, Australia. Công văn
nhất trí về việc chuyển dự án từ trường Deakin sang trường Charles Darwin đang được chuẩn bị.
7.2. Các giải pháp
Trường Charles Darwin đã thông báo tuyển cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực di truyền giống và
sẽ bổ nhiệm cán bộ trong vài tháng tới. Người này sẽ trợ giúp TS. Austin thực hiện chương trình
nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản, và di truyền cá và độ
ng vật có xương sống, bao gồm cả dự án
này.

15

7.3. Tính bền vững
Không có vấn đề gì khác ngoài vấn đề nêu trên.
8. Các hoạt động tiếp theo
Một số các hoạt động tiếp theo của dự án trong thời gian tới là:
(1) Hoàn thành phân tích và xử lí số liệu ADN các quần đàn cá chép.
(2) Chuẩn bị tài liệu cho tập huấn cho các nông hộ
(3) Tiến hành tập huấn cho nông hộ

(4) Tập huấn chuyên sâu cho các cán bộ nghiên cứu trẻ Việt nam tại Australia lần II
(5) Xác định các nông hộ thực hiện nuôi thử nghiệm cá chép chọn giống
(6) Sản xu
ất cá chép chọn giống phục vụ nuôI thử nghiệm
(7) Ương cá hương lên cá giống
(8) Theo dõi nuôi thử nghiệm tại các ao nông hộ
Không có những khó khăn lớn ảnh hưởng đến mục tiêu dự án đặt ra. Chỉ có 1 việc là hoàn
thành việc chuyển dự án từ Trường Deakin sang Trường Charles Darwin.

9. Kết luận
Dự án được thực hiện đúng tiến trình, các hoạt động trong 6 tháng lần hai đã hoàn thành tốt ,
một số nội dung đã vượt các chỉ tiêu đề ra.






16

×