Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên khmer ở một số trường đại học vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 254 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY

ận

Lu
án

tiế

KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

n

CỦA SINH VIÊN KHMER Ở MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC



VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

m



c

họ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC


Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÚY

Lu

KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

ận

CỦA SINH VIÊN KHMER Ở MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC

án

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

tiế

n

Chuyên ngành: Tâm lý học



Mã số: 62 31 04 01


m




LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

c

họ

Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

GS.TS. Trần Thị Minh Đức

PGS. TS. Lê Thị Minh Loan

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận án tiến sĩ “Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập
của sinh viên Khmer ở một số trƣờng đại học vùng Đồng bằng sơng Cửu Long” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Lu


Nguyễn Thị Thúy

ận
án
n

tiế

m



c

họ


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thị Minh Loan và
PGS.TS. Hoàng Mộc Lan, hai nhà khoa học đã quan tâm sâu sắc, tận tình hƣớng
dẫn tơi trong thời gian học tập, nghiên cứu và động viên tơi hồn thành luận án này.
Những năm đầu của khóa học NCS, tơi đã đƣợc PGS.TS. Hồng Mộc Lan hƣớng
dẫn, truyền cho tơi tri thức và gợi ý cho tôi những ý tƣởng về luận án. Cô đã giúp
cho tôi tiếp cận các phƣơng pháp nghiên cứu, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong
học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi đƣợc PGS.TS. Lê Thị Minh Loan luôn sát cánh
cùng tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu. Cô dạy tôi tiếp cận cách tƣ duy mới

Lu


trong nghiên cứu, giúp tôi lựa chọn những phƣơng pháp thực hiện khả thi nhất, cập

ận

nhật các phƣơng pháp xử lý để kết quả nghiên cứu mang tính khách quan, trao đổi

án

để tôi liên tục xây dựng và thực hiện mọi ý tƣởng có thể trong luận án.
Tơi xin kính gửi đến Q thầy cơ giáo trong khoa Tâm lý học và cán bộ

tiế

phòng Sau đại học trƣờng Đại học KHXH & Nhân văn Hà Nội cùng toàn thể quý

n

thầy cô tham gia giảng dạy, tƣ vấn hỗ trợ tơi suốt trong q trình học tập và nghiên




cứu lời cảm ơn chân thành!

Cám ơn Ban giám hiệu, thầy cô giáo trƣờng Đại học Trà Vinh đã luôn ủng

m

hộ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tôi làm luận án.




Các bạn học viên cùng lớp NCS khóa 2016 đã nhiệt tình, tƣơng tác trực

họ

tuyến giúp đỡ tơi ở xa nhƣng vẫn cập nhật đầy đủ những kiến thức và tài liệu mới

c

nhất từ các hội thảo chuyên mơn, từ các khóa tập huấn và buổi báo cáo chuyên đề.
Xin chân thành cám ơn các bạn.
Cuối cùng, tôi đặc biệt cám ơn gia đình đã ln quan tâm, khích lệ và chăm
sóc tơi để tơi có thể thực hiện đến cùng cơng trình này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục ........................................................................................................................ 1
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. 4
Danh mục bảng ........................................................................................................... 5
Danh mục hình vẽ, biểu đồ ......................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG


Lu

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ........................................................... 16

ận

1.1. Nghiên cứu những khó khăn về giao tiếp trong hoạt động học tập ở sinh viên ...16

án

1.2. Nghiên cứu về các kĩ năng giao tiếp thành phần trong hoạt động học tập của
sinh viên ................................................................................................................21

tiế

1.3. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động

n

học tập của sinh viên .............................................................................................24





1.4. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của kĩ năng giao tiếp tới kết quả học tập của sinh
viên........................................................................................................................28

m


1.5. Nghiên cứu về biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập



cho sinh viên .........................................................................................................31

họ

Tiểu kết chƣơng 1 và khoảng trống nghiên cứu ...................................................35

c

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHMER ........................................... 37
2.1. Kĩ năng giao tiếp ............................................................................................37
2.2. Hoạt động học tập của sinh viên Khmer........................................................46
2.3. Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer ..................54
2.4. Ảnh hƣởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập tới kết quả học tập
của sinh viên Khmer .............................................................................................65
2.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của
sinh viên Khmer ....................................................................................................66
1


Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................70
Chƣơng 3. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 72
3.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................................72
3.2. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................76
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................77
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................91

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHMER ............................ 92
4.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên

Lu

Khmer ...................................................................................................................92

ận

4.1.1. Đánh giá chung về thực trạng kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập

án

trên lớp của sinh viên Khmer .............................................................................92
4.1.2. Thực trạng nhóm kĩ năng thành phần thuộc kĩ năng giao tiếp trong hoạt

tiế

động học tập trên lớp của sinh viên Khmer ........................................................94

n

4.1.3. Đặc trƣng kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên





Khmer dựa trên phân tích cụm và phân tích biệt số ........................................ 111

4.1.4. So sánh kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên

m

Khmer theo các biến số nhân khẩu .................................................................. 120



4.2. Mức độ ảnh hƣởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp

họ

đến kết quả học tập của sinh viên Khmer .......................................................... 126

c

4.2.1. Mối quan hệ giữa kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp và
kết quả học tập của sinh viên Khmer............................................................... 126
4.2.2. Dự báo ảnh hƣởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập đến kết
quả học tập của sinh viên Khmer .................................................................... 129
4.3. Thực trạng và mức độ tác động của yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp
trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer ...................................... 132
4.3.1. Thực trạng của các yếu tố ảnh hƣởng .................................................... 132
4.3.2. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động
học tập trên lớp của sinh viên Khmer .............................................................. 138
2


4.4. Phân tích chân dung tâm lý điển hình ......................................................... 145
4.4.1. Trƣờng hợp 1 ......................................................................................... 145

4.4.2. Trƣờng hợp 2 ......................................................................................... 149
4.4.3. Trƣờng hợp 3 ......................................................................................... 154
4.5. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp
cho sinh viên Khmer. ......................................................................................... 158
Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................. 169
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................171
1. Kết luận .......................................................................................................... 171

Lu

2. Kiến nghị........................................................................................................ 173

ận

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

án

LUẬN ÁN ...............................................................................................................175
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................176

n

tiế

PHỤ LỤC


m




c

họ
3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chú giải

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HĐHT

Hoạt động học tập

KNGT

Kĩ năng giao tiếp

SV

Sinh viên

ận


Lu
án
n

tiế

m



c

họ
4


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Đặc điểm của nhân khẩu về khách thể nghiên cứu .................................75
Bảng 3.2. Độ tin cậy của phiếu khảo sát ..................................................................84
Bảng 4.1. Biểu hiện tập trung và ghi chú trong HĐHT của sinh viên Khmer .........95
Bảng 4.2. Biểu hiện hiểu khi lắng nghe trong HĐHT của sinh viên Khmer ............96
Bảng 4.3. Biểu hiện vận dụng trong lắng nghe nội dung học tập của sinh viên
Khmer ........................................................................................................................97
Bảng 4.4. Biểu hiện sử dụng từ ngữ, ngữ pháp trong kĩ năng trình bày nội dung học


Lu

tập của sinh viên Khmer ......................................................................................... 100

ận

Bảng 4.5. Biểu hiện ngôn ngữ không lời khi trình bày nội dung học tập của sinh

án

viên Khmer ............................................................................................................. 102
Bảng 4.6. Biểu hiện về khả năng truyền tải thơng tin khi trình bày nội dung học tập

tiế

của sinh viên Khmer............................................................................................... 103

n

Bảng 4.7. Biểu hiện đóng góp ý kiến trong học tập nhóm của sinh viên Khmer .. 105





Bảng 4.8. Biểu hiện giao tiếp với các thành viên nhóm trong học tập nhóm của sinh
viên Khmer ............................................................................................................. 107

m


Bảng 4.9. Khả năng kiểm soát hành động để đạt đƣợc mục tiêu trong học tập nhóm



của sinh viên Khmer............................................................................................... 108

họ

Bảng 4.10. Bảng hệ số Eigenvalue và Wilk trong phân tích biệt số ..................... 113

c

Bảng 4.11. Hệ số hàm phân biệt dự đốn các Cụm (Nhóm) KNGT trong HĐHT ...... 114
Bảng 4.12. Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập giữa các trƣờng Đại học .. 120
Bảng 4.13. Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập giữa các nhóm ngành ....... 121
Bảng 4.14. Kĩ năng giao tiếp trong HĐHT giữa nam và nữ sinh viên Khmer ...... 124
Bảng 4.15. Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập giữa sinh viên Khmer là cán
bộ lớp và không là cán bộ lớp ................................................................................ 125
Bảng 4.16. Mối quan hệ giữa KNGT trong HĐHT và điểm tích lũy của sinh viên Khmer .... 127
Bảng 4. 17. Mối quan hệ giữa KNGT trong HĐHT và các Chỉ số học tập........... 128
Bảng 4.18. Hồi quy đơn biến của kĩ năng giao tiếp dự báo kết quả học tập ......... 130
5


Bảng 4.19. Nhận thức của sinh viên Khmer về tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp ....... 132
Bảng 4.20. Động cơ học tập của sinh viên Khmer ................................................ 133
Bảng 4.21. Các nét tính cách của sinh viên Khmer ............................................... 134
Bảng 4.22. Điều kiện học tập ở lớp học và ở trƣờng Đại học ............................... 136
Bảng 4.23. Sự khích lệ của giảng viên trên lớp ..................................................... 136
Bảng 4.24. Hệ số tƣơng quan giữa các yếu tố ảnh hƣởng với KNGT trong HĐHT .......... 138

Bảng 4.25. Các yếu tố dự báo kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập một cách
độc lập .................................................................................................................... 140
Bảng 4.26. Các yếu tố dự báo kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập một cách

Lu

độc lập (theo cụm) .................................................................................................. 141

ận

Bảng 4.27. Mức độ dự báo của các yếu tố đến KNGT trong HĐHT của sinh viên

án

Khmer ..................................................................................................................... 142

n

tiế

m



c

họ
6



DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Tên hình vẽ, biểu đồ

Trang

Hình 2.1. Biểu hiện của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh
viên Khmer ................................................................................................................63
Hình 2.2. Khung lý thuyết về KNGT trong HĐHT trên lớp của sinh viên Khmer ..71
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ phân bố điểm của KNGT trong HĐHT ..................................92
Biểu đồ 4.2. Điểm trung bình của các nhóm KNGT thành phần trong HĐHT ........93
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ phân tích cụm ...................................................................... 112

Lu

Biểu đồ 4.4. Biểu đồ phân bố các cụm phân biệt .................................................. 115

ận

Biểu đồ 4.5. Xu hƣớng về mức độ KNGT trong HĐHT theo năm học ................ 123

án
n

tiế

m



c


họ
7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp có vai trị đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch
sử xã hội, cũng nhƣ quá trình hình thành và phát triển của từng cá nhân. Xét về mặt
lý luận, trƣờng phái tâm lý học hoạt động đã chỉ ra: ý thức và nhân cách của cá nhân
đƣợc hình thành, phát triển và bộc lộ trong hoạt động và giao tiếp (Lê Đức Phúc,
2004). Cùng với hoạt động, giao tiếp đã trở thành một phƣơng thức tồn tại xã hội
của con ngƣời. Xét về mặt thực tiễn, giao tiếp đã đƣợc nhiều nhà tâm lý học trong
và ngoài nƣớc nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của hoạt động học tập,

Lu

nghề nghiệp và cuộc sống (Green, 2003, 2009; Huỳnh Văn Sơn, 2011; Hargie,

ận

2011, 2018).

án

Đối với sinh viên ở mơi trƣờng đại học, giao tiếp có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong hoạt động học tập. Bởi vì, nhờ có giao tiếp mà sinh viên nắm bắt các tri

tiế


thức khoa học, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Mặt khác, nhờ có

n

giao tiếp sinh viên mở rộng đối tƣợng giao tiếp trong trƣờng đại học, thoả mãn đƣợc





các nhu cầu giao tiếp của bản thân, đồng thời tăng cơ hội việc làm sau khi ra
trƣờng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sinh viên ở các trƣờng đại học gặp khó khăn trong

m

giao tiếp nhƣ: giao tiếp vụng về, cứng nhắc, ấp úng, một số khác không thể trình



bày, diễn đạt ý kiến hay nội dung học tập một cách mạch lạc (Nguyễn Văn Đồng,

họ

2005; Nguyễn Thị Cẩm & Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2016). Những khó khăn trong

c

giao tiếp ở sinh viên dân tộc thiểu số trong môi trƣờng đại học còn đƣợc chứng
minh là nhiều hơn so với sinh viên dân tộc Kinh vì đa số họ sử dụng song ngữ
(tiếng Việt và tiếng dân tộc), một số sinh viên nói tiếng Việt chƣa tốt, một số khác

cịn nhút nhát, dè dặt, ít bộc lộ nên thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết những
tình huống xảy ra trong quá trình giao tiếp và trong hoạt động học tập (Nguyễn Thị
Hồi, 2007; Nơng Thị Nhung, 2016).
Sử dụng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Khmer) cũng là một đặc điểm nổi bật
của sinh viên Khmer vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long, trong đó, vốn tiếng Việt của
sinh viên Khmer sử dụng trong hoạt động học tập còn hạn chế (Phạm Văn Tuân,
8


2016; Bùi Thị Luyến, 2016). Từ những nét đặc thù trong ngôn ngữ của sinh viên
Khmer dẫn đến nhiều em gặp khó khăn trong diễn đạt suy nghĩ, e ngại, lẩn tránh
tiếp xúc với giảng viên, với bạn. Ngoài ra, trong hoạt động học tập trên lớp, sinh
viên Khmer còn gặp nhiều khó khăn về mặt tâm lý nhƣ: có cảm giác căng thẳng, lo
lắng, bất an khi phải trình bày trƣớc lớp và cảm giác bất lực khi không hiểu bài
(Phạm Văn Tuân, 2017). Kết quả học tập của sinh viên dân tộc Khmer cũng vì vậy
mà thấp hơn so với sinh viên dân tộc Kinh1. Ngoài ra, các kĩ năng liên quan đến làm
việc nhóm, truyền đạt thơng tin, giải quyết vấn đề tại nơi làm việc của sinh viên
Khmer sau tốt nghiệp cũng không đƣợc các đơn vị tuyển dụng đánh giá cao

Lu

(Nguyễn Thị Thúy, 2018). Liệu những khó khăn tâm lý trong học tập và khả năng

ận

giao tiếp tại nơi làm việc sau khi ra trƣờng có mối liên hệ với kĩ năng giao tiếp

án

trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer? Thực tế này đặt ra một yêu cầu cấp

thiết về mặt thực tiễn là cần làm rõ thực trạng kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học

tiế

tập của sinh viên Khmer, các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng và mức độ ảnh

n

hƣởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập đến kết quả học tập của sinh





viên Khmer; trên cơ sở đó, có những biện pháp phát triển các kĩ năng giao tiếp
trong hoạt động học tập còn yếu hoặc thiếu để giúp các em học tập đạt kết quả tốt

m

hơn.



Xét về mặt lý luận, hoạt động học tập ở đại học là hoạt động đặc thù gắn với

họ

một lĩnh vực nghề nghiệp tƣơng lai và sinh viên đại học cần có cả kĩ năng giao tiếp

c


cá nhân và kĩ năng giao tiếp nhóm để lĩnh hội hiệu quả các tri thức khoa học cơ bản
và nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học
tập của sinh viên đại học, các cơng trình nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu
các kĩ năng giao tiếp cá nhân (Trần Thị Phụng Hà & Nguyễn Ngọc Lẹ, 2015; Nông
Thị Nhung, 2016) hoặc chỉ tập trung vào kĩ năng giao tiếp nhóm (Nguyễn Thị Thúy
Hạnh, 2012; Nguyễn Thị Diễm My, 2017). Đặc biệt chƣa có một cơng trình nào

1

Theo số liệu thống kê điểm tổng kết năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 của khoa chuyên môn, trƣờng đại
học Trà Vinh

9


nghiên cứu chuyên biệt nào về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của nhóm
khách thể là sinh viên Khmer. Vì vậy, việc xây dựng khung lý luận về kĩ năng giao
tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên, mô tả những nét đặc trƣng về kĩ năng
giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer, xác định mức độ ảnh hƣởng
của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập tới kết quả học tập là một nhiệm vụ
cần thiết trong nghiên cứu tâm lý học tại Việt Nam. Với những vấn đề lý luận và
thực tiễn trên tôi chọn đề tài: Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh
viên Khmer ở một số trƣờng đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mục đích nghiên cứu

Lu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kĩ năng giao tiếp trong hoạt


ận

động học tập của sinh viên Khmer, tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng và

án

xác định sự ảnh hƣởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập đến kết quả
học tập của sinh viên Khmer, luận án đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng

tiế

giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên Khmer.

n

3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu




3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biểu hiện và mức độ kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh

m

viên Khmer.




3.2. Khách thể nghiên cứu

họ

Sinh viên Khmer và giảng viên có giảng dạy sinh viên Khmer.

c

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận

- Tổng quan các nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập
của sinh viên và chỉ ra khoảng trống trong nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu kĩ năng giao tiếp trong hoạt
động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Đánh giá thực trạng về biểu hiện và mức độ kĩ năng giao tiếp trong hoạt
động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.
10


- Xác định mức độ ảnh hƣởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập
trên lớp tới kết quả học tập của sinh viên Khmer.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học
tập trên lớp của sinh viên Khmer.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt
động học tập trên lớp cho sinh viên Khmer.
5. Gi i hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu kĩ năng giao
tiếp trong hoạt động học tập diễn ra trên l p của sinh viên Khmer dựa trên ba kĩ


Lu

năng thành phần: Kĩ năng lắng nghe nội dung học tập, Kĩ năng trình bày nội dung
àn nghiên cứu Luận án nghiên cứu tập trung ở ba 3 trƣờng Đại

án

- Về đ

ận

học tập và Kĩ năng hợp tác trong học tập nhóm.
học ở Đồng bằng Sơng Cửu Long – nơi có nhiều sinh viên Khmer theo học, bao

tiế

gồm: trƣờng Đại học Cần Thơ, trƣờng Đại học Trà Vinh và trƣờng Đại học Kiên

n

Giang.





- Về h ch th nghiên cứu 426 sinh viên dân tộc Khmer từ năm thứ nhất
đến năm thứ ba và 20 giảng viên có ít nhất 5 năm thâm niên trong giảng dạy sinh


m

viên Khmer.



6. Câu hỏi nghiên cứu

họ

(1) Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer

c

ở mức độ nào và đƣợc biểu hiện ra sao?

(2) Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer
có ảnh hƣởng đến kết quả học tập của sinh viên Khmer khơng? Nếu có, ở mức
độ nào?
(3) Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học
tập trên lớp của sinh viên Khmer vùng ĐBSCL?
(4) Biện pháp nào có thể nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học
trên lớp cho sinh viên Khmer?

11


7. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer
ở mức trung bình với biểu hiện đặc trƣng là thiên về tập trung các giác quan để lắng

nghe nội dung học tập và hạn chế ở khả năng diễn đạt nội dung học tập bằng lời khi
tƣơng tác với giảng viên trong các giờ học và các bạn cùng lớp trong các hoạt động
học tập nhóm.
(2) Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer
ảnh hƣởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên khmer.
(3) Nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp, động cơ học tập,

Lu

hành vi giao tiếp mang tính khích lệ của giảng viên và điều kiện học tập ở lớp, ở

ận

trƣờng ảnh hƣởng thuận chiều đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên

án

lớp của sinh viên Khmer, trong khi đó nét tính cách đặc trƣng của sinh viên Khmer
ảnh hƣởng nghịch chiều đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của

n

tiế

sinh viên Khmer.

(4) Có thể nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập cho sinh viên




8. Phƣơng pháp nghiên cứu

m



Khmer bằng các khóa tập huấn kĩ năng giao tiếp.
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu



Việc thiết kế nghiên cứu kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh

họ

viên Khmer dựa vào nguyên tắc tiếp cận khoa học sau:

c

- Nguyên tắc tiếp cận duy vật iện chứng Theo quan điểm duy vật biện
chứng, mọi hiện tƣợng tâm lý con ngƣời đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính
quy luật vào các tác động bên ngoài (các điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể) tác động
vào con ngƣời thông qua các điều kiện bên trong. Nhƣ vậy, các yếu tố bên ngoài tác
động đến KNGT trong HĐHT của sinh viên Khmer là giảng viên, điều kiện học tập
của trƣờng, của lớp; đặc điểm truyền thống, văn hóa của dân tộc, của gia đình; mơi
trƣờng giao tiếp với tất cả các mối quan hệ xã hội mà sinh viên tham gia vào,… Các
điều kiện bên trong chính là những đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên Khmer nhƣ
đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nhận thức, động cơ học tập,.. . Đây chính là đặc điểm chủ
12



đạo khi nghiên cứu KNGT trong HĐHT của sinh viên nói chung và sinh viên
Khmer nói riêng.
- Nguyên tắc hoạt động: Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động: tâm lý,
ý thức con ngƣời đƣợc nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. Hoạt
động của cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở, là nhân tố quyết định trực
tiếp sự phát triển nhân cách. Đối với sinh viên ở các trƣờng đại học, hoạt động học
tập chính là hoạt động chủ đạo, vì vậy nghiên cứu KNGT trong HĐHT của sinh
viên Khmer cần dựa trên cơ sở hoạt động học tập của sinh viên. Điều này có nghĩa
là cần nghiên cứu những hành động, hoạt động cụ thể của sinh viên khi tham gia

Lu

học tập và khi giải quyết các nhiệm vụ học tập trong các hoạt động học tập.

ận

8.2. Các phương pháp nghiên cứu
phƣơng pháp:

án

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phối hợp các

tiế

- Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

n


- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi



- Phƣơng pháp quan sát

m



- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

- Phƣơng pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình



- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0.

họ

9. Đóng góp m i của luận án

c

9.1. Về lý luận

Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa và phân tích các nghiên cứu trong nƣớc và
nƣớc ngồi, luận án chỉ ra:
- Những khó khăn trong giao tiếp học thuật trên lớp của nhóm sinh viên thiểu
số và những yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của

nhóm sinh viên này khi học ở môi trƣờng đại học.
- Chỉ ra các nhóm biểu hiện của kĩ năng giao tiếp thành phần trong hoạt
động học tập đặc trƣng của sinh viên Khmer bao gồm kĩ năng lắng nghe nội dung
học tập (với các biểu hiện tập trung và ghi chú, hiểu và vận dụng), kĩ năng trình bày

13


nội dung học tập (với các biểu hiện sử dụng tiếng Việt, ngôn ngữ không lời, khả
năng truyền tải thông điệp) và kĩ năng hợp tác trong học tập nhóm (với các biểu
hiện đóng góp ý kiến, giao tiếp với thành viên nhóm, kiểm sốt hành động để đạt
mục tiêu nhóm).
9.2. Về thực tiễn
- Chỉ ra nét đặc trƣng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp
ở sinh viên Khmer là có sự tập trung cao các giác quan để lắng nghe, ghi chú các
nội dung học tập, nhƣng hạn chế trong khả năng diễn đạt nội dung học tập bằng lời
khi tƣơng tác với thầy cơ và bạn trong nhóm và trên lớp.

Lu

- Áp dụng phƣơng pháp phân tích cụm, phân tích biệt số và phân tích hồi

ận

quy, nghiên cứu chỉ ra 3 nhóm sinh viên Khmer có KNGT trong HĐHT ở 3 mức độ
cao, trung bình và thấp với những đặc trƣng riêng cả về biểu hiện và các yếu tố ảnh

án

hƣởng. Nhóm sinh viên Khmer có KNGT thấp có đặc trƣng là tập trung giác quan


tiế

để lắng nghe và ghi chú nội dung học tập, nhóm chịu ảnh hƣởng mạnh bởi hành vi

n

giao tiếp mang tính khích lệ của giảng viên. Trong khi đó, nhóm sinh viên có



KNGT trung bình có đặc trƣng là giao tiếp bằng lời trong diễn đạt nội dung học tập



tốt, nhƣng khả năng tập trung lắng nghe không cao, những SV này bị ảnh hƣởng

m

mạnh bởi điều kiện học tập. Nhóm sinh viên có KNGT cao có đặc trƣng tốt ở tất cả



các KNGT thành phần, nhóm chịu tác động mạnh bởi yếu tố động cơ học tập.

họ

- Bổ sung thêm bằng chứng khẳng định một số yếu tố ảnh hƣởng tới KNGT

c


trong HĐHT trên lớp của sinh viên Khmer. Phát hiện động cơ học tập của sinh viên
Khmer là yếu tố tác động mạnh nhất, trong khi đó nét tính cách của sinh viên
Khmer khơng ảnh hƣởng đến KNGT trong HĐHT trên lớp của sinh viên Khmer.
- Chỉ ra sự ảnh hƣởng của KNGT trong HĐHT trên lớp đến kết quả học tập
(điểm tích lũy mơn học và các chỉ số học tập) của SV Khmer theo xu hƣớng thuận.
- Đề xuất 3 biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập cho
sinh viên Khmer phù hợp với thực trạng KNGT trong HĐHT và điều kiện thực tế
của môi trƣờng đại học vùng ĐBSCL cụ thể là: kích thích động cơ học tập cho sinh
viên Khmer, tăng cƣờng hành vi giao tiếp mang tính khích lệ của giảng viên, và tập
huấn về KNGT trong HĐHT cho sinh viên Khmer.
14


10. Ý nghĩa của nghiên cứu
10.1. Về lý luận
Những tổng hợp trong nghiên cứu liên quan đến KNGT trong HĐHT nằm
trong nghiên cứu các hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời xuất hiện trong hoạt động
của chính ngƣời đó với sự tham gia của các tri thức, kinh nghiệm trong quá khứ,
định hƣớng tới tƣơng lai và tƣơng tác với hiện thực. Mơ hình lý thuyết tổng qt
của luận án góp phần làm rõ các biểu hiện thành phần tạo nên KNGT trong HĐHT
của sinh viên Khmer và vai trò của yếu tố tâm lý cá nhân sinh viên và sự khích lệ
trong giảng dạy của giảng viên trong việc đề xuất những biện pháp nâng cao KNGT

Lu

trong HĐHT cho sinh viên Khmer.

ận


10.2. Về thực tiễn

án

- Góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp trong hoạt
động học tập của sinh viên nói chung và sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng;

tiế

- Bổ sung thêm cơ sở cho việc đƣa ra biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp

n

trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên Khmer;





- Giúp các nhà tâm lý học, giáo dục học lƣu ý tới các nhóm sinh viên Khmer
có biểu hiện kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập khác nhau để có biện pháp

m

tác động phù hợp.



11. Cấu trúc của luận án


họ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các cơng trình khoa học

c

đã đƣợc cơng bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học
tập của sinh viên
- Chƣơng 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động
học tập của sinh viên Khmer
- Chƣơng 3: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kĩ năng giao tiếp trong hoạt
động học tập của sinh viên Khmer.
15


Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu của tác giả trong nƣớc và nƣớc
ngoài về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên theo các lĩnh vực:
(1.1) Những khó khăn về giao tiếp trong hoạt động học tập ở sinh viên; (1.2) Các kĩ
năng giao tiếp thành phần trong hoạt động học tập của sinh viên; (1.3) Những yếu
tố ảnh hƣởng đến KNGT trong HĐHT của sinh viên; (1.4) Sự ảnh hƣởng của kĩ
năng giao tiếp tới kết quả học tập của sinh viên; và (1.5) Biện pháp nâng cao kĩ
năng giao tiếp trong hoạt động học tập cho sinh viên.

Lu


1.1. Nghiên cứu những khó khăn về giao tiếp trong hoạt động học tập ở

ận

sinh viên

án

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nghiên cứu của Rubin (1982) đã chỉ ra
những khó khăn của giao tiếp trong hoạt động học tập ở sinh viên đại học nhƣ nhiều

tiế

sinh viên chƣa nghe giảng tốt nên gặp khó khăn trong xác định những ý chính của

n

bài học; một số không hiểu đầy đủ các hƣớng dẫn của ngƣời dạy cũng nhƣ mục tiêu





mà môn học hƣớng tới; một số gặp khó khăn trong trình bày ý kiến, tóm lƣợc ý
kiến, hay phát âm. Trong quá trình học tập ở lớp, nhiều sinh viên cịn khơng biết đặt

m

câu hỏi để lấy thơng tin hoặc gặp khó khăn trong diễn đạt câu trả lời, ngay cả khi họ




biết câu trả lời. Trong nghiên cứu gần đây của Iksan và cộng sự (2012) về kĩ năng

họ

giao tiếp ở 533 sinh viên ở trƣờng Đại học ở Malaysia, kết quả nghiên cứu cũng cho

c

thấy vẫn còn 20,0% - 27,3% sinh viên tự đánh giá cịn yếu ở kĩ năng lắng nghe và
trình bày ý kiến. Ganguly (2017) cũng có kết luận là sinh viên đại học còn hạn chế
về kĩ năng giao tiếp thể hiện trong việc thiếu sự tự tin để diễn đạt các thông tin, kiến
thức một cách hiệu quả.
Trong ngữ cảnh đại học ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một
số sinh viên cịn diễn đạt khơng rõ ràng chính xác, hoặc khơng dám trình bày những
suy nghĩ, ý đồ của bản thân trong giao tiếp; một số khác lại ln có cảm giác hồi
hộp, lo lắng khi giao tiếp với ngƣời khác (Đậu Minh Long, 2007; Nguyễn Mỹ Lộc
& Đinh Thị Kim Thoa, 2009). Khi nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của sinh viên
16


trƣờng đại học Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Cẩm và Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2016) chỉ ra
còn 50,7% sinh viên gặp những khó khăn trong diễn đạt, biểu hiện những suy nghĩ,
quan điểm và tình cảm của bản thân. Nguyên nhân của những hạn chế này có thể là
do sinh viên thiếu tự tin, do không tập trung trong giao tiếp, một số sinh viên do bị
chi phối bởi cảm xúc cá nhân nhƣ lo sợ nói sai, sợ bị đánh giá, một số khác nơn
nóng trong bày tỏ ý kiến, hay lời nói khơng theo kịp suy nghĩ, khơng hiểu hết vấn
đề, do vội vã nên chƣa nghe hết ý của ngƣời đối thoại hoặc chƣa nắm đƣợc cách
nhận định chính xác về ngƣời đối thoại (Nguyễn Thị Cẩm & Nguyễn Thị Ánh

Tuyết, 2016).

Lu

Ngoài những hạn chế trong kĩ năng lắng nghe và kĩ năng trình bày ý kiến,

ận

Edwards (2012) cịn chỉ ra, sinh viên đại học ít hoặc hầu nhƣ khơng đầu tƣ vào học

án

tập nhóm do đó sinh viên thƣờng thiếu những kĩ năng cơ bản trong những tình
huống cần phối hợp, hợp tác với bạn cùng lớp để giải quyết các nhiệm vụ giáo viên

tiế

yêu cầu. Nguyễn Thị Lan Anh (2015) cũng chỉ ra trong làm việc nhóm, một số sinh

n

viên biết thiết lập và duy trì quan hệ với giảng viên và các bạn trong lớp, nhƣng còn





yếu trong khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân trong khi trao đổi, đƣa ra quan điểm
và thống nhất ý kiến với các bạn trong nhóm. Nguyễn Thị Diễm My (2017) nghiên


m

cứu về kĩ năng hợp tác trong học tập đƣợc biểu hiện trong mối quan hệ với thầy cô



và với các bạn trong lớp ở trƣờng đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh cũng có

họ

chỉ ra sinh viên còn hạn chế ở kĩ năng truyền thơng thể hiện khi trình bày ý kiến,

c

khi thắc mắc về bài học với giáo viên và kĩ năng quản lý cảm xúc khi tƣơng tác với
các bạn cùng nhóm. Nhƣ vậy, trong kĩ năng hợp tác trong học tập nhóm, khả năng
truyền tải đƣợc các nội dung học tập từ trong đầu mỗi cá nhân cho những ngƣời
khác trong nhóm hiểu, sự phối hợp và khả năng kiểm sốt cảm xúc khi tƣơng tác
với các thành viên khác nhau trong nhóm đóng vai trị quan trọng trong việc đạt
đƣợc các mục tiêu học tập. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này đều chỉ ra sinh viên
đại học còn hạn chế.

17


Đối v i nhóm SV thiểu số2 trong mơi trƣờng đại học, những khó khăn
trong giao tiếp cũng đƣợc biểu hiện rõ nét hơn. Powell và Avila (1986) đã thực hiện
nghiên cứu về KNGT của 4 nhóm sinh viên dân tộc đang học ở trƣờng đại học phía
nam California, Hoa Kỳ. Trong đó sinh viên châu Á (Asian) chiếm 25%, sinh viên
mỹ gốc Tây Ban Nha (Hispanic) chiếm 26%, sinh viên da đen (Black) chiếm 12%

và SV da trắng (White) chiếm 33%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau
có ý nghĩa về KNGT giữa các nhóm dân tộc (p<0,05). Nhóm sinh viên da trắng
(nhóm chiếm đa số ở trƣờng đại học, Hoa Kỳ) đạt kết quả về KNGT ở các biểu hiện
nhƣ phát âm, sự rõ ràng, thể hiện quan điểm,… cao hơn 3 nhóm cịn lại. Nhóm sinh

Lu

viên da đen (nhóm thiểu số) có điểm về KNGT thấp nhất trong tồn nhóm khách

ận

thể. Kết luận này cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Martín-Pastor,

án

González-Gil, Robaina và Castro (2013), các tác giả cho rằng những sinh viên
thuộc về nhóm nhập cƣ và những sinh viên xuất thân trong những hồn cảnh bất lợi

tiế

về văn hóa hoặc những nhóm sinh viên dân tộc thiểu số yếu về từ vựng có vấn đề

n

trong việc xác định ý nghĩa của các cụm từ thông dụng trong văn bản… và các






KNGT khác trong HĐHT. Có thể thấy rằng, khó khăn nổi trội trong giao tiếp ở
nhóm sinh viên trong những nghiên cứu này thể hiện ở mặt ngôn ngữ. Sự chƣa

m

thành thạo về mặt ngơn ngữ chính thống dùng trong môi trƣờng học thuật dẫn đến



những bất cập trong việc hiểu và diễn đạt các nội dung giao tiếp trong các hoạt

họ

động học tập.

c

Trong một nghiên cứu về nhóm sinh viên Trung Quốc theo học cùng với các
sinh viên thuộc các nền văn hóa khác ở trƣờng đại học ở New Zealand, Holmes
(2005) chỉ ra sinh viên Trung Quốc có một số hạn chế trong giao tiếp trên lớp nhƣ
không thoải mái với việc diễn đạt ý kiến của mình, ngại hỏi và trả lời câu hỏi của
ngƣời khác. Kết quả nghiên cứu cũng tiết lộ rằng nhiều sinh viên có những ý kiến
về nội dung học tập, tuy nhiên, đa số những sinh viên này lại chọn cách im lặng giữ

2

Sinh viên thiểu số theo nghĩa là sinh viên thuộc dân tộc khác, chiếm tỷ lệ ít hơn so với sinh viên bản địa
trong môi trƣờng đại học.

18



ý kiến đó trong đầu thay vì chia sẻ. Trong học tập nhóm cùng với những sinh viên
nhóm đa số, sinh viên trung Quốc cũng gặp khó khăn trong chia sẻ, tiếp nhận, phối
hợp và hợp tác để đạt đƣợc mục tiêu nhóm. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy
trong nghiên cứu của Kim (2006). Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 289 sinh viên
đến từ các nƣớc Đông Á đang học ở các trƣờng đại học ở Hoa Kỳ. Đặc điểm giao
tiếp điển hình của nhóm sinh viên này là ít nói và trầm tính trong lớp học. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra trong HĐHT trên lớp, nhóm sinh viên này gặp phải một số khó
khăn khi tham gia vào thảo luận chung trong ngữ cảnh toàn lớp, khi đặt câu hỏi
trong quá trình học tập và cả khi tƣơng tác với các thành viên khác trong các buổi

Lu

thảo luận nhóm. Trong nghiên cứu này, chúng tơi thấy khơng có sự khác biệt về

ận

mức độ khó khăn trong giao tiếp của sinh viên giữa các ngành học, học lực, giới

án

tính hay đến từ những nƣớc khác nhau. Điều này cho thấy xu hƣớng tập trung vào
nghe, tiếp nhận nội dung học tập một chiều và im lặng là nét giao tiếp đặc trƣng

tiế

mang tính điển hình trong HĐHT trên lớp ở những nhóm sinh viên ít ngƣời học

n


chung với sinh viên nhóm đa số.





Trong nghiên cứu khác, Fernandez, Wang, Braveman, Finkas và Hauer
(2007) đã thực hiện một nghiên cứu trên 135 sinh viên đang học ngành Y ở Hoa Kì

m

trong đó 33% sinh viên châu Á, 3% sinh viên da đen, 8% sinh viên Latin và 56%



sinh viên da trắng, trong số những sinh viên này, có 43% sinh viên có ngơn ngữ mẹ

họ

đẻ khác với tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những sinh viên châu Á và sinh

c

viên da đen (nhóm chiếm thiểu số) có điểm trung bình về KNGT thấp hơn một cách
có ý nghĩa so với sinh viên da trắng (nhóm chiếm đa số). Những sinh viên có tiếng
mẹ đẻ là tiếng Anh có KNGT cao hơn những sinh viên có tiếng mẹ đẻ là ngơn ngữ
khác. Kim (2006) khi nghiên cứu trên nhóm sinh viên các nƣớc Đông Á trong môi
trƣờng học tập đại học ở Hoa Kì cũng chỉ ra những sinh viên thành thạo về ngôn
ngữ tiếng Anh dùng trong học tập sẽ có ít khó khăn hơn trong giao tiếp và mức độ

sẵn sàng tham gia ý kiến vào các hoạt động học thuật trong lớp nhiều hơn so với
những sinh viên không thạo về mặt ngôn ngữ.

19


Trong ngữ cảnh sinh viên thiểu số ở các trƣờng đại học Việt Nam, Nông Thị
Nhung (2016) trong nghiên cứu về KNGT trong HĐHT của sinh viên dân tộc Tày ở
vùng Đông Bắc Việt Nam cũng chỉ ra: trong học tập, sinh viên dân tộc Tày còn ngại
ngùng phát biểu hoặc trình bày ý kiến, quan điểm của mình, đồng thời thiếu linh
hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong HĐHT. Ngồi ra, trong
giao tiếp học thuật trên lớp, sinh viên Tày cũng rất rụt rè và thƣờng ngồi im, không
phát biểu ý kiến cho dù một số tình huống các em biết câu trả lời. Khi chƣa hiểu
bài, các em cũng ngại bày tỏ với giảng viên. Phát hiện này cũng đƣợc tìm thấy trong
nghiên cứu ở nhóm khách thể là sinh viên dân tộc Khmer năm nhất của Phạm Văn

Lu

Tuân (2017). Tác giả chỉ ra sinh viên Khmer năm thứ nhất ngại phát biểu ý kiến cá

ận

nhân trong nhóm và trƣớc lớp, ngại hỏi lại giảng viên khi chƣa hiểu bài. Theo tác

án

giả, lý do cho khó khăn này vì sinh viên Khmer sợ nói sai. Tuy nhiên theo chúng
tơi, việc sợ nói sai có thể khơng phải là ngun nhân chính. Việc ít tham gia ý kiến

tiế


cá nhân trong học tập nhóm và trƣớc lớp có thể cịn do bởi cả các yếu tố thuộc về cá

n

nhân sinh viên Khmer và yếu tố khách quan bên ngoài. Vấn đề này sẽ đƣợc khám





phá trong luận án nghiên cứu về KNGT trong HĐHT của sinh viên Khmer.
Nhƣ vậy, kết quả tổng quan trên cho thấy sinh viên đại học cịn gặp nhiều

m

khó khăn trong giao tiếp học thuật với thầy cô và bạn bè trong lớp. Những khó khăn



này thể hiện ở cả giao tiếp cá nhân và giao tiếp nhóm. Đối với sinh viên thuộc nhóm

họ

thiểu số học trong mơi trƣờng học tập chung với sinh viên nhóm đa số, thì những

c

khó khăn trong giao tiếp này đƣợc thể hiện rõ nét hơn. Do ngôn ngữ học tập ở đại
học không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nên những sinh viên thuộc nhóm dân tộc thiểu số

thƣờng gặp khó trong hiểu các từ ngữ học thuật, trong diễn đạt ý tƣởng, tóm lƣợc ý
kiến hay trả lời các câu hỏi trên lớp. Trong học tập nhóm, họ cũng gặp khó khăn
trong chia sẻ, tiếp nhận, phản hồi hay phối hợp với các bạn để cùng thực hiện nhiệm
vụ ngƣời hƣớng dẫn phân cơng. Có thể thấy, một nét điển hình trong giao tiếp học
thuật trên lớp của nhóm sinh viên thiểu số trong mơi trƣờng đa số là ít nói, trầm tính
và có xu hƣớng im lặng trong các hoạt động học tập.

20


1.2. Nghiên cứu về các kĩ năng giao tiếp thành phần trong hoạt động học
tập của sinh viên
Nghiên cứu về các KNGT thành phần trong HĐHT trên lớp, nhiều nhà
nghiên cứu đã đề cập đến hai KNGT thành phần đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc lĩnh hội tri thức khoa học trên lớp đó là: kĩ năng lắng nghe và kĩ năng nói
(Rubin, 1982; Rubin & Graaham, 1988; Idrissova & cs, 2015). Trong các HĐHT
trên lớp, kĩ năng lắng nghe giúp sinh viên hiểu đƣợc nội dung bài học, hiểu đƣợc
những yêu cầu, hay phản hồi, còn kĩ năng nói giúp SV truyền tải nội dung học tập
một cách mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu. Các tác giả cũng nhấn mạnh, hai kĩ năng này

Lu

khó tách rời mà ln hịa quyện vào nhau trong các cuộc giao tiếp học thuật. Lắng

ận

nghe là trung tâm của quá trình giao tiếp, trong đó nói là kết quả của lắng nghe hiệu

án


quả (Brownell, 2010). Ngoài kĩ năng lắng nghe và kĩ năng nói đƣợc biểu hiện trong
HĐHT trên lớp, Iksan và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về KNGT của SV trƣờng

tiế

Đại học ở Malaysia cịn chỉ ra 3 nhóm kĩ năng giao tiếp thành phần cần thiết không

n

chỉ trong HĐHT mà còn cả trong nghề nghiệp tƣơng lai của SV, bao gồm: kĩ năng





nói, kĩ năng viết và KNGT xã hội. Theo tác giả kĩ năng nói thể hiện trong khả năng
trình bày ý kiến của bản thân, hiểu những gì thầy cơ và bạn bè giao tiếp, đƣa thơng

m

tin phản hồi và thuyết trình đƣợc các nội dung học tập; kĩ năng viết thể hiện ở khả



năng trình bày ý kiến, đƣa thông tin phản hồi bằng ngôn ngữ viết; và KNGT xã hội

họ

liên quan đến các kĩ năng đàm phán, giao tiếp với những ngƣời đến từ những nền


c

văn hóa khác nhau, giao tiếp bằng những ngơn ngữ khác nhau trong các hoạt động
cần có sự tƣơng tác trên lớp.
Trong một nghiên cứu khác về KNGT trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
chuyên sâu, Mercer-Mapstone và Matthews (2015) nhấn mạnh tầm quan trọng của
hai loại kĩ năng giao tiếp: là kĩ năng viết khoa học và kĩ năng thuyết trình, đây là 2
kĩ năng cần thiết cho SV ngành khoa học thể hiện trong việc thiết kế bài báo cáo và
trình bày nội dung báo cáo hiệu quả giúp ngƣời nghe hiểu đƣợc ý tƣởng, mục đích
của mình. Cũng cùng với quan điểm này, Kamal và cộng sự (2016) nhấn mạnh đến
hai loại KNGT trong HĐHT thể hiện trong thiết kế và trình bày nội dung học tập
21


×