Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU LÖÏC CUÛA VIEÄC ÖÙNG DUÏNG BIEÄN PHAÙP “FFS” TRONG QUAÛN LYÙ DÒCH HAÏI TOÅNG HÔÏP TREÂN CAÂY COÙ MUÙI TAÏI VIEÄT NAM - MS7: Nông dân tham gia ứng dụng kỹ năng quản lý dịch hại tổng hợp " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.29 KB, 36 trang )


Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn
_____________________________________________________________________



036/04VIE

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP
“FFS” TRONG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HP TRÊN
CÂY CÓ MÚI TẠI VIỆT NAM


MS7: Nơng dân tham gia ứng dụng kỹ năng quản lý
dịch hại tổng hợp

1
Thông tin chung

Tên dự án
Đánh giá tính hiệu quả của các lớp
huấn luyện nông dân qua thực nghiệm
(FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch
hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt
Nam
Cơ quan thực hiện phía Việt Nam
Cục Bảo vệ thực vật
Người điều phối tại Việt Nam
Ông Hồ Văn Chiến
Tổ chức thực hiện phía Úc
Trường Đại học Tây Sydney


Nhân sự phía Úc
Debbie Rae, Oleg Nicetic, Robert
Spooner-Hart
Ngày bắt đầu
Tháng 2 năm 2005
Ngày kết thúc (gốc)
Tháng 2 năm 2007
Ngày kết thúc (duyệt xét)
Tháng 9 năm 2007
Giai đoạn báo cáo
2005-2006

Các văn phòng liên lạc
Ở Úc: Nhóm điều phối
Tên
Debbie Rae
Điện thoại:
+61245701118
Chức vụ:
Điều phối chương trình nghiên cứu
Fax:
+61245701103
Tổ chức
Trường Đại học Tây Sydney
Email:

Ở Úc : Liên hệ về hành chánh
Tên
Gar Jones
Điện thoại:

+6124736 0631
Chức vụ:
Giám đốc, Khoa nghiên cứu
Fax:
+6124736 0905
Tổ chức
Trường Đại học Tây Sydney
Email:


Ở Việt Nam
Tên
Ông Hồ Văn Chiế
n
Điện thoại:
+8473834476
Chức vụ:
Giám đốc
Fax:
+8473834477
Tổ chức
Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam
Email:



2
1. Mục tiêu
Mục tiêu cần đạt được của dự án trong giai đoạn này là hoàn thiện việc phân tích thay đổi
trong hoạt động của những người được hưởng lợi từ dự án (đánh gía trước và sau của dự

án).Phân tích này gồm có việc đánh giá về (i) kinh tế (phân tích tài chính của những người
tiểu nông); (ii) xã hội và; (iii) những tác động về môi trường.

1.1 Đánh giá tác động của dự án

1.1.1 Giới thiệu

Đây là dự án AusAID CARD thứ hai về Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi ở Việt
Nam. Tác động của FFS được trình bày trong báo cáo này là bao gồm kết quả của cả 2 dự án
bởi vì những kinh nghiệm đạt được từ dự án thứ nhất giúp cho nhóm điều hành dự án học tập
và kế thừa được nhiều hơn về những phương pháp tham gia nghiên cứu và cách giảng dạy
cho nông dân. Mục tiêu chính của dự án tr
ước được thực hiện từ năm 2001-2003 là để phát
triển một một chương trình huấn luyện về IPM trên cây có múi theo kiểu thực nghiệm trên
đồng ruộng cho nông dân (FFS) và cung cấp những bài học ban đầu cho các huấn luyện viên
qua hình thức sách vở. Qua hai tuần tập huấn tại trường Đại học Tây Sydney của Úc đã cung
cấp được những người huấn luyện viên chủ lực đầu tiên của Việt Nam về cách sử d
ụng dầu
khoáng (PSO) và tiếp theo là những FFS đầu tiên được tổ chức thực hiện tại 2 Tỉnh Nghệ An
và Tiền Giang.
Đánh giá tác động không phải là nhiệm vụ của dự án trước và vì thế việc đánh giá cũng đã
không được thực hiện. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu có liên quan trong dự án này (036/04
VIE) bao gồm những cộng sự từ trường Đại Học Tây Sydney và phía Việt Nam gồm Cục
BVTV và Trường Đại học Cần Thơ
đều nhất trí rằng kết quả của dự án trước đó đã đào tạo
được số lượng nông dân rất giới hạn cũng như số lựợng huấn luyện viên đã được tập huấn.
Hai quyển sách đã được in ấn, đặc biệt là quyển về dầu khoáng, đã chưa đưa tới được hết cho
những người cần thiết trực tiếp và việ
c nhấn mạnh quá nhiều về vai trò của PSO trong quản
lý dịch hại tổng hợp. Dù có những thiếu sót kể trên nhưng dự án cũng đã có một tác động tích

cực đến đội ngũ cộng sự phía Úc và Việt Nam và nó quả thực đã chứng tỏ rằng các FFS là
một kiểu có thể ứng dụng một cách hiệu quả. Thành công của hình thức FFS đã được đánh
giá trước tiên là nhờ vào sự h
ăng hái của các huấn luyện viên và nông dân đã hết sức nổ lực
và sự mong muốn tham gia tiếp tục các FFS khác nữa của họ. Mặc dù giáo trình in ấn cần
được cải thiện nhưng thực sự nó đã có một giá trị rất căn bản hổ trợ cho giáo trình in ấn trong
dự án này.
Dự án này đã đặt trọng tâm vào các tiểu nông hơn so với dự án trước đó. Một số lượng lớn
huấn luyện viên (120) và nông dân (2300) đã được huấn luyện và chúng ta tin rằng con số
được huấn luyện này đủ sức làm ngòi nổ để kích cho các hoạt động quản lý dịch hại tổng hợp
trong cộng đồng nơi mà các FFS đã được mở ra. Đã có một thay đổi lớn trong phương pháp
điều hành dự án thứ 2 so với dự án CARD trước đó. Dự án trước được điều hành chủ yếu từ
phía Úc và nh
ững ấn phẩm được viết chủ yếu cũng bởi các nhà khoa học Úc. Tuy nhiên, dự
án này được điều hành bởi các cộng sự viên Việt Nam và vai trò của nhóm UWS (thay đổi
một cách có ý nghĩa so với dự án trước) là điều phối hổ trợ, giúp cho mọi việc được thuận lợi
hơn. Nội dung huấn luyện đã được thay đổi một cách có ý nghĩa hơn rằng là không phải chỉ
còn dự
a trên cơ sở quản lý dịch hại tổng hợp, mà là dựa trên nền tảng quản lý mùa vụ. Tất cả
những ấn phẩm (2 quyển sách và 1 bộ áp phích giảng dạy) đã được viết bởi những người Việt
Nam dưới sự trợ giúp của nhóm người Úc.

3

Đánh giá tác động của dự án đã trở thành một phần quan trọng của dự án hiện tại này. Cái
quan trọng trước tiên là khảo sát Kiến thức, Quan điểm và Thực tiễn của người nông dân
trước và sau khi có sự tác động của dự án. Hầu như tất cả nông dân (hơn 2000) tham dự ở các
FFS đều trải qua cuộc khảo sát. Thông qua việc thực hiện dự án và nhóm thực hiện dự án đ
ã
hiểu biết thêm được nhiều hơn về tác động của dự án thông qua việc khảo sát Kiến thức

Quan điểm và Thực tiễn (KAP). Các FFS đã được triễn khai tại 2 xã của mỗi tỉnh. Các nội
dung nghiên cứu cơ bản bao gồm: trồng cây, cắt tỉa, bón phân, quản lý đọt non và thu hoạch,
kỹ thuật tưới tiêu, quản lý dịch hại và bệnh và đánh giá thu nhập thực của mỗi ha. Các cuộc
phỏng vấn cũng đã được thực hiện với các đại lý cung cấp thuốc BVTV (Xem phụ lục
XXX). Các cuộc phỏng vấn cũng đã được thực hiện vào giữa các khoá học với ít nhất 5 thành
viên của mỗi FFS của mỗi tỉnh. Những đánh giá thêm này đảm bảo cho kết quả đánh giá một
cách chính xác hơn, nhưng hoàn toàn không có ngân sách trong dự án cho việc làm thêm này
mà việc này chỉ có thể thực hiện được là do s
ự nhiệt tình của các đối tác phía Việt Nam đối
với dự án và đã thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn mà không có chi phí nào thêm. Tất cả
những thành viên chủ chốt trong dự án (ngoài những người nông dân ra) đều hoàn tất một
cuộc khảo sát và 3 người quản lý dự án chính đã viết ra những điều nhận xét của họ về kết
quả tác động của dự án. Kết quả đượ
c trình bày rất cụ thể về tác động có lợi của dự án đến
kinh tế, xã hội và môi trường. Những lợi ích về kinh tế cũng đã được so sánh với chi phí đầu
tư cho FFS.

1.1.2 Vật liệu và phương pháp
Phương pháp đánh giá tác động của FFS thì vẫn còn đang phát triển cũng như chưa có được
định hình một cách thống nhất (van den Berg and Jiggins 2007). Tuy nhiên nhìn chung rằng
đánh giá tác động của FFS là một công việc rất phức tạp bởi vì tính đa dạng của những tham
số và phối cảnh khác nhau của các đối tác (van den Berg and Jiggins 2007). Những đánh giá
tác động được trình bày trong báo cáo này và phương pháp đã sử dụng dựa trên những đánh
giá tác động đã được th
ực hiện bởi những người đã thực hiện trước đây, bao gồm tổ chức
chính phủ và phi chính phủ. Những đánh gía bao gồm sự tự đánh giá bởi những người nông
dân và sự tự đánh giá bởi những đối tác trong dự án để đảm bảo rằng những tham số đã đánh
giá mà đã đưa ra để đánh giá này thì đáng tin cậy nhất cho những đối tác. Một gi
ới hạn của
phương pháp này là nó có thể bị lệch lạc theo hướng chủ quan và nói phóng đại về những lợi

ích của FFS. Tuy nhiên, sự giới hạn này đã được hạn chế đến mức thấp nhất bằng việc sử
dụng một số lượng lớn các mẫu khảo sát và phép đạc tam giác gồm: những cuộc khảo sát,
những cuộc phỏng vấn giữa khoá và những quan sát thực tế
trên đồng ruộng. Kết quả được
đánh giá bằng việc so sánh dọc (ví dụ như sự so sánh trước và sau khi huấn luyện). Theo kiểu
đánh giá này thì cũng có một giới hạn của nó đó là những tác động của các FFS đôi khi bị
biến động theo thời gian chẳn hạn như sự khác nhau về năng suất và giá cả thị trường biến
động từ năm này đến năm khác. Dù vậy việc nghiên cứ
u tác động đã được thực hiện ở những
vùng khác nhau, trong nhiều tỉnh (9) và trên những chủng loại cây có múi khác nhau (cam,
quýt và bưởi) để giảm ảnh hưởng biến động của thời gian. Tuy nhiên thật là tiếc rằng việc kết
hợp so sánh theo chiều dọc và chiều ngang đã không thể thực hiện được vì quả thực chúng
tôi không đủ kinh phí.
Trong đánh giá tác động này chúng tôi đã không so sánh trực tiếp những kết qủa phỏng vấ
n
với những kết quả điều tra cơ bản đã trình bày trong những báo cáo mốc thời gian 4 và 6.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cơ bản đã là một kinh nghiệm rất quan trọng cho cả hai điều phối
viên dự án phía Úc và Việt Nam từ đó giúp chúng tôi hiểu được nhiều hơn về những gì mà
người nông dân trồng cây có múi ở những vùng khác nhau của Việt Nam cần và để loại bớt
nhiề
u khái niệm mà đã được tập hợp trong đề cương dự án mà chúng tôi không thể thực hiện.

4
Dù kết quả những nghiên cứu cơ bản đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng quát thực hợp lý về
thực tiễn sản xuất cây có múi ở 12 tỉnh qua số lượng nông dân được phỏng vấn nhưng thực
sự số lượng mẫu đánh gía đó cũng còn rất nhỏ trong đánh giá tác động của dự án, vì thế sự so
sánh trực tiếp của số liệu thì không thích đáng.

1.1.2.1 Khả
o sát và phân tích Kiến Thức Quan điểm và Thực tiễn

Một cuộc khảo sát KAP (Kiến thức, quan điểm, và thực tiễn ) đã được thực hiện với tất các
các học viên tham dự FFS. Khảo sát trước khi tham gia chương trình được thực hiện ngay khi
khai mạc FFS và khảo sát sau khi tham dự chương trình được tiến hành trong buổi họp mặt
cuối cùng của FFS. Những bảng khảo sát được in ra và được các huấn luyện viên phát cho
các tham dự
viên FFS, các huấn luyện viên sẽ đọc và giải thích mỗi câu hỏi và cho nông dân
có thời gian để viết ra những quan điểm cá nhân của mình. Khi khảo sát xong thì các huấn
luyện viên sẽ thu lại các bài khảo sát ấy và gửi trở về Trung tâm BVTV phía Nam để phân
tích. Tất cả các câu trả lời được mã hoá và nhập số liệu vào trong chương trình Excel của
máy tính và sử dụng SPSS để phân tích (V11.5). Các khảo sát này được thực hiện với tất cả
nông dân tham gia FFS của 8 tỉnh Đ
BSCL ở cả 2 năm 2005 và 2006 và từ 4 tỉnh trong năm
2005 và 3 tỉnh duyên hải miền Trung trong năm 2006. Tất cả những số liệu này được tính
toán gộp chung theo vùng (ĐBSCL và Duyên hải miền Trung). Những câu hỏi khảo sát được
trình bày trong phụ lục 1.

1.1.2.2 Đánh giá những tác động của dự án đến kinh tế, xã hội và môi trường qua kết quả
phỏng vấn
Vì cây có múi là loại cây lâu năm với mùa vụ kéo dài trong năm nên không thể ước
l
ượng những ảnh hưởng của FFS trong khoảng thời gian của lớp FFS. Bởi vậy những ảnh
hưởng của kinh tế, xã hội và môi trường được ước lượng một năm sau khi hoàn thành lớp
FFS bằng cách sử dụng một biểu mẫu chung để phỏng vấn từng nông dân riêng lẻ.Việc
phỏng vấn được kiểm soát thông qua 1 người dịch với ích nhất là 5 nông dân mỗi tỉnh, người
dịch này đ
ã tham gia FFS một năm sau khi hoàn thành khoá huấn luyện. Biểu mẫu để phỏng
vấn chung này có thể giúp cho nông dân nhận ra những thay đổi trong kỹ thuật canh tác của
họ, những ảnh hưởng kinh tế chính yếu, những sự thay đổi môi trường của họ và để diễn tả
ảnh hưởng của FFS đến đời sống gia đình và mối quan hệ cộng đồng của họ. Những lưu ý
được ghi nhận dưới nh

ững dạng chính sau: sự thay đổi trong canh tác, những tác động về
kinh tế, những tác động về xã hội, và những tác động về môi trường. Việc đòi hỏi những
người được điều tra phải chứng minh bằng những sổ ghi chép thực hành trong trang trại khi
có thể. Tuy nhiên những người được điều tra thường không có giữ sổ chi chép và đã báo cáo
bằng nhận thức của họ. Những ghi chép của ngườ
i được điều tra được ghi nhận lại khi họ đưa
ra sổ ghi chép của mình. Ở mỗi xã được tham quan, nhóm nông dân cũng được điều tra để
xác định thái độ của họ đối với việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều tra nhóm gồm có 7 câu
hỏi và được hướng dẫn bằng cách đọc từng câu hỏi và yêu cầu giơ tay trả lời 1 trong 3 đáp án
(không đúng, có lẻ đúng, hoàn toàn
đúng). Những nông dân được yêu cầu để chọn câu trả lời
tiêu biểu nhất theo thái độ của họ, và số lượng nông dân lựa chọn câu trả lời cho mỗi câu hỏi
được ghi nhận lại.

1.1.2.3 Phân tích so sánh lợi nhuận từ việc sản xuất cây có múi và kinh phí của FFS

1.1.2.4 Khảo sát những lợi nhuận chính

Những cán bộ then chốt từ những tổ chức lớn tham gia vào dự án cũng đòi hỏi ph
ải hoàn
thành khảo sát về những ấn tượng của họ đối với những ảnh hưởng của dự án. Việc khảo sát

5
được gởi bằng thư điện tử đến người được điều tra bao gồm 2 phần mà 2 phần này phải được
hoàn thành cũng bằng thư điện tử. Phần 1 gồm 6 câu hỏi đòi hỏi câu trả lời được viết ra (phụ
lục 2) và phần 2 gồm 5 câu hỏi đỏi hỏi người trả lời trình bày nhận thức về những quan điểm
c
ủa họ đối với những tác động, mối liên hệ và sự xác nhận theo mức độ từ thấp đến cao bằng
cách đánh dấu X trên hàng cho mỗi câu hỏi (Phụ lục 3).


1.1.2.5 Những nhận xét của những người quản lí dự án
Những người quản lý dự án có hiệu quả là người phải có được cả về năng lực làm việc
tốt ở mọi lĩnh vực và v
ừa phải có tầm nhìn rộng để điều khiển toàn bộ dự án. Để nắm bắt và
chuẩn bị tư liệu đáp ứng một số kiến thức có liên quan này, 3 người quản lí dự án được yêu
cầu ghi lại những nhận xét và cảm tưởng của họ đối với những tác động của dự án. 5 câu hỏi
sau đây đã được đưa ra để thống nhất trong c
ơ cấu các câu trả lời của họ.
1. Bạn thấy những thay đổi chính gì trong thực tiễn?
2. Những tác động chính về kinh tế là gì?
3. Những tác động chính về xã hội là gì?
4. Những tác động chính môi trường là cái gì?
5. Bạn có thấy cái gì là sự trở ngại chính đối với FFS để có được một tác động lớn hơn mà
bạn quan sát được?

1.1.3 Kết quả và thảo luận

1.1.3.1 Điều tra và phân tích Kiến thức Thái
độ và Thực tiễn (KAP)

Những người tham dự lớp FFS ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm các tỉnh
Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng
đã được điều tra vào năm 2005 và 2006. Tổng cộng có 1061 kết quả khảo sát trước và sau
tham dự FFS đã được phân tích từ 530 nông dân trong năm 2005 và 2181 khảo sát trước và
sau đã được phân tích từ 1059 nông dân ở năm 2006. Ở miền Trung những tham dự
viên FFS
đã được khảo sát gồm các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Nam và Nghệ An trong năm
2005 và tổng cộng có 360 khảo sát trước và sau đã được phân tích từ 180 nông dân. Năm
2006 những người tham dự viên các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định và Nghệ An đã được khảo
sát với tổng cộng gồm 600 phiếu khảo sát trước và sau khi tham dự FFS đã được phân tích từ

từ 300 nông dân.
Tuổi trung bình của những nông dân được điều tra là 44 tuổi ở ĐBSCL và 45 tu
ổi ở miền
Trung. Trình độ học vấn trung bình ở miền Trung là lớp 9 và lớp 8 ở ĐBSCL. Người trồng
cây có múi ở ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây có múi trung bình là 7 năm
kinh nghiệm so với nông dân miền trung là 5.3 năm kinh nghiệm. Phần lớn nông dân ở cả 2
miền đều là thành viên thuộc hội nông dân với tỷ lệ lần lượt là 58% và 63% ở miền Trung và
ĐBSCL. Ở ĐBSCL 2.1% nông dân tham gia hợp tác xã và 2.3% nông dân khác là thành viên
của câu lạc bộ khuy
ến nông. Ở miền Trung 1.4% nông dân là thành viên của HTX và 1%
nông dân là thành viên của câu lạc bộ khuyến nông. Phần lớn những nông dân được điều tra
có TV (94.2% ở ĐBSCL và 88.7% miền Trung ) trong khi không đến một nữa nông dân có
điện thoại (37.7% ở ĐBSCL và 40.6% ở miền Trung) và chỉ một tỷ lệ nhỏ có 1 máy vi tính
(4.6% ở ĐBSCL và 6.2% miền Trung).
Ở ĐBSCL loại cây có múi chiếm ưu thế là bưởi (34.9%) theo sau là cam (32.7%), quýt
(22.5%) và chanh (9.9%). Ở ĐBSCL người ta đã xếp một gi
ống cây có múi mà có tên gọi
thông thường là “Cam Sành” vào trong nhóm cam theo như số liệu đã được đánh giá như

6
trên. Nhưng thực ra “Cam sành” xét về các đặc tính thực vật học thì nó thuộc về nhóm quýt.
Nếu cam sành mà được xếp chung với nhóm Quýt Tiều thì chúng sẽ là nhóm cây có múi
chiếm ưu thế ở ĐBSCL tiếp theo sau là cây bưởi. Ở miền Trung, cam là loại cây có múi được
nông dân trồng chiếm ưu thế (41.0%) kế đến là cây chanh (24.4%), bưởi (23.8%) và quýt
(10.8%). Trung bình tuổi cây ở ĐBSCL là 4.25 năm trong khi ở miền Trung là 5.2 năm. Mật
độ cây có sự khác biệt cao một cách có ý nghĩa giữa
ĐBSCL so với miền Trung. Ở ĐBSCL
quýt và cam được trồng với mật độ trung bình là 1600 cây/ha (2.5 x 2.5) và bưởi với mật độ
là 493 cây/ha (4.5 x 4.5). Ở miền Trung cây quýt được trồng với mật độ trung bình là 714
cây/ha (3.5 x 4), cam ở mật độ là 550 cây/ha (4 x 4.5) và bưởi 330 cây/ha (5.5 x 5.5).

Ở ĐBSCL vật liệu giống cây trồng được sản xuất bởi chính người nông dân là phổ biến
nhất (46.1%) hoặc có nguồn gốc từ hàng xóm (16.3%) tổng cộng là 62.4%. Chỉ 8.7% người
trả
lời đã trồng cây giống được xác nhận có nguồn gốc từ các Viện hoặc những vườn ươm
được quản lý của nhà nước (Trung Tâm giống) (5.3%) và vườn ươm tư nhân (3.4%). Hơn 1/4
số người trả lời là không biết nguồn gốc (28.9%). Những nông dân không biết nguồn gốc cây
trồng có thể mua trên ghe của thương buôn mà những người này chạy ghe trên sông để bán
giống cây cho các nông dân ở những huyện và những tỉnh khác. Ở
miền Trung đa số giống
cây trồng đều được mua từ các Viện hoặc vườn ươm của nhà nước (Trung tâm giống)
(20.5%) và vườn ươm tư nhân (16.7%) tổng cộng gồm 37.2%. Các nông dân đã tự sản xuất
giống cây trồng chiếm 26.5% và 14.9% mua từ hàng xóm tổng cộng gồm 41.4%. Còn lại
21.4% người trả lời không biết nguồn gốc giống cây trồng.
Cả hai miền đều sử dụng phân hoá học rấ
t cao, 95% nông dân ở ĐBSCL và 88% ở miền
Trung. Việc sử dụng phân hữu cơ ở miền Trung cao hơn chiếm 91% so với 60% ở ĐBSCL.
Việc sử dụng phân bón lá cao hơn ở ĐBSCL chiếm 51% và ở miền Trung chỉ có 24% người
trả lời đã sử dụng phân bón lá.
Số lần phun thuốc BVTV trung bình mỗi năm ở ĐBSCL lúc mới bắt đầu FFS năm 2005
là 7 lần và giảm xuống còn 6.5 lần sau khi lớ
p FFS hoàn tất. Năm 2006 số lần phun thuốc
trước FFS là 7.7 lần và sau khi lớp FFS hoàn tất số lần phun thuốc giảm còn 6 lần. Ở miền
Trung năm 2005 số lần phun thuốc trung bình là 3.3 trước lớp FFS và tăng lên 4 lần khi sau
khi FFS hoàn thành, trong khi năm 2006 ở số lần phun thuốc trung bình ở miền Trung là 5
lần trước lớp FFS và giảm xuống 4 lần sau lớp FFS. Sự thay đổi số lần phun thuốc từ 2005
đến 2006 ở miền Trung xảy ra là do
ở tỉnh Quảng Nam có số lần phun thuốc rất thấp, không
được tính trong điều tra năm 2006. Nhìn chung số lần phun thuốc ở mỗi mùa vụ không cao
và thực sự không hy vọng rằng nó có thể được giảm hơn nữa vì căn cứ vào việc tính toán số
đợt chồi của mỗi năm và tình hình sâu bệnh phức tạp của Việt Nam. Tuy nhiên, số lần phun

thuốc ở tỉnh Đồng Tháp cao hơn những nơ
i khác với 20 lần/năm thì không có gì lạ, nhưng
sau FFS số lần phun thuốc giảm xuống còn 12 - 15 lần mỗi năm. Số nông dân sử dụng dầu
khóang thì tăng từ 38% trước FFS đến 52.2% sau lớp FFS ở ĐBSCL và từ 16.6% trước FFS
đến 61.1% sau FFS ở miền Trung. Điều đó chứng tỏ có sự chuyển từ thuốc BVTV mang tính
phá huỷ môi trường sang các loại thuốc BVTV có thể chịu đựng hơn. Khuynh hướng của sự

thay đổi đó chuyển từ việc sử dụng thuốc BVTV có tính phá hủy môi trường sang thuốc
BVTV thế hệ mới ít phá hủy môi trường hơn sẽ gia tăng trong tương lai khi giá của thuốc
BVTV mới được giảm xuống. Việc phun thuốc hầu hết được thực hiện bằng bình đeo vai cho
cả hai miền với 73.6% người trả lời ở ĐBSCL và 76.6% ở miền Trung. Hầu hết việc phun
thuốc chủ yếu được làm bởi chính người nông dân và các người trong gia đình của họ, chỉ
9.4% thuê người hàng xóm ở ĐBSCL và 20.4% là ở miền Trung .
Phần lớn nông dân tin vào khóa huấn luyện này, thực hành ngoài đồng và báo cáo
chuyên đề là cách tốt nhất để truyền đạt kiến thức mới đến nông dân với 46.1% nông dân lựa
chọn phương pháp này ở ĐBSCL và 54.9% ở miền Trung. Chỉ 11.2% nông dân ở ĐBSCL và

7

8
8.9% ở miền Trung nghĩ rằng điểm trình diễn là cách tốt để học những kỹ thuật mới. 13.2%
và 8.8% người trả lời đã chọn TV như là cách hữu hiệu cho việc học lần lượt ở ĐBSCL là ở
miền Trung và chỉ có 1.5% người ở ĐBSCL và 3.3% ở miền Trung nghĩ rằng CD, DVD và
VHS là cách tốt để truyền đạt kỹ thuật mới.
Niềm tin và thái độ nông dân qua đi
ều tra đã cho thấy rằng có bị ảnh hưởng bởi sự tham
gia vào FFS, đặc biệt có liên quan đến những biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Việc thay đổi
niềm tin điển hình khác là dinh dưỡng cho cây trồng, cách trồng cây có múi được khảo sát
giữa 2 vùng. Có một sự gia tăng đáng kể trong việc đồng ý trồng cây giống sạch bệnh sẽ cho
năng suất cao hơn đối với nông dân miền Trung nhưng không có sự

thay đổi niềm tin đối với
nông dân ĐBSCL sau khi tham dự lớp FFS (Bảng 1). Mức độ không đồng ý rằng mật độ cây
càng cao sẽ cho năng suất cao hơn thì cao hơn một cách có ý nghĩa ở nông dân ĐBSCL
nhưng vẫn không thay đổi ở nông dân miền Trung. Mặc dù tất cả nông dân không chắc chắn
rằng lượng phân bón vô cơ càng cao hơn sẽ cho năng suất cao hơn, niềm tin đã thay đổi một
cách có ý nghĩa với nông dân Đ
BSCL và nông dân dân miền Trung ở năm 2005 đối với nông
dân ĐBSCL số lượng không đồng ý cao hơn sau khi tham dự FFS và với các nông dân miền
Trung số lượng đồng ý thấp hơn có ý nghĩa (Bảng 1). Có một sự giảm đáng kể trong việc
đồng ý cho rằng phun phân bón lá sẽ gia tăng năng suất ở nông dân ĐBSCL và việc đồng ý
gia tăng đáng kể ở nông dân miền Trung sau khi tham dự lớp FFS.
Việc thay đổi niềm tin về những sâu bệ
nh chính tương đối phù hợp giữa hai vùng. Có sự
gia tăng đáng kể về nhận thức những biện pháp có hiệu quả cho việc quản lý bệnh vàng lá
gân xanh và rầy chổng cánh là tác nhân truyền bệnh ở cả hai vùng (Bảng 2). Cũng đã có sự
gia tăng đáng kể trong việc đồng ý rằng việc gây thiệt hại của sâu vẽ bùa có thể làm tăng
bệnh loét, mặc dù sự gia tăng này không ý nghĩa ở nông dân Đ
BSCL năm 2005 (Bảng 2). Ở
miền Trung đã có một sự gia tăng đáng kể trong việc đồng ý cho rằng những cây bị sâu vẽ
bùa tấn công sẽ cho năng suất thấp hơn trong khi niềm tin vẫn không thay đổi ở ĐBSCL.
Mặc dù đa số nông dân đồng ý rệp mụôi phải được kiểm soát bằng thuốc trừ sâu ngay khi
chúng xuất hiện trên cây, trong năm 2006 có một sự giảm có ý nghĩa trong vi
ệc đồng ý ở
nông dân ĐBSCL và có sự gia tăng có ý nghĩa trong việc đồng ý ở nông dân miền Trung
(Bảng 2). Những sự khác biệt này phản ánh ảnh hưởng của những hoàn cảnh khác nhau giữa
các địa phương và tầm quan trọng của các huấn luyện viên.
Sự tham gia FFS phần lớn đã tác động mạnh đến niềm tin về những phương pháp kiểm
soát dịch hại với một sự thay đổi có ý nghĩa v
ề mọi mặt trừ một trường hợp (Bảng 3). Tất cả
nông dân trở nên nhận thức nhiều hơn về tác hại của thuốc BVTV có thể gây hại cho sức

khoẻ con người và thiên địch có ích. Tất cả nông dân đều gia tăng trình độ của họ trong việc
đồng ý rằng thuốc BVTV có thể làm cho sự bộc phát trở lại của dịch hại và giảm sự đồng ý
rằng
sử dụng thuốc BVTV sẽ làm tăng năng suất và nông dân tiến bộ sử dụng nhiều thuốc trừ
dịch hại (Bảng 3). Cũng có sự không đồng ý gia tăng rằng thuốc BVTV rẽ và dễ sử dụng đối
với nông dân ĐBSCL và nông dân miền Trung năm 2005 (Bảng 3). Bệnh vàng lá gân xanh
là nỗi lo chính của vùng ĐBSCL và không thay đổi sau khi tham dự lớp FFS, mặc dù dành
ưu tiên cho những dịch hại và b
ệnh khác đã thay đổi không đáng kể (Bảng 4). Vào năm 2005
nông dân ở miền Trung cũng lo ngại về bệnh vàng lá gân xanh cả trước và sau khi tham dự
FFS. Sự lo sợ về các loại dịch hại đứng thứ hai là bệnh thối rễ và mức độ lo sợ thì không thay
đổi. Tuy nhiên, vào năm 2006 nông dân ở miền Trung thì lo sợ hơn về nhện ở trước khi tham
dự FFS và họ trở nên lo sợ hơn về sâu vẽ bùa sau khi tham dự FFS (Bảng 4).


Bảng 1: Quan điểm của những người tham gia FFS về kỹ thuật trồng và bón phân cho cây có múi

Tỷ lệ trung bình
1
ĐBSCL 2005 DH miền trung 2005 ĐBSCL 2006 DH miền trung 2006
Câu hỏi khảo sát về Kiến thức, thái độ và
thực tiễn (KAP)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Trồng cây con sạch bệnh sẽ mang lại năng
suất cáo hơn
4.20

4.16 4.34 4.52
*
4.24 4.28 4.08 4.45

**
Trồng cây với mật độ dày sẽ cho năng suất
cao hơn
2.46

2.20
**
2.01 2.07 2.29 2.00
**
2.23 2.18
Bón phân nhiều sẽ cho năng suất cao hơn 2.95 2.79
*
3.27 3.16
*
2.95 2.61
**
3.17 3.34
*
Phun nhiều phân bón qua lá sẽ làm tăng
năng suất
3.64

3.50
*
3.76 3.98
*
3.73 3.41
**
3.55 4.12
*


* ý nghĩa ở 0.05%; **ý nghĩa ở 0.01%

1
Các con số thể hiện là số liệu trung bình: điểm số giữa 0 và 2.50 cho thấy sự không đồng ý với câu hỏi đặt ra, điểm số càng thấp cho thấy rằng
mức độ không đồng ý càng cao hơn; điểm số giữa 2.50 và 3.50 cho thấy rằng họ còn lưỡng lự trong suy nghĩ của họ hoặc là số câu trả lời đồng ý
và không đồng ý với câu hỏi đặt ra tương đương nhau; Con số gi
ữa 3.5 và 5 cho chỉ cho thấy sự đồng ý với câu hỏi đặt ra, con số này càng cao
cho thấy mức độ đồng ý càng cao hơn .

9
Bảng 2: Quan điểm của những người tham gia FFS về các dịch hại và bệnh chính trên cây có múi

Tỷ lệ trung bình
1
ĐBSCL 2005
DH miền Trung
2005
ĐBSCL 2006
DH miền Trung
2006
Câu hỏi khảo sát về Kiến thức, thái độ và
thực tiễn (KAP)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Bệnh vàng lá greening có thể được quản
lý bằng việc sử dụng cây giống sâch bệnh
và quản lý vườn bằng cách phòng trừ rầy
chổng cánh
3.61


3.89
**
3.65 4.21
**
3.78 4.12
**
3.36 4.41
**
rầy chổng cánh là côn trùng truyền bệnh
greening trên cây có múi
4.23

4.45
**
3.92 4.44
**
4.14 4.64
**
3.98 4.70
**
Tác hại cỷa sâu vẽ bùa có thể sẽ làm gia
tăng tác hại của bệnh loét do vi khuẩn
3.73

3.82 3.54 4.11
**
3.57 3.80
**
3.45 4.02
**

Cây bị tấn công bởi sâu vẽ bùa sẽ cho
năng suất thấp hơn
4.24

4.18 3.94 4.30
**
4.11 4.09 3.95 4.30
**
Kiểm soát nhện chỉ quan trọng trong mùa
khô
3.39 3.40 3.37 3.17 3.53 3.62 3.41 3.35
Rầy mềm phải được phòng trị ngay bằng
thuốc hoá học khi chúng vừa mới xuất
hiện trên cây
4.20

4.12 3.96 3.92 4.19 3.95
**
3.72 3.96
**

*ý nghĩa ở 0.05%; ** ý nghĩa ở 0.01%

1
Các con số thể hiện là số liệu trung bình: điểm số giữa 0 và 2.50 cho thấy sự không đồng ý với câu hỏi đặt ra, điểm số càng thấp cho thấy rằng
mức độ không đồng ý càng cao hơn; điểm số giữa 2.50 và 3.50 cho thấy rằng họ còn lưỡng lự trong suy nghĩ của họ hoặc là số câu trả lời đồng ý
và không đồng ý với câu hỏi đặt ra tương đương nhau; Con số gi
ữa 3.5 và 5 cho chỉ cho thấy sự đồng ý với câu hỏi đặt ra, con số này càng cao
cho thấy mức độ đồng ý càng cao hơn .




10
Bảng 3: Quan điểm của những người tham gia FFS về phương pháp quản lý dịch hại
Tỷ lệ trung bình
1
ĐBSCL 2005
DH miền Trung
2005
ĐBSCL 2006
DH miền Trung
2006
Câu hỏi khảo sát về Kiến thức, thái độ và
thực tiễn (KAP)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Phun thuốc trừ sâu sẽ làm tăng năng súât 3.54 3.18
**
3.77 3.32
**
3.57 2.74
**
3.25 3.22
**
Dùng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng
của bạn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ
4.43

4.49
**
4.22 4.49

**
4.35 4.63
**
4.33 4.67
**
Dùng thuốc trừ sâu sẽ gây tái phát dịch
hại
3.01

3.31
**
2.67 3.49
**
2.79 3.48
**
2.85 4.05
**
Dùng thuốc trừ sâu sẽ làm gảim thiên
địch (côn trùng có lợi)
4.12

4.25
**
3.72 4.33
**
4.06 4.49
**
4.06 4.65
**
Nếu bạn sử dụng cây giống sâch bệnh và

quan lý vườn thật tốt thì việc sử dụng
thuốc trừ sâu là không cần thiết
3.56

3.82
**
3.42 3.78
**
3.60 3.82
**
3.62 4.10
**
Phân lớn nông dân đều sử dụng nhiều
loại thuốc trừ sâu
2.63

2.28
**
2.24 1.92
**
2.52 2.08
**
2.19 1.77
**
Thuốc trừ sâu thì rẽ và dễ áp dụng 2.46 2.33
**
2.20 1.80
**
2.63 2.15
**

2.27 2.37

* ý nghĩa ở 0.05%; **ý nghĩa ở 0.01%

1
Các con số thể hiện là số liệu trung bình: điểm số giữa 0 và 2.50 cho thấy sự không đồng ý với câu hỏi đặt ra, điểm số càng thấp cho thấy rằng
mức độ không đồng ý càng cao hơn; điểm số giữa 2.50 và 3.50 cho thấy rằng họ còn lưỡng lự trong suy nghĩ của họ hoặc là số câu trả lời đồng ý
và không đồng ý với câu hỏi đặt ra tương đương nhau; Con số gi
ữa 3.5 và 5 cho chỉ cho thấy sự đồng ý với câu hỏi đặt ra, con số này càng cao
cho thấy mức độ đồng ý càng cao hơn .


11
12
Bảng 4: Các loại dịch hại và bệnh trên cây có múi làm người nông dân lo lắng.
Tỷ lệ nông dân lo ngại đối với các loại các loại dịch hại hay bệnh liên quan
ĐBSCL 2005
Duyên hải miền
Trung 2005
ĐBSCL 2006
Duyên hải miền
Trung 2006
Dịch hại hay bệnh
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Rầy chổng cánh n/a n/a n/a n/a 10.2 13.2 6.6 22.2
Rệp (bao gồm các lạoi rệp sáp) 14.7 9.7 3.9 1.1 15.8 12.8 11.8 4.2
Sâu vẽ bùa 4.6 4.7 15.1 15.6 4.8 3.6 20.7 23.9
Nhện 11.9 12.6 15.6 10.1 12.7 13.7 21.8 19.7
Sâu đục cành 0 0.4 15.6 11.7 0.8 0.1 5.2 2.8
Bọ xít xanh 1.5 1.2 2.8 2.2 1.6 0.8 0 0.7

Bệnh Greening

43.9 49.4 27.4 31.8 27.0 31.9 17.0 15.5
Thối rễ 16.2 14.0 17.9 17.9 14.5 10.4 10.3 7.7
Rệp dính 1.5 3.5 0 1.7 3.0 4.0 1.8 0.4
Khác 5.7 4.5 1.7 7.9 9.6 9.5 4.8 2.9
1
Số liệu ở 2005 gồm cho thấy nông dân đã trả lời về bệnh greening và rầy chổng cánh, Số liệu năm 2006 cho thấy nông dân chỉ lo ngại về bệnh
greening


1.1.3.2 Đánh giá những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường qua việc phỏng vấn

Tổng số có 53 nông dân đã được phỏng vấn một cách riêng lẽ và 132 đã được phỏng vấn
theo nhóm từ 13 địa điểm trong tháng 11 năm 2006 (Bảng 5).

Bảng 5. Lịch phỏng vấn và số người tham gia.

Tỉnh Huyện Xã
Ngày phỏng
vấn
Số nông dân
được trong
mỗi nhóm
được hỏi
Số
nông dân
dược phỏng vấn
riêng lẽ
Kanh Hoa Kanh Vinh Song Cau 17/11/2006 2 2


Nha Trang
City
Vinh Phuong
17/11/2006 4 4
Nghe An Nghia Dan Nghia Lam 30/11/2006 5 5
Ben Tre Cho Lach Son Dinh 21/11/2006 10 4
Mo Cay Tan Phu Tay 21/11/2006 12 4
Tien Giang Cai Be My Duc Tay 22/11/2006 17 5
Cai Lay My Loi A 22/11/2006 9 4
Dong Thap Lai Vung Tan Phuoc 22/11/2006 16 5
Tra Vinh Cang Long Binh Phu 23/11/2006 10 5
Vinh Long Binh Minh My Hoa 23/11/2006 18 5
Can Tho Binh Thuy
Long Thuyen
FFS 1
24/11/2006 10 4
Binh Thuy
Long Thuyen
FFS 2
24/11/2006 8 1
Soc Trang Ke Sach An My 25/11/2006 11 5
Tổng cộng 132 53


1.1.3.2.1 Thay đổi trong kỹ thuật canh tác

Ít nhất mỗi nông dân ở mỗi tỉnh đều đề cặp đến sự giảm số lần phun thuốc nhưng thay đổi
được báo cáo phổ biến nhất trong kỹ thuật phun thuốc là sự thay đổi chủng loại thuốc trừ
dịch hại (Bảng 6). Thuốc trừ dịch hại thế hệ mới được chấp nhận nhiều nhất là d

ầu khoáng
PSO với 20 báo cáo cho thấy rằng chỉ sử dụng dầu khoáng để phun mà không có kết hợp với
một loại thuốc nào khác, và thêm 8 báo cáo khác là sử dụng dầu khoáng kết hợp với những
nông dược khác. Imidacloprid là loại thuốc trừ dịch hại được chấp nhận phổ biến nhất với 16
báo cáo được đề cặp đến. Sự gia tăng lớn nhất trong việc sử dụng PSO đó chính là kết qu

của sự tài trợ và tác động mạnh mẽ của công ty thuốc BVTV Sài Gòn (SPC) tại thành phố Hồ
Chí Minh. SPC đã tài trợ những sản phẩm cho những thực nghiệm trình diễn tại các FFS
nhưng quan trọng hơn chính là công ty đã tổ chức phân phối sản phẩm PSO đến các đại lý
thuốc BVTV trong tỉnh nơi các FFS đã được tổ chức. Họ đã phối hợp tổ chức các hoạt động
ti
ếp thị của họ với những hoạt động của dự án và in ấn những vật liệu tiếp thị mà có sự kết
hợp chặt chẽ với chương trình IPM để phân phát nông dân trong các FFS. Chỉ có 11 báo cáo
nói về việc gia tăng sử dụng phân bón nhưng hầu hết chỉ có 4 lần sử dụng trong khi nhiều
báo cáo khác thì nói nhiều về các loại phân hữu cơ. Một loạt những vật liệu hữu c
ơ khác
cũng đã được phối trộn với nhau và đôi khi cả với Trichoderma cũng đã được người nông
dân sử dụng (Bảng 6). Sự thay đổi quan trọng khác trong quá trình canh tác của họ nữa đó là

13
việc ghi chép lại và chính họ có khả năng nhận diện ra được những loại dịch hại và bệnh
cũng như biết điều tra phát hiện được các loại dịch hại.

1.1.3.2.2 Những tác động kinh tế

Tác động nổi trội về kinh tế đã được ghi nhận bởi nông dân tham gia FFS ở năm 2005 là sự
giảm chi phí đầu vào (Bảng 7). Hầu hết ở tất cả các t
ỉnh đều cho rằng chi phí đầu vào giảm
12 lần, chi phí thuốc trừ sâu giảm 8 lần, chi phí công lao động giảm 5 lần, kết quả là 47%
nông dân cho rằng giảm chi phí đầu vào. Chỉ có tỉnh Bến Tre là không có ý kiến về việc làm

giàm giảm chi phí đầu vào. Gia tăng năng suất cũng đã được ghi nhận ngoại trừ với nông dân
tỉnh Vĩnh Long (Bảng 7). Mặc dù tất cả nông dân đều nhận biết được sự gia tăng nă
ng suất
(20) và chất lượng quả (9) nhưng chỉ có vài báo cáo về sự gia tăng giá bán quả (9) và lợi
nhuận (7). Thực sự không thể xác định tỷ lệ nào của việc gia tăng năng suất theo như khai
báo là nhờ vào việc thay đổi kỹ thuật quản lý và bao nhiêu là do sự biến động của mùa vụ.
Nếu như cho rằng tất cả những sự gia tăng này là nhờ vào sự tham gia theo như trả lời c
ủa
những người tham gia trong FFS thì sẽ có một sự đánh giá quá cao về lợi ích của FFS, thực
sự thì sự tham gia đó chỉ đóng góp một phần vào việc làm gia tăng năng suất và thu nhập
của họ như là đã được báo cáo.

1.1.3.2.3 Những tác động về xã hội

Tác động chủ yếu về mặt xã hội được quan tâm đối với người nông dân là việc chia sẽ kiến
thức và kinh nghiệ
m giữa các nông dân tham gia FFS với nhau, giữa những người xóm
giềng, các thành viên câu lạc bộ nông dân và cả trong phạm vi gia đình (Bảng 8). Chỉ có các
nông dân từ tỉnh Đồng Tháp đã không đề cập đến tác dụng làm gia tăng việc chia sẽ kiến
thức, kinh nghiệm bởi vì tất cả họ đều là thành viên của câu lạc bộ người trồng cây có múi vì
vậy quả thực họ đã tuyên truyền, chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau tác động qua l
ại
và tạo ra nhiều quyết định chung mà được áp dụng trong việc quản lý vườn tại nhiều vườn
cây có múi khác nhau. Việc chia sẽ kiến thức thường xuất hiện gắn kết với việc gia tăng các
hoạt động xã hội đã được báo cáo có liên quan đến các việc như uống cà phê, nhậu. Sự tham
dự ở các FFS cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc gia tăng những hoạt động của câu
l
ạc bộ những người làm vườn bao gồm việc trồng cây cũng như việc thành lập những hợp tác
xã nông dân (Bảng 8). Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy rằng việc tham dự FFS cũng là một
cơ hội để giúp sự truyền đạt kinh nghiệm quản lý vườn từ cha đến con trai (4), chồng đến vợ

(3) và cha đến con gái (1).

1.1.3.2.4 Những tác động về môi trường

Một năm sau khi tham d
ự FFS và thực hành họ đã học, nhiều nông dân đã báo cáo về việc
gia tăng các sinh vật trong vườn của họ ít nhất một nông dân trong một tỉnh đã đề cập về sự
gia tăng các sinh vật có lợi trong vườn của họ (Bảng 9). Các nông dân từ Tỉnh Bến Tre, Tiền
Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng cũng cho thấy rằng sự gia tăng số lượng cá cũng như họ có thể
nuôi đượ
c cá trong các kênh mương mà trước đó thì không thể (Bảng 9). Các loài sinh vật có
lợi khác mà luôn luôn được đề cập đến đó là kiến vàng và ong mật. Sáu nông dân cho thấy
rằng cây trồng của họ được cải thiện về sức khoẻ và 5 người thì đề cập đến sức khoẻ của
chính họ được cải thiện (Bảng 8). Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý nhất của chương trình huấn
luyện FFS này là sự nhận di
ện ra được các loại dịch hại và bệnh cũng như các loại sinh vật có
ích điều đó chứng tỏ rằng trong số các điều gia tăng mà được thừa nhận đó là kết quả của sự
gia tăng về năng lực cho những người tham gia để họ có thể nhận biết được các sinh vật có
ích.

14

15

Bảng 6. Sự thay đổi trong kỹ thuật canh tác đã được xác định qua các cuộc phỏng vấn nông dân
Những công việc thường xuyên được làm bởi người nông dân ghi lại qua phỏng vấn
Có thể
nhận
diện
ngay

dịch hại
và bệnh
Dự báo
dịch hại
và bệnh
Sổ ghi chép Số lần
phun
thuốc
giảm
Loại thuốc trừ sâu đã
được thay đổi (thành)
Sử dụng
phân bón
tăng
Loại phân bón thay đổi Kiến
vàng
cắt tỉa
cành
Khác

Tỉnh

n
Giới thiệu Giới thiệu
Kanh Hoa 6
2 4 3
1-đầu
vào
5 2-PSO
1-abamectin

1 1-qua lá
1-rác
1 1-kết hợp kinh
nghiệm của cha và
con
Nghe An 5
2 4 2
1-phun
4 5-PSO
5-imidacloprid
1 2-qua lá
2-rác+ chuồng
1-số lần phun tăng
Ben Tre 8
3 2 4-PSO
3-imidacloprid
2 5-hữu cơt +
Trichoderma
1-rác+ chuồng
1-rác+ vôi
1-rác
4 1 1-số lần phun tăng
1-phun tuỳ vào chồi
non
1-tiêu thoát nước
thừa
Tien Giang 9
5



3 4
1-phun
6 2-PSO
2-imidacloprid
1-thiamothoxam
1-PSO +
fenobucarb
4 2-rác
1-rác+ phân bò 1-
phân dơi
1-hữu cơ
2 2 2-giảm mật độ trồng
1-dùng ngưỡng dịch
hại là 20%
1-ủ phân rác
Dong Thap 5
3 1 3
1-phun
5 4-PSO +
abamectin

1-PSO + miticide
2-rác
1-rác + chuồng +
Trichoderma
1-rác + Trichoderma
Tra Vinh 5


2 2

1-đầu
vào
4 2-imidacloprid
2-PSO lúc chồi
1-PSO +
fenobucarb
1-Thuốc ít bị
phân huỷ
1-not specified
3-rác
1-rác + chuồng+
Trichoderma
1-rác + chuồng
1 1-ủ phân rác
Vinh Long 5
1 2 3 3 2-imidacloprid 5-rác 1-Trồng cây để mua

16
1-PSO máy ohun thuốc
Can Tho 5
2 2 2 2 1-PSO +
mankozeb
1-thuốc ít bị phân
huỷ
1-thế hệ thuốc trừ
sâu mói
1 2-rác + chuồng
2-rác
2-qua lá
1 1 1-reduced density of

planting
1-number of sprays
increased
1-cut all trees with
symptoms of
greening
Soc Trang 5
2
1-phun
1 4-PSO
2-imidacloprid
1-abamectin
1-phân khoáng+
chuồng+
Trichoderma
1-phân dê+
Trichoderma
1-rác
1 1 1-changed timing of
spraying

Tổng cộng 53 18 18 27 32 51 11 42 9 6 14


17
Bảng 7. Những tác động về kinh tế đã được xác định qua phỏng vấn nông dân
Những công việc thường xuyên được làm bởi người nông dân ghi lại qua phỏng vấn
Tỉnh n
Không/không chú
ý

Không rõ
ràng trong
những vườn
cây còn nhỏ
Giảm chi phí
đầu vào
Tăng năng
suất
Tăng giá
bán quả
Tăng lợi
nhuận
Tăng chất
lượng quả
Khác
Kanh Hoa 6 1 2 5 (thuốc trừ
dịch hại)
1 2 1 1 – Tăng chi phí
phân bón
Nghe An 5 1 (thuốc trừ
dịch hại)
1 (lao động)
2 2 2
Ben Tre 8 2 2 4 2 2 – Tăng kiến thức
Tien Giang 9 1 3 4 1 3
Dong Thap 5 3
2 (lao động)
3 1 1
Tra Vinh 5 1 1 1 2 1 2
Vinh Long 5 1 3

1 (lao động)
1 (phân bón)
1
Can Tho 5 1
1 (thuốc trừ
dịch hại)
1 (lao động)
4 1 2
Soc Trang 5 1 1
1 (thuốc trừ
dịch hại)

1 2 3
Tổng cộng 53 6 5 25 20 9 7 13


18
Bảng 8. Những tác động về xã hội được xác định qua phỏng vấn nông dân
Những công việc thường xuyên được làm bởi người nông dân ghi lại qua phỏng vấn
Tỉnh n
Không/
không để
ý
Gia tăng việc chia
sẽ kiến thức và kinh
nghiệm
Hổ trở bước đầu
cho sự thành lập
các trang trại quản


Gia tăng hoạt
động câu lạc bộ
người trồng
Tăng hoạt động xã
hội
Khác
Kanh Hoa 6
2 – các thành viên
FFS
1 – láng giềng
1 – vợ và chồng
1 – cha con trai
1 – chồng vợ
1- họp câu lạc bộ
nông dân nhiều hơn
2 – uống cà phê
1 – uống rượu đế
1 – cải thiện tình bạn
1 – gia tăng quan hệ trong
cộng đồng
Nghe An 5
1 – các thành viên
FFS
1 – láng giềng
1 – thành viên câu lạc
bộ nông dân

1 – chồng vợ 5 – thành lập câu
lạc bộ


Ben Tre 8
4 – các thành viên
FFS
1 – thành viên câu lạc
bộ nông dân

2 - họp câu lạc bộ
nông dân nhiều hơn
5 – uống cà phê
1 – uống rượu đế
1 – dạy cho lối xóm cách ủ
phân rác
1 – người mới làm vườn học
cách quản lý vườn
Tien Giang 9
4 1 – các thành viên
FFS
1 – láng giềng
1 – thành viên câu lạc
bộ nông dân
1 - cha
1 – cha con trai

2 - thành lập câu
lạc bộ
1 – hợp tác trồng
cây
1 – uống cà phê
1 – uống rượu đế
1 – cải thiện tình bạn

1 – gia tăng quan hệ trong
cộng đồng
Dong Thap 5
2 – cha con trai
1 – vợ chồng
1 – uống cà phê

1 – cải thiện mối quan hệ
giữa những người trong làng
Tra Vinh 5
5 - các thành viên
FFS

5 – thành lập câu
lạc bộ và hợp tác
sản xuất

Vinh Long 5
5 - các thành viên
FFS
2 – liên kết các địa
phương
9 – cải thiện tình bạn

19

Can Tho 5
5 - các thành viên
FFS
9 – uống cà phê 9 – cải thiện tình bạn

Soc Trang 5
4 - các thành viên
FFS
1 – cha con gái 9 – uống cà phê
Tổng cộng 453 35 8 18 22 17
Ghi chú : 9 là ý kiến trả lời của nhóm nông dân chứ không phải ý kiến cá nhân, bảng này trình bày số nhóm nông dân tham gia phỏng vấn




























20
21
Bảng 9. Nhũng tác động về môi trường được xác định qua phỏng vấn nông dân
Những công việc thường xuyên được làm bởi người nông dân ghi lại qua phỏng vấn
Tỉnh n
Không/
không chú
ý
Tăng những sinh
vật có lợi (tổng số)
Tăng sinh vật có lợi
(loài)
Cải thiện sức
khoẻ cây có múi
Cải thiện sức khoẻ
người nông dân
Khác
Kanh Hoa 6 5 1
Nghe An 5 1 3 3 – bò sát
1 – dế
1 – cào cào
1 - bọ ngựa
1
Ben Tre 8 4 2 1 – cánh cứng
1 – cá trong mương
2 1
Tien Giang 9 1 7 4 – ong mật

2 – kiến vàng
2 – ong (Vespids)
2 – cá trong mương
1 – nhện ăn thịt
1 – giới thiệu kiến vàng
Dong Thap 5 5 2 1
Tra Vinh 5 5 1 – kiến vàng
1 – Nhện
1
Vinh Long 5 1 4 1 – Kiến vàng
1 – Nhện
1
Can Tho 5 1 4 1 – Kiến vàng
1 – ong
1 – bọ rùa
1 – cá trong mương
2
Soc Trang 5 3 3 – cá trong mương
Tổng cộng 1353 34 30 6 5 1




1.1.3.3 Phân tích so sánh lợi nhuận thực sự từ việc sản xuất cây có múi và chi phí của
FFS

1.1.3.3.1 Lợi nhuận thực của việc sản xuất cây có múi

Qua kết quả của việc phỏng vấn giữa kỳ, các nông dân đã ước lượng thu nhập thực của họ.
Thực sự rất khó để kiểm tra lại những điều khai báo của họ bởi vì họ đã không giữ lại nh

ững
sổ sách ghi lại các chi phí của việc đầu tư vào cũng như thu nhập một cách chính xác. Tuy
nhiên người thực hiện cuộc phỏng vấn đã kiểm tra lại với mỗi một người nông dân bằng cách
thảo luận với họ về thu nhập thực tế của họ chứ không phải là tổng thu nhập. Cũng thật là
khó để kiểm tra lại với mỗi nhóm nông dân bởi vì việc đ
ánh giá thu nhập thực tế theo miêu tả
sự khác biệt giữa tổng trị giá quả được bán và chi phí đầu vào trực tiếp như phân bón, nông
dược, chi phí tưới tiêu, chi phí xăng dầu đã được sử dụng trong sản xúât, chi phí thuê công
lao động, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển đi bán. Trong việc tính toán lợi nhuận thực sự,
những người nông dân hầu như không tính toán về chi phí sức lao động của chính họ cũng
như những công lao động khác trong gia đ
ình của họ, khấu hao thiết bị sử dụng, vườn cây ăn
quả, tiền lãi do vay vốn đầu tư. Đánh giá giá trị lợi nhuận thực tế được thể hiện trong bảng 9
đã được tính toán lại dựa trên những kết quả phỏng vấn được từ nông dân và quy đổi ra giá
trị trên mỗi ha để so sánh giữa các nông dân.
Có một mức độ chuyên biệt về giống cây có múi rất cao ở mộ
t vài tỉnh ở Việt Nam như ở
Đồng Tháp chỉ có một giống quýt duy nhất (quýt Tiều) và ở Nghệ An cũng chỉ có duy nhất
một giống cam (xem phụ lục 1, kết quả điều tra cơ bản đã được trình bày trong báo cáo mốc
thời gian số 4 và phụ lục số 6 ở báo cáo mốc thời gian số 6). Bưởi thì được trồng phổ biến ở
nhiều tỉnh và đã gia tăng diệ
n tích trong mười năm qua. Kết quả quá trình khảo sát cho thấy
rằng việc trồng những giống cây có múi khác nhau sẽ cho người nông dân sự thu nhập khác
nhau. Để kiểm tra giả thuyết lợi nhuận thực tế tuỳ thuộc vào giống cây có múi được trồng,
các số liệu lợi nhuận thực tế từ các chủng loại cây có múi khác nhau đã được thu thập qua
cuộc khảo sát giữa kỳ để phân tích thống kê. Trong phân tích này thì giống được g
ọi là “Cam
sành” ở Việt Nam thực sự về phân loại thực vật học nó thuộc vào nhóm Quýt. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa trong mối quan hệ về vị trí địa lý (F
3, 19

=1.091, p=0.356) và chỉ có sự
khác biệt có ý nghĩa về giá trị thu nhập thực tế của nông dân giữa các chủng loại cây có múi
(F
2, 28
=5.442, p=0.010). Trắc nghiệm Duncan đã cho thấy rằng trồng bưởi và quýt có lợi
nhuận thực tế cao hơn cam. Không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê về quy
mô bình quân của chủng loại cây có múi được trồng (F
2, 28
=0.227, p=0.797). Kết quả được
trình bày ở bảng 10.
Bình quân lợi nhuận thực tế được tính trung bình giữa các chủng loại cây có múi và ở các
tỉnh là 78,620,000 đồng VN. Người nông dân trồng quýt trung bình có tiền lãi là 100,000,000
đồng VN tiếp theo là trồng bưởi với lợi nhuận trung bình là 93,330,000 đồng VN. Các nông
dân trồng cam có lợi nhuận trung bình chỉ 37,880,000 đồng VN. Không có gì ngạc nhiên với
lợi nhuận cao nhất trên 100,000,000 đồng VN đã được ghi nhận tại tỉnh Tiền Giang và Đồng
Tháp bởi vì phần l
ớn ở đây đều trồng quýt. Lợi nhuận thấp nhất được ghi nhận ở tỉnh Bến
Tre. Hầu hết là có sự trùng hợp rất cao giữa lợi nhuận trung bình được khai báo bởi người
nông dân và những đánh giá được thực hiện bởi các nhân viên chi cục BVTV tỉnh nhưng chỉ
với 2 tỉnh cho thấy rằng lợi nhuận thực tế được ghi nhận qua phỏng vấn thì ngoài tầm những
đánh giá của các nhân viên chi cục BVTV tỉnh. Ở tỉnh Bến Tre sự không trùng khớp này là
do sự biến động quá lớn giữa thu nhập của các nông dân được phỏng vấn với hệ số biến động
là 108% và ở tỉnh Vĩnh Long sự khác biệt là do kích cở mẫu quá nhỏ (chỉ với 2 nông dân) và
lợi nhuận thực tế ghi nhận được bởi các nhân viên chi cục BVTV tỉnh là dựa trên lợi nhuận
đạt được từ ng
ười trồng bưởi chứ không phải dựa trên bình quân của tất cả các nông dân. So

22
sánh với lợi nhuận thực tế từ lúa lãi thu được từ trồng cây có múi là cao hơn 3-6 lần. Số liệu
cũng cho thấy rằng lãi của việc trồng lúa thì không có sự biến động giữa các tỉnh lân cận

nhiều như là lãi của việc trồng cây có múi.

1.1.3.3.2 Chi phí của FFS trong quản lý dịch hại tổng hợp cây có múi

Chi phí của FFS đã được tính toán tổng hợp trong bảng chiết tính a) Chi phí khuyến nông
nghĩa là lươ
ng và tổng phí khuyến nông đã chi trả bởi Cục BVTV, b) Chi phí mở lớp TOT, c)
Trợ cấp và chi phí cho nông dân tham gia.

a) Chi phí cơ bản cho mỗi nông dân tham gia FFS được tính bằng đồng VN là 262,500
(tương đương A$ 21.37
1
).
Chi phí được tính toán dựa trên mức đã được chấp nhận là các huấn luyện viên được Cục
BVTV trả lương trung bình là 1,500,000 đồng VN. Bởi vì họ thừa nhận rằng mỗi ngày hoạt
động trong FFS cần phải có một ngày công để chuẩn bị. Để tính toán tất cả chi phí Cục
BVTV phải trả lương hằng ngày cho các huấn luyện viện, hệ số 2,5 đã được nhân thêm, đây
là hệ số chuẩn đã
được áp dụng cho các giảng viên đại học ở Úc.

b) Chi phí mở lớp cho mỗi tham dự viên FFS được tính toán là A$ 13.02
2
. Chi phí này gồm
cả chi phí cho 2 huấn luyện viên của mỗi FFS. Các chi phí huấn luyện cho cả 2 huấn luyện
viên đều bị giảm giá so với FFS đầu tiên mà họ đã quản lý trong suốt dự án. Hầu hết các
huấn luyện viên đều quản lý nhiều hơn 1 lớp FFS bởi vì các tỉnh đã tài trợ để mở thêm các
FFS khác sau khi làm xong dự án. Điều đó có nghĩa rằng chi phí quản lý các FFS tiếp theo ở
các tỉnh nơi mà các nhân viên khuyế
n nông đã được tập huấn trong phạm vi của dự án sẽ
không dự phần trong chi phí mở lớp trong tổng chi phí cho các FFS.

c) Chi phí tái diễn cho mỗi tham dự viên FFS được tính là A$ 36.23. Việc đền bù cho sự
tham gia của các nông dân được bao gồm trong tổng số này.

Chi phí tổng cộng cho mỗi tham dự viên FFS trong cả mùa FFS bao gồm 21 học phần và một
mùa vụ để thực nghiệm là A$ 70.62 (tương đương 867,361 đồng VN). Mùa vụ được tính từ
đợt ra hoa chính vụ cho đến đợ
t thu hoạch chính vụ, kéo dài khỏang 8 tháng.

1.1.3.3.3 Sự liên quan giữa lợi nhuận của việc sản xuất và chi phí của FFS

Lợi nhuận trung bình được tính cho mỗi ha được đánh giá là 78.620.000 đồng Viêt Nam cho
năm (= A$ 6,401.19). Diện tích trung bình của mỗi nông trang là 0.69 ha. Lợi nhuận trung
bình thực tế cho mỗi hộ nông dân là 54,247,800 đồng VN. Chi phí FFS cho mỗi tham dự
viên là 1.60% lợi nhuận thực tế của họ. Thật là hợp lý để thừa nhận rằng chỉ cần tiế
t kiệm
trong chi phí cho thuốc trừ dịch hại cũng như kết quả của việc giảm số lần phun thuốc thì cao
hơn là việc đầu tư mở FFS.

Ghi chú
1
Suốt trong thời gian tiến hành dự án tỷ giá giữa đồng đô la Úc và đồng Viêt Nam có sự biến
động từ 11,372 đồng VN cho A$ 1 đến 13,200 đồng VN cho A$1 do đó giá trị trung bình sẽ
là 12,282.09 đồng VN cho A$ 1. Giá trị tỷ giá trung bình sẽ được sử dụng cho tất cả những
sự tính toán trình bày trong báo cáo này.

2
Các chi phí mở lớp không bao gồm chi phí cho các nhà khoa học Úc tham gia trong dự án .
Dự án này là một dự án nghiên cứu mà trong đó FFS là mục tiêu chính của dự án vì thế đầu

23

tư của các nhân viên phía Úc trong chương trình huấn luyện TOT trên thực tế thì không kể
đến và không tính toán trong chi phí huấn luyện.

Bảng 9: Bình quân lợi nhuận thực của các vườn cây có múi mỗi năm

Tỉnh N
Diện tích
(ha)
Lợi nhuận
rồng do
nông dân
khai báo
(VND/năm)
Lợi nhuận
rồng được
đánh giá bởi
cán bộ tỉnh
(VND/năm)
Lợi nhuận so
với trồng lúa
được đánh
giá b
ởi cán
bộ tỉnh
(VND/năm)
Kanh Hoa 3
1.63
1
(0.84)
2

38,330,000
1
(7,265,000)
2

Nghe An 4
0.85
(0.087)
44,000,000
(5,492,000)
30-
50,000,000
10-
12,000,000
Ben Tre 5
0.54
(0.137)
34,600,000
(16,798,000)
50 -
70,000,000
18,000,000
Tien
Giang
6
0.73
(0.193)
134,330,000
(33,200,000)
100-

150,000,000

Dong
Thap
4
0.31
(0.072)
115,000,000
(8,660,000)
100-
120,000,000

Tra Vinh 2
0.58
(0.131)
83,250,000
(6,848,000)

Vinh Long 2
1.25
(0.250)
85,000,000
(15,000,000)
150,000,000 21,000,000
Can Tho 4
0.30
(0.041)
61,250,000
(13,288,000)
60-

70,000,000
20-
24,000,000
Soc Trang 2
0.43
(0.075)
97,500,000
(52,500,000)
50-
200,000,000
15,000,000
Total 34
0.69
(0.100)
78,620,000
(9,167,000)
30-
200,000,000
10-
24,000,000
3
1
Số liệu được tính toán trung bình từ lợi nhuận thực tế mà đã được khai báo qua cuộc phổng
vấn từng nng dân ở cuộc phỏng vấn giữa kỳ.
2
VSố liệu trong dấu ngoặt đơn là trung bình sai lệch chuẩn
3
Lợi nhuận thực tế trên lúa cho mỗi ha thu hoạch theo khai báo là từ 5.000.000 đến 8.000.000
đồng VN. Ở ĐBSCL nông dân có thể có 3 vụ thu hoạch mỗi năm và ở duyên hải trung bộ chỉ
có 2 vụđó chính là điều làm cho sự khác biệt có ý nghĩa trong thu nhập mỗi năm cho đơn vị

ha.

24
Bảng 10: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt lợi nhuận giữa các chủng loại cây
có múi

Chủng loại
cây có múi
N
Diện tích
(ha)
F test
4
Lợi nhuận
rồng qua
phỏng vấn
nông dân
(VND/năm)
Duncan test
3
Quýt
1
17
0.56
2
(0.085)
3
a
100,000,000
(14,660,000)

a
Bưởi 6
0.68
(0.215)
a
93,330,000
(13,824,000)
a
Cam

8
0.58
(0.114)
a
37,880,000
(6,346,000)
b
Tổng 31
0.59
(0.067)

82,680,000
(9,167,000)

1
Cam sành ở VN được tính toán như quýt vì đặc điểm thực vật học của nó gần với quýt hơn
2
Giá trị lợi nhuận được tính tóan là số liệu trung bình qua các lần phỏng vấn từng nông dân
ở cuộc phỏng vấn giữa kỳ.
3

Giá trị trong dấu ngoặt đơn là trung bình độ lệch chẩn.
4
Những nghiệm thức với những chữ giống nhau thì không khác biệt một cách có ý nghĩa so
với các nghiệm thức khác (p=0.05).

1.1.3.4 Khảo sát của những người được lợi chính

Bảy người từ các Viện nghiên cứu, tổ chức khuyến nông, công ty tư nhân và tổ chức phi
chính phủ đã hoàn tất cuộc khảo sát. Trả lời với mỗi câu hỏi khảo sát (in nghiêng) được tóm
tắt, và số ý kiến trả
lời tương tự được trình bày gọp lại.

Những tác động chủ yếu của dự án này đối với tổ chức của bạn là gì? (câu số 3) và mức độ
lợi ích của dự án này đến tổ chức của bạn (câu số 8)
Tất cả câu trả lời đều tin tưởng rằng dự án đã có một tác động tích cực đối với bản thân
họ cũng như
tổ chức của họ, với một tỷ số 5 cho rằng lợi ích rất cao và 2 cho rằng lợi ích
trung bình. Hầu hết những tác động mà đề cập đến là gia tăng mối liên hệ giữa người với
người trong các tổ chức, nhân viên khuyến nông và nông dân (4). Mối quan hệ cũng được
gia tăng giữa các tổ chức khuyến nông với các lãnh đạo địa phương trong sự nổ lực của
họ
để tìm kiếm nguồn kinh phí địa phương để mở thêm các khoá FFS khác nữa (1).
Những kênh trao đổi thông tin đã được mở ra giữa các tổ chức nghiên cứu và khuyến
nông và giữa những tổ chức này với các nông dân cung cấp những chương trình hiệu quả
cho dự án này (2) và cũng mở ra cách truyền đạt kiến thức mới hiệu quả hơn về các kỹ
thuật canh tác khác hơn là kiến thức IPM cũng như trên các cây trồng khác (2).
Nh
ững trả lời từ các tổ chức nghiên cứu và khuyến nông cũng như các công ty tư nhân đã
đề cập rằng họ cũng đã có thể học tập từ nông dân. Công việc của dự án là cung cấp cơ
hội để học về các phương pháp quản lý trang trại đã được sử dụng gần đây (1), những điều

cần thiết của nông dân trong quan hệ bảo vệ thự
c vật (2) và việc thay đổi thái độ của nông
dân trong quan hệ sử dụng thuốc trừ dịch hại (1). Các nhân viên khuyến nông cũng như
các công ty tư nhân có cơ hội để học hỏi nhiều hơn từ các nhà nghiên cứu (2). Mặc dù các

25

×